Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT đến năm 2020
5,371
166
107
24
dịch vụ mới hoặc thị trường mới.
- Dịch vụ sau bán hang và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng.
- Thiện chí và sự tín nhiệmcủa khách hàng.
Phân tích yếu tố Marketing để hiểu được nhu cầu, thị hiếu, sở thích của thị
trường và hoạch định các chiến lược hữu hiệu của sản phẩm, định giá, giao tiếp
phân phối phù hợp với thị trường và doanh nghiệp hướng tớ
i.
CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC.
Có nhiều mô hình phân tích chiến lược phát triển và sử dụng, trong đó
phương pháp ma trận SWOT và ma trận cạnh tranh của Michael Porter và mô hình
BCG là những mô hình được sử dụng rất rộng rãi trong thực tiễn. Với những thuận
lợi và tính hiệu quả của nó, ba mô hình này sẽ được chọn để phân tích chiến lược
trong luận văn này.
Ma trận điểm mạnh, điểm yếu SWOT.
Thực chất c
ủa phương pháp này là phân tích những mặt mạnh (S-Strengths),
những mặt yếu (W-Weaknesses), các cơ hội (O-Opportunities) và các nguy cơ (T-
Threats), phối hợp các mặt có để xác định lựa cọn chiến lược kinh doanh phù hợp
cho doanh nghiệp.
Một ma trận SWOT gồm 9ô, trong đó có 4 chữ chứa đựng các yếu tố quan
trọng (S, W, O, T), 4 ô chiến lược (SO, WO, ST, WT) và một ô luôn để trống.
Để lập ma trận SWOT cần thực hiện qua 8 bước sau:
• Bước 1: Liệt kê các cơ
hội chính
• Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa chủ yếu bên ngoài công ty.
• Bước 3: Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu.
• Bước 4: Liệt kê những điểm yếu chủ yếu bên trong doanh nghiệp.
• Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất
chiến lược SO thích hợp. Chiến lược này phát huy điểm mạ
nh để tận dụng những cơ
hội.
• Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và đề xuất
phương án chiến lược WO thích hợp. Chiến lược này khắc phục những điểm yếu để
25
tận dụng những cơ hội.
• Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với đe doạ bên ngoài và đề xuất
phương án chiến lược ST thích hợp. Chiến lược này sử dụng những thế mạnh của
doanh nghiệp để đối phí với nguy cư đe doạ từ bên ngoài.
• Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe doạ t
ừ bên ngoài và đề
xuất phương án chiến lược WT. Chiến lược này nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của điểm
yếu và phòng thủ các đe dọa từ bên ngoài.
Ma trận SWOT
Những cơ hội (0)
O1:……………………..
O2 Liệ kê những cơ hội
03………………………
Những đe doạ (T)
T1:……………………..
T2 Liệ kê những cơ hội
T3……………………..
Những điểm mạnh (S)
S1:…………………….
S2 Liệt kê những cơ hội
Phối hợp (S/O)
Chiến lược tận dụng cơ hội
bằng cách sử dụng điểm
mạnh
Phối hợp (W/T)
Chiến lược sử dụng điểm
mạnh để vượt qua đe doạ.
Những điểm yếu (W)
W1:…………………….
W2 Liệt kê những điểm
yếu……………………..
Phối hợp (W/O)
Chiến lược khắc phục những
điểm yếu để tận dụng cơ hội.
Phối hợp (W/T)
Chiến lược giảm thiểu các
điểm yếu và né trách các đe
dọa
Sơ đồ 1.3. Ma trận SWOT (mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ)
Ma trận BCG
Nhóm tư vấn Boston đã đi từ việc quan sát các doanh nghiệp đa dạg hóa và
khẳng định rằng cần phải có một cái nhìn tổn thể về các sản phẩm của nó để có
thể
chuyển giao và phối hợp các nguồn lực. Ma trận BCG sử dụng 2 chỉ tiêu là: Tốc độ
tăng trưởng c
ủa thị trường và thị phần tương đối.
27
Sơ đồ 1.4 Ma trận BCG
Trong ma trận BCG, thị phần tương đối của một lĩnh vực hoạt động chiến
lược hay đơn vị kinh doanh (SBU) được thể hiện trên trục hoành và cho phép định
vị được từng lĩnh vực hoạt động chiến lược theo thị phần của nó so với đối thủ
cạnh
tranh lớn nhất. Đó là tỷ số giữa doanh số của Công ty so v
ới doanh số của đối thủ
cạnh tranh nguy hiểm nhất thường là công ty dẫn đầu thị trường. Trục tung phản
ánh tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường. Mỗi vòng tròn biểu thị vị trí
tăng
trưởng thị phần của đơn vị đó. Kích thước mỗi vòng tròn tỷ lệ thuận với doanh
thu
bán hàng.
Dựa vào sơ đồ ma trận BCG tương ứng từ
ng vị trí có các chiến lược sau:
Nhóm “ngôi sao”: Đơn vị kinh doanh chiến lược có mức tăng trưởng và thị
phần cao, có khả năng tạo đủ nguồn thu để tự duy trì.
Nhóm “Bò sữa”: Các đơn vị kinh doanh chiến lược có mức tăng trưởng thấp,
thị phần cao tạo ra số dư tiền có thể hỗ trợ cho đơn vị khác và cho các nỗ lực
nghiên
cứu phát triển. Giải pháp của Doanh nghiệp là củng cố
thường xuyên các nỗ lực đầu
tư nhằm duy trì vị thế đứng đầu.
Ngôi sao
Dấu hỏi
Bò sữa
Chó
20%
10%
Tỷ lệ
tăng
trưởng
thị
trường
Thị phần tương đối
28
Nhóm “dấu hỏi”: Các đơn vị có mức tăng trưởng cao, thị phần thấp, thường
đòi hỏi phải có nhiều tiền để giữ vững và tăng thị phần. Giải pháp của Doanh
nghiệp là đầu tư để biến các đơn vị này thành các “ngôi sao” hoặc là loại bỏ
chúng.
Nhóm “chó”: Các đơn vị có mức tăng trưởng thấp, thị phần thấp. Giải pháp
là Doanh nghiệp nhanh chóng rút lui bằng cách không tập trung nguồn lự
c quý hiếm
hay bán lại cho Doanh nghiệp có lợi thế hơn.
Cách tiếp cận của BCG có nhiều ưu điểm và vì vậy nó được áp dụng khá
rộng rãi. Một mặt, ma trận này tạo thuận lợi cho việc phân tích danh mục các
hoạt
động của doanh nghiệp trong tổng thể của nó. Nó cho phép kiểm tra xem liệu dòng
vốn phát sinh từ một số hoạt động có bù đắp được các nhu cầu và kiểm tra xem
liệu
các hoạt động mớ
i có thay thế được các hoạt động suy thoái không. Mặt khác nó
cho phép hình thành các mục tiêu về danh mục hoạt động cũng như của các chiến
lược cần theo đuổi. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm. Trước
hết là những khó khăn trong việc sắp xếp các hoạt động trong 4 loại vừa được nêu
ở
trên, hoặc chiính xác hơn đó là việc suy diễn ra vị trí của các hoạt động tương
ứng
với chiến lược được áp dụng. Chẳng hạn khi hiệu ứng kinh nghiệm thấp thì một vị
trí thống lĩnh về thị phần không có cùng một ý nghĩa và cũng không có cùng hệ
quả
như khi kinh nghiệm có ảnh hưởng lớn tới giá thành. Cũng vậy, những điều kiện
đặc biệt về giá trong đó có giá của đối thủ cạnh tranh có thể bù đắp được sự yếu
kém bề
ngoài trên thị trường. Chính vì vậy, các giả thiết của phương pháp BCG
phải được đánh giá một cách cụ thể và hoàn thiện bởi các nhân tố khác.
Tóm tắt Chương I: Dựa vào những kiến thức đã học và các nghiên cứu,
trong Chương I luận văn đã hệ thống hóa chiến lược, trình tự chiến lược, phân
tích
chiến lược và các mô hình phân tích chiến lược. Có nhiều mô hình chiến lược chủ
yếu đó là mô hình ma trận SWOT, mô hình ma tr
ận BCG, mô hình 5 áp lực cạnh
tranh của Michael. Porter.
29
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty.
Được thành lập năm 1994 từ tập đoàn FPT với tên gọi ban đầu là Trung tâm
Hệ thống Thông tin FPT với 16 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp và
triển khai các hệ thống máy chủ, các giải pháp phần mềm cho các ngân hàng, các
cơ
quan bộ ngành trong, các doanh nghiệp lớn trong nước. Cho đến nay sau hơn 15
năm phát triển công ty đã có hơn 2000 nhân viên, là đối tác của hầu hết các công
ty
Công nghệ Thông tin lớn trên thế giới và cung cấp và triển khai các hệ thống
công
nghệ
thông tin cho hầu hết các ngân hàng, các bộ ban nghành và các doanh nghiệp
lớn nhỏ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra công ty hiện đang mở rộng phạm vi
hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt Nam ra các nước như: Mỹ, Nhật, Singapore, Lào,
Campuchia…(Chi tiết về các mốc lịch sử phát triển của công ty FPT IS được thể
hiện ở Phụ lục 01)
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Tại thời điểm hiện tại FPT IS là công ty cổ phầ
n với 8 công ty thành viên và
1 liên doanh với Nhật Bản với hơn 2200 kỹ sư đang làm việc chuyên sâu trong các
lĩnh vực: phát triển phần mềm ứng dụng, dịch vụ ERP, dịch vụ công nghệ thông
tin,
tích hợp hệ thống, gia công quy trình doanh nghiệp và dịch vụ điện tử. Các công
ty
thành viên đều hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phần mềm, phần cứng,
tích hợp hệ thống, các giải pháp ứng dụ
ng công nghệ thông tin cho các doanh
nghiệp cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên mỗi công ty có một mảng khách hàng
riêng biệt, mảng khách hàng này được hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc giao
cho các công ty thành viên.
30
Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT
Các mảng khách hàng của công ty gồm có: Ngân hàng, công ty chứng khoán
và các tổ chức tài chính (FIS BANK). Các công ty Viễn thông và các tổ chức
Chính phủ ( FIS TES). Các ngành An ninh, Quốc phòng, Y tế, Giáo dục, và Doanh
nghiệp (FIS FSE). Ngành Tài chính công (FISPFS). Cung cấp các dịch vụ tư vấn,
31
thiết kế, xây dựng và triển khai các hệ thống ERP (FIS ERP), cung cấp các dịch
vụ
CNTT, các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống CNTT (FIS SERVICES). Cung
cấp giải pháp và dịch vụ phần mềm cho các khách hàng khối chính phủ, doanh
nghiệp, y tế, giáo dục, và thị trường đại chúng (FIS SOFT). Thiết kế, phát
triển,
triển khai và bảo hành các hệ thống thông tin cho khách hàng khối doanh nghiệp,
an
ninh, quốc phòng, giáo dục và tài chính công tại miền Nam Việt Nam (FIS
SOUTH). Cung cấp dịch vụ
trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế, cho thuê vị trí đặt
máy chủ, dịch vụ quản trị, dịch vụ kết nối internet, và các dịch vụ khác theo
yêu cầu
(TELEHOUSE VIETNAM).
Việc phân chia các công ty thành viên theo mảng khách hàng nhằm mục đích
để mỗi công ty thành viên được chủ động trong việc tổ chức nhân sự sao cho hợp
lý
tùy thuộc vào tính chất của từng mảng khách hàng, thêm vào đó tránh được việc
các
công ty thành viên khai thác ngoài mảng khách hàng đã được giao. Các công ty
thành viên ngoài việc phát tri
ển lớn mạnh cho bản thân công ty còn có nhiệm vụ hỗ
trợ cho các công ty thành viên khác trong việc cung cấp thông tin, nhân sự, kỹ
thuật
trong việc nâng cao được lợi thế cạnh tranh với các công ty đối thủ.
Các công ty thành viên với sự hỗ trợ từ ban tổng giám đốc và hội đồng quản
trị chịu trách nhiệm trong việc khai thác và mở rộng việc cung cấp các sản phẩm
CNTT cho mảng khách hàng mà mình đã được giao. Trong đó các công ty thành
viên không phân chia thành các phòng ban mà chia thành các trung tâm riêng, mỗi
trung tâm có các chức năng và nhiệm vụ riêng như: Trung tâm kinh doanh, trung
tâm tư vấn giải pháp, trung tâm kỹ thuật phần cứng, trung tâm kỹ thuật phần mềm,
kế toán và văn phòng. Các trung tâm hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban
tổng giám đốc, lãnh đạo các trung tâm có trách nhiệm tham mưu, giúp việc và chịu
trách nhiệm trước ban tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành công việc trên
các lĩnh vực giám đốc phân công, chịu sự
quản lý điều hành trực tiếp của ban tổng
giám đố
c
Trưởng các trung tâm có trách nhiệm thường xuyên phối hợp chặt chẽ, tôn
32
trọng và tạo điều kiện để cùng hoàn thành nhiệm vụ, ban tổng giám đốc chủ động
kết hợp với các đơn vị liên quan thống nhất phương án trước khi trình công ty
duyệt. Các trung tâm
có trách nhiệm quản lý, sử dụng có mục đích và có hiệu quả
máy móc, dụng cụ thiết bị…..được công ty giao
.
Mọi lĩnh vực hoạt động và các thành viên của các công ty thanh viên trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn phải tuân theo quy định của pháp luật và quy
chế
quản lý của công ty mẹ là FPT IS.
2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ và giải pháp của công ty
2.1.3. 1 Sản phẩm, dịch vụ và giải pháp
1. Phát triển phần mềm ứng dụng
Gần 20 năm sát cánh để hiểu rõ nghiệp vụ cùng khách hàng, FPT IS tập
trung phát triển các phần mềm ứng dụng chuyên sâu, hướng tới chất lượng quốc tế
cho các ngành viễn thông, ngân hàng – tài chính, tài chính công, chính phủ,
doanh
nghiệp.
Ngân hàng
25 ngân hàng Việt Nam và các nước đa và đang sử dụng phần mềm core
banking “Smartbank” c
ủa FPT IS, bao gồm Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng
Indochina Bank Lào, Ngân hàng Public Bank Lào, Ngân hàng Public Bank
Campuchia, Ngân hàng Ngoại thương Campuchia, Ngân hàng Vattanac Bank
Campuchia, vv. Nhiều giải pháp phục vụ ngân hàng do FPT IS phát triển cũng được
sử dụng hiệu quả tại nhiều ngân hàng khác.
Viễn thông
Trong lĩnh vực viễn thông, FPT IS phát triển và cung cấp phần mềm core
viễn thông FPT.BCCS – Hệ thống Tính cước và Chăm sóc khách hàng. Phần mềm
FPT. ePOS – Hệ thống quản lý bán hàng và Marketing tập trung đa dịch vụ. Hai sản
phẩm này đang sử dụng hi
ệu quả tại các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất
của khu vực và Việt Nam. Trong số đó bao gồm các mạng viễn thông có từ 30- 50
triệu thuê bao. FPT.BCCS, FPT.ePOS cùng các phần mềm khác đang được khai
33
thác hiệu quả tại: MobiFone, Vinaphone, Viettel, EVN Telecom, VietnamMobile,
Gtel Beeline, Sotelco Beeline Cambodia, Metfone Cambodia, , Unitel Lào, Milicom
Tigo Lào.
Tài chính công
Trong mảng tài chính công, FPT IS là đối tác lâu dài và tận tụy của Bộ Tài
chính, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc nhà nước. “Hệ thống quản lý
thuế ” do FPT IS thiết kế và phát triển đang là phần mềm lõi của ngành thuế Việt
Nam. “Hệ thống thủ tục Hải quan điện tử” do FPT IS xây dựng đa được triển khai
cho Tổng cục Hả
i quan từ năm 2005 và đang tiếp tục phát triển. Nhiều phần mềm
khác của FPT IS đang hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ tài chính công Việt Nam.
Các lĩnh vực khác
FPT IS phát triển phần mềm ứng dụng cho các ngành như chính phủ, an ninh
quốc phòng, doanh nghiệp, y tế giáo dục và tiện ích công cộng. Phần mềm
FPT.eGOV đang phục vụ tại 18 tỉnh thành trên cả nước, đa giúp đưa TP.HCM trở
thành địa phương dẫn
đầu về chỉ số ứng dụng ICT toàn quốc. Phần mềm
FPT.eHospital – Quản lý tổng thể bệnh viện được hơn 20 bệnh viện sử dụng.
FPT.iHRP đang quản trị nhân sự và tiền lương tại trên 50 doanh nghiệp. Nhiều
phần
mềm khác đang được ứng dụng hiệu quả như: phần mềm Quản lý thông tin tội
phạm tại Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, phần mề
m Quản lý và thống kê án hình
sự tại Tòa án Nhân dân tối cao vv.
2. Dịch vụ ERP
Ở thị trường toàn cầu, FPT IS cung cấp dịch vụ Application Maintenance
Services và Build on Netweaver cho các khách hàng T-System ở Đông Nam Á,
Hitachi Joho, TIS và Fuyu ở Nhật Bản, Tyco Global ở Mỹ, cùng nhiều khách hàng
khác ở Trung đông, châu Âu…
Tại Việt Nam, bằng việc xây dựng những gói sản phẩm có tính thực tiễn cao
dựa trên nền giải pháp của SAP, Oracle và PeopleSoft,
FPT IS xây dựng hệ thống ERP chuyên sâu cho từng ngành kinh tế: tài chính
công, viễn thông, ngân hàng, sản xu
ất, thương mại, dược phẩm, dầu khí, chất đốt ,
34
bất động sản và tiện ích công cộng. Nhiều hệ thống ERP đa được FPT IS triển khai
và nghiệm thu, sử dụng hiệu quả, điển hình như tại các đơn vị: Bộ Tài chính Việt
Nam, Tập đoàn FPT, Tập đoàn Thép Việt- Pomina, Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn,
Prime Group, Vinamilk, Đồng Tâm Group, Toàn Mỹ, Điện Quang, Vietsov Petro,
Công ty Cảng biển Quốc tế SP-PSA, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa, Công ty
Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễ
n thông - SACOM ...
3. Dịch vụ Công nghệ Thông tin
Các dịch vụ của FPT IS bao gồm dịch vụ bảo hành bảo trì, dịch vụ quản trị
(managed service), Data Center, ITO, dịch vụ bảo mật hệ thống.
Giữa năm 2010, FPT IS khai trương Liên doanh Telehouse Vietnam với các
tập đoàn KDDI và ITX Nhật Bản. Liên doanh này do FPT IS nắm cổ phần chi phối
sẽ cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế tại khu vực và Việt
Nam.
KDDI là tập
đoàn viễn thông đứng thứ 2 Nhật Bản, là nhà cung cấp dịch vụ trung
tâm dữ liệu hàng đầu thế giới với Data Center đặt tại khắp nơi trên toàn cầu.
Với 12 trung tâm và nhiều điểm cung cấp dịch vụ, tiến tới xây dựng 20 trung
tâm bảo hành bảo trì, FPT IS là đơn vị duy nhất có mạng lưới bảo hành bảo trì
phủ
khắp các vùng trên toàn Việt Nam. Hơn 60% máy ATM, POS tại Việt Nam đang
được FPT IS bảo hành bả
o trì. FPT IS cũng đang cung cấp dịch vụ này cho hàng
chục hệ thống máy chủ, lưu trữ, mạng, bảo mật, cở sở dữ liệu và hệ thống ứng
dụng
ở Việt Nam. Hiện tại, mọi kỷ lục về giá trị hợp đồng bảo hành bảo trì tại Việt
Nam
đều do FPT IS nắm giữ.
“Điện toán đám mây” đa được đưa vào chiến lược của FPT t
ừ đầu năm 2010.
Hiện tại, Tập đoàn giao cho FPT IS là đơn vị đầu mối triển khai dịch vụ này. FPT
đa xây dựng chương trình phát triển “FPT Cloud”, dựa trên thế mạnh của toàn bộ
các công ty thành viên, trong đó ưu tiên các lĩnh vực:
1. Phát triển hạ tầng viễn thông
2. Phát triển trung tâm dữ liệu dựa trên nền tảng Cloud Computing (Cloud
Oriented Data Center)
3. Phát triển các dịch vụ trực tuyến, tập trung vào các khối: