Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
905
245
97
23
nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa
phương, kể cả các cấp ủy đảng nhằm phổ biến, quán triệt chủ trương, thống nhất
trong tổ chức thực hiện.
1.2 Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện và bài học cho huyện
Đoan Hùng
1.2.1
Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số địa phương
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh
xã
hội của nước ta. Với mong muốn đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người nông dân và
người lao động tự do, BHXH TN đã ra đời và bắt đầu thực hiện từ năm 2008. Có thể
nói BHXH TN được kỳ vọng là chỗ dựa cho người có thu nhập thấp đem đến cơ hội
hưởng “lương hưu” cho hàng trục triệu người không nằm trong diện BHXH bắt buộc.
Trải qua quá trình thực hiện BHXH TN càng chứng tỏ đây là chính sách quan trọng
của đảng và nhà nước.
1.2.1.1 Kinh nghiệm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ở huyện Hạ Hòa, tỉnh
Phú
Thọ
Trong những năm qua, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở
huyện Hạ Hòa luôn được BHXH huyện chủ động phối hợp với Liên hiệp Hội Phụ nữ,
Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện,
cùng các ngành liên quan họp bàn và ký kết văn bản phối hợp liên ngành về việc
thực
hiện BHXH TN cho các đối tượng thuộc địa phương mình quản lý. Đồng thời tuyên
truyền ,hướng dẫn các tổ chức đoàn thể ở xã, phường nắm chắc chính sách BHXH
TN để thực hiện đạt hiệu quả. Đại lý thu BHXH TN là các tổ chức đoàn thể ở cấp
xã,
phường (Hội Phụ nữ, Hội nông dân…) và đại lý Bưu điện văn hóa các xã, thị trấn.
Các đại lý thu có nhiệm vụ phối hợp cùng cơ quan BHXH tuyên truyền, hướng dẫn
hội viên của mình tham gia BHXH TN, cụ thể là: giải đáp cho hội viên về quyền
lợi
và trách nhiệm của việc tham gia BHXH TN; lập danh sách người tham gia BHXH
TN, theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam. Qua đó đã phát huy được sức mạnh
tổng hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể ở địa phương cùng tham gia
chỉ đạo, phối hợp thực hiện trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình về
công BHXH TN tại địa phương.
24
Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH TN,
BHXH huyện Hạ Hòa đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, đó là:
Thứ nhất, lãnh đạo BHXH huyện xác định công tác phát triển BHXH TN là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, đây là công việc khó khăn phức tạp,
phải có quyết tâm cao để chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tiếp theo là xác định đối
tượng, hướng đi phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm để triển khai, thực hiện đạt
hiệu
quả.
Thứ hai, lập kế hoạch, chương trình công tác chi tiết, bố trí phân công cán bộ
thực
hiện cụ thể cho từng địa bàn, đơn vị để cán bộ chủ động phối hợp thực hiện, đồng
thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện,
môi
trường công tác cho cán bộ rèn luyện và trưởng thành. Kết hợp việc phân công
nhiệm
cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ công tác.
Thứ ba, tổ chức thực hiện việc thu, thanh toán tiền hoa hồng, in trả thông báo
nộp
tiền kịp thời.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách, chế độ BHXH nói chung và
chế độ BHXH TN nói riêng. Mặt khác, BHXH huyện Hạ Hòa thường xuyên tranh
thủ sự ủng hộ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và phối hợp chặt chẽ với
các
tổ chức đoàn thể trong huyện để triển khai, tổ chức thực hiện. Đặc biệt thường
xuyên
phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, các cơ quan truyền thông, các đại lý thu
để
tuyên truyền chính sách an sinh của Đảng, Nhà nước về BHXH tự nguyện.
Thứ năm, khen thưởng và động viên kịp thời những đơn vị, cá nhân có nhiều thành
tích trong công tác phát triển BHXH TN. (Báo cáo BHXH huyện Hạ Hòa năm 2018)
1.2.1.2 Kinh nghiệm về phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở huyện Lâm Thao,
tỉnh
Phú Thọ
Kết quả triển khai thực hiện BHXH TN ở huyện Lâm Thao, bước đầu đã thu được
kết quả đáng mừng, tuy chưa đạt kế hoạch do BHXH tỉnh giao nhưng đã có chiều
hướng phát triển thuận lợi, số người tham gia BHXH tự nguyện hàng tháng phát
triển
tương đối ổn định. Đây là cơ sở vững chắc để Huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ tiến
tới
hoàn thành kế hoach BHXH TN vào năm 2021.
25
Thực hiện hướng dẫn của BHXH tỉnh triển khai thực hiện BHXH TN, BHXH huyện
đã chủ động phối hợp với các Ban, Ngành có liên quan, các cấp ủy Đảng và chính
quyền địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, kịp thời tham mưu cho Huyện ủy và
UBND Huyện ban hành văn bản chỉ đạo các ban nghành đoàn thể các xã thực hiện
chính sách BHXH TN trên địa bàn huyện, phấn đấu đạt tỷ 35% lực lượng lao động
trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực
phi
chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động
trong độ tuổi vào năm 2021. Phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ huyện xây dựng
chương trình liên tịch thực hiện. Yêu cầu phải tuyên truyền phổ biến các chủ
trương,
chính sách về BHXH TN thật cụ thể, rõ ràng đến từng hộ gia đình, để từng người
dân
biết và thật sự hiểu, đồng thời thấy được lợi ích thiết thực của BHXH TN và tính
an
sinh xã hội ở đó.
Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Thao tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại
chúng phổ biến kiến thức về BHXH TN cho người dân hiểu; thường xuyên cử cán bộ
về các xã để nắm bắt tình hình và tuyên truyền để người dân nhận thức được quyền
lợi của mình khi tham gia BHXH TN. Song song với các hoạt động tuyên truyền,
công tác đào tạo cán bộ được BHXH huyện đã được chú trọng, nhằm đảm bảo đội
ngũ làm công tác BHXH có đủ trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp để đáp ứng
yêu cầu công việc. (Báo cáo BHXH huyện Lâm Thao năm 2018)
1.2.1.3 Kinh nghiệm về phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở huyện Yên Sơn,
tỉnh
Tuyên Quang
Yên Sơn là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố
Tuyên Quang, phía tây nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), phía tây giáp
huyện Yên Bình (Yên Bái), phía đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên), và
huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc mục tiêu “mở rộng đối tượng” là nhiệm vụ trọng tâm
số
một của ngành và thực hiện phương châm “thu đúng, thu đủ, đảm bảo cho quyền lợi
BHXH cho người lao động”. Đồng thời, dự báo, đánh giá chính xác những thuận lợi
và khó khăn tác động đến việc thực hiện thu BHXH. Do đó, Bảo hiểm xã hội huyện
Yên Sơn đã chủ động chỉ đạo chặt chẽ từ khâu rà soát, cân đối, thực hiện kế
hoạch
26
thu trên địa bàn huyện mà Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giao. Tăng cường bám
sát các đơn vị sử dụng lao động để kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động sản
xuất
kinh doanh của đơn vị.
Huyện Yên Sơn có trên 70% người dân là dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu
nhập của người dân không đồng đều, chủ yếu tập trung vào một số ít các hộ quanh
khu vực trung tâm xã. Vì vậy, tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện còn thấp,
quá trình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho người lao động trên địa bàn
gặp
nhiều khó khăn. Năm 2018, toàn huyện mới có 541 người tham gia BHXH tự
nguyện. Để tăng tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện, trong thời gian tới, BHXH
huyện sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến về chính sách BHXH tự nguyện đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là
người lao động tự do, người lao động trong các gia đình sản xuất nông, lâm
nghiệp… Vì vậy, tuy có gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng với những biện pháp
thiết thực đó, công tác thu BHXH của BHXH huyện Yên Sơn luôn luôn hoàn thành
kế hoạch BHXH tỉnh Tuyên Quang giao cho. (Báo cáo BHXH huyện Yên Sơn năm
2018)
1.2.2
Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đoan Hùng về công tác phát
triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trong những năm qua với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các sở, ban, ngành,
địa
phương, việc thực hiện công tác phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh đã
đạt
được kết quả tích cực. Tính đến thời điểm 31/12/2018, số người tham gia BHXH
toàn
tỉnh có 174.552 người, trong đó có 7.811 người tham gia BHXH tự nguyện chiếm
4,47% trên tổng số người tham gia BHXH toàn tỉnh. Tại huyện Đoan Hùng tính đến
thời điểm 31/12/2018, số người tham gia BHXH toàn huyện có 8.511 người/108.524
người, trong đó đối tượng tham gia BHXH TN là 604 người, chiếm tỷ lệ 7% trên
tổng số người tham gia BHXH toàn huyện, đạt được chỉ tiêu của BHXH tỉnh Phú
Thọ giao.
Tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo thường xuyên của BHXH tỉnh và
các
cấp ủy, chính quyền, các ngành từ huyện đến cơ sở, từ đó BHXH huyện đã chủ động
hơn trong tổ chức thực thi nhiệm vụ, nhất là việc xử lý những vấn đề khó khăn
trong
27
khi thực hiện công việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo
hộ gia đình…; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm pháp luật
về
BHXH, BHYT... đã thường xuyên hơn.
Cơ quan BHXH phải luôn chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất với huyện ủy,
HĐND, UBND huyện để huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc trong việc
triển khai thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Tích cực thực hiện cải cách
thủ tục hành chính trong giải quyết chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN tạo
sự hài lòng cho đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, các hội đoàn thể đối với công tác
tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Thực
hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp để đẩy nhanh việc phát triển đối tượng;
thu
đầy đủ, kịp thời, đúng thời gian theo quy định.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, sử dụng các
hình thức dịch vụ công nhằm phục vụ tốt hơn người tham gia và thụ hưởng chế độ
chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Hiện đại hóa phương tiện làm việc của ngành,
ứng dụng các phần mềm quản lý hiện đại để nâng cao hiệu suất công tác, giải
quyết
nhanh chóng các thủ tục phát sinh, từng bước cải cách thủ tục hành chính, tránh
phiền hà cho dân khi giải quyết các quyền lợi về bảo hiểm xã hội nói chung và
BHXH tự nguyện nói riêng.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đối mới tác phong, lề
lối
làm việc và phong cách phục vụ đối tượng; xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện
đại, chuyên nghiệp và hiệu quả cao nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức,
cá
nhân trong việc tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật và đề cao ý nghĩa,
tác
dụng của việc tham gia BHXH tự nguyện, coi đó như quyền lợi, nghĩa vụ của công
dân, giúp cho nhân dân hiểu được, không chỉ là cán bộ công chức nhà nước mà
công dân trong mọi thành phần kinh tế đều được hưởng quyền bình đẳng về
BHXH nếu chấp hành đúng pháp luật và tuân thủ nguyên tắc về BHXH. Góp phần
nâng cao ý thức cộng đồng và ổn định xã hội.
28
1.3 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Đề tài nghiên cứu “Thực trạng pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt
Nam” của Võ Lan Anh, khoa Luật trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, thực hiện năm
2015.
Nội dung của đề tài: Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
bảo
hiểm xã hội tự nguyện ở nước ta hiện nay, giới thiệu những nguyên tắc chung và
các
nguyên tắc đặc thù của bảo hiểm xã hội tự nguyện, chủ thể tham gia và quỹ bảo
hiểm
xã hội tự nguyện. Tập trung phân tích thực trạng và đánh giá tình hình thực hiện
các
quy định pháp luật về BHXH TN ở Việt Nam cũng như ở một số nước trên thế giới,
rút ra bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu, đề xuất một số
kiến
nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện BHXH TN, cụ thể là
về
hình thức, phạm vi áp dụng, đối tượng tham gia đóng và hưởng BHXH TN: mở rộng
đối tượng tham gia cho lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,
nâng cao nhận thức, hiểu biết cần thiết cho người lao động để họ tự nguyện tham
gia
bảo hiểm; phổ biến các quyền lợi và điều kiện hưởng quyền lợi cho người lao
động;
giải quyết việc làm để người lao động có thu nhập ổn định; thực hiện có hiệu quả
chương trình xóa đói giảm nghèo; giảm những khoản đóng góp cho người lao động,
và một số giải pháp về tổ chức thực hiện, nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của các
quan hệ pháp luật BHXH TN trên thực tế.
- Đề tài nghiên cứu “Thực trạng và nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
của
người dân phường Hiến Nam, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên” của Bùi Mạnh Cường,
khoa kinh tế và phát triển nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, thực
hiện năm 2014
Nội dung của đề tài: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ được cơ sở lý luận chính sách
BHXH tự nguyện đối với nông dân. Đánh giá tổng quan về thực trạng triển khai
thực
hiện BHXH tự nguyện đối của người dân phường Hiến Nam trong 3 năm qua; kết
quả đạt được, chưa được, những nguyên nhân tồn tại, hạn chế. Xác định mục tiêu,
phương hướng và nhu cầu về tham gia BHXH tự nguyện của nông dân phường Hiến
29
Nam, thành phố Hưng Yên. Trên cơ sở lý luận , thực tiễn đề xuất các giải pháp
tăng
cường Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân phường Hiến Nam, thành phố Hưng
Yên cả về cơ chế, chính sách lẫn tổ chức thực hiện có cơ sở khoa học và tính khả
thi
cao, góp phần thực hiện BHXH cho mọi người lao động theo chủ trương của Đảng,
Nhà nước.
- Đề tài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ Bảo hiểm xã hội tựnguyện cho nông dân
trên
địa bàn tỉnh Bình Định” của Trần Yên Thái, khoa Kinh tế Phát triển Trường Đại
học
Đà Nẵng, thực hiện năm 2014.
Nội dung của đề tài: Xác định nhu câu tham gia BHXH TN trên địa bàn nghiên cứu,
đề ra một số giải pháp nhằm mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH TN trên
địa bàn tỉnh Bình Định. Giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ hơn về chế độ, chính
sách
BHXH, dịch vụ thu BHXH tự nguyện; từ đó có các cơ sở lý luận và thực tiễn về các
giải pháp phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Bình Định để vận dụng
trong
việc thực hiện nhiệm vụ tham gia BHXH tự nguyện của người lao động tự do và
người nông dân.
Các đề tài trên đều đã nghiên cứu về BHXH tự nguyện nhưng ở những góc độ khác
nhau và phạm vi, địa bàn nghiên cứu khác nhau nên chưa đánh giá hết được các yếu
tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia nhất là các yếu tố có tính chất đặc điểm của
từng
địa phương.
Kết luận chương 1
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH do người lao động tự nguyện tham
gia, dựa trên sự tự do ý chí của họ và người tham gia có quyền lựa chọn mức phí,
cách thức đóng phí phù hợp trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và
được
hưởng một số chế độ bảo hiểm nhất định. BHXH tự nguyện mang bản chất chia sẻ
rủi ro giữa những người tham gia BHXH tự nguyện, giúp họ trang trải những khó
khăn bất ngờ xẩy ra trong cuộc sống. Thực hiện nguyên tắc "lấy số đông, bù cho
số
ít".
30
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động
nói
riêng và xã hội nói chung, góp phần phát triển bền vững các chế độ an sinh xã
hội. Ở
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn BHXH bắt
buộc chưa bao quát hết các đối tượng tham gia nên pháp luật thường quy định đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện là các lực lượng lao động thuộc mọi thành phần
kinh tế loại trừ các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, ở
hầu
hết các nước phát triển, những người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đều có
thể
tham gia thêm loại hình BHXH tự nguyện để nâng cao quyền lợi, đặc biệt là chế độ
hưu trí bổ sung. Ở Việt Nam hiện nay, BHXH tự nguyện mới thực hiện hai chế độ là
hưu trí và tử tuất. Căn cứ vào mục tiêu của Nhà nước mà ngành BHXH triển khai
việc thực hiện việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện sao cho vừa đảm
bảo quyền lợi của người tham gia, vừa thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội của
Nhà nước đề ra.
31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ
2.1 Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
2.1.1
Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với sự ra đời của ngành BHXH từ Trung ương đến địa phương thì BHXH
huyện Đoan Hùng được thành lập theo quyết định số 1650/QĐ_TCCB ngày
12/07/1995 của tổng giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 08/1995.
Tên đầy đủ: Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.
Địa chỉ: Thị trấn Đoan Hùng - Huyện Đoan Hùng - Phú Thọ.
Mã số thuế: 2600502125-003.
Đăng ký và quản lý bởi Chi cục Thuế Huyện Đoan Hùng.
Điện thoại: 0210 3880380 Fax: 0210 3880380
Khi mới thành lập Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng chỉ có 4 cán bộ (Giám đốc và
3 cán bộ), cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành BHXH đến nay BHXH huyện
Đoan Hùng đã có 17 viên chức và lao động hợp đồng (Trong đó: Giám đốc, 2 phó
giám đốc, 11 viên chức và 3 lao động hợp đồng)
Hiện nay BHXH huyện Đoan Hùng đang quản lý 258 đơn vị sử dụng lao động với
hơn 8.500 người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, hơn 600 người tham gia BHXH tự
nguyện và luôn hoàn thành hoạch hằng năm. Đối với công tác chi trả các chế độ
thường xuyên và ngắn hạn hàng năm khoảng 6.850 người với số tiến trên 181 tỷ
đồng và tiền đến tay người thụ hưởng luôn chi đúng, đủ, kịp thời.
Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng từ khi thành lập đến nay luôn hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ cấp trên giao và nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc
như năm 1997, 1998, 2000, 2010 , 2013, 2017; 2018 Bằng khen của Ủy ban tỉnh Phú
Thọ; năm 2001, 2004, 2006, 2013, 2015, 2017; Bằng khen của BHXH Việt Nam như
32
năm 1997, 1998, 2000, 2012, 2013; Cờ thi đua của BHXH Việt Nam năm 2000 và
2013. Để đạt được những thành tích trên là do BHXH huyện Đoan Hùng có đội ngũ
cán bộ giàu kinh nghiệm với trình độ chuyên môn và năng lực công tác tương đối
đồng đều (100% cán bộ viên chức có trình độ từ đại học trở lên), có phẩm chất
đạo
đức, nhiệt tình trong công việc, có bản lĩnh chính trị và truyền thống đoàn kết
nội bộ.
2.1.2
Chức năng và nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện
Theo quy định tại Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 của Bảo hiểm xã
hội Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bảo hiểm xã hội địa phương như sau:
- Chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện
Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh đặt tại huyện,
có
chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính
sách
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo quy định.
Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm
xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân
dân
huyện.
Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở
riêng.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện
1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã
hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện
kế
hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
2. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách,
pháp
luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và
Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể: