Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học môn Toán cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
1,336
361
103
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lớp và số học sinh THPT của Huyện theo năm học ....................
27
Bảng 2.2: Kết quả xếp loại 2 mặt của HS và kết quả tốt nghiệpcủa hai trường
3 năm gần
đây..................................................................................
28
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số liệu HS trúng tuyển Đại học, Caođẳng(NV1),
Trung cấp chuyên nghiệp từ năm 2014 đến năm 2017 ................... 28
Bảng 2.4: Kết quả thanh tra chuyên môn theo định kỳcủa hai Trường THPT
Huyện Ba Bể
...................................................................................
30
Bảng 2.5. Về trình độ đào tạo của Đội ngũ giáo viên Toán
.............................. 31
Bảng 2.6. Kết quả thanh tra môn Toán định kì của hai trường THPT Huyện
Ba Bể
...............................................................................................
31
Bảng 2.7: Tỷ lệ đánh giá, xếp loại GV dạy toán theo quy định"Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học phổ thông"
........................................... 33
Bảng 2.8. Kết quả điều tra về mục tiêu BD của 10 GV toán Huyện Ba Bể ...... 35
Bảng 2.9: Kết quả điều tra về hình thức BD phương pháp dạy họcmôn toán
của 10 GV
........................................................................................
37
Bảng 2.10: Kết quả điều tra về phương pháp BDGV Toán
.............................. 38
Bảng 2.11.Thống kê số lần kiểm tra và đánh giá chuyên môn GV Toán
Huyện Ba Bể
...................................................................................
39
Bảng 2.12. Kết quả điều tra về mức độ phù hợp các chế độ đãi ngộ đội ngũ
GV toán Huyện Ba Bể
..................................................................... 41
Bảng 2.13. Kết quả điều tra về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công
tác quản lý bồi dưỡng PPDH môn Toán THPT Huyện Ba Bể ....... 48
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ........
71
Bảng 3.2: Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện
pháp đề xuất ở các trường THPT huyện Ba Bểtỉnh Bắc Kạn về
đổi mới phương pháp dạy học môn toán .........................................
73
Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thicủa các biện pháp ....
74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học là một bộ phận trong quá trình sư phạm tổng thể, là một trong
những con đường để thực hiện mục đích giáo dục. Dạy học có chất lượng luôn là
mục tiêu của quá trình Giáo dục - Đào tạo ở các nhà trường trong hệ thống giáo
dục, giáo dục phải được đổi mới trên tất cả các mặt như: mục tiêu đào tạo, nội
dung chương trình, phương pháp giảng dạy, đánh giá, trong đó đổi mới công tác
quản lý giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng. Đánh giá về tình hình đổi mới giáo
dục
những năm qua, văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định "Phát triển giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế,
trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi
trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng
lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng
giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,
kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội"[32].
Đặc biệt, đối với học sinh ở vùng miền núi, các vùng có điều kiện kinh tế
khó khăn cách tiếp cận các lĩnh vực của các bộ môn khoa học còn gặp nhiều khó
khăn, chưa đồng bộ như môn khoa học. Điều kiện học tập của học sinh miền núi
chưa tiến kịp so với các Thị xã, Thành phố. Vì lẽ đó, kết quả học môn toán học
của các em học sinh còn gặp nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển
chung của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời kì
hiện nay. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý hoạt động dạy học nói chung và hiệu quả
quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Toán nói riêng ở các trường
THPT Huyện Ba Bể những năm gần đây không đồng đều, có dấu hiệu giảm sút;
thậm chí năm 2015 kết quả thi kì thi THPT Quốc gia điểm môn toán chưa đạt
yêu cầu đề ra của nhà trường, những đợt thanh tra hoạt động dạy học môn Toán
2
với kết quả khảo sát chất lượng dạy học môn Toán của Sở chỉ đạt mức dưới trung
bình, năng lực tự học môn Toán của đại đa số học sinh chưa cao ...
Trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục nói chung, giáo
dục THPT nói riêng, môn Toán là một môn học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng
và không thể thiếu trong chương trình giáo dục phổ thông. Đặc trưng của Toán
học là tính trừu tượng cao độ và tính thực tiễn phổ dụng, có tính lôgic chặt chẽ
và tính thực nghiệm; là môn học nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển tư duy
logic, tích cực, độc lập, sáng tạo cho học sinh; nâng cao năng lực phát hiện và
giải quyết các vấn đề trên cơ sở những kiến thức Toán học được tích lũy một
cách có hệ thống.
Là giáo viên, sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy, đồng thời từ thực tiễn công
tác của đơn vị, tôi nhận thức rõ: Quản lý bồi dưỡng giáo viên nói chung và quản
lý bồi dưỡng phương pháp dạy học môn Toán nói riêng phải phù hợp với đặc trưng
và các chức năng của môn học mới có hiệu quả. Hai trường trung học phổ thông
(THPT)trên địa bàn Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn với khoảng hơn1000 học sinh,
cơ sở vật chất cơ bản đủ về số lượng, đội ngũ giáo viên giảng dạy còn thiếu ở
một
số bộ môn như Toán, hóa học, sinh học, ngoại ngữ. Ban giám hiệu đã có sự quản
lý tương đối sát sao, linh hoạt, phù hợp nhưng hai trường THPT Huyện Ba Bể vẫn
chưa tìm ra được những biện pháp thiết thực đột phá trong đổi mới quản lý, để
nâng cao chất lượng dạy học cho bộ môn Toán.
Trong thực tế hiện nay tình hình đội ngũ nhà giáo trung học phổ thông ở
các huyện miền núi tỉnh Bắc Kạn có nhiều biến động. Chính vì vậy việc quản
lý,bồi dưỡng phương pháp dạy học môn toán cho giáo viên THPT các huyện
miền núi là cần thiết. Vì những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản
lýbồi dưỡng phương pháp dạy học môn Toán cho giáo viên các trường trung
học phổ thông huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn”, với mong muốn đóng góp một
phần nhỏ bé công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng chuyên môn môn
toán của các trường THPT Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn.
2. Mục đích nghiên cứu
3
Trên cơ sơ nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác quản lý bồi dưỡng
phương pháp dạy học môn Toán cho giáo viênTHPT hiện nay, đề xuất biện pháp
quản lý hoạt động bồi dưỡngphương pháp dạy học môn Toán cho giáo viên các
trường trung học phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên
dạy Toán THPT Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc kạn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học môn Toán cho giáo viên các
trường trung học phổ thông Huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng THPT trong công tác bồi
dưỡng cho giáo viên THPT được xác lập phù hợp với các cơ sở lí luận quản lý
nhà trường nói chung và lí luận quản lý chuyên môn nói riêng, phù hợp với các
cơ sở thực tiễn và điều kiện thực tế của giáo dục THPT huyện Ba Bể Tỉnh Bắc
Kạn sẽ giúp nhóm đối tượng quản lý này nhanh chóng trưởng thành về năng lực
chuyên môn, tự tin nghề nghiệp, góp phần giữ ổn định chất lượng dạy toán của
các trường THPT huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạntrong giai đoạn hiện nay và sự phát
triển trong tương lai.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về biện pháp quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy
học môn Toán cho đội ngũ giáo viên THPT.
-Khảo sát thực trạng việc quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học môn
Toán của Hiệu trưởng đối với giáo viên dạy toán THPT huyện Ba Bể Tỉnh
Bắc Kạn.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý (QL)trong việc quản lý bồi
dưỡngphương pháp dạy học mônToánnhằm nâng cao trình độ chuyên môn của
giáo viêndạy toán THPT huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn.
6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
4
+Nội dung nghiên cứu: Quản lýbồi dưỡng phương pháp dạy học môn toán
đối với giáo viêndạy toán THPT huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn.
+ Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu ở 2 trường THPT:
- Trường THPT Ba Bể Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn
- Trường THPT Quảng Khê Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn
+ Đối tượng khảo sát:
- Cán bộ quản lý hai trường
- Giáo viên dạy toán của 2 trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lí luận quản lý giáo dục, các văn
kiện Đảng các cấp, các văn bản pháp quy về giáo dục và các tài liệu khác có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến
đối với giáo viên, học sinh... nhằm thu thập thông tin cần thiết về vấn đề được
nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Sử dụng các quan sát để thu thập thông tin vềbiện
pháp quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học môn Toán đối với giáo viên THPT.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Đọc, nghiên cứu hồ sơ chuyên môn
(giáo án, kế hoạch giảng dạy bộ môn toán,…) của giáo viênđể nắm bắt các vấn
đề của năng lực chuyên môn, phát hiện thực trạng về biện pháp quản lý bồi dưỡng
của Hiệu trưởng các trường THPT trong địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn hiệu trưởng, giáo viên về nhu cầu,
thực trạng về biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng làm căn cứ đề xuất các biện
pháp quản lý.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua các hiệu trưởng, các giáo viên toán
5
và các giáo viên lâu năm để xác định các giải pháp tối ưu cho các biện pháp quản
lý hoạt động bồi dưỡng
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán về tính tổng, tính giá trị trung bình, tính tỉ lệ
phần trăm để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và các nhận
xét, đánh giá khoa học.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học môn
toán cho giáo viên trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học môn toán
ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học môn toán
cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MÔN TOÁN CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Bồi dưỡng phương pháp dạy học môn toán cho giáo viên đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục là một trong những xu hướng của quản lý hiện đại. Theo xu
hướng này, yêu cầu đáp ứng đổi mới, chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa ĐNGV
Toán là một đòi hỏi tất yếu trong quản lý ĐNGV cả ở bình diện vĩ mô và vi mô.
Xuất phát từ nhận thức về vai trò của GV Toán và tính chất chuyên nghiệp trong
lao động nghề nghiệp của GV nên các nghiên cứu về vấn đề phát triển nghề
nghiệp của GV tương đối phong phú. Nhiều đánh giá thiết thực về công việc của
GV và đề cao kỹ năng giảng dạy như một lĩnh vực chuyên nghiệp cần được đào
tạo, huấn luyện đã được khẳng định.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động BDGV nói chung, bồi
dưỡng phương pháp dạy học môn toán cho giáo viên nói riêng là vấn đề cơ bản
trong phát triển giáo dục. Việc tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có cơ hội
học tập suốt đời, học tập thường xuyên để kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới
phương pháp hoạt động phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội là phương châm
hành động của các cấp QLGD.
Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho GV và cán bộ QLGD là
nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm. Tùy theo thực tế của đơn vị
cá nhân mà các cấp QLGD đề ra các phương thức bồi dưỡng khác nhau trong
một phạm vi theo yêu cấu nhất định. Cụ thể là cứ từ 3 đến 5 GV được đào tạo lại
một lần theo chuyên môn mới và tập trung nhiều vào đổi mới phương pháp dạy
học.
Triều Tiên là một trong những nước có chính sách thiết thực về bồi dưỡng
và đào tạo lại ĐNGV. Tất cả ĐNGV đều phải tham gia học tập đầy đủ các nội
dung chương trình về nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn theo quy định.
7
Tại Thái Lan, từ năm 1998 việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành ở các
trung tâm học tập cộng đồng nhằm thực hiện giáo dục cơ bản huấn luyện kĩ năng
nghề nghiệp và thông tin tư vấn cho mọi người dân trong xã hội.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng phương pháp
dạy học môn toán cho giáo viên tương đối phong phú. Nhiều hội thảo khoa học
về quản lý ĐNGV Toán dưới góc độ QLGD theo ngành, bậc học đã được thực
hiện. Nhiều kết quả, nhiều công trình nghiên cứu đã và đang được ứng dụng
trong các nhà trường.
Tại hội thảo phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên táon THPT đáp ứng
với chương trình sách giáo khoa đổi mới ngay09/5/2015 tại Hà Nội, thứ trưởng
Bộ giáo dục vàđào tạo Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh việc đào tạo vàbồi dưỡng
phương pháp cho đội ngũ giáo viên toán đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông.
Tài liệu “phương pháp dạy học môn toán” của tác giả Nguyễn Bá Kim nói
về nội dung của môn toán định hướng quá trình dạy học toán và phương pháp
dạy học môn toán.
Nghiên cứu về quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động bồi
dưỡng nói riêng có các tác giả như: Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Viết Vượng,
Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, Đặng vũ Hoạt, ...
Những năm gần đây, nhiều luận văn tốt nghiệp thạc sĩ đã chọn đề tài
nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục, trong đó có
vấn đề quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học môn toán cho giáo viên. Các tác
giả nghiên cứu về vấn đề quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học môn toán cho
giáo viên theo bậc học và ngành học, vùng miền và địa phương khác nhau.
Tuy nhiên, ĐNGV Toán và các phương pháp dạy học của GV toán các
trường THPT huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) còn có những hạn chế, bất cập, chưa
đáp ứng được yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các phương pháp dạy học
8
đang vận dụng của đội ngũ GV Toán chưa đáp ứng yêu cầu, chậm đổi mới,
phương pháp dạy học còn nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư
duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học. Chế độ, chính sách
còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội
ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.
Xuất phát từ yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn đó đòi hỏi phải tăng
cường hoạt động bồi dưỡng phương pháp dạy học môn toán cho giáo viên một
cách toàn diện.
Chính vì thế luận văn của tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn về quản lý bồi dưỡng phương pháp dạy học môn toán cho giáo viên của các
trường THPT huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) để đề ra các biện pháp quản lý hoạt
động bồi dưỡng phương pháp dạy học môn toán cho giáo viên của hai trường
theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW để phát triển toàn diện năng lực và
phẩm chất người học.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên
1.2.1.1. Bồi dưỡng
Bồi dưỡng theo nghĩa rộng là quá trình đào tạo nhằm hình thành nhân cách
và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích đã chọn.
Theo nghĩa hẹp là trang bị kiến thức, kĩ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn
thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: Bồi dưỡng kiến thức
lí luận, bồi dưỡng năng lực sư phạm.
Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nền tảng các loại trình độ đã được
đào tạo cơ bản từ trước. Hoạt động bồi dưỡng là việc làm thường xuyên, liên tục
cho mỗi GV, cấp học, ngành học, không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ để
thích ứng với đòi hỏi của nền kinh tế xã hội. Nội dung bồi dưỡng được triển khai
ở các mức độ khác nhau, phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Bồi dưỡng với ý
nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có
9
nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân
nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.
Như vậy, về mặt quản lý có thể hiểu bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ
sung thêm những tri thức, cập nhật thêm những cái mới để làm tăng thêm vốn
hiểu biết, kỹ năng nghiệp vụ từ đó nâng cao hiệu quả lao động.
Từ những khái niệm trên có thể nói: Chủ thể hoạt động tự bồi dưỡng
(khách thể hoạt động bồi dưỡng) là một người lao động đã được đào tạo và có
một một trình độ chuyên môn nghề nghiệp nhất định.
Bồi dưỡng thực chất là quá trình cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng để nâng
cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó qua hình thức đào tạo
nào
đó. Mục đích bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp
vụ để người lao động có cơ hội củng cố mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức
kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả công việc đanh làm (không nhằm mục đích đổi nghề).
Trong GD&ĐT theo nghĩa rộng: Bồi dưỡng được hiểu là một dạng đào tạo
phi chính quy, về bản chất thì bồi dưỡng là một con đường của đào tạo và người
được bồi dưỡng của chương trình bồi dưỡng được hiểu là những người đang
đương nhiệm trong các cơ quan giáo dục hay trong các nhà trường.
Về quá trình bồi dưỡng Michael Amstrong khi nghiên cứu về quá trình
đào tạo đã nêu: Nghiên cứu quá trình đào tạo bồi dưỡng như là quá trình đào tạo
có kế hoạch xác định, nó là những tác động có xem xét cất nhắc nhằm đảm bảo
có được sự học tập để nâng cao khả năng làm việc thực tế. Quá trình đào tạo, bồi
dưỡng có kế hoạch là quá trình bao gồm các công đoạn sau:
- Xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng:
+ Xác định chủ thể bồi dưỡng chuyên môn và đối tượng được bồi dưỡng
chuyên môn.
+ Xác định nội dung cụ thể bội dưỡng chuyên môn.
+ Xác định phương pháp, phương tiện thực hiện bồi dưỡng chuyên môn.
- Xây dựng địa điểm và phân công người đảm nhiệm việc bồi dưỡng.