Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao nhận P&H
9,253
554
112
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao nhận P&H
11
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
1 Lý thuyết về cạnh tranh .
1.1 Khái niệm Cạnh tranh
Sự sống luôn luôn vận động và phát triển cùng với quy luật cạnh tranh tất
yếu để tồn tại. Cạnh tranh là động lực và cũng là phương thức để xã hội đi lên.
Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt: “Cạnh tranh là sự giành giật nhau để
chiến
thắng”
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt
giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư
liệu sản xuất nhằm giành giật điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ có lợi nhất,
đồng
thời tạo điều kiện thưc đẩy sản xuất phát triển.
Trước Đại hội VI của Đảng, ở nước ta thường dùng thuật ngữ thi đua, coi thi
đua như là khẩu hiệu hành động. Điều này cũng dễ hiểu vì cơ sở kinh tế là chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập
thể chiếm vị trí tuyệt đối trong xã hội. Chính cơ sở kinh tế đó đã sản sinh ra
cơ chế
quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Trong có chế này, các chủ thể
kinh tế không có quyền tự do quyết định cái gì sẽ được sản xuất, sản xuất như
thế
nào, sản xuất cho ai,…mà tất cả là do Nhà nước quyết định, còn các cơ sở kinh tế
chỉ làm một việc là thi đua nhau để hoàn thành kế hoạch.
Sau Đại hội VI của Đảng, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hoá,
tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết
của Nhà
nước. Theo cơ chế đó, các doanh nghiệp phải tự quyết định về ba vấn đề trọng tâm
trong kinh doanh với mục đích sinh lời. Và thuật ngữ thi đua từ sau Đại hội VI
được thay thế bằng thuật ngữ thi đua mang tính chất kinh doanh. Sau Đại hội VII
của Đảng, thuật ngữ cạnh tranh theo pháp luật hay cạnh tranh lành mạnh đã được
sử dụng:
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao nhận P&H
12
Cạnh tranh (competition) là sự tranh đua giữa các doanh nghiệp trong việc
giành giật thị trường hoặc khách hàng. Thực chất, đó là sự tranh đua tranh giành
ưu thế hay giành độcquyền thị trường mua và thị trường bán hàng hoá, dịch vụ…
Mục đích trực tiếp của các hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ
thể kinh tế là giành những lợi thế để hạ thấp giá cả của các yếu tố “đầu vào”
của
các chu trình sản xuất, kinh doanh và nâng cao mức giá “đầu ra” sao cho với chi
phí thấp nhất mà vẫn có thể đạt mức lợi nhuận cao nhất. Bởi vậy, thực chất của
cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ (mua và bán). Đó
cũng chính là con đường, phương thức để giành lấy lợi nhuận cao nhất cho các chủ
thể kinh tế khi tham gia thị trường.
Canh tranh tất yếu sẽ dẫn đến hình thành “giá cả trung bình” và “lợi nhuận
bình quân” về từng loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Vì thế, các
chủ
thể kinh tế là những người sản xuất kinh doanh khi tham gia vào thị trường với
tư
cách là người mua thì phải tìm đủ biện pháp để có thể mua được hàng hoá dịch vụ
cần mua với giá thấp hơn mặt bằng giá nói chung (giá cả bình quân hay còn gọi là
giá cân bằng) trên thị trường về chủng loại, chất lượng hàng hoá để có thể hạ
tới
mức thấp nhất giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ hàng hoá của mình. Ngược lại,
khi xuất hiện với tư cách người bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thì họ phải tìm
đủ
mọi biện pháp để bán với giá cao hơn giá cân bằng trên thị trường. Nếu những yêu
cầu đó không thành hiện thực thì họ sẽ bị loại ra khỏi thị trường, bị loại ra
khỏi quy
luật cạnh tranh và nguy cơ dẫn đến phá sản là khó tránh khỏi. Đối với người tiêu
dùng cũng vây, nếu họ không đủ sức mua đề trả giá cân bằng trên thị trường thì
họ
cũng sẽ bị loại khỏi thị trường.
Cạnh tranh là một xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Đối
với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt nó đào thải
không thương tiếc các doanh nghiệp có mức chi phí cao, sản phẩm có lượng kém.
Mặt khác, nó buộc tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu để giảm chi
phí, hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm
để
tồn tại và phát triển trên thị trường. Chính ở mặt này, cạnh tranh đã buộc các
doanh
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao nhận P&H
13
nghiệp phải tăng cường sức cạnh tranh của mình lên đồng thời phải thay đổi mối
tương quan về thế lực để tạo ra các ưu thế trong cạnh tranh.
Bất kỳ một loại sản phẩm nào khi đưa ra thị trường đều phải chịu một sức
cạnh tranh nhất định. Bởi vì một loại sản phẩm có thể được sản xuất bởi nhiều
doanh nghiệp khác nhau và như vậy số lượng sản phẩm được cung ứng ra thị
trường rất lớn. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau nhằm tiêu thụ hết sản
phẩm của mình với mức lợi nhuận thu được lớn nhất. Trong cơ chế thị trường, các
doanh nghiệp có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh do vậy mức độ cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt.
1.2 Phân loại cạnh tranh
Cạnh tranh diễn ra muôn màu, muôn vẻ trê thị trường. Để phân loại cạnh tranh
người ta có thể căn cứ vào một số các tiêu thức sau:
Căn cứ vào số người tham gia trên thị trường, người ta chia làm ba loại:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau.
Cạnh tranh giữa ngƣời bán với ngƣời mua: Là cuộc cạnh tranh theo “luật”
mua rẻ bán đắt. Những người bán muốn bán các sản phẩm của mình với giá cao
nhất, còn những người mua lại muốn mua sản phẩm với giá thấp nhất. Giá cả cuối
cùng được chấp nhận là giá thống nhất giữa những người bán và người mua sau
quá trình “mặc cả” với nhau.
Cạnh tranh giữa những ngƣời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh trên thị
trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, dịch vụ.
Cạnh tranh giữa những ngƣời mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh giữa
những người mua nhằm mua được thứ hàng hoá mà họ cần. Khi cung nhỏ hơn cầu
thì giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng lên. Do thị trường khan hiếm nên người mua sẵn
sàng chấp nhận giá cao để mua được những hàng hoá mà họ cần. Vì số người mua
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao nhận P&H
14
đông nên người bán tiếp tục nâng giá hàng lên và người mua tiếp tục chấp nhận
giá
đó.
Căn cứ vào phạm vi kinh tế người ta chia cạnh tranh thành hai loại:
- Cạnh tranh giữa cácngành.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết quả của cuộc
cạnh tranh này là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá
thành giá trị sản xuất.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ
hàng hoá có lợi hơn để thu được lợi nhuận cao hơn. Biện pháp cạnh tranh là các
doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động nhằm làm cho
giá
trị hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi
nhuận cao hơn.
Căn cứ vào chi phí bình quân của các doanh nghiệp, người ta chia cạnh tranh
thành hai loai:
- Cạnh tranh dọc.
- Cạnh tranh ngang
Cạnh tranh dọc: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình
quân thấp nhất khác nhau cùng tham gia vào thị trường. Khi đó, mỗi doanh nghiệp
điều chỉnh mức giá và lượng hàng hoá bán ra của mình sao cho có thể đạt lợi
nhuận
cao nhất trên cơ sở quan sát giá bán của các doanh nghiệp khác. Quy luật cạnh
tranh dọc chỉ ra rằng: sự thay đổi về giá bán hoặc lượng bán nói trên của doanh
nghiệp sẽ có điểm dừng. Tức là chỉ sau một thời gian nhất định sẽ hình thành một
mức gía thống nhất trên thị trường. Có thể diễn giải quy luật này như sau: Giả
sử
trên thị trường có bốn doanh nghiệp A, B, C và D cùng bán một loại sản phẩm với
mức chi phí cá biệt khác nhau. Giả sử mức chi phí cá biệt của A là lớn nhất và
mức
chi phí đó giảm dần đối với B, C và D. Do A có mức chi phí cá biệt lớn nhất nên
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao nhận P&H
15
giá thành của A cao hơn giá thành bình quân thống nhất trên thị trường. Sau quá
trình cạnh tranh, A không có khả năng tái sản xuất nên bị loại ra khỏi thị
trường
cạnh tranh. B có giá thành sản phẩm cao thứ hai nhưng thấp hơn giá thị trường
thống nhất do đó còn có khả năng thu lợi nhuận. C có mức chi phí thấp hơn B nên
C có nhiệu lợi nhuận hơn B. D là doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất. Quá trình
cạnh tranh làm doanh nghiệp A phá sản, doanh nghiệp B có mức chi phí bình quân
lớn nhẩt trong các doanh nghiệp còn lại nên B được gọi là “doanh nghiệp cận
biên”. Nếu thị trường có thêm một doanh nghiệp nữa có mức chi phí thấp hơn B thì
B có thể bị phá sản. Trong quá trình kinh doanh, “doanh nghiệp cận biên” sẽ tự
quyết định giá cả và số lượng hàng sản phẩm bán ra của mình trong giới hạn là
giá
bán sản phẩm thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu của doanh nghiệp A. Như vậy,
tổng lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường là tổng sản lượng tối đa của B, C
và D.
Giá bán thống nhất ổn định sau mộ chu kỳ cạnh tranh là giá của doanh nghiệp cận
biên B.
Cạnh tranh dọc buộc các doanh nghiệp phải hiện đại hoá sản xuất để giảm chi
phí thì mới có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh. Đây là một
quá
trình liên tục có tính chất quyết định tới sự sống còn đối với các doanh nghiệp.
Kết
quả của quá trình này là số lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường được tăng
cao và
giá cả có xu hướng giảm dần xuống.
Cạnh tranh ngang: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình
quân thấp nhất ngang nhau. Khác với cạnh tranh dọc, cạnh tranh ngang dẫn tới kết
quả là không có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường do có mức chi phí
bình
quân thấp nhất ngang nhau. Song giá cả ở mức tối đa, lợi nhuận giảm dần và có
thể
là không có lợi nhuận hoặc tất cả bị đóng cửa do nhu cầu mua qua thấp. Trong
tình
hình đó, vì mục tiêu lợi nhuân, các doanh nghiệp không thể chấp nhận kết quả do
cạnh tranh mang lại mà sẽ vận động theo hai hướng: Hoặc là chấm dứt cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp, thống nhất với nhau một mức giá bán tương đối cao, giảm
lượng bán trên toàn thị trường để giành độc quyền. Điều này gây tổn hại đến lợi
ích
người tiêu dùng. Vì vậy, để công bằng, Nhà nước buộc phải ban hành luật cấm
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao nhận P&H
16
thoả thuận giữa các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh; Hoặc
là các doanh nghiệp phải tìm cách để giảm chi phí sản xuất để chuyển từ cạnh
tranh
ngang sang cạnh tranh dọc nhằm trụ lại được trên thị trường với mức lợi nhuận
cao.
1.3 Vai trò của cạnh tranh.
1.3.1 Đối với doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần giành thắng lợi trong cạnh tranh,
muốn vậy doanh nghiệp cần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm
tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, giảm giá bán. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
cũng
cần đầu tư nhiều máy móc thiết bị, tăng cường cho công tác R & D để tạo ra các
sản phẩm mới có tính chất đặc sắc, có chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu khách
hàng.
Việc cạnh tranh cũng giúp cho các doanh nghiệp hoàn thiện cơ cấu tổ chức,
thúc đẩy nhân viên và lãnh đạo phát huy mọi ý tưởng của mình để tạo ra cho khách
hàng những giá trị vượt trội. Tóm lại, là cạnh tranh vô hình giúp doanh nghiệp
đứng vững và phát triển.
1.3.2 Đối với ngƣời tiêu dùng.
Cạnh tranh không chỉ có vai trò động lực, tạo ra lợi ích cho nền kinh tế và các
doanh nghiệp mà còn có vai trò to lớn đối với người tiêu dùng:
- Cạnh tranh đảm bảo đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, người
tiêu dùng nhận được cái mà họ muốn vì nếu một người bán không cung cấp
cho họ cái họ muốn thì sẽ luôn luôn có người cung cấp khác sẵn sàng làm điều
đó. Nhờ có cạnh tranh mà quyền lựa chọn của khách hàng ngày cảng được
nâng cao, họ có cơ hội nhận được các sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
- Cạnh tranh giúp cho người tiêu dùng nhận được cái họ muốn với giá thấp nhất
như khả năng có thể. Trong môi trường cạnh tranh không ai có thể bóc lột
người tiêu dùng vì luôn có đối thủ mời chào sản phẩm với giá thấp hơn.
1.3.3 Đối với xã hội.
Cạnh tranh làm cho xã hội ngày càng tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống,
giải quyết công ăn việc làm, đưa con người vào những tầm nhận thức cao hơn, tạo
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao nhận P&H
17
điều kiện cho con người phát triển toàn diện.Tính cạnh tranh giúp con người tìm
tòi, khám phá, phát minh phục vụ con người làm cho xã hội ngày càng văn minh
hơn.
Bên cạnh những lợi ích nói trên thì cạnh tranh cũng có nhiều mặt hạn chế,
nhất là cạnh tranh không lành mạnh cụ thể như: làm hàng giả, hàng nhái, gây ô
nhiễm môi trường, phân cực giàu nghèo, tệ nạn xã hội…
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh.
Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, ở đâu có nền
kinh tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp
nào
cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình
tồn tại và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh. Trong giai đoạn hiện nay do
tác
động của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát
triển, nhu cầu cuộc sống của con người được nâng lên mức cao hơn rất nhiều. Để
đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, doanh nghiệp phải không ngừng điều tra nghiên cứu
thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nào bắt kịp và đáp ứng
đầy đủ nhu cầu đó thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Chính vì vậy cạnh tranh
là
rất cần thiết, nó giúp doanh nghiệp :
- Tồn tại và đứng vững trên thị trường: đặt doanh nghiệp vào thế cạnh tranh là
đặt doanh nghiệp vào một môi trường năng động, tích cực. Chỉ có những
doanh nghiệp tìm ra được những phương pháp, những sản phẩm, những cách
tiếp cận phù hợp với người tiêu dùng mới không bị đào thải khỏi thị trường
hiện nay. Và những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi, phát triển bền vững
trong thời kỳ kinh tế thị trường này là những doanh nghiệp thực sự mạnh và
có tiềm năng.
- Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển: Ngày nay trong nền kinh tế
thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố kích thích kinh
doanh.Trong môi trường kinh tế luôn có sự va chạm, tranh giành khách hàng,
cạnh tranh về lợi ích, các doanh nghiệp luôn phải chuyển mình để làm mới, để
phục vụ cho khách hàng từ nhân sự , máy móc cho đến các vấn đề về dịch vụ,
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao nhận P&H
18
ưu đãi, tiếp cận khách hàng ..v.. chính nhờ sự tương tác qua lại đó mà tiềm lực
của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tính chuyên môn, tính chuyên
nghiệp ngày càng đáp ưng được nhu cầu ngày càng cao, ngày càng đầy đủ của
khách hàng.
1.5 Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng
Nước ta trước đây với cơ chế tập trung bao cấp, nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong tất cả mọi vấn đề, từ cấp vốn, nguyên vật liệu cho tới phân phối và tiêu
thụ.
Như vậy các doanh nghiệp Nhà nước không phải lo cạnh tranh với một đối thủ nào
bởi khi đó các thành phần kinh tế khác chưa được phát triển rộng raĩ. Vì các
nguyên nhân trên mà trong thời kỳ bao cấp cạnh tranh hầu như không có, các
doanh nghiệp Nhà nước thì rất thụ động. Khi bước sang một nền kinh tế mới : nền
kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế đều phải tìm
mọi
cách để cạnh tranh nhằm tồn tại.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác
động với nhau theo quy luật cung cầu để xác định giá cả và số lượng hàng hoá,
dịch
vụ trên thị trường.Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn
lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến
khích
người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả
hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do
đó
các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những
người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả
năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải. Như vậy, để
tồn tại trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh, tức là sự
cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan
2 Năng lực cạnh tranh .
2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới hội nhập , năng lực cạnh tranh đựơc coi
là một nền tảng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế quốc gia
cũng như các doanh nghiệp .
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao nhận P&H
19
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu
một cách thống nhất. Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.
- Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng
thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến
hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm
này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy
(1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM
(Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Hạn chế trong cách quan niệm
này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng
lực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự
tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực
của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa
và dịch vụ trên thị trường thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc
tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp
“không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về
năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.
- Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản
xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thức đo
duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với
việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giao nhận P&H
20
thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự:
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có
khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm
lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
Thực tế cho thấy , không có doanh nghiệp nào có thể đáp ứng hoàn hảo những
yêu cầu của khách hàng . Mỗi doanh nghiệp có những điểm yếu và điểm mạnh
khác nhau . Do đó, mỗi doanh nghiệp phải huy động, sử dụng có hiệu quả các điểm
mạnh của doanh nghiệp, biến chúng thành những lợi thế cạnh tranh và sử dụng
chúng như những công cụ cạnh tranh nhằm đạt được vị thế cạnh tranh nhẩt định.Từ
các định nghĩa trên, tác giả đưa ra định nghĩa năng lực cạnh tranh như sau:
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và
sử
dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.”
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ .
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường cần
phải thông qua các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu này có thể là định lượng hoặc
định
tính, song chúng phải phản ánh rõ ràng nhất khả năng cạnh tranh mạnh hay yếu của
sản phẩm, dịch vụ trên thị trường nghiên cứu trong một thời gian nhất định.
2.2.1 Sản lƣợng, doanh thu của sản phẩm, dịch vụ.
Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ,
trong đó sản lượng và doanh thu là một trong các chỉ tiêu quan trọng hàng đầu.
Khi
sản lượng tiêu thụ của một sản phẩm dich vụ hàng năm tăng cao, tức sản phẩm dich
vụ đó duy trì và phát triển thị phần. Cũng tương tự như vậy, doanh thu hàng năm
cao và có tốc độ tăng trưởng hợp lý chứng tỏ giá cả sản phẩm được duy trì ổn
đinh,
sản phẩm đó được thị trường chấp nhận và có khả năng cạnh tranh cao. Còn nếu
như khối lượng tiêu thụ lớn nhưng doanh thu không cao, điều đó chứng tỏ rằng giá
cả sản phẩm dịch vụ có sự giảm sút và năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ
đó phần nào bị giảm đi.
Sản lượng của doanh nghiệp