Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT đến năm 2020
5,384
166
107
85
Với những gì đã và đang được FPT IS thực hiện trong lịnh vực phát triển
phần mềm ứng dụng, FPT IS đã khẳng định được sức mạnh của mình trong lĩnh vực
Phát triển phần mềm ứng dụng và Dịch vụ bảo trì hệ thống và các dịch vụ công
nghệ thông in . Điều đó được thể hiện ở thị phần tương đối trong các lĩnh vự
c này
của FPT IS rất cao. Tuy nhiên các lĩnh vực này có tốc độ tăng trưởng không được
cao ( 8% đối với phát triển phần mềm ứng dụng và 5% với dịch vụ bảo trì hệ thống
và các dịch vụ CNTT) do đó công ty phải luôn mở rộng hơn nữa các loại hình dịch
vụ, đẩy nhanh thời gian phục vụ, theo sát và đáp ứng kịp thời của các yêu cầu
của
từng khách hàng kể cả trong và ngoài nươ
c, các tổ chức nhà nước cũng như tư nhân.
Mở rộng khách hàng, đặc biệt là đầu tư việc mở rộng khách hàng nước ngoài. Luôn
đảm bảo sự phục vụ của mình là có chất lượng tốt nhất, dễ gần với khách hàng
nhất
và đạt được tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ, bảo mật cũng như quy trình Có như
vậy thì mới có thể nâng cao doanh thu ở hai lĩnh vực này và tă
ng cường thêm ưu thế
cạnh tranh.
3.5. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY FPT IS.
3.5.1. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị:
Quản trị là thông qua con người để tiến hành các hoạt động nhằm đạt được
được các mục tiêu của doanh nghiệp. Những mục tiêu và giải pháp được đưa ra nếu
không có con người có năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất tương
ứng thì không thể hoàn thành được. Hiện nay để thích nghi được với cơ chế th
ị
trường, bộ máy tổ cức và nhân sự của Công ty đã được điều chỉnh nhưng mối quan
hệ giữa các phòng ban vẫn còn thiếu chặt chẽ. Muốn tạo động lực cho hoạt động
quản trị sản xuất kinh doanh nói chung và việc thực hiện chiến lược kinh doanh
nói
riêng khâu có tính chất đột phá phải là khâu tổ chức và nhân sự.
Về tổ chức:
Để thành công trong kinh doanh, hoạt động của doanh nghi
ệp phải được thực
hiện trên nền của một hệ thống cấu trúc tổ chức hợp lý và có hiệu quả. Sự trì
truệ và
kém thích ghi của tổ chức là một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến
thất
86
bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đổi mới hệ thống tổ chức theo chiến
lược một cách thường xuyên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát
triển
nhằm đảm bảo khả năng thích ứng tốt với xu hướng vận động tăng trưởng hay suy
thoái kinh doanh.
+ Thiết kế và xác lập cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Trong thời kỳ bao cấp, chúng ta đã có một bài họ
c về việc không phân định
rạch ròi chức năng nhiệm vụ, thiếu gắn kết giữa quyền lợi và trách nhiệm đã tạo
nên
sức ỳ lớn trong các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy việc thiết kế và xác lập cơ
cấu
tổ chức trong cơ chế mới là rất quan trọng. Theo đó, ta phải xác định nội dung
hoạt
động và chức năng nhiệm vụ của từng đơ
n vị thành viên; xác định vị trí (trên dưới,
đồng cấp) của từng đơn vị thành viên trong hệ thống cùng với việc quy định mức
độ
thẩm quyền, mức độ độc lập của từng thành viên trong khi thực hiện nhiệm vụ được
giao và trong sự phối hợp với các thành viên của hệ thống. Đó sẽ là cơ sở để
đánh
giá mức đô hoàn thành công việc và là điều kiệ
n để phát huy tính chủ động, tính
thống nhất khi tiến hành nhiệm vụ chung của nhiều bộ phận.
+ Tuyển dụng và bố trí nhân viên.
Yếu tố con người có vai trò quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy tuyển lựa được một đội ngũ nhân viên đủ về
số lượng, sức khoẻ, có trình độ, thông thạo nghiệp vụ và có phẩm chất phù hợp
với
công vi
ệc luôn là vấn đề phải quan tâm của doanh nghiệp nhất là khi doanh nghiệp
muốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Đội ngũ lao động này có thể đem lại lợi thế
cạnh tranh to lớn cho doanh nghiệp hoặc ngược lại. Theo đó doanh nghiệp cần
nghiên cứu xây dựng kế hoạch tuyển dụng bổ sung và xác định cụ thể về số lượng,
phẩm chất, trình độ nhiệp vụ….củ
a các loại nhân viên trong doanh nghiệp; tổ chức
tuyển dụng; bố trí nhân viên vào các vị trí hoạt động của họ. Bố trí nhân viên
“đúng
việc” có tầm quan trọng to lớn trong việc phát huy các sở trường, kích thích
lòng
say mê, hăng hái của nhân viên.
Về nhân sự:
Quản lý nhân sự khoa học và hiệu quả là nội dung quan trọng để nâng cao
87
năng suất lao động, hiệu quả công việc. Trong quản lý nhân sự phải quan tâm đến
kế hoạch đảm bảo các nguồn nhân lực cho các hoạt động của doanh nghiệp; kế
hoạch đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực hiện có; các chế độ làm
việc
và đãi ngộ đối với nhân viên trong công ty.
Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên một mặt tạo ra động cơ làm việc cho nhân
viên để
có tinh thần làm việc tốt hơn, mặt khác tạo ra được cơ sở hiện thực cho
nhân viên có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Có thể áp dụng các
phương pháp đào tạo sau:
- Đào tạo tại chỗ: Mở các lớp đào tạo trong giờ học giờ tại công ty nhằm
nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc đưa công nghệ áp dụng vào
các lĩnh vực khác nhau như: Kinh doanh, y tê, giáo dục, quố
c phòng… Từ đó phát
hiện và bố trí cán bộ phù hợp với khả năng và đam mê của mình
- Đào tạo bên ngoài: Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo do các tổ chức uy
tín hoặc mời các chuyên gia có năng lực chuyên môn cũng như nhiều kinh nghiệm
đến công ty để đào tạo cho nhân viên nâng cao trình độ.
- Xác định các phong trào hoạt động nghiên cứu, rèn luyện…..
Người lao động sẽ chỉ phát huy hết trí lực và sức lực để hoàn thành tốt nhiệ
m
vụ được đáp ứng đầy đủ điều kiện làm việc cũng như các quyền lợi về vật chất
cũng
như tinh thần. Để đá ứng lợi của cả hai phía (doanh nghiệp và người lao động),
doanh nghiệp cần có một hệ thống chế độ làm việc và đãi ngộ thích hợp với từng
điều kiện cụ thể và luôn được hoàn thiệ
n.
Điều này thể hiện nguyên tắc quyền lợi đi đôi với trách nhiệm của người lao
động. Chế độ làm việc gồm: thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, điều kiện
làm
việc, nhiệm vụ khối lượng công việc cụ thể phải hoàn thành…..Chế độ đãi ngộ
gồm: hệ thống lương thưởng, thăng tiến chức vụ, tính ổn
định lâu dài trong công
việc….Để có tác dụng khuyến khích người lao động gắn bó với doanh nghiệp, kích
thích tinh thần hăng hái và trách nhiệm làm việc của họ, phát huy trí tuệ tập
thể,
nâng cao hiệu suất lao động, doanh nghiệp cần khảo sát lại định mức lao động, có
phương thức trả lương và chia lương phù hợp. Ngoài ra có thể áp dụng các chình
88
thức khuyến khích vật chất và tinh thần như thưởng vượt mức kế hoạch, thưởng
sáng kiến, thưởng cuối năm, thi đua….và quan tâm chăm sóc đời sống người lao
động.
Có thể nói tổ chức và nhân sự là các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến
việc thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng khai thác được
nguồn lực con người chính là ở khâu tổ chức và nhân s
ự.
3.5.2. Đầu tư đổi mới công nghệ.
Hiện nay trong xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và trên thế giới cạnh
tranh bằng chất lượng đang ngày càng chiếm ưu thế. Tính cạnh tranh của sản phẩm
được đo bằng hàm lượng và công nghệ của doanh nghiệp là điều kiện chủ yếu thực
hiện các giải pháp về chất lượng sản phẩm. Nói đến trình độ
kỹ thuật và công nghệ
là nói đến trang thiết bị máy móc và các bằng phát minh sáng chế của doanh
nghiệp
cũng như các giải pháp, phần mềm điều khiển các thiết bị đó. Do đó để nâng cao
trình độ công nghệ, công ty phải quan tâm đến các yếu tố sau:
Nếu trình độ công nghệ của công ty thấp thì khó có thể nâng cao chất lượng
sản phẩm và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, thúc đẩy hình thức sả
n theo đơn
hàng đặc biệt, và nếu không đổi mới công nghệ thì khả năng cạnh tranh của công
ty
kém và sẽ bị tụt hậu. Vì vậy công ty phải đầu tư thích đáng để nâng cao trình độ
công nghệ, theo hai hướng sau:
- Nâng cao khả năng tự nghiên cứu bằng cách xây dựng một đội ngũ cán bộ
kỹ thuật có chuyên mô cao, đầu tư thêm các máy móc, thiết bị phục vụ cho công
tác
nghiên cứu. Tạo ra kênh thông tin khoa học kỹ thuật.
- Liên kết với các cơ sở nghiên cứu thông qua các đơn đặt hàng, liên kết
bằng cách hỗ trợ kinh phí nghiên cứu và có quyền sư dụng sáng chế.
Về lực lượng nghiên cứu:
Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao. Khuyến khích phát
huy sáng kiến trong toàn thể CBCNV trong công ty, lấy hiệu quả ứng dụng trong
thực tiễn làm thước đo chủ yếu. Bên cạnh đó cần tăng cường hợp tác với các cơ
sở
nghiên cứu khoa học.
89
Tuy nhiên để đạt được trình độ sản xuất cao hơn, doanh nghiệp không nhất
thiết phải đầu tư ồ ạt. Vấn đề là phải kết hợp khai thác hiệu quả những máy móc
đã
có với đầu tư mới những bộ phận quan trọng, giữa tự nghiên cứu thiết kế với mua
mới hoặc liên kết hợp khai thác hiệu quả những máy móc đã có với đầu tư
mới
những bộ phận quan trọng, giữa tự nghiên cứu thiết kế với mua mới hoặc liên kết
cùng nghiên cứu. Yêu cầu này không đơn thuần xuất phát từ thực tế eo hẹp về vốn
kinh doanh mà nó còn đảm bảo cho doanh nghiệp giữ ổn định giá thành sản xuất,
từng bước nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, trình độ kỹ thuật – công nghệ
của doanh nghiệp, đảm bảo sức cạ
nh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp vào thời
điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Về công tác nghiên cứu ứng dụng ở công ty theo hai hướng cơ bản:
Một là, liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ tin học, dịch vụ
phần mềm tích hợp đặc chủng có các đặc có các tính năng đặc biệt, đáp ứng nhu
cầu
mới nảy sinh. Trên thực tế
công nghệ sản xuất các sản phẩm, dịch vụ tin học viễn
thông trên thế giới đã đi trước công nghệ trong nước, tuy nhiên các doanh nghiệp
trong nước cũng như chính phủ đã nhận thấy sự cần thiết của công nghệ trong mọi
lĩnh vực. Do đó sự chênh lệch giữa trong nước và quốc tế ngày càng bị thu hẹp,
tạo
ra một thị trường tiêu thụ các sản phẩm công ngh
ệ ngày càng xâu rộng. Các công ty
công nghệ hàng đầu thế giới đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, tạo ra một
thị trường công nghệ sôi động nhưng có tính cạnh tranh khốc liệt. Do đó việc
nâng
cao trình độ công nghệ, đa dạng và đổi mới sản phẩm, tạo ra các sản phẩm gần gũi
và dễ sử dụng đáp ứng đước tất cả các yêu cầu của khách hàng là mộ
t việc hết sức
quan trọng đối với công ty trong việc tạo nên thương hiệu và lợi thế cạnh tranh
trên
thị trường
Hai là, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ truyền thống, tạo ra một
nhóm sản phẩm, dịch vụ cao cấp trong danh mục sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Nhóm sản phẩm, dịch vụ cao cấp phải có chất lượng hơn hẳn. Theo hướng này công
ty đang tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng sản xuất các sản phẩm, dịch vụ tin
học viễn thông.
90
3.5.3. Tăng cường hoạt động Marketing.
Hiện nay nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ tin học viễn thông đang tăng theo
đà phát triển của nền kinh tế, song với tình trạng có quá nhiều doanh nghiệp sản
xuất các sản phẩm, dịch vụ tin học viễn thông thì thị trường tin học viễn thông
phải
đối măt với một thực tế là cung vượt quá cầu. Cuộc cạnh tranh để giành giật th
ị
trường đang ngày càng diễn ra quyết liệt. Trong cuộc cạnh tranh các hãng sản
xuất
các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin học quốc tế có ưu thế về bề kinh
nghiệm
cũng như sự hiểu biết sản phẩm công nghệ do chính họ tạo ra hoặc đã triển khai
sớm hơn ở các nước phát triển trên thế giới. Để duy trì và mở rộng thị trường
trong
th
ời gian tới công ty FPT IS cần đẩy mạnh các hoạt động marketing.
Trong hoạt động marketing hoạt động nghiên cứu thị trường là hoạt động quan
trọng không thể thiếu vì vậy Công ty cần duy trì thực hiện một cách thường
xuyên.
Công ty nên đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể về nghiên cứu khách hàng,
người
cung ứng, tình hình cạnh tranh, các sản phẩm, dịch vụ thay thế. Công ty nên tổ
chức
nghiên cứu thị trường một cách có tổ chức và có th
ể tự công ty tiến hành nghiên cứu
hoặc thuê các công ty nghiên cứu chuyên nghiệp nghiên cứu thị trường. Việc
nghiên
cứu thị trường cho biết số cầu một cách tương đối để từ đó có biện pháp vận động
hàng hóa một cách thích hợp, chuẩn bị tốt cho việc mở rộng thị trường.
Tổ chức tốt các công tác bán hàng (mạng lưới phân phối, người bán hàng,
các phương thức bán hàng…) Xác lập địa đ
iểm bán hàng, kho bãi, tìm kiếm phương
tiện vận tải hợp lý tốt nhằm đưa hàng hóa đến với mọi thị trường trong thời gian
ngắn nhất với chi phí nhỏ nhất. Bên cạnh việc bán hàng cần thiết lập dịch vụ sau
bán hàng để cho khách hàng yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Công ty.
Tăng cường công tác giao tiếp khuyếch trương nhằm giới thiệu sản phẩm,
dịch vụ đến vớ
i người tiêu dùng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
3.5.4. Nâng cao khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh.
Vốn cũng là một điều kiện quan trọng không thể thiếu để thực hiện thi chiến
lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở, là
91
tiền đề để doanh nghiệp tính toán hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh
doanh. Vì vậy vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt
động
và phát triển của doanh nghiệp.
Do sự phát triển của quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường nên ngày
nay không có một doanh nghiệp nào hoạt động chỉ dựa trên nguồn vốn tự có của
mình. Nguồn vốn huy động không những cho phép doanh nghiệp khai thác được
nhiều c
ơ hội kinh doanh hơn mà còn giúp doanh nghiệp tăng đáng kể lợi nhuận
thông qua việc giảm khoản thuế thu nhập phải nộp. Tuy vậy không phải doanh
nghiệp nào cũng có khả năng huy động vốn và mức độ huy động vốn giống nhau.
Điều này phụ thuộc nhiều vào tiềm lực tài chính, tính khả thi của dự án, mối
quan
hệ của doanh nghiệp, uy tín trong thanh toán……mà chung quy lại chính là sức
mạnh tổng hợp củ
a doanh nghiệp.
Ta biết rằng để các chiến lược và kế hoạch kinh doanh có tính khả thi thì
trước hết doanh nghiệp phải có kế hoạch huy động vốn sử dụng vốn khả thi. Nếu
không có vốn thì mọi dự định sẽ chỉ nằm trên giấy tờ. Đối với một doanh nghiệp
có
quy mô vốn tự có lớn như công ty, khả năng tự bổ sung vốn từ lợi nhuận chưa ph
ải
là cao thì nguồn vốn huy động đóng vai trò càng quan trọng để triển khai các kế
hoạch và biện pháp nêu trên.
Công ty có thể huy động vốn bằng một số giải pháp sau:
Huy động vốn dài hạn
+ Phát hành thêm cổ phiếu
+ Vay vốn dài hạn và trung hạn của ngân hàng
+ Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại theo hình thức tín dụng thuê mua
+ Liên kết đầu tư dài hạn với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát
triển công ty.
Huy động vố
n ngắn hạn:
+ Vay ngắn hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vay đơn vị bạn, vay
của CBCNV.
+ Hưởng tín dụng nhà cung cấp
92
+ Tận dụng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
3.5.5. Một số kiến nghị về quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước liên quan đến việc tạo ta một môi trường kinh doanh ổn
định, thông thoáng cho các doanh nghiệp. Việc áp đặt sự quản lý của nhà nước
trên
các lĩnh vực của nền kinh tế như: thương mại, công nghiệp, giao thông vận tải,
tài
chính, ngân hàng, văn hóa, thông tin, môi trường….đều có ảnh hưởng đến chi
ến
lược kinh doanh của doanh nghiệp, đến việc thực thi các giải pháp trên dù nhiều
hay
ít, trực tiếp hay gián tiếp.
Hiện nay quản lý thị trường còn lỏng lẻo và không nghiêm minh do đó tình
trạng làm hàng giả và bán hàng giả, tình trạng lưu hành hàng cấm nhập vẫn diễn
ra
trên thị trường. Các doanh nghiệp, trong đó có công ty sản xuất các sản phẩm,
dịch
vụ tin học viễn thông phải chịu một khoản chi phí lớn để đi
ều tra phát hiện những
việc xử lý quá nhẹ nên không có tác dụng răn đe. Điều này không những phương
hại đến uy tín, lợi nhuận của công ty mà còn tạo ra thế mạnh tranh bất lợi hơn
cho
công ty. Vì vậy để ạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, công
tác quản lý thị trường cần phải được chấn chỉnh lại.
Tình trạng độc quyền trong các ngành then chốt như điện, bưu chính vi
ễn
thông dẫn đến đặt giá cao, sự biến động giá cả một số mặt hàng thuộc sự quản lý
của nhà nước như xăng dầu….ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất của công ty.
Bởi vì bất cứ một sự độc quyền nào đều không có lợi cho xã hội, không chỉ riêng
công ty vì vậy trước mặt chính phủ không cho phép tăng giá tuỳ tiện, dần dần xoá
bỏ độc quy
ền trong các lĩnh vực trên đây.
Về mặt chuyên môn, các bộ, ban ngành cũng chưa xây dựng được một hệ
thống các tiêu chuẩn chất lượng thi công công trình….và tiêu chẩn chuyên ngành
về
chất lượng và sản phẩm, dịch vụ tin học viễn thông.
Lực lượng nghiên cứu về kỹ thuật và công nghệ sản xuất các sản phẩm, dịch
vụ tin học viễn thông còn thiếu. Việc triển khai ứng dụng chỉ d
ừng lại ở quy mô nhỏ,
mối liên hệ giữa các cơ sở nghiên cứu và sản xuất cũng như người tiêu dùng chưa
gắn
bó chặt chẽ nên kết quả triển khai còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được vốn
chất
93
xám và thiết bị nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu đối với sản xuất. Vì vậy cần
tăng
cường mối liên hệ và hợp tác giữa cơ sở nghiên cứu và cơ sở sản xuất, có thể dựa
trên
quan hệ đặt hàng, cung cấp vốn để có quyền sử dụng kết quả nghiên cứu….
Chính phủ cần có quy định cụ thể vấn đề chuyển giao công nghệ hoặ
c nhập
khẩu công nghệ sản xuất các sản phẩm, dịch vụ tin học viễn thông vào nước ta
nhằm nâng cao trình độ công nghệ trong nước. Dù đầu tư thiết bị và công nghệ đắt
tiền, nhưng ngành sản xuất các sản phẩm, dịch vụ tin học viễn thông phải từng
bước
chủ động trong công nghệ sản xuất. Nhờ đó ngành sản xuất các sản phẩm, dịch vụ
tin học viễn thông mới dần chủ động được các vật tư sản xuất. Cùng với sản xuất
các loại sản phẩm, dịch vụ tin học viễn thông có chất lượng cao là công nghệ và
thiết bị sản xuất các sản phẩm, dịch vụ tin học viễn thông phải tương ứng.
Tóm tắt Chương III: Dựa vào mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của công
ty FPT, dựa trên phân tích các môi trươ
ng: môi trường vi mô, môi trường ngành,
môi trường nội bộ công ty và tính chủ quan của nhà hoạch định để hoạch định
chiến
lược. Giải pháp chiến lược được dựa trên các kết quả phân tích và mô hình SWOT
để đề xuất. Ưu điểm của ma trận SWOT là đề cập tới tất cả các khía cạnh, áp dụng
cho các ngành đa dịch vụ.
Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về các dịch vụ tin học, viễn thông t
ăng.
Bên cạnh đó do công nghệ thay đổi liên tục nên dịch vụ biến động, thay thế
nhanh,
vòng đời sản phẩm ngắn. Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO
sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh. Theo mô hình SWOT đã phân tích điểm mạnh của
FPT là: cơ chế quản lý thông thoáng, và mạnh nhất về phần mềm, sản xuất phần
mềm tin học. Điểm yếu: đội ngũ cán bộ còn thi
ếu, năng lực tài chính còn hạn chế,
một số dịch vụ viễn thông còn thiếu.
Từ việc phân tích mô hình WSOT qua thực trạng kinh doanh của công ty
FPT đề ra được những giải pháp chiến lược.
- Chiến lược tăng trưởng tập trung
- Chiến lược liên doanh liên kết
- Chiến lược mở rộng thị trường
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.
94
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay và xu thế hội nhập kinh tế
trên toàn thế giới thì việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh có ý
nghĩa
cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh
nghiệp.
Việc xây dựng và lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp
cho doanh nghiệp định hướng được m
ục tiêu kinh doanh, đảm bảo cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh phát triển đúng hướng và có hiệu quả cao. Tuy nhiên quá
trình xây dựng và lựa chọn được một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh là một công
việc rất phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều người trên tất cả các lĩnh vực
của
quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, cộng với những quy trình thu
thập và xử lý các số liệu mộ
t cách chính xác. Mặt khác việc xây dựng và lựa chọn
chiến lược kinh doanh đang còn là một công việc mới mẻ đối với các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Công ty FPT IS là một doanh nghiệp lớn. Trong suốt quá trình hình thành và
phát triển của mình, cũng như thường xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng năm
hoạt động trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và mục tiêu Công ty đặt ra, Công ty đã
ph
ải nỗ lực không ngừng để khẳng định uy tín của mình trên thị trường đầy tiềm
năng nhưng cũng nhiều thử thách. Do đó việc xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh
doanh là một công việc hết sức cần thiết đối với công ty.
Sau một thời gian học tập chương trình Cao học quản trị kinh doanh tại
trường Đại học Bách khoa Hà Nội và qua quá trình nghiên cứu thực tiễn tạ
i công ty
FPT IS tôi đã thực hiện đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của
Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT đến năm 2020”. Đây là một vấn đề hết
sức cần thiết cho việc hoạch định chiến lược trong tương lai của công ty FPT IS,
nhất là trong điều kiện hiện nay.
Nội dung của luận văn tập trung vào việc nghiên cứu các vấn đề như
sau.