Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
935
245
97
43
gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản
thân để hưởng các chế độ theo quy định. Người dân tham gia BHXH tự nguyện được
hưởng lương hưu theo quy định; được trợ cấp một lần và tử tuất; được cơ quan
BHXH cấp thẻ BHYT khi nghỉ hưu và hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh như những
người tham gia BHXH bắt buộc. Đặc biệt, loại hình bảo hiểm này có nhiều ưu việt
trong việc giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, giúp bảo đảm thu nhập, ổn định
cuộc
sống khi hết tuổi lao động cho đối tượng chiếm phần đông dân số của tỉnh là
người
lao động tự do, người dân ở các khu vực nông thôn.
Theo Luật BHXH năm 2014 đã có nhiều bổ sung, điều chỉnh về chính sách nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia BHXH, nhất là loại hình BHXH tự
nguyện. Theo đó, luật đã bỏ quy định khống chế trần tuổi tham gia; quy định mức
sàn
thu nhập tối thiểu đóng BHXH tự nguyện bằng chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn
để phù hợp với khả năng tham gia của người dân; linh hoạt trong phương thức
đóng…”. Tính đến ngày 31/12/2018, tỉnh Phú Thọ có 7.811 người tham gia BHXH
tự nguyện,trong đó huyện Đoan Hùng có 604 người tham gia BHXH TN đạt 96% kế
hoạch tỉnh giao.
Tuy vậy, hiện nay việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn
huyện vẫn còn gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân là do BHXH tự nguyện là chính
sách mới nên người dân chưa quan tâm nhiều và chưa nhận thức đầy đủ tầm quan
trọng của chính sách. Bên cạnh đó, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là
lao động tự do, lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp... thường có thu nhập
thấp
và không ổn định. Mặc dù mức đóng BHXH tự nguyện tuy có thay đổi theo khả năng
của người đóng, nhưng mức đóng thấp nhất hiện nay bằng 22% mức chuẩn hộ nghèo
của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (khoảng 154.000
đồng/tháng), nên rất khó khăn cho những đối tượng này khi tham gia BHXH tự
nguyện. Hơn nữa, quyền lợi được hưởng của người tham gia vẫn còn bó hẹp. Cụ thể,
người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng 5 chế độ gồm ốm đau, hưu trí, tử tuất,
thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Trong khi đó, người tham gia
BHXH
tự nguyện chỉ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Vì vậy, trong những
năm
qua, mặc dù số người lao động tham gia BHXH tự nguyện đã tăng, nhưng vẫn chưa
44
tương xứng với tiềm năng của đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện.
Từ ngày 1/1/2018, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền
đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ
nghèo của khu vực nông thôn. Cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ bằng 30% đối với người
tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; hỗ trợ 25% đối với người tham gia
BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo và 10% đối với các đối tượng khác. Với người
tham gia BHXH đóng theo phương thức một lần, số tiền hỗ trợ cho những năm còn
thiếu được Nhà nước chuyển toàn bộ một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất trong cùng
năm đóng.
Đây được xem là một trong những giải pháp thu hút đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện. Khi BHXH có nhiều người tham gia thì tỷ lệ thuận với nó là việc sau này
sẽ
có nhiều người lao động hết tuổi làm việc, về già sẽ có lương hưu để duy trì
cuộc
sống; Nhà nước cũng sẽ giảm được nguồn chi phí chi trợ cấp cho người cao tuổi
như
hiện nay; an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo tốt hơn.
Đồ thị 2.2 Cơ cấu tham gia bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng năm 2018
Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2018)
Thông qua đồ thị 2.2 ta thấy: Nhóm người lao động tham gia BHXH tự nguyện có
604 người tham gia chiếm tỷ lệ 1,17% trong tổng số 51.647 người trong độ tuổi
lao
45
động toàn huyện; Nhóm người tham gia BHXH bắt buộc là những người làm trong
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã… có 7.907 người tham gia chiếm
15,31% trong tổng số 51.647 người trong độ tuổi lao động toàn huyện; Nhóm người
trong độ tuổi lao động chưa tham gia BHXH có 43.136 người chiếm tỷ lệ khá cao là
83,52%, số người chưa tham gia BHXH chủ yếu vẫn là người lao động làm nông
nghiệp thu nhập còn thấp lại bấp bênh.
Nhìn chung số lượng người lao động tự do không thuộc đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc qua 3 năm đã có xu hướng tăng lên từ 442 người năm 2016 lên 604 người
năm 2018, tốc độ tăng bình quân là 18,32%. Có được kết quả trên là do có sự quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của BHXH tỉnh, của Huyện uỷ, HĐND, UBND
huyện. Sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể của
huyện;
sự đồng thuận của các cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn. Đồng thời có sự
chủ
động tổ chức triển khai thực hiện của lãnh đạo, sự cố gắng phấn đấu tích cực của
tập
thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức BHXH huyện Đoan Hùng.
Bảng 2.6 Số lượng và cơ cấu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện huyện Đoan Hùng
giai đoạn 2016 - 2018
Diễn giải
2016
2017
2018
Chênh lệch
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
2017/
2016
2018/
2017
1. Dân trong độ tuổi
lao động toàn huyện
48.635
100
50.165
100
51.647
100
1,031
1,029
2. Tham gia BHXH
7.043
14,48
7.986
15,92
8.511
16,48
1,134
1,066
- Tham gia BHXH BB
6.601
13,57
7.512
14,97
7.907
15,31
1,138
1,052
- Tham gia BHXH TN
442
0,91
474
0,95
604
1,17
1,072
1,274
3. Chưa tham gia
BHXH
41.592
85,52
42.179
84,08
43.136
83,52
1,014
1,023
Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2018)
Qua bảng 2.6 cho thấy: Tổng số người tham gia BHXH trên địa bàn toàn huyện tính
đến tháng 12 năm 2018 là 8.511 người đạt tỉ lệ là 15,31% số người trong độ tuổi
lao
động. Trong đó, đối tượng tham gia BHXH TN có số người tham gia thấp, chỉ có 604
người đạt tỷ lệ 1,17% tổng số người trong độ tuổi lao động. Trong đó số người
chưa
46
tham gia BHXH của là 43.136 người, chiếm tỷ lệ 83,52%, số chưa tham gia đa phần
là những người nông dân, buôn bán, đi làm thê.. có mức thu nhập thấp không ổn
định. Tuy nhiên nhìn vào số liệu qua các năm 2016, 2017, 2018 thì số lượng người
tham gia BHXH bắt buộc và BHXH TN vẫn tăng cụ thể là thu BHXH TN năm 2017
so với năm 2016 tăng 7,2%, năm 2018 so với năm 2017 tăng 27,4%. Điều đó cho
thấy nhận thức của người dân về BHXH tự nguyện dần tăng lên và công tác tuyên
truyền của các cấp các ngành nói chung và của cán bộ BHXH huyện nói riêng đã
phần nào tác động tích cực đến người dân trong địa bàn huyện.
Lý do không tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân trên địa bàn huyện
Đoan Hùng chủ yếu vẫn là do thu nhập thấp, quyền lợi khi tham gia còn hạn chế,
thông tin hiểu biết về chính sách BHXH TN chưa đầy đủ…
Căn cứ vào tần suất thu nhập hàng tháng của người lao động và điều kiện về thời
gian, công việc mà mỗi người lựa chọn phương thức đóng BHXHTN khác nhau.
Theo quy định về BHXH tự nguyện thì có 5 hình thức đóng khác nhau: hàng tháng, 3
tháng, 6 tháng, 12 tháng 1 lần và đóng 1 lần cho nhiều năm sau (không quá 5 năm)
để
các cá nhân tham gia BHXHTN có thể lựa chọn cho phù hợp.
Nếu nhóm người có lương đều đặn hàng tháng thì có thể lựa chọn đóng hàng tháng
để đảm bảo duy trì quỹ BHXHTN của cá nhân họ, hay đối với những người buôn bán
thời gian bận rộn thì có thể lựa chọn đóng theo 3 tháng 6 tháng hoặc 12 tháng để
không ảnh hưởng đến công việc. Kết quả tổng hợp từ thực tế cho thấy:
Bảng 2.7 Sự tham gia BHXH TN theo phương thức đóng giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu
Năm 2016 (số
người)
Năm 2017
(số người)
Năm 2018 (số
người)
1. Đóng hàng tháng
4
2
11
2. Đóng 3 tháng
91
106
141
3. Đóng 6 tháng
96
113
137
4. Đóng 12 tháng
251
253
312
5. Đóng 1 lần cho nhiều năm
sau (không quá 5 năm)
0
0
3
Tổng cộng
442
474
604
(Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2018)
47
Với phương thức đóng hàng tháng thì người dân có nhu cầu đóng không nhiều điều
đó phần nào nói lên thu nhập hang tháng của người lao động không ổn định, số
người
đóng hàng tháng năm 2018 chỉ chiếm 1,82% số người tham gia BHXH TN (tương
đương với 11 người).
Phương thức đóng 3 tháng và 6 tháng một lần có số người tham gia ngang nhau,
chênh lệch không đáng kể. Đóng 3 tháng một lần năm 2018 chiếm 23,34% số người
tham gia BHXH TN, đóng 6 tháng 1 lần năm 2018 chiếm 22,68% số người tham gia
BHXH TN điều đó chứng tỏ người lao động có thể cân đối nguồn thu nhập của mình
trong 3 tháng và 6 tháng ổn định hơn hàng tháng.
Phương thức đóng 12 tháng 1 lần có số người tham gia nhiều nhất năm 2018 chiếm
51,66% số người tham gia BHXH tự nguyện như vậy người lao động thu nhập hàng
tháng không ổn định, thời gian đi làm thường xuyên bận rộn, để tránh việc quên
nộp
tiền vào quỹ BHXH những người lao động này đã chọn phương thức đóng 12 tháng 1
lần. Bên cạnh đó thì phương thức đóng 1 lần cho nhiều năm sau nhưng không quá 5
năm chỉ có 3 người tham gia năm 2018 chiếm tỷ lệ 0,5%, vì thu nhập hàng tháng
của
người lao động không đều, số tiền tích cóp nhàn rỗi không có dôi dư nhiều.
Thu nhập là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người lao động có thể tham gia
BHXH tự nguyện được hay không. Bởi vì nó liên quan đến việc đóng góp để hình
thành quỹ BHXH tự nguyện. Nếu như thu nhập của người dân ở mức cao thì một
phần họ dùng để trang trải cho cuộc sống, phần còn lại sử dụng vào việc tái sản
xuất
sau đó họ mới tính toán cho quỹ dự phòng trong tương lai. Vì thế việc tham gia
BHXH tự nguyện của mỗi người tùy vào khả năng tài chính của họ và việc tham gia
BHXH tự nguyện thực tế tại huyện Đoan Hùng giai đoạn 2016-2018 với nhiều mức
đóng khác nhau được tổng hợp ở bảng 2.8 như sau:
48
Bảng 2.8 Mức đóng của người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu
Năm 2016 (số
người)
Năm 2017
(số người)
Năm 2018
(số người)
1. Mức 700.000 - 1.000.000
2. Mức 1.050.000 - 1.500.000
3. Mức 1.550.000 - 2.000.000
4. Mức 2.050.000 - 2.500.000
5. Mức 2.550.000 - 3.000.000
6. Mức 3.050.000 - 3.500.000
7. Mức 3.550.000 - 4.000.000
8. Mức 4.050.000 - 4.500.000
9. Mức 4.550.000 - 5.000.000
10. Mức 5.050.000 - 5.500.000
Tổng cộng
5
208
114
81
15
5
3
5
4
2
442
12
225
117
83
18
5
3
5
4
2
474
59
258
143
94
21
9
6
7
5
2
604
Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2018)
Năm 2018 số người tham gia BHXH tự nguyện ở mức trên 3.000.000đ so với năm
2016 và 2017 không có sự thay đổi nhiều, tỷ lệ tham gia là rất thấp chỉ chiếm
khoảng
4,8% (29/604); Số người tham gia ở mức từ 700.000đ đến 1.000.000đ tăng tương đối
nhiều so với năm 2016 (tăng 54 người) chiếm tỷ lệ 9,8%; Số người tham gia đông
nhất là ở mức từ 1.050.000đ đến dưới 1.500.000đ có 258 người chiếm 42,7% ; mức
từ 1.550.000đ đến 2.000.000đ là 143 người chiếm 23.7% còn lại các mức khác số
người tham gia ít điều đó chứng tỏ thu nhập của người lao động nói chung vẫn còn
rất thấp, không ổn định, cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn vất vả.
Như vậy, khi thu nhập càng cao thì số lượng người quyết định tham gia BHXH TN
càng nhiều. Bởi điều kiện để tham gia BHXH TN của người lao động ở khu vực phi
chính thức là phải có việc làm, có thu nhập, nhưng quan trọng hơn là phải có
tiết
kiệm và tích luỹ. Số tiền tiết kiệm thường được sử dụng vào việc mua sắm tài sản
nhằm tái sản xuất mở rộng, hoặc dùng để xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh hoạt
và
những nhu cầu chi tiêu khác như ma chay, cưới xin, thăm hỏi, giỗ tết và các
khoản
đóng góp xã hội khác. Chính vì vậy, nếu số tiền còn lại để có thể đóng góp, tham
gia
BHXH tự nguyện cũng như các loại hình bảo hiểm khác là không nhiều nên khả năng
tham gia BHXH tự nguyện của họ gặp nhiều khó khăn. Điều đó chứng tỏ thu nhập có
49
ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tham gia BHXHTN của người dân.
2.2.3
Thực trạng phát triển về chất lượng cung cấp dịch vụ Bảo hiểm xã hội tự
nguyện
- Hệ thống đại lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tính đến năm 2017, mạng lưới thu BHXH TN của huyện Đoan Hùng được mở rộng
với 5 hệ thống đại lý, với tổng số 32 đại lý thu BHXH TN ( Đại lý thu 27 xã, 1
thị
trấn, đại lý bưu điện, đại lý trung tâm y tế, đại lý hội phụ nữ, đại lý hội nông
dân); và
414 điểm thu với 414 nhân viên đại lý thu (trong đó có 284 nhân viên đại lý thu
xã,
phường, thị trấn; 30 cán bộ trạm y tế xã, thị trấn; 44 nhân viên đại lý thu bưu
điện; 28
nhân viên hội phụ nữ xã, thị trấn; 28 nhân viên hội nông dân xã, thị trấn). Tại
mỗi
điểm thu đã được bố trí đầy đủ bàn ghế, biển hiệu điểm thu, trang thiết bị làm
việc, sổ
sách ấn phẩm để phục vụ người tham gia BHXH tự nguyện. Việc hình thành và mở
rộng các đại lý thu trên địa bàn huyện giúp BHXH huyện đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phát triển các đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT,
mang lại những hiệu quả tích cực. Các đại lý thu tích cực tuyên truyền, vận động
nhân dân tham gia BHXH tự nguyện, đưa chính sách BHXH, BHYT của Đảng và
Nhà nước đi vào cuộc sống. Nhân viên đại lý thu luôn bám sát địa bàn, trực tiếp
đến
từng hộ dân để vận động, việc cập nhật, lập danh sách gửi BHXH huyện để cấp sổ
BHXH cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện kịp thời; công tác
tài chính, quyết toán với BHXH huyện luôn tuân thủ đúng quy định, không để xảy
ra
thất thoát.
Bảng 2.9 Hệ thống đại lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện
trên địa bàn huyện Đoan Hùng
Chỉ tiêu
Năm 2016
(điểm thu)
Năm 2017
(điểm thu)
Năm 2018
(điểm thu)
1. Đại lý thu các Xã, Thị Trấn
28
28
284
2. Đại lý thu Trung tâm y tế
28
28
30
3. Đại lý thu Bưu điện
28
28
44
4. Đại lý thu Hội phụ nữ huyện
28
5. Đại lý thu hội nông dân huyện
28
Tổng cộng
84
84
414
Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2018)
50
Có thể khẳng định vai trò của đại lý thu BHXH TN đã góp phần tích cực cùng với
ngành BHXH trong công tác tuyên truyền, vận động, phát triển đối tượng tham gia
và
triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn huyện. Theo kết quả
thống kê tính đến tháng 12 năm 2018 số điểm thu đã tăng từ 84 điểm thu lên 414
điểm thu và hệ thống đại lý thu BHXH TN đã phát triển được 604 người tham gia
BHXH tự nguyện.
Việc đưa chính sách BHXH, BHYT đi vào cuộc sống, ngoài tinh thần trách nhiệm,
sự nhiệt tình của các nhân viên đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT, hằng năm cơ
quan BHXH huyện tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn quy trình, nghiệp vụ thu, bồi
dưỡng kỹ năng khai thác, vận động thu, tuyên truyền chính sách, pháp luật về
BHXH, BHYT cho các nhân viên đại lý thu, nhằm giúp họ nâng cao nghiệp vụ để
thực hiện tốt nhiệm vụ thu BHXH TN; giao chỉ tiêu thu BHXH TN cho từng đại lý
thu. Đồng thời, BHXH huyện phối hợp với các cơ quan, phòng, ban đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động, giáo dục với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức
của
người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách BHXH TN để người dân chủ
động tham gia. Qua các đợt tập huấn nhằm trang bị kiến thức cơ bản cho học viên
về
chính sách BHXH TN, quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia; trình tự, thủ tục hồ
sơ
tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH TN. Thường xuyên củng cố kiến thức và chất
lượng hoạt động của nhân viên đại lý trong việc thực hiện thu BHXH tự nguyện, từ
đó phát huy hiệu quả trong hoạt động của mạng lưới đại lý thu, góp phần nâng cao
tỷ
lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của các đại lý thu BHXH tự nguyện, trong
thời gian tới cơ quan BHXH huyện tăng cường công tác quản lý, thường xuyên kiểm
tra, hướng dẫn các đại lý thu thực hiện đúng quy trình thu tại quyết định số
595/QĐ-
BHXH ngày 14/4/2017; quản lý hoạt động đại lý thu BHXH, BHYT tại Quyết định
1599/QĐ-BHXH ngày 28/10/2016 và các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT.
Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng khai thác, vận động thu, tuyên truyền
chính sách BHXH, BHYT cho nhân viên đại lý thu, hướng dẫn đại lý thu thực hiện
phần mềm công nghệ thông tin trong quá trình theo dõi quản lý đối tượng tham gia
BHXH TN như tra cứu thông tin và cập nhật số điện thoại của người tham gia trên
51
phần mềm để theo dõi, thông báo nhắc đóng BHXH TN đúng hạn theo quy định
nhằm đảm bảo người dân được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp
luật khi tham gia BHXH TN. Hằng năm cơ quan BHXH tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt
động của đại lý thu và kịp thời khen thưởng khuyến khích, động viên nhân viên
đại lý
thu thực hiện nhiệm vụ ngày càng tốt hơn.
- Quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện
BHXH là một trong những chính sách lớn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi
trọng là 1 trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, trong đó có BHXH tự nguyện. Có
thể
nói chính sách BHXH tự nguyện ra đời và áp dụng thưc hiện từ ngày 01/01/2008 là
một chính sách ưu việc và đầy tính nhân văn cho lao động tự do làm việc ở khu
vực
phi chính thức được tham gia và hưởng chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động.
Tuy
nhiên cho đến nay số lượng người lao động ở khu vực này tham gia vẫn là con số
ít
ỏi. Phải chăng là do thu nhập của người dân không đủ để trang trải cho cuộc sống
mưu sinh trước mắt hay các quy định về chính sách chưa được ưu việc và linh hoạt
để có thể được đông đảo người lao động đồng thuận hoặc chính sách này thực sự
chưa đến được người dân để họ tiếp cận, nắm bắt … Nhằm nâng cao hơn nữa tính
nhân văn của chính sách này cũng như tháo gỡ, tiếp sức và chung tay với người
lao
động, Luật BHXH số 58/QH13 do Quốc Hội XIII thông qua ngày 20/11/2014 đã thể
chế và hoàn thiện các quy định về chính sách BHXH theo hướng mở rộng và nâng
cao quyền tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách cho đông đảo nhân dân lao động
vì mục tiêu an sinh cho mọi người lao động khi về già. Theo đó, Chính sách BHXH
tự nguyện đã mở rộng về đối tượng tham gia, phương thức đóng, mức đóng và chế độ
hưởng.
Để chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực sự đi vào cuộc sống thì công tác
triển
khai đồng bộ có hiệu quả của các cấp các ngành, mặt trận, các đoàn thể, hội,
đội,.. là
rất cần thiết trong việc đưa chính sách này đến tận tay người lao động tự do
bằng
nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khuyến khích
và hỗ trợ để đông đảo người lao động tự do trong khu vực phi chính thức có thể
quan
tâm, lắng nghe, nhận thức và tin cậy chính sách BHXH TN là chỗ dựa vững chắc khi
họ không may gặp phải những rủi ro trong cuộc sống hay hết tuổi lao động. Bên
cạnh
52
việc giải quyết vấn đề an sinh cho người lao động tự do khi gặp rủi ro hoặc hết
tuổi
lao động, chính sách BHXH tự nguyện còn mang một ý nghĩa tâm lý xã hội đó là
“nâng cao giá trị bản thân”. Bởi lẽ, lâu nay đại đa số người lao động tự do
trong khu
nông thôn, buôn bán nhỏ lẻ… có thể chưa bao giờ nghĩ mình có thể được hưởng
lương hưu như những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước hay các doanh
nghiệp các tổ chức thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc khi hết tuổi lao
động được nghỉ hưu.
Bảng 2.10 Thống kê đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH từ quỹ BHXH tự
nguyện trên địa bàn huyện Đoan Hùng
Diễn giải
2016
2017
2018
Chênh lệch
Số người
Số tiền
(triệu)
Số người
Số tiền
(triệu)
Số người
Số tiền
(triệu)
Số người
2016 -
2018
Số tiền
2016 -
2018
(triệu)
1. Lương hưu
33
795
43
919
60
1.316
27
521
2. Trợ cấp BHXH 1 lần
12
130
13
300
15
310
3
180
3. Trợ cấp mai táng phí
1
11
1
12
1
14
0
2
4. Trợ cấp tuất 1 lần
1
32
1
36
2
48
1
12
Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng qua các năm (2016- 2018)
Từ số liệu thống kê ở bảng 2.10, nhận thấy rằng số người hưởng lương hưu và trợ
cấp
BHXH từ nguồn quỹ BHXH tự nguyện qua các năm đều tăng, mặc dù số người tăng
không nhiều nhưng cũng phần nào thấy rằng nhận thức của người lao động tự do về
chế độ chính sách BHXH TN đã được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những người đã
tham gia BHXH TN thì vẫn còn rất nhiều người người lao động tự do chưa tham gia
BHXH TN phải chăng chính sách BHXH TN chưa thực sự đủ sức hấp dẫn hay do
chưa nắm rõ về chế độ chính sách BHXH tự nguyện mà trong những năm qua số
người tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH tự nguyện vẫn còn là con số ít ỏi.
Có thể nhận định rằng chính sách BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH
mới hiện nay đã mở ra cho người lao động tự do cơ hội tham gia và thụ hưởng
chính
sách an sinh một cách dễ dàng và rộng mở góp phần làm tăng tỷ lệ bao phủ BHXH
nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng.