Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
982
245
97
83
tham gia BHXH TN là 604 người đạt tỷ lệ 1,17% tổng số người trong độ tuổi lao
động. Trong đó số người chưa tham gia BHXH của huyện là 43.136 người, chiếm tỷ
lệ 83,52%, số chưa tham gia đa phần là những người nông dân, buôn bán, đi làm
thê..
có mức thu nhập thấp không ổn định.
Thực tế cho thấy, để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn rất khó
khăn, mặc dù chính sách BHXH là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, do nhà nước tổ
chức thực hiện, có sự bảo hộ của nhà nước, khi tham gia BHXH tự nguyện hướng
đến giải pháp an sinh xã hội đồng thời không đặt điều kiện về sức khỏe và mức
đóng
được xác định trước là 22% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
3) Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của
nông dân và lao động khu vực phi chính thức là thu nhập, trình độ học vấn, độ
tuổi,
mức độ nhận thức - hiểu biết về các thủ tục hành chính, ý nghĩa của BHXH tự
nguyện bên cạnh đó còn có các yếu tố khác. Quyết định tham gia BHXH tự nguyện
của người dân là không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào cách nghĩ, mức độ hiểu biết
chính sách BHXH tự nguyện cho người dân, thu nhập của họ... Vì thế, quyết định
tham gia BHXH tự nguyện là khác nhau và có sự chênh lệch giữa các nhóm, mức thu
nhập, mức độ ổn định thu nhập của nông dân. Quyết định tham gia BHXH tự nguyện
của người nông dân và người lao động tự do phụ thuộc thu nhập và sự hiểu biết về
chính sách BHXH tự nguyện.
4) Các giải pháp nhằm phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
- Cần nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH tự nguyện thông qua
hình thức tuyên truyền. Đặc biệt quan tâm đến nội dung tuyên truyền về những lợi
ích thiết thực và tầm quan trọng của chính sách BHXH tự nguyện để người dân chủ
động tham gia.
- Cần tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng cho nhân viên đại lý thu xuất phát từ
yêu
cầu mở rộng mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện của ngành. Qua đó, nhằm trang
bị kiến thức cơ bản cho học viên về chính sách BHXH tự nguyện, quyền lợi, nghĩa
vụ
của người tham gia; trình tự, thủ tục hồ sơ tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH tự
nguyện.
84
- Nhà nước cần nâng mức hỗ trợ để người dân tiếp cận với chính sách BHXH tự
nguyện. Ngành BHXH cần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng quản
lý theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng sự kỳ vọng của người dân.
- Quy định chặt chẽ điều kiện hưởng BHXH một lần; đồng thời cấp ủy, chính quyền
địa phương cần vào cuộc tích cực, giao chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện định
kỳ
báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện
- Hàng năm có các cuộc thăm dò ý kiến của những người nông dân về công tác quản
lý, thái độ phục vụ hay chế độ thụ hưởng BHXH tự nguyện.
2. Khuyến nghị
Để việc triển khai chính sách BHXH tự nguyện cho người dân phát triển mạnh mẽ
hơn nữa trong thời gian tới, hướng đến mục tiêu BHXH toàn dân, các cấp, ngành,
các
đoàn thể và nông dân cần thực hiện một số biện pháp sau:
2.1. Đối với Chính phủ và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Từ góc độ của cơ quan thực hiện chính sách, để BHXH tự nguyện tới với người dân
thì cần sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về BHXH theo tinh thần Nghị quyết
số
28-NQ/TW; quy định chặt chẽ điều kiện hưởng BHXH một lần; đồng thời cấp ủy,
chính quyền địa phương cần vào cuộc tích cực, giao chỉ tiêu phát triển BHXH tự
nguyện, định kỳ báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện.
Nhà nước cần nâng mức hỗ trợ để người dân tiếp cận với chính sách BHXH tự
nguyện. Mặt khác, cần sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị trong phát
triển
BHXH tự nguyện; các bộ, ngành liên quan phối hợp đề xuất điều chỉnh chính sách
BHXH tự nguyện theo hướng tăng tính hấp dẫn, tạo sự tin tưởng để người dân tích
cực tham gia; đổi mới phương pháp truyền thông. Ngành BHXH cần đẩy mạnh cải
cách hành chính, nâng cao chất lượng quản lý theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại,
đáp ứng sự kỳ vọng của người dân.
Đảm bảo ASXH cho người dân là một trong những mục tiêu hàng đầu là trụ cột quan
trọng. Chế tài và thẩm quyền xử lý các vi phạm quy định BHXH nói chung và
85
BHXHTN nói riêng trong việc tuân thủ đóng góp BHXH của các bên tham gia là một
trong những nội dung rất quan trong đảm bảo sự bền vững tài chính cho chương
trình
ASXH, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và gia đình họ. Để nhiệm vụ trên thực
hiện hiệu quả, các cơ quan BHXH cần được trang bị chế tài đủ mạnh và thẩm quyền
thanh tra, xỷ lý các vi phạm về BHXH nói chung.
Cần tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước, huy động sức mạnh toàn xã hội
đối với việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho nông dân và người lao động
khu vực phi chính thức để chính sách này phát huy cao nhất hiệu quả, góp phần ổn
định trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội cho người dân, thực
hiện công
bằng xã hội theo nguyên tắc đóng – hưởng, đóng góp tích cực cho công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đời sống kinh tế của những người nông dân còn gặp rất nhiều khó khăn, trong khi
họ
có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện nhưng lại phải đắn đo, cân nhắc. Nhà nước
cần có chính sách hỗ trợ tài chính để nông dân và người lao động tự do tham gia
BHXH tự nguyện với tỷ lệ cao, hướng tới BHXH toàn dân.
Người dân tham gia BHXH tự nguyện muốn được thụ hưởng những quyền lợi của
BHXH tự nguyện như BHXH bắt buộc là một nhu cầu tất yếu. Trong bối cảnh hiện
nay, khi mà chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như của ngành BHXH nói chung
đang khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện để đảm bảo quyền lợi cho
người lao động ở khu vực phi chính thức này thì điều trước tiên cần nâng cao
quyền
lợi của người tham gia. Bên cạnh đó việc giải quyết chế độ thụ hưởng cũng cần
hiệu
quả (nhanh chóng, không gây phiền hà rắc rối).
2.2. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Bưu
điện,
Văn hóa Thông tin, huy động mạng lưới cơ sở để tuyên truyền vận động nông dân và
người lao động khu vực phi chính thức trong địa bàn huyện tích cực tham gia BHXH
tự nguyện.
- Các cơ quan thông tin đại chúng từ TW đến tỉnh, huyện, xã phối hợp với cơ quan
86
BHXH các cấp để xây dựng các chuyên mục, phóng sự nhằm biểu dương những cá
nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong thực hiện công tác Phát triển đối tượng
tham
gia BHXH tự nguyện cho nông dân và người lao động ở khu vực phi chính thức, qua
đó tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện đến mọi
người dân biết và tham gia.
2.3. Đối với Cơ quan Bảo hiểm xã hội
- Cần phải có tổng kết thực tiễn định kỳ hàng năm ở từng địa bàn, khu vực, vùng
miền để rút ra những bài học kinh nghiệm, kiến nghị Nhà nước bổ sung, sửa đổi
kịp
thời những vấn đề không phù hợp, từng bước hoàn thiện chính sách BHXH tự
nguyện.
- Trên cơ sở các quy định hiện hành và hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH
tỉnh Phú Thọ có trách nhiệm triển khai, tập huấn công tác BHXH tự nguyện cho
người dân theo địa bàn huyện. Có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức và
rộng khắp để mọi người dân hiểu rõ chính sách BHXH tự nguyện của Đảng, Nhà
nước và những quyền lợi khi tham gia.
- Bảo hiểm xã hội phối hợp tốt với các đại lý để nâng cao chất lượng phục vụ,
đảm
bảo quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện, giảm thủ tục hành chính khi
tham gia. Đặc biệt cần thường xuyên mở lớp đào tạo, tập huấn kiến thức nghiệp vụ
cho các đại lý nhằm bổ sung kiến thức về chính sách BHXH, BHYT, giúp cho việc
vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHXH tự nguyện ngày càng đạt tỷ lệ
cao.
- Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các Cơ quan, Ban, Ngành trên địa bàn tăng
cường công tác tuyên truyền về chính sách BHYT để người dân hiểu được ý nghĩa,
vai trò và tầm quan trọng của việc tham gia BHXH tự nguyện thông qua các hình
thức như: Đài, báo, tivi, panô, áp phích, tờ rơi, hội nghị... Đặc biệt là xây
dựng nội
dung tuyên truyền cho các đài truyền thanh xã, hỗ trợ kinh phí tuyên truyền
chính
sách BHXH tự nguyện cho đài truyền thanh xã, ký hợp đồng tuyên truyền với các
đài
truyền thanh xã quy định cụ thể thời lượng, thời gian phát thanh về nội dung
tuyên
truyền.
87
2.4. Đối với người dân
Có những hiểu biết đúng đắn về ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chính sách BHXH nói
chung và BHXH tự nguyện nói riêng, tránh hiện tượng áp đặt, gò bó, chưa hiểu
biết
và tham gia theo phong trào. Thường xuyên đóng góp ý kiến với cơ quan BHXH, các
đại lý thu về tất cả những gì liên quan đến việc triển khai BHXH tự nguyện cho
người dân, để hoàn thiện chính sách và đưa chính sách BHXH tự nguyện đi vào cuộc
sống của người người dân, để tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện ngày càng
đạt tỷ lệ cao.
Với những vấn đề được cập nhật trong luận văn, tác giả hi vọng góp một phần nào
đó
trong việc tăng cường công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên
địa bàn huyện Đoan Hùng. Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy, cô giáo cùng bạn bè và đồng nghiệp.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 15-NQ/TW
ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về
chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020. (2012)
[2] Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày
22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020. (2012)
[3] Tổ chức lao động quốc tế (ILO); Công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ
về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội.
[4] Quốc hội, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014. (2014)
[5] Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định 959/QĐ-BHXH, ngày 09/9/2015 của Tổng
Giám đốc BHXH về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm ytế; quản lý sổ bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế. (2015)
[6] Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 chức
năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức BHXH địa phương . (2016)
[7] Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định 595/QĐ-BHXH, ngày 14/4/2017 của
Tổng Giám đốc BHXH về việc ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản
lý
sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. (2017)
[8] Bảo hiểm Xã hội huyện Đoan Hùng (nhiều năm), Báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ năm 2015, 2016, 2017 của Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.
[9] Bảo hiểm Xã hội tỉnh Phú Thọ (nhiều năm), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
năm 2015, 2016, 2017 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ.
[10] Chính phủ, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP Hà Nội ngày 29 tháng 12 năm
2015 Nghị định chi tiết một số điều của luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội
tự nguyện. (1998)
89
[11] Chính phủ, Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 về việc hướng
dẫn một số điều luật của Luật BHXH vê BHXH tự nguyện. (2007)
[12] Chính phủ, Nghị định số 94/2008/NĐ-CP, ngày 22/8/2008 quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyên hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. (2008)
[13] Nguyễn Văn Định, Giáo trình Bảo hiểm, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội. (2008)
[14] Quốc hội; Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006. (2006)
[15] Văn bản số 1958/UBND-VX ngày 21/9/2014 về việc Tăng cường quản lý và
tổ chức thực hiện các chính sách về BHXH, BHYT trên địa bàn.
[16] Văn bản số 2008/BHXH-PT ngày 27/8/2014 về việc Tăng cường công tác thu
BHXH, BHYT, đồng thời đề ra các giải pháp thực hiện phát triển đối tượng, tăng
cường thu và giảm nợ đọng.
[17] Website: http://www.tapchibaohiemxahoi.gov.vn