Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Nội
9,526
635
90
51
3.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ
hải quan
Bảng 3. 5 Kết quả kiểm tra hàng XNK qua máy soi container cố định tại
Cục Hải quan Hà Nội
Chỉ tiêu
Tổng
số
TK
(TK)
Tổng
số
cont
soi
(Cont)
Tổng
số
cont
kiểm
thủ
công
(Cont)
Tỷ lệ
mở
kiểm
(%)
Tổng
số
cont
vi
phạm
(Cont)
Tỷ lệ
phát
hiện vi
phạm/
mở kiểm
(%)
Tổng
số
tiền
phạt
VPHC
(Tr.đ)
Tổng số
tiền
thuế
tăng
thêm
(Tr.đ)
2016
7865
11545
1012
8,77
85
8,4
945
1705
2017
9654
15452
1125
7,28
112
10,0
1125
2128
2018
12856
18562
1321
7,12
148
11,2
1562
2689
Chênh
lệch
2017/2016
Số lượng
1789
3907
113
-1,49
27
1,6
180
423
Tỷ lệ %
22,75
33,84
11,17
-16,94
31,76
18,5
19,05
24,81
Chênh
lệch
2018/2017
Số lượng
3202
3110
196
-0,16
36
1,2
437
561
Tỷ lệ %
33,17
20,13
17,42
-2,25
32,14
12,5
38,84
26,36
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Báo cáo tổng kết của phòng QLRR (giai đoạn 2016
– 2018).
Qua bảng trên ta thấy: Số vụ phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan tăng
lên hàng năm cũng như nguồn thu về tiền thuế tăng lên qua các năm, cụ thể:
Kết quả kiểm tra bằng máy soi cố định cho thấy, trong giai đoạn 2016 -
2018, tỷ lệ mở kiểm qua các năm có xu hướng tăng (năm 2016 là 8,77%, năm
2017 tăng lên 7,28% và năm 2018 là 7,12%). Tỷ lệ phát hiện vi phạm trên mở
kiểm khá cao và có xu hướng tăng: năm 2016 là 8,4%, năm 2017 tăng lên 10%
và năm 2018 là 11,2%. Tổng thu cho ngân sách từ phạt vi phạm hành chính tăng
từ 945 triệu đồng năm 2016 lên 1.562 triệu năm 2018. Số tiền thuế tăng thêm từ
1.705 triệu đồng năm 2016 năm 2018 là 2.689 triệu đồng.
Có được điều này là nhờ Cục hải quan Hà Nội đã áp dụng quy trình quản
lý rủi ro mà số vụ phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan tăng lên đồng thời số
52
thu về cho ngân sách cũng tăng.
Ngoài hệ thống máy soi container cố định, ngày 01/03/2013, Cục Hải
quan Hà Nội đã đưa tiếp máy soi container di động vào hoạt động chính thức, cả
hai hệ thống có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra hàng hóa XNK, đẩy nhanh
thông quan và đảm bảo yêu cầu kiểm tra chặt chẽ của Hải quan.
Kết quả kiểm tra bằng máy soi di động trong giai đoạn 2016 – 2018 cho
thấy, tỷ lệ mở kiểm qua các năm có xu hướng tăng (năm 2016 là 20,53%, năm
2017 là 8,75% và năm 2018 là 1,1%). Tỷ lệ phát hiện vi phạm trên mở kiểm khá
cao: năm 2016 là 15,4%, năm 2017 là 8,3% và năm 2018 là 33,6%. Tổng thu
cho ngân sách từ phạt vi phạm hành chính tăng từ 138 triệu đồng năm 2016 lên
291 triệu năm 2018. Số tiền thuế tăng thêm tăng từ 345 triệu đồng năm 2016 lên
562 triệu năm 2018.
Bảng 3. 6. Kết quả kiểm tra hàng XNK qua máy soi container di động.
Chỉ tiêu
Tổng
số
TK
(TK)
Tổng
số
cont
soi
(Cont)
Tổng
số
cont
kiểm
thủ
công
(Cont)
Tỷ lệ
mở
kiểm
(%)
Tổng
số
cont
vi
phạm
(Cont)
Tỷ lệ
phát
hiện vi
phạm/
mở
kiểm
(%)
Tổng
số
tiền
phạt
VPHC
(Tr.đ)
Tổng
số
tiền
thuế
tăng
thêm
(Tr.đ)
2016
5.614
789
162
20,53
25
15,4
138
345
2017
7.852
5.235
458
8,75
38
8,3
262
512
2018
9.465
11.358
125
1,10
42
33,6
291
562
Chênh
lệch
2017/2016
Số lượng
2.238
4.446
296
- 12
13
- 7
124
167
Tỷ lệ %
39,86
563,50
182,72
-57,39
52,00
-46,2
89,86
48,41
Chênh
lệch
2018/2017
Số lượng
1613
6123
-333
-7,65
4
25,3
29
50
Tỷ lệ %
20,54
116,96
-72,71
-87,42
10,53
305,0
11,07
9,77
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Báo cáo tổng kết của phòng QLRR (giai đoạn 2016
– 2018).
53
* Phân tích sau bắt giữ
Năm 2018, Cục hải quan Hà Nội chuyển thông tin nghi vấn cho các đơn
vị kiểm tra, rà soát 25 vụ, tiền thuế ấn định 24,160 tỷ đồng, (năm 2017: tiền
thuế
ấn định 5,62 tỷ đồng).
Trong đó:
+ Chuyển thông tin cho các Chi cục Hải quan: Tổng số vụ: 13 vụ (đã có
kết quả 12 vụ), các Chi cục ấn định 8,06 tỷ đồng tiền thuế.
Nội dung đã rà soát: than củi XK, gỗ ván lạng từ gỗ keo rừng trồng XK,
các loại màn hình hiển thị báo lùi gương ô tô, bảng led, ma trận,..Phụ gia thức
ăn
gia súc, chất tạo mùi, thiết bị mát xa tấm nhiệt, phoi tiện thép không gỉ, màng
bọc thực phẩm PVC, sữa bột nguyên liệu dùng trong chế biến thực phẩm, rà soát
các đối tượng hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt from E,AK, kiểmtra mặt
hàng XK dây đồng tinh luyện.
+ Chuyển thông tin cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan: Tổng số vụ: 12
vụ (đã có kết quả 09 vụ), ấn định 16,1 tỷ đồng.
Nội dung đã rà soát: vải không dệt C/O mẫu E ; mặt hàng than củi xuất
khẩu, Lĩnh vực GC-SXXK, Thép buộc tầu loại xoắn xuôi xoắn ngược, Công cụ
mài bóng Pad đánh bóng bằng nhựa, thép cán nóng, gia vị dạng bột đã pha chế
dùng để sản xuất xúc xích
+ Mặt hàng hạt nhựa PP dạng nguyên sinh, đã ấn định thuế 455 triệu đồng
đối với 34 tờ khai; mặt hàng than củi XK đã ấn định thuế gần 95 triệu đồng đối
với 07 tờ khai; mặt hàng sữa rửa mặt ấn định thuế gần 80 triệu đồng.
+ Chi cục HQ CK cảng HP KV2 kiểm tra tính hợp lệ C/O mẫu E, mặt hàng
thuốc đông y nhập khẩu. Kết quả: DN nộp bổ sung 02 tờ khai là 617 triệu đồng.
+ Rà soát, sử dụng kết quả phân tích phân loại: Chi cục HQKV3 và Chi
cục ĐTGC đã ấn định thuế với số tiền thuế tăng thêm hơn 156 triệu đồng.
*) Chuyển Chi cục KTSTQ tiến hành kiểm tra, rà soát việc phân loại, áp
54
mã không thống nhất đối với các mặt hàng: ống thép, Optima-100, sữa rửa mặt (20
tờ khai), TPCN Reviv (11 tờ khai), thức ăn chăn nuôi (32 tờ khai), N-Hexan (85
DN), thạch sữa chua, nước uống dinh dưỡng (15 tờ khai). Chi cục KTSTQ đã ấn
định thuế mặt hàng Optima-100 đối với DN với số tiền thuế trên 605 triệu đồng.
Tổng số tiền thuế các đơn vị đã ấn định thuế: 1,982 tỷ đồng
Đối với các mặt hàng trên, các đơn vị vẫn tiếp tục thực hiện kiểm tra, rà
soát theo chỉ đạo của Lãnh đạo Cục.
* Xây dựng tiêu chí quản lý rủi ro
Theo quyết định số 908/QĐ-BTC ngày 29 tháng 04 năm 2016 của Bộ Tài
chính, các loại rủi ro đối với hoạt động XNK được chia thành 7 danh mục:
Danh mục 1. Hàng hóa rủi ro về chính sách quản lý chuyên ngành
Danh mục 2. Hàng hóa rủi ro về xuất xứ
Danh mục 3. Hàng hóa rủi ro về môi trường
Danh mục 4. Hàng hóa rủi ro về hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Danh mục 5. Hàng hóa rủi ro về ma túy, tiền chất
Danh mục 6. Hàng hóa rủi ro về vũ khí, chất phóng xạ
Danh mục 7. Hàng hóa rủi ro về buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên
giới.
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc thù địa phương, Cục đã mã hóa thành 13 tiêu
chí phân tích, cụ thể:
STT
Mã mục
đích
Tên mục đích
1
R01
Rủi ro về quy trình thủ tục
2
R02
Rủi ro về chính sách quản lý
3
R03
Rủi ro về thuế
4
R04
Rủi ro về phân loại hàng hóa
5
R05
Rủi ro về giá trị hải quan
6
R06
Rủi ro về xuất xứ hàng hóa
7
R07
Rủi ro về chất lượng,vệ sinh an toàn thực phẩm,
55
kiểm dịch
8
R08
Rủi ro về môi trường
9
R09
Rủi ro về hàng giả, sở hữu trí tuệ
10
R10
Rủi ro về ma túy tiền chất
11
R11
Rủi r về vũ khí, phóng xạ
12
R12
Rủi ro về buôn lậu
13
R13
Rủi ro khác
Trong giai đoạn 2016 – 2018, Cục Hải quan Hà Nội đã trang bị hệ thống
máy soi container để kiểm tra thực tế hàng hóa, việc thiết lập các tiêu chí kiểm
tra hàng hóa và kiểm tra bằng máy soi, các tiêu chí thanh loại và các tiêu chí
áp
dụng thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3. 7. Xây dựng tiêu chí rủi ro và tiêu chí kiểm tra qua máy soi
Chỉ tiêu
Số lƣợng tiêu chí rủi
ro đã xây dựng
Số lƣợng tiêu chí
rủi
ro đã thanh loại
Số lƣợng tiêu chí
còn
hiệu lực
Tiêu chí
QLRR
Tiêu chí
KT qua
máy
soi
Tiêu chí
QLRR
Tiêu chí
KT qua
máy
soi
Tiêu
chí
QLRR
Tiêu chí
KT qua
máy
soi
2016
222.105
218.652
228.562
194.523
38.523
33.521
2017
785.423
691.452
689.562
614.253
41.052
38.525
2018
812.512
823.512
789.526
732.152
45.212
43.251
Chên lệch
2017/2016
Số
lượng
563.318
472.800
461.000
419.730
2.529
5.004
Tỷ lệ
%
253,63
216,23
201,70
215,77
6,56
14,93
Chên lệch
2018/2017
Số
lượng
27.089
132.060
99.964
117.899
4.160
4.726
Tỷ lệ
%
3,45
19,10
14,50
19,19
10,13
12,27
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Báo cáo tổng kết của phòng QLRR (giai đoạn 2016
– 2018).
Bám sát tình hình hoạt động XNK trên địa bàn Cục Hải quan Hà Nội đã
phân công các Tổ công tác tăng cường thu thập, phân tích thông tin, dấu hiệu rủi
56
ro theo từng thời điểm, thiết lập chỉ số tiêu chí lựa chọn kiểm tra thực tế tại
cửa
khẩu hoặc qua máy soi, tiêu chí lấy mẫu phân tích theo các nhóm hàng, loại
hình, xuất xứ, doanh nghiệp có rủi ro cao. Cụ thể:
Năm 2016, thiết lập và cập nhật hệ thống: 222.105 tiêu chí rủi ro, trong đó
có 218.652 tiêu chí kiểm tra qua máy soi; thanh loại ra khỏi hệ thống: 228.562
tiêu chí, trong đó có 194.523 tiêu chí kiểm tra qua máy soi; Số tiêu chí còn
hiệu
lực 38.523 tiêu chí, trong đó có 33.521 tiêu chí kiểm tra qua máy soi.
Năm 2017, thiết lập và cập nhật hệ thống: 785.423 tiêu chí rủi ro, trong đó
có 691.452 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2016 tương ứng là
253,63 thanh loại ra khỏi hệ thống: 689.562 tiêu chí, trong đó có 614.253 tiêu
chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2016 tương ứng là 215,77); Số tiêu
chí còn hiệu lực 41.052 tiêu chí, trong đó có 38.525 tiêu chí kiểm tra qua
máy soi (tăng so với năm 2016 là 14,93%).
Năm 2018, thiết lập và cập nhật hệ thống: 812.512 tiêu chí rủi ro, trong đó
có 783.512 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2017 tương ứng là
13,31%); thanh loại ra khỏi hệ thống: 759.526 tiêu chí, trong đó có 732.152 tiêu
chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2017 tương ứng là 10,15%); Số tiêu
chí còn hiệu lực 45.212 tiêu chí, trong đó có 43.251 tiêu chí kiểm tra qua máy
soi (tăng so với năm 2017 là 12,27%)
Như vậy, số lượng tiêu chí cập nhật, thanh loại và còn hiệu lực đều tăng nhanh ở
các năm chứng tỏ công tác QLRR của Cục đã hoạt động khá hiệu quả.
3.3 Đánh giá chung quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục
Hải quan Hà Nội.
3.3.1 Kết quả đạt được
Ngay từ khi áp dụng thực hiện Quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý hải
quan đối vối hàng hóa XNK trong quy trình quản lý hải quan đối với hàng hoá
xuất nhập khẩu năm 2018. Cục Hải quan Hà Nội đã từng bước triển khai công
57
tác Quản lý rủi ro theo lộ trình mà Ban Quản lý rủi ro - Tổng cục Hải quan đã đề
ra, tiếp tục thực hiện đề án áp dụng Quản lý rủi ro vào trong quy trình quản lý
hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo lộ trình chung của Ngành. Qua
thời gian áp dụng công tác Quản lý rủi ro đã đem lại kết quả tích cực cụ thể
như:
giảm áp lực về khối lượng công việc đối với cán bộ công chức trong quy trình
thủ tục hải quan, nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu thương mại, giảm thời gian thông quan; tạo thuận lợi cho hoạt động
thương mại nhằm kích thích nền kinh tế trong nước phát triển,… Kết quả cụ thể
được thể hiện trên các mặt sau:
- Số lượng tờ khai XNK đã giải quyết tại Cục Hải Quan Hà Nội tăng theo hàng
năm, do đó làm cho tổng thu nộp ngân sách nhà nước cũng tăng theo hàng năm.
- Tại các chi cục Hải Quan thuộc quản lý của Cục Hải Quan Hà Nội đã
thành lập tổ quản lý rủi ro tại các chi cục.
- Tập trung kiểm tra, rà soát, phân tích, đánh giá rủi ro hoạt động của các
doanh nghiệp trên địa bàn có kim ngạch XNK lớn, thuế suất cao, trị giá lớn, tần
suất nhiều để nhận diện rủi ro, đề ra biện pháp kiểm soát phù hợp. Xác định
doanh nghiệp trọng điểm rủi ro cao trong từng lĩnh vực theo từng thời kỳ đề xuất
biện pháp quản lý hiệu quả.
- Cục Hải quan Hà Nội đã thực hiện nghiêm quy trình, quy định về phân
luồng, chuyển luồng kiểm tra, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra chi tiết hồ
sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa trong toàn ngành.
- Nhờ áp dụng quy trình quản lý rủi ro và giám sát rủi ro nên số vụ phát
hiện vi phạm khai tờ khai Hải quan giảm qua các năm.
- Cục Hải quan Hà Nội đã đẩy mạnh công tác thu thập, trao đổi thông tin
doanh nghiệp từ các đơn vị trong và ngoài ngành, nâng cao chất lượng đánh giá
xếp hạng, đánh giá tuân thủ.
58
3.3.2 Hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, tình trạng
chuyển luồng từ luồng đỏ sang luồng xanh, luồng đỏ sang luồng vàng và ngược
lại từ luồng xanh sang vàng, xanh sang đỏ, vàng sang xanh, vàng sang đỏ vẫn
còn xảy ra. Chủ yếu các tờ khai chuyển luồng từ luồng đỏ về luồng xanh hoặc
vàng là các tờ khai của doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ, tờ khai khi hàng thông
quan tại đầu nhập khẩu khi mở tờ khai đầu xuất đầu xuất hệ thống phân luồng
đỏ đẫn đến tình trạng chuyển luồng từ cao xuống thấp.
- Trình độ cán bộ công chức, công chức chuyên trách làm công tác QLRR
không chuyên sâu và không đồng đều. Do đặc thù của ngành Hải quan hay luân
chuyển cán bộ công chức giữa các khâu nghiệp vụ và giữa các đơn vị nên thời
gian cán bộ công chức làm công tác QLRR không được lâu và ít thâm niên
nghiệp vụ QLRR.
- Công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng máy móc trang thiết bị kỹ thuật chưa
được đầu tư đồng đều giữa các đơn vị, việc cập nhật, phản hồi thông tin, trao
dổi
thông tin về doanh nghệp của các đơn vị Phòng ban trong Cục còn chậm và
không kịp thời.
- Công tác thu thập, xử lý thông tin tại Cục tồn tại một số khó khăn, hạn chế:
+ Do số lượng công chức hạn chế nên đa số công chức được phân công
chuyên trách quản lý rủi ro còn thực hiện nhiều công việc kiêm nhiệm khác nên
chưa chủ động thời gian trong công tác thu thập thông tin.
+ Thông tin do các đơn vị trong và ngoài ngành cung cấp về Cục còn hạn
chế, chỉ thực hiện trao đổi thông tin theo yêu cầu, chưa chủ động cung cấp thông
tin khi phát sinh vụ việc.
+ Các hệ thống nghiệp vụ Hải quan chưa được tích hợp lẫn nhau nên việc
cập nhật thông tin còn chồng chéo (thu thập thông tin phục vụ công tác quản lý
rủi ro cập nhật vào hệ thống RMS, thông tin phục vụ công tác kiểm soát Hải
59
quan cập nhật vào hệ thống CI02, thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông
quan cập nhật vào hệ thống STQ01).
+ Bên cạnh những doanh nghiệp phối hợp tốt với cơ quan Hải quan, còn
một số doanh nghiệp không có thiện chí hợp tác nên việc thu thập thông tin hồ
sơ doanh nghiệp còn gặp khó khăn, mặc dù công chức Hải quan đã nhiều lần
nhắc nhở, động viên, tuyên truyền về nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp.
3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế
Có nhiều nguyên nhân khiến tiến trình QLRR vào quy trình thủ tục hải
quan đối với hàng hóa XNK không được như mong muốn, một số trong những
nguyên nhân chủ chốt là:
* Nguyên nhân chủ quan
- Về bộ máy, phân nhiệm vụ công chức hải quan: Bộ máy tổ chức chưa
được phân công, phân cấp rõ ràng, chưa cụ thể giữa chức năng, quyền hạn và
trách nhiệm ở các cấp và từng cấp trong Ngành, tỷ lệ đầu mối trung gian cao,
nhiều bộ phận chưa có cán bộ chuyên trách phụ trách công tác quản lý rủi ro mà
chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm nên hiệu quả công tác QLRR chưa cao.
- Về công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý rủi ro: Các văn bản, quy trình thủ
tục hải quan, hệ thống các tiêu chí liên tục thay đổi yêu cầu các cán bộ hải
quan
cần liên tục cập nhật thường xuyên cũng như cần được tham gia các lớp bồi
dưỡng kiến thức chuyên ngành nhưng công tác đào bồi dưỡng cán bộ hải quan
chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, hiệu quả của các khóa học chưa cao.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống máy tính và các thiết bị phụ trợ tại
trung tâm tự động hóa chưa được đầu tư thỏa đáng, hệ thống máy soi và hệ
thống soi ngầm kiểm tra hàng hóa chưa trang bị chưa được đầy đủ.
* Nguyên nhân khách quan
- Về khung pháp lý: khung pháp lý cơ bản để QLRR trong quy trình thủ tục
hải quan đối với hàng hóa XNK cơ bản đã hình thành, nhưng chưa cụ thể hóa
60
cho từng lĩnh vực. Các tiêu chí liên quan đến vận hành hải quan điện tử và đại
lý
khai thuế chưa được hoàn thiện, các văn bản pháp quy phạm pháp luật về hải
quan và các văn bản hướng dẫn thực hiện QLRR thường được cung cấp dưới
dạng bản “cứng” và đóng dấu “mật”, chưa được cập nhật thường xuyên trên hệ
thống nên khả năng trên hệ thống phục vụ công tác quản lý rủi ro không được
kịp thời, bên cạnh đó, các tiêu chí chưa được cập nhật thường xuyên tỷ lệ
chuyển lường tờ khai khá cao.
- Về hệ thống thông tin: hệ thống thông tin chưa được cập nhật đầy đủ, hệ
thống nhằm phục vụ thuận tiện cho nhân viên hải quan xác định mức độ rủi ro
của doanh nghiệp và hàng hóa.
- Về công tác thu thập hồ sơ doanh nghiệp, phân tích đánh giá thông tin,
trao đổi thông tin: Công tác thu thập, phân tích đánh giá hồ sơ doanh nghiệp
chưa được quan tâm thỏa đáng, các thông tin thu thập chưa được cập nhật một
cách thường xuyên nên khó áp dụng qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa
XNK, phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh.
- Công tác hợp tác quốc tế trong quản lý rủi ro chưa được quan tâm thỏa
đáng.