Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong quản lý nhà nước - Từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng
3,696
584
98
54
với hình thức gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản. Hội LHPN tỉnh luôn phát
huy tốt vai trò đại diện của tổ chức Hội tham gia vào các Ban chỉ đạo, Hội
đồng tư vấn của chính quyền. Từ năm 2015 -2017 Hội LHPN tỉnh tích cực
tham gia đóng góp được 59 ý kiến vào: Văn kiện Đại hội Đảng các cấp, các
dự thảo Luật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phụ nữ và trẻ
em, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa
phương; các báo cáo và chỉ tiêu, phương hướng, chương trình hành động,
chuyên đề, đề án... nổi bật là đợt tham gia góp ý kiến về Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam năm 2013 với trên 76.000 người tham gia và có 152 ý
kiến đóng góp; tham gia ý kiến đối với 68 dự thảo văn bản quy phạm pháp
luật, gồm 2 dự thảo Bộ luật, 40 dự thảo Luật, 9 dự thảo Nghị định, 12 dự thảo
Thông tư và 12 văn bản khác góp ý kiến bằng văn bản; Các văn bản Hội
LHPN tỉnh tham gia ý kiến chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến phụ nữ và trẻ em khác như: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân gia đình, Luật Đất đai, Luật Trẻ em
v.v... Hội LHPN tỉnh đã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến bình đẳng giới; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá thực
trạng bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số để Ủy ban Dân tộc Trung
ương trình chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến phụ nữ vùng
đòng bào dân tộc thiểu số.
Các cấp Hội còn tích cực tham gia góp ý các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng, kế hoạch hoạt động Vì sự tiến bộ của phụ nữ
và các chính sách khác của địa phương, kịp thời nắm bắt những tâm tư,
nguyện vọng của cán bộ, hội viện, phụ nữ và các tầng lớp nhân dân, tập hợp
những kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của phụ
nữ, trẻ em và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật để phối hợp với
chính quyền từng bước giải quyết kịp thời và bảo vệ quyền và lợi ích hợp
55
pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ. Tham gia tổng rà soát chính sách ưu
đãi người có công với cách mạng; chủ động giám sát và phát hiện nhiều vấn
đề liên quan trực tiếp đến phụ nữ.
Về các chính sách, hàng năm, Hội LHPN đã chủ động đề xuất xây dựng,
sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em,
đồng thời giúp cho công tác quản lý nhà nước hiệu quả hơn. Các ý kiến tham
gia của Hội LHPN tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên quan trực tiếp
hoặc có ảnh hưởng, tác động sâu sắc đến phụ nữ và mục tiêu bình đẳng giới
nhằm bảo đảm cơ hội tham gia, đóng góp của phụ nữ trong xã hội, gia đình;
bảo đảm các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền và
trách nhiệm pháp lý của công dân, tham gia vào quản lý và xây dựng đất
nước. Các ý kiến đóng góp nhìn chung đều được các cơ quan tiếp thu và ghi
nhận. Tại tỉnh và 13 huyện, thành phố, 100% Hội LHPN cấp xã đều được mời
và đã cử người tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng, sửa đổi, bổ sung các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội và đều phát huy được khả năng, có nhiều ý kiến đóng
góp xác đáng, được chính quyền địa phương đánh giá cao.
Trong những năm qua, hầu hết Hội LHPN cấp huyện/ xã trong tỉnh đã
có nhiều ý kiến tham gia vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật pháp chính
sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em trong các lĩnh vực như lao động, việc
làm, đất đai, hôn nhân gia đình v.v... và đều được các cơ quan quản lý nhà
nước địa phương đồng tình, xem xét tiếp thu hoặc trả lời kịp thời. Đặc biệt từ
2015-2017 Hội LHPN tỉnh đã chủ động đã tham mưu 03 chính sách về chế độ
thù lao cho Chi hội trưởng phụ nữ, chính sách tăng tỷ lệ nữ tham gia các lớp
đào tạo Cao cấp lý luận chính trị đối với cán bộ nữ trong diện quy hoạch, cán
bộ trưởng phó phòng, ban cấp tỉnh, huyện; đề xuất với chính quyền các cấp đầu
tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Hội LHPN cấp cơ sở được Tỉnh ủy,
56
Hội đồng nhân dân, UBND chấp thuận, ban hành thành chính sách áp dụng
trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh đã chủ trì đề xuất xây dựng Đề án
- kinh doanh - giai đoạn 2017 - 2021 và
được Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhất trí phê duyệt và hằng năm UBND tỉnh bố
trí nhân sách để triển khai thực hiện với mục tiêu làm cho hội viên, phụ nữ
tỉnh Cao Bằng nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe và
hạnh phúc gia đình.
Trên thực tế, các cấp Hội LHPN đã tư vấn cho chính quyền giải quyết
được nhiều vấn đề phức tạp diễn ra tại địa phương như: tham gia tuyên truyền
kế hoạch hóa gia đình, công tác bình đẳng giới, công tác bảo vệ chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và trẻ em. Ngoài ra, trong các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại, tố
cáo, Hội LHPN tham gia hoà giải, giải quyết rất hiệu quả, làm giảm áp lực đối
với những vụ việc phức tạp ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội. Vì vậy, Hội Phụ nữ của các địa phương đều được mời tham gia làm thành
viên chính thức trong các hội đồng tư vấn, các ban quản lý, ban chỉ đạo như:
hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng nghĩa vụ quân sự, hội đồng chăm sóc
bảo vệ trẻ em, hội đồng giáo dục, hội Luật gia, hội thẩm nhân dân, các ban
quản lý dự án, ban kiểm tra, giám sát, ban tuyển sinh, ban tư vấn pháp luật,
ban chỉ đạo xây dựng nếp sống khu dân cư và xây dựng gia đình văn hoá. Hội
LHPN còn tham gia trong các chương trình liên quan đến phụ nữ, trẻ em như
chương trình xoá đói, giảm nghèo, chương trình dinh dưỡng, tiêm chủng mở
rộng; nhiều địa phương đã huy động cấp Hội phụ nữ và phối hợp có hiệu quả
trong việc giải phóng mặt bằng... đạt hiệu quả cao.
Các cấp Hội phụ nữ đóng góp nhiều ý kiến đối với địa phương về những
vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em.
Nắm bắt kịp thời những vấn đề bức xúc, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng
57
của phụ nữ, trẻ em để giúp chính quyền có những quyết định đúng đắn, kịp
thời, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Phát huy vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng
cho phụ nữ và trẻ em, Hội LHPN các cấp đã có nhiều nỗ lực trong tham mưu,
chỉ đạo, thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Hành
vi bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, trẻ em là vi phạm pháp luật, vi phạm
quyền con người, làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình và trái với đạo lý truyền
thống văn hóa của dân tộc. Chính vì thế, các cấp Hội đã có nhiều giải pháp ã
tập trung, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho hội viên, phụ nữ và
các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về các chủ trương, đường lối, chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Như: Chỉ thị 49/CT-TW về xây dựng gia
đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân - Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Bảo vệ
và Chăm sóc trẻ em…Đặc biệt, qua các hoạt động tuyên truyền, truyền thông
đã làm rõ một trong những nguyên nhân chính của bạo lực gia đình là sự bất
bình đẳng giới, là tư tưởng ng nam khinh n từ đó giúp cho người dân,
phụ nữ, người chồng, người vợ khắc phục những tồn tại, thay đổi nhận thức,
hành vi trong ứng xử về gia đình, đề cao truyền thống tốt đẹp của con người,
gia đình Việt Nam: Không phân biệt địa vị, vai trò của phụ nữ với nam giới
trong gia đình, luôn tạo niềm tin vững chắc cho các thành viên trong gia đình,
giúp các con, em tự tin, tích cực học tập, tránh xa hoặc từ chối, không sa ngã
vào
các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp luật… Kết quả có 37.958/54.226
(70%) bà mẹ có con dưới 16 tuổi năm được kiến thức cơ bản chăm sóc, nuôi dạy
con theo từng độ tuổi, trong đó 32.536/54.226 (60%) bà mẹ có con dưới 16 tuổi
áp dụng kỹ năng trong giáo dục, nuôi dưỡng trẻ em vị thành niên; có
66.634/83.293 (80%) trẻ vị thành niên được tiếp cận kiến thức về sức khỏe sinh
58
sản và giáo dục kỹ năng sống; có 633/633 (100%) báo cáo viên, tuyên truyền
viên được tập huấn về kiến thức nuôi dạy và kỹ năng truyền thông, vận động
các bà mẹ nuôi, dạy con tốt; 32.295/53.827 (60%) ông bố trong gia đình có con
dưới 16 tuổi được tiếp cận các thông tin về nuôi, dạy con, bình đẳng giới, phòng
chống bạo lực gia đình; thành lập và duy trì hoạt động của 46 câu lạc bộ "Gia
đình nuôi dạy con tốt" với 1.794 thành viên tham gia.
Các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả
phong trào thi đua
gắn với thực hiện Cuộc vận động 5
tham gia xây dựng nông thôn mới, với 8 tiêu chí tác động toàn
diện đến các vấn đề của gia đình được đông đảo hội viên, phụ nữ hưởng ứng,
đang từng bước đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả tích cực. Kết quả, các cấp
Hội cơ sở đã tuyên truyền vận động di dời 1.204 chuồng gia súc ra khỏi gầm
sàn nhà; xây dựng 808 nhà tiêu hợp vệ sinh; 626 nhà tắm, 331 bể chứa nước
hợp vệ sinh, 73 lò đốt rác, 223 tuyến đường phụ nữ tự quản trong đó có 16
tuyến đường hoa; có 405 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo theo
tiêu chí đa chiều. Đến tháng 6/2018, tỉnh Cao Bằng có: 10 xã đạt 19 tiêu chí;
01 xã đạt 15 tiêu chí; 40 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 114 xã đạt từ 5 - 6 tiêu
chí;
12 xã đạt dưới 05 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.
Để nâng cao trình độ nhận thức cho chị em phụ nữ dân tộc thiểu số ở các
huyện nghèo (Nghị quyết 30a) Hội LHPN tỉnh đã chủ động phối hợp với tổ chức
ADRA Việt Nam tại Cao Bằng xây dựng Đề án triển khai hoạt động công tác
xóa mù chữ,nâng cao năng lực cho phụ nữ dân tộc thiểu số (Nùng, Mông, Dao,
Lô Lô) tại 22 xã của 03 huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm tổ chức các lớp tập
huấn về phương pháp tiếp cận giáo dục phát triển cộng đồng cho 37 hướng dẫn
viên trực tiếp dạy xóa mù chữ. Kết quả đã mở được 42 lớp học chữ và 43 CLB
phát triển cộng đồng có trên 2.000 phụ nữ là dân tộc thiểu số tham gia.
59
2.2.3. Vai trò trong giám sát bộ máy nhà nước
Hàng năm, Hội LHPN tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình, kế
hoạch giám sát, trong đó lựa chọn những nội dung giám sát theo các lĩnh vực
hội viên, phụ nữ và xã hội đang quan tâm tại địa phương, đảm bảo chỉ tiêu
giám sát từ 01 chính sách trở lên đối với cấp huyện/xã và từ 02 chính sách đối
với cấp tỉnh. Hội LHPN tỉnh phối hợp tổ chức giám việc thực hiện các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về những
vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên phụ
nữ như: Giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết
định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Giám
sát việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Giám sát việc
triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho hộ nghèo; Giám sát kết quả
bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Tổ chức kiểm tra, giám sát về chính sách hỗ trợ dạy nghề cho phụ nữ nông
thôn, hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, các chương trình
mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục, y tế, khám chữa bệnh, chính sách thuộc
chương trình 135, Nghị quyết 30a/2007/NQ-CP; Giám sát việc triển khai thực
hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; Giám sát việc triển khai đánh
giá tình hình và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ Tết cho hộ nghèo và gia
đình chính sách; Giám sát việc triển khai thực hiện Chính sách bảo hiểm xã hội
đối với nữ cán bộ chuyên trách cấp xã; Giám sát việc thực hiện Nghị định
56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 về “Quy định trách nhiệm của Bộ, ngành,
UBND các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia
quản lý Nhà nước” gắn với kết quả thực hiện Quy chế phối hợp công tác của
UBND và Ban Chấp hành Hội LHPN cùng cấp; Giám sát về chính sách hỗ trợ
2 triệu đồng cho phụ nữ là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi sinh con
đúng chính sách dân số thuộc Nghị định 39/2015/NĐ-CP; giám sát thực hiện
60
Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tập trung vào nội dung công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán
bộ nữ; giám sát Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;…
13/13 huyện, thành Hội tổ chức giám sát độc lập theo kế hoạch giám sát
hàng năm của tỉnh, tập trung chủ yếu một số nội dung: Giám sát thực hiện quy
trình bình xét hộ nghèo ở khu dân cư, xét duyệt hộ nghèo trong diện hỗ trợ xoá
nhà tạm theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg; giám sát việc bình xét và hỗ trợ
xây dựng nhà cho hộ nghèo; giám sát chính sách cấp gạo cứu đói giáp hạt cho
các hộ nghèo trong dịp tết Nguyên Đán; giám sát việc thực hiện Nghị định
56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 về “Quy định trách nhiệm của Bộ, ngành,
UBND các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia
quản lý Nhà nước”; giám sát trách nhiệm của UBND các cấp trong việc thực
hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình và kết quả thực hiện Chương trình
hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020; giám sát
thực hiện Luật an toàn thực phẩm…
Thông qua hoạt động giám sát, các cấp Hội đã kịp thời phát hiện, đề
xuất kiến nghị với các cơ quan chức năng giải quyết những vấn đề còn hạn
chế trong thực thi chính sách, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
phụ nữ, bổ sung chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu
số; việc xét tuyển học sinh nữ vào học các trường nội trú của tỉnh; công tác cán
bộ nữ, cán bộ nữ dân tộc thiểu số... qua đó đã nâng cao uy tín, vai trò, vị trí
của
tổ chức Hội trong tham gia quản lý nhà nước.
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh là đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI và khóa XVII
đã phát huy vai trò của cá nhân trong tham gia ý kiến đóng góp xây dựng các
chính sách và thực hiện giám sát thông qua các đợt tiếp xúc cử tri, giám sát
trực tiếp tại kỳ họp, giám sát việc các cơ quan chức năng trả lời các ý kiến,
61
kiến nghị của cử tri về thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách háp
luật của nhà nước. Tham gia chất vấn các vấn đề mà hội viên, phụ nữ và nhân
dân bức xúc. Chủ động tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền và
kiểm soát việc triển khai tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng thông
qua việc tham gia các Ban chỉ đạo, các Hội đồng...
Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp Hội thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên. Ngay từ đầu năm, các cấp Hội
xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác Hội, kiểm tra chuyên đề việc
quản lý vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn; kiểm tra chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông
thôn mới, đô thị văn minh, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững; tham gia phối hợp kiểm tra liên ngành về Luật Bình đẳng giới, Luật phòng
chống Bạo lực gia đình, Luật phòng chống tham nhũng, lãng phí, công tác
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; kiểm tra việc thực hiện các chính sách của
Chính phủ hỗ trợ cho nhân dân như chính sách người có công, chính sách thực
hiện chương trình 30a,.....chủ động đề xuất ý kiến, kiến nghị với các cơ quan
chức năng điều chỉnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở thực hiện để đảm bảo
có hiệu quả.
2.3. Đánh gía chung
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Các cấp Hội đã cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo Nghị quyết của
Đảng, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, của Hội cấp trên, đề
ra chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp, chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn
triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động phù hợp từng địa bàn, từng đối tượng phụ nữ, tổ chức
nhiều hoạt động đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của hội viên tạo nên sức
mạnh tâp hợp, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia.
62
Tổ chức Hội luôn giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt tập hợp phụ nữ,
không chỉ thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò đại diện chăm lo bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ mà còn đề xuất chính sách, tham gia
phản biện xã hội, giám sát việc thực hiện các chính sách liên quan đến phụ nữ
và bình đẳng giới; tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các
cấp về công tác phụ nữ và công tác cán bộ nữ, phối hợp tích cực với các ngành,
đoàn thể, tăng cường xã hội hóa hoạt động của Hội; tổ chức các hoạt động thu
hút phụ nữ tham gia, phát huy tiềm năng, trí tuệ, sức sáng tạo của chị em góp
phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia
lãnh đạo, quản lý ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng.
Công tác cán bộ nữ luôn được các cấp ủy chính quyền quan tâm, tỷ lệ cán
bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ngày càng tăng về số lượng và nâng cao về
chất lượng. Kết quả Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015 và bầu cử đại
biểu Quốc hội khoá XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã thể hiện sự
quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nỗ lực phấn đấu của cán bộ nữ
trong tỉnh.
Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được
nâng cao, đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ từng bước được cải thiện;
nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về bình đẳng giới có những
chuyển biến tích cực; lực lượng phụ nữ đã phát huy truyền thống, đoàn kết,
năng động, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất công tác đã có những
đóng góp quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực
hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Nguyên nhân:
Hoạt động của Hội LHPN tỉnh Cao Bằng nhận được sự quan tâm chỉ đạo
sát sao của Tỉnh ủy, Hội LHPN Việt Nam; sự phối hợp giúp đỡ tạo điều kiện
của HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc tổ
63
chức các nhiệm vụ của tổ chức Hội cũng như tạo điều kiện cho Hội tham gia
quản lý nhà nước trên địa bàn.
Hệ thống thống tổ chức Hội các cấp có đội ngũ cán bộ co trình độ, năng
lực, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong việc triển
khai thực hiện nhiệm vụ phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Các hoạt động của Hội thể hiện được vai trò và trách nhiệm đại diện, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho phụ nữ và trẻ em, tạo được uy tín
của tổ chức, sự tin tưởng của hội viên, phụ nữ, sự đoàn kết đồng thuận trong
hệ thống tổ chức Hội.
Người đứng đầu tổ chức Hội có nhiều cố gắng, thể hiện được vai trò
trách nhiệm của mình, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; chủ động
trong công tác tham mưu, chỉ đạo, phối hợp triển khai nhiệm vụ của Hội.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, vai trò của Hội LHPN tỉnh trong xây dựng bộ máy nhà nước
còn hạn chế:
Về nhận thức, do chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo, tư tưởng mang
tính định kiến về giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân, kể cả trong
một bộ phận cán bộ, công chức. Đó là định kiến trọng nam hơn nữ trong xã
hội, cụ thể là hầu hết các gia đình đều thích sinh con trai hơn con gái; coi
công việc gia đình, chăm sóc con, người già, người ốm là công việc của phụ
nữ. Phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi, học tập nâng cao trình độ hơn nam giới,
nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc bồi dưỡng, phát triển cán
bộ nữ ở nơi này, nơi kia vẫn còn bị hạn chế, đặc biệt là ở các xã vùng sâu,
vùng xa. Do đó số lượng cán bộ là người dân tộc thiểu số làm lãnh đạo còn
hạn chế.