Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong quản lý nhà nước - Từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng
3,695
584
98
4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Công tác phụ nữ và vai trò của Hội LHPN trong tham gia quản lý
nhà nước đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ rất lâu. Đã có một số giáo
trình, bài viết của các chuyên gia, học giả giả hoặc các báo cáo đánh giá của
Hội LHPN, của cơ quan quản lý nhà nước về một số khía cạnh như: Giáo
trình Quản lý hành chính nhà nước tập 1 của Bộ Nội vụ xuất bản năm 2015,
Giáo trình Lãnh đạo và quản lý trong khu vực công và Tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước của TS. Ngô Thành Can năm 2016, Giáo trình Những vấn đề
cơ bản về nhà nước, hành chính và pháp luật của Học viện Hành chính Quốc
gia năm 2007, Luật Hành chính Việt Nam của Phạm Hồng Thái, Đinh Văn
Mậu năm 2009, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn
Cửu Việt năm 2010, Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phụ nữ ở Việt
Nam hiện nay của Học viện phụ nữ Việt Nam năm 2015, Bài viết Phụ nữ
tham gia lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay của Trần Thị Chiên đăng trên Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, Số 7 năm 2015, Bài viết Vai trò của Hội Liên
hiệp phụ nữ với việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới của
Tuấn Cường đăng trên Báo điện tử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận năm 2011, Cơ
sở lý luận và thực tiễn của công tác phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa
học cấp bộ của Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương năm 2011, Vai trò của phụ
nữ tham gia quản lý nhà nước của Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Hải Hà đăng
trên Nhandan.org.vn. năm 2004, Quyền bầu cử và ứng cử của công dân trong
chế độ ta của Đàm Văn Hiếu đăng trên Tạp chí Luật học, số 3 năm 1975, Bài
viết Sự bình đẳng về cơ hội kinh tế của phụ nữ trong pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật ở Việt Nam của TS Ngô Bá Thành xuất bản năm 2001, Bài
viết Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay của Đặng Thị
Ánh Tuyết đăng trên Tạp chí KHXH và NV số 12 năm 2014, Bài viết Nâng
cao tỷ lệ nữ cán bộ quản lý đăng trên báo Nhân dân điện tử ngày 09/12/2014,
5
Bài viết Giải pháp để Hội LHPN tham gia quản lý Nhà nước hiệu quả hơn
đăng trên Báo mới đăng ngày 04/12/2017, Báo cáo tình hình thực hiện Luật
Bình đẳng giới và quyền, trách nhiệm tham gia, Luận văn thạc sỹ về Quyền
tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ theo phát luật Việt Nam của Lê Thị
Mai khoa Luật học-Học viện khoa học xã hội và nhân văn năm 2016, Báo cáo
tổng kết 5 năm triển khai, thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày
16/7/2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà
nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
tham gia quản lý nhà nước của Bộ nội vụ năm 2017.
Trên cơ sở khảo sát cho thấy ở nước ta đã có một số công trình nghiên
cứu về tình hình phụ nữ tham gia quản lý nhà nước. Tuy nhiên, chưa có công
trình nghiên cứu và tài liệu nào đánh giá tổng quan về vai trò của Hội LHPN
Việt Nam trong tham gia quản lý nhà nước với tư cách là một một tổ chức có
quyền tham gia quản lý nhà nước, mà chỉ tập trung phân tích các bất cập khi
cá nhân phụ nữ tham gia công tác quản lý nhà nước hoặc mới chỉ mô tả tình
hình tham gia hoạt động quản lý của phụ nữ mà chưa khái quát nên những
luận định mang tính lý luận để kiểm chứng trong hệ thống pháp luật về vai trò
tham gia quản lý nhà nước của tổ chức Hội LHPN Việt Nam. Như vậy, tình
hình nghiên cứu trên đây một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu
về “Vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong quản lý nhà nước – Từ thực tiễn
tỉnh Cao Bằng" là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận vừa có
tính thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích tổng quát của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực tiễn để
đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của Hội LHPN trong quản lý nhà
nước ở tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung.
6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất, khái quát lại các vấn đề lý luận về vai trò của Hội LHPN
Việt Nam trong tham gia quản lý nhà nước.
Thứ hai, đánh giá về thực trạng tham gia quản lý nhà nước của Hội
LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Cao Bằng, làm rõ những kết quả đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân, cả ở góc độ chủ quan và khách quan.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Hội LHPN
tỉnh Cao Bằng tham gia quản lý nhà nước trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vai trò của tổ chức Hội LHPN Việt Nam trong
quản lý nhà nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: tỉnh Cao Bằng
- Phạm vi thời gian: từ 2015 đến nay
- Phạm vi về nội dung: Vai trò của Hội LHPN trong QLNN được luận văn
tiếp cận ở 3 góc độ: (i) Xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước; (ii) Tham gia xây
dựng, ban hành, thực thi chính sách, pháp luật ; (iii) Giám sát bộ máy nhà nước.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước khi nghiên cứu về
phụ nữ, vai trò các tổ chức Hội nói chung và Hội LHPN nói riêng trong xây
dựng đất nước cũng như tham gia quản lý nhà nước.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thu thập, tổng
hợp tài liệu, phân tích thông tin từ các tài liệu của các học giả, Học viện Hành
chính, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, của Hội LHPN Việt
7
Nam, Hội LHPN tỉnh Cao Bằng, thông qua tài liệu đào tạo, tài liệu nghiên
cứu, văn bản chỉ đạo, các báo cáo tổ chức thực hiện tham gia quản lý nhà
nước để tham khảo, kết hợp với các kiến thức tích lũy trong quá trình làm
việc, đặt trong mối liên hệ với các kiến thức có được qua khóa đào tạo sau đại
học, chuyên ngành quản lý hành chính công của Học viện hành chính.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn góp phần nghiên cứu làm rõ hơn những vấn đề
lý luận về vai trò của Hội LHPN trong quản lý nhà nước.
Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng vai trò của Hội LHPN
trong quản lý nhà nước và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Cao Bằng hiện nay.
Luận văn đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
quản lý nhà nước của Hội LHPN tỉnh Cao Bằng. Những luận điểm trình bày
trong luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập,
nghiên cứu về lĩnh vực quản lý nhà nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong quản
lý nhà nước.
Chương 2. Thực trạng vai trò Hội LHPN tỉnh Cao Bằng trong quản lý nhà
nước.
Chương 3. Giải pháp nâng cao vai trò của Hội LHPN trong quản lý nhà
nước – từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng.
8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
1.1. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc và vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam trong quản lý nhà nƣớc
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Ðể nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái
niệm “”. Thuật ngữ “ thường được hiểu theo những cách khác
nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng những cách tiếp cận của người
nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội
và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới
góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt
động của đời sống xã hội.
Theo quan niệm của C.Mác: “
[8, tr.23].
Theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái
thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm
quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi
9
hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới
mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý.
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của
xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận
này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Theo giáo trình đào tạo của Học viện hành chính
[4, tr.16].
Quản lý là một tất yếu khách quan do lịch sử quy định, là sự tác
động một cách có tổ chức và sự định hướng của chủ thể quản lý vào một đối
tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người
nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã
định. Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác
động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau ,các
lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Khái niệm Quản lý nhà nước cũng được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận
dưới những góc độ khác nhau. Theo GS.TS Phạm Hồng Thái và PGS.TS
Đinh Văn Mậu,
tính
nhà [37, tr. 10].
Cũng về khái niệm quản lý nhà nước, theo PGS.TS Nguyễn Cửu Việt,
các
[42, tr. 27].
10
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “
[1, tr. 407].
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức nãng đặc biệt quản lý nhà
nước được hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Như
vậy, có thể thấy nội dung của quản lý nhà nước gồm: Ban hành các loại văn
bản pháp luật (lập pháp) nhằm tạo khuôn khổ pháp luật cho xã hội vận động
và phát triển; đưa pháp luật vào đời sống (hành pháp), điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội nảy sinh; xử lý các vi phạm pháp luật (tư pháp) nhằm đảm bảo
cho hệ thống pháp luật được nghiêm minh.
Với khái niệm này, có thể thấy, chủ thể của quản lý nhà nước là các cơ
quan hành chính nhà nước trong bộ máy nhà nước, các cơ quan này được
thành lập để thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đối tượng của
quản lý nhà nước là toàn thể nhân dân. Hoạt động quản lý nhà nước diễn ra
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh quốc phòng… nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công cụ
11
quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội theo định
hướng mà nhà nước đề ra.
Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước là việc thực thi các loại
quyền lực Nhà nước nhằm tác động và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, làm
cho đất nước phát triển theo đúng định hướng đề ra. Việc tổ chức thực thi
quyền lực nhà nước gồm: Thực thi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam được thực hiện trên nguyên
tắc quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp.
Hoạt động quản lý nhà nước là của chủ thể các cơ quan quản lý nhà
nước. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhà nước là tổ chức quyền
lực thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân,
chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã
hội. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của
nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhà nước
bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân,
nhân dân có thể thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình bằng nhiều hình
thức, trong đó có việc làm chủ thông qua tổ chức đại diện của mình. Trong
quá trình tổ chức thực hiện hoạt động quản lý này, Nhà nước có mối quan hệ
rất mật thiết với các thành tố khác trong hệ thống chính trị là Đảng Cộng sản
Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có
Hội LHPN Việt Nam.
12
1.1.2. Khái niệm vai trò Hội Liên hiệp Phụ nữ trong quản lý nhà nước
Để làm rõ khái niệm vai trò Hội LHPN trong quản lý nhà nước cần làm
rõ các thuật ngữ có liên quan
Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền
lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định [3]. Khái niệm
vai trò xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu. Vai diễn trên sân
khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chước và học tập đóng vai của
những nhân vật được đạo diễn phân đóng. Còn vai trò xã hội không có tính
chất tưởng tượng, bắt chước cứng nhắc và nhất thời. Những hành vi thực tế
của một người nhờ học hỏi được những kinh nghiệm, lối sống, tác phong từ
trước đó trong cuộc sống. Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó
phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực
trên cơ sở vị thế của người đó. Ðồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi
xã hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của họ.
Mỗi cá nhân, tổ chức có vô vàn vai trò, có bao nhiêu mối quan hệ xã
hội thì có bấy nhiêu vai trò xã hội. Vị thế và vai trò của cá nhân, tổ chức
trong
xã hội bắt nguồn từ vị trí kinh tế, chính trị, xã hội của họ, từ địa vị pháp lý
mà
quy định nên. Mỗi cá nhân có nhiều vị thế và vai trò khác nhau ở gia đình,
ngoài xã hội…và tuỳ theo vai trò của mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử,
hành vi, tác phong, hành động tương ứng với vai trò mà cá nhân đảm trách. Vị
thế và vai trò luôn gắn bó mật thiết với nhau. Không thể nói tới vị thế mà
không nói tới vai trò và ngược lại. Vai trò và vị thế là hai mặt của một vấn đề.
Vị thế của cá nhân, tổ chức được xác định bằng việc trả lời cho câu hỏi: là ai?
làm gì? Vai trò phụ thuộc vào vị thế (vị thế nào vai trò ấy). Một vị thế có thể
có nhiều vai trò. Trong mối quan hệ giữa vị thế và vai trò thì vị thế thường ổn
định hơn, ít biến đổi hơn, còn vai trò thì biến động hơn. Thông thường thì sự
13
biến đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biến đổi của vị thế. Vị thế biến đổi thì
vai trò cũng biến đổi.
Theo PGS.TS Nguyễn Cửu Việt: Đặc trưng cơ bản của mối quan hệ
giữa các tổ chức xã hội và các cơ quan nhà nước là sự hợp tác giúp đỡ lẫn
nhau. Điều này xuất phát từ sự thống nhất về mục đích là xây dựng xã hội chủ
nghĩa, nâng cao tính tích cực chính trị của công dân, bảo vệ các quyền, tự do
cơ bản của công dân [42, tr. 366]. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -
xã hội chính là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Mặt trận tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng
cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng
và củng cố chính quyền nhân dân; tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà
nước như: Vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện quyền làm chủ, bầu ra
cơ quan dân cử, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử,
cán bộ viên chức nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật và chính sách; đóng
góp ý kiến với cơ quan nhà nước các cấp; tuyên truyền, phổ biến pháp luật
trong nhân dân…[33].
Nhà nước dựa vào Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để
phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân, tôn trọng và
tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua tổ chức chính trị - xã
hội của mình tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ Nhà nước. Trong quá
trình ra các quyết định về quản lý và điều hành, Nhà nước lắng nghe những
kiến nghị của các tổ chức chính trị - xã hội. Nhà nước phối hợp với các tổ
chức chính trị - xã hội trong việc chăm lo lợi ích chính đánh của nhân dân,
trong việc vận động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào hành động
thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế - xã hội.
Hội LHPN là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, có tư
cách pháp nhân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các