Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị
7,491
894
118
11
quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền giải quyết
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm các TTHC (phụ lục số 1).
1.1.3.2. Cải cách thủ tục hành chính ngành BHXH
Cải cách thủ tục hành chính ngành BHXH là rà soát, kiểm tra các
TTHC về BHXH, BHYT, BHTN để từ đó sửa đổi, bổ sung, thay thế những
thủ tục không còn phù hợp hoặc cần ban hành mới.
Cơ quan BHXH Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp
tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hồ sơ, biểu mẫu, quy trình và thủ tục kê khai,
thu nộp, giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; rút ngắn thời
gian hoàn thành thủ tục kê khai tham gia bảo hiểm bắt buộc đối với doanh
nghiệp xuống còn 45 giờ trong một năm với các nội dung cụ thể sau:
- Rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình, thực hiện trong tất cả các lĩnh vực
nghiệp vụ.
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy trình, quy định, mẫu biểu, hồ sơ về
giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT,
BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
- Nghiên cứu sửa đổi quy trình quản lý chi trả, thanh quyết toán chi các
chế độ BHXH, BHYT, BHTN và quản lý ngƣời hƣởng.
1.2. Công nghệ thông tin và ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC
1.2.1. Các khái niệm
Công nghệ thông tin (tiếng anh là: Information Technology) là một
ngành ứng dụng CNTT vào quản lý xã hội, xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT
là ngành sử dụng máy tính và các phƣơng tiện truyền thông để thu thập,
truyền tải, lƣu trữ, bảo vệ và xử lý dữ liệu. Theo Điều 4 của Luật CNTT ban
hành năm 2006 của Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định
nghĩa nhƣ sau “ CNTT là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, công nghệ và
12
công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và
trao đổi thông tin số”.
Khái niệm dịch vụ công trực tuyến: Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ
hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan Nhà nƣớc đƣợc cung cấp
cho các tổ chức, cá nhân trên môi trƣờng mạng.
Theo Thông tƣ số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 về việc cung
cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin
điện tử của cơ quan Nhà nƣớc, chƣơng trình dịch vụ công trực tuyến đƣợc
triển khai theo 4 mức độ:
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy
đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện
dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ
1 và cho phép ngƣời sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn
thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện đƣợc gửi trực tiếp hoặc
qua đƣờng bƣu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ
2 và cho phép ngƣời sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ
quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và
cung cấp dịch vụ đƣợc thực hiện trên môi trƣờng mạng. Việc thanh toán lệ
phí (nếu có) và nhận kết quả đƣợc thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức
cung cấp dịch vụ.
- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ
3 và cho phép ngƣời sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) đƣợc thực hiện trực
tuyến. Việc trả kết quả có thể đƣợc thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc
qua đƣờng bƣu điện đến ngƣời sử dụng.
13
Theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2018 của
Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
thủ tục hành chính, giải thích một số thuật ngữ sau:
- Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết
quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công
cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hƣớng dẫn, tiếp nhận, giải quyết
hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo
dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá
nhân.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia là cổng tích hợp thông tin về dịch vụ
công trực tuyến, tình hình giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
trên cơ sở kết nối, truy xuất dữ liệu từ các Hệ thống thông tin một cửa điện tử
cấp bộ, cấp tỉnh và các giải pháp hỗ trợ nghiệp vụ, kỹ thuật do Văn phòng
Chính phủ thống nhất xây dựng, quản lý.
- Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh là cổng tích hợp thông tin về
dịch vụ công trực tuyến, về tình hình giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục
hành chính trên cơ sở tích hợp và chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin một
cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
- Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh là hệ thống
thông tin nội bộ có chức năng hỗ trợ việc tiếp nhận, giải quyết, theo dõi tình
hình tiếp nhận, giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ
quan, đơn vị trực thuộc; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống quản
lý văn bản để xử lý hồ sơ trên môi trƣờng mạng; kết nối, tích hợp với Cổng
Dịch vụ công quốc gia và Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh để đăng tải
công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp các dịch vụ công
trực tuyến.
14
- Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là
phƣơng thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ,
giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm
thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc
giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một.
1.2.2. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC
- Bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, đồng bộ, tránh chồng chéo, lãng
phí trong đầu tƣ xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin từ trung ƣơng đến cơ
sở.
- Bảo đảm tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên
bản 2.0 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Huớng dẫn các bộ, ngành
xây dựng, cập nhật kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, kiến trúc Chính quyền
điện tử cấp tỉnh đảm bảo triển khai Chính phủ điện tử có hiệu quả, tránh đầu
tƣ trùng lặp và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, nâng cao chất luợng
phục vụ nguời dân, doanh nghiệp; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã
định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý
văn bản; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân
trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ.
- Bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông
tin của các cơ quan nhà nƣớc với nhau; khả năng tiếp nhận, kết nối, chia sẻ
thông tin giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính với tổ
chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính thông qua các phƣơng
tiện điện tử, truyền thông, mạng xã hội đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tƣ, xây dựng, công nghệ
thông tin, văn thƣ, lƣu trữ, an ninh, an toàn thông tin và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
1.2.3. Vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước.
15
1.2.3.1. Vai trò của ứng dụng CNTT đối với phát triển xã hội nói chung
Ngày nay, CNTT đã ở một bƣớc phát triển cao và có tác động vô cùng
to lớn đối với xã hội loài ngƣời. CNTT không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình
tăng trƣởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phƣơng thức sáng tạo
của cải, trong lối sống và tƣ duy của con ngƣời trong nền kinh tế tri thức.
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, với sự phát triển của internet,
thƣơng mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó
thúc đẩy các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới và đặc biệt
quan trọng với các nƣớc đang phát triển, nhất là đối với những vùng xa xôi
hẻo lánh, các nƣớc và các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trƣờng quốc tế.
CNTT là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. CNTT sẽ
nhanh chóng thay đổi thế giới một cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế
trong lịch sử nhƣ một cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và có ảnh hƣởng to
lớn đến đời sống con ngƣời. Sự phát triển của CNTT đã làm thay đổi cơ bản
cơ cấu kinh tế, phƣơng thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng ngƣời
tới tri thức, giải trí, phƣơng pháp tƣ duy và giải quyết công việc và các mối
quan hệ trong xã hội. Sáng tạo ra những giá trị mới và các việc làm mới, cuộc
cách mạng này sẽ mang lại những thị trƣờng mới và những nghề nghiệp mới
với những đột phá công nghệ có tính thách thức đối với toàn thế giới. An
ninh, quốc phòng cũng có những thay đổi cơ bản, CNTT đã tạo ra những thế
hệ vũ khí, phƣơng tiện chiến tranh "thông minh", từ đó xuất hiện hình thái
chiến tranh, phƣơng thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết quân
sự của nhiều quốc gia.
Vì vậy, với sự phát triển nhƣ vũ bão của CNTT hiện nay, quốc gia nào,
dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ đƣợc CNTT thì sẽ khai thác đƣợc
nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Và cũng chính từ đây nảy sinh một
16
thách thức rất lớn đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta đó là làm thế
nào để phát huy đƣợc thế mạnh của CNTT thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
1.2.3.2. Vài trò của ứng dụng CNTT đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc góp phần
nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nƣớc, phục vụ tốt
hơn, có hiệu quả hơn cho ngƣời dân và doanh nghiệp và góp phần đẩy nhanh
tiến trình đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Tăng năng suất, hiệu quả công việc của cán bộ, công chức. Ứng dụng
CNTT sẽ giúp cán bộ, công chức rút ngắn thời gian giải quyết công việc, giải
quyết đƣợc nhiều công việc hơn trong một đơn vị thời gian; sự phối hợp, hợp
tác trong công việc dễ dàng hơn, nhanh hơn và rộng hơn nhiều so với không
ứng dụng CNTT.
Bên cạnh đó, CNTT giúp cho cán bộ, công chức lao động chuyên
nghiệp, khoa học và năng động hơn. Bởi lẽ, khi ứng dụng CNTT sẽ loại bỏ
đƣợc nhiều quy trình, thủ tục rƣờm rà; cho phép sắp xếp, lƣu trữ, tra cứu hồ
sơ tài liệu dễ dàng hơn, nhanh hơn, ngăn nắp hơn; tốc độ trao đổi, hồi đáp
thông tin nhanh hơn.
Giảm chi phí hành chính: Ứng dụng CNTT sẽ giúp giảm văn bản giấy,
từ đó giảm chi phí văn phòng phẩm; trao đổi qua phƣơng tiện điện tử sẽ giảm
chi phí bƣu phẩm, thƣ tín, nhân công; sử dụng văn bản điện tử sẽ giảm chi phí
hạ tầng phục vụ lƣu trữ bản giấy;... CNTT cho phép tổ chức các hội nghị, hội
thảo, cuộc họp trực tuyến, từ đó giảm chi phí đi lại, ăn ở,...
Là yếu tố thúc đẩy thực hiện hiệu quả chính sách tinh giản biên chế. Ứng
dụng CNTT sẽ giúp tăng năng suất lao động, nhu cầu về nhân lực sẽ giảm bớt,
từ đó giảm sức ép tăng biên chế của mỗi cơ quan đơn vị. Mặt khác, nó sẽ giúp
cơ cấu lại lao động hợp lý hơn, đó cũng là cơ sở để tinh giản biên chế.
17
Đơn giản hóa, tinh gọn quy trình, thủ tục nội bộ: Quy trình, thủ tục
càng đơn giản bao nhiêu thì việc ứng dụng CNTT càng khả thi bấy nhiêu.
Một phần mềm tin học viết cho một nghiệp vụ, nếu càng ít bƣớc thực hiện, ít
điều kiện kèm theo, thì càng dễ viết và thực hiện ít bị vƣớng mắc. Nhƣ vậy có
thể nói, để ứng dụng CNTT hiệu quả, các quy trình, thủ tục cần phải đơn giản
hóa tối đa.
Tham mƣu tốt hơn nhờ có nhiều thông tin: Ứng dụng CNTT sẽ giúp
công chức Nhà nƣớc thu thập đƣợc nhiều thông tin hơn, chia sẻ thông tin tốt
hơn, từ đó có đƣợc thông tin đa chiều để nghiên cứu, tham khảo trƣớc khi đƣa
ra ý kiến tham mƣu, đề xuất. Một ý kiến tham mƣu, một quyết định hành
chính đƣợc đƣa ra từ kết quả phân tích, đánh giá thông tin đa chiều sẽ đem lại
tính đúng đắn cao.
Xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi: CNTT giúp cán bộ, công chức Nhà
nƣớc có thể xử lý công việc, cung cấp thông tin, cũng nhƣ giao dịch khác mọi
lúc, mọi nơi qua môi trƣờng mạng khi có yêu cầu. Qua đó, đáp ứng nhanh kịp
thời yêu cầu của đối tƣợng quản lý và đối tác.
Giảm bớt phiền hà cho ngƣời dân, tổ chức, hạn chế tiêu cực: Ứng dụng
CNTT cho phép cơ quan Nhà nƣớc xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu chuyên
ngành. Khi đó, nhiều giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính, cơ quan quản
lý có thể tra cứu trên hệ thống cơ sở dữ liệu để xác minh, đối tƣợng quản lý
không phải giao nộp bản giấy nhƣ hiện nay. Làm đƣợc điều này, sẽ giảm
phiền hà và tiết kiệm thời gian, kinh phí và công sức của ngƣời dân, doanh
nghiệp. Ngoài ra, khi ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mức
độ càng cao, thì ngƣời dân càng ít phải tiếp xúc trực tiếp với ngƣời giải quyết
công vụ, khi đó sẽ hạn chế tối đa hiện tƣợng tiêu cực khi giải quyết thủ tục
hành chính.
18
Còn nhiều những lợi ích khác khi ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan Nhà nƣớc. Có thể nói rằng, ứng dụng tốt CNTT trong hoạt động quản
lý Nhà nƣớc sẽ tạo nên nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, xây dựng
một nền hành chính thự sự vì dân.
1.2.4. Cơ sở pháp lý trong việc ứng dụng CNTT
1.2.4.1. Các văn bản quy định pháp luật về ứng dụng CNTT
- Luật giao dịch điện tử số: 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Quốc hội
khóa XI quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà
nƣớc; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại và các lĩnh vực khác do
pháp luật quy định.
- Luật Công nghệ thông tin số: 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Quốc
hội khóa XI quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền
và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin.
- Nghị định số: 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007, Chính phủ ban hành
về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc áp
dụng đối với cơ quan Nhà nƣớc bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị sự nghiệp sử dụng
ngân sách Nhà nƣớc.
- Nghị quyết số: 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử.
- Quyết định số: 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018, Thủ tƣớng Chính phủ
phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020.
* Mục tiêu cụ thể đến 2020:
- 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng có nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung.
19
- Đáp ứng kết nối trên 50% các hệ thống thông tin của các bộ, ngành,
địa phƣơng có nhu cầu đƣợc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu
quốc gia.
- 30% hồ sơ thủ tục hành chính của các địa phƣơng đƣợc xử lý trực
tuyến tại mức độ 4.
- Trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính cần trao đổi giữa các bộ phận một
cửa liên thông đƣợc trao đổi qua môi trƣờng mạng.
- Hoàn thành xây dựng hệ thống kết nối liên thông các hệ thống thông
tin ở Trung ƣơng và địa phƣơng để kết nối các hệ thống dịch vụ của các bộ,
ngành, địa phƣơng đã sẵn sàng.
- Trên 80% hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên của các địa phƣơng
đƣợc áp dụng phƣơng án bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Đƣa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm phần
mềm độc hại cao nhất trên thế giới theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế.
- 100% dịch vụ công cấp độ 4 có giải pháp xác thực điện tử tập trung.
- Tối thiểu 50% cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ƣơng đƣợc giám sát an toàn thông tin mạng, trong đó ƣu tiên cho
các tỉnh ở địa bàn khó khăn, chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách.
- Nghị định số: 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018, Chính phủ ban hành về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính.
- Nghị định số: 166/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016, Chính phủ ban
hành quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
1.2.4.2. Các văn bản quy định của ngành BHXH về ứng dụng CNTT
Trong những năm qua, lãnh đạo BHXH Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo
công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản để từng bƣớc hoàn thiện môi
20
trƣờng pháp lý trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong toàn
ngành, bao gồm việc ban hành các văn bản quan trọng nhƣ:
- Quyết định số 3582/QĐ-BHXH ngày 26/12/2006 của Tổng Giám đốc
BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về quản lý hoạt động CNTT
trong hệ thống BHXH.
- Quyết định 640/QĐ-BHXH ngày 28/04/2016 của Tổng Giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 1755/QĐ-BHXH ngày 14/11/2016 của Tổng Giám đốc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2017.
- Quyết định 917/QĐ-BHXH ngày 20/6/2016 về việc ban hành cổng
tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT phiên bản 2.0.
- Quyết định số 1376/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 09 năm 2016 của Tổng
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định thiết kế mẫu hệ thống hạ tầng
công nghệ thông tin của Bảo hiểm xã hội các cấp.
Các văn bản trên đã tạo điều kiện pháp lý để ngành BHXH tổ chức
triển khai nhiều hệ thống ứng dụng CNTT quan trọng, qua đó đã khắc phục
căn bản những bất cập về ứng dụng CNTT.
1.2.4.3. Nội dung triển khai ứng dụng dụng CNTT trong giải quyết TTHC
ngành BHXH
Căn cứ theo Quyết định số 1499/QĐ-BHXH ngày 10/12/2015 của
BHXH Việt Nam về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết
số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử giai đoạn 2016-2020.
ngành BHXH triển khai những nội dung ứng dụng CNTT nhƣ sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phƣơng liên quan tiếp tục rà
soát, đơn giản hồ sơ, quy trình và thủ tục kê khai thu và chi bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục kê khai tham gia bảo
hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp xuống còn 45 giờ.