Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị
7,382
894
118
91
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông
tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo và các hình thức khác nhằm
nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời dân và
doanh nghiệp về các lợi ích trong việc giao dịch điện tử, kê khai nộp hồ sơ
qua mạng Internet, sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho ngƣời dân và doanh
nghiệp nhằm thúc đẩy cải cách TTHC, phát triển kinh tế - xã hội.
Tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ,
công chức, viên chức trong toàn ngành BHXH về vai trò, lợi ích của việc ứng
dụng CNTT, đồng thời nêu cao tinh thần sẵn sàng học hỏi nâng cao trình độ
sử dụng CNTT. Đƣa tiêu chí ứng dụng CNTT vào một trong những nội dung
đánh giá kết quả hoàn thành công việc của các đơn vị, cán bộ trong Ngành.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp và
nhân dân trong việc quản lý, khai thác, sử dụng các dịch vụ CNTT.
3.4. Đề xuất kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ tăng cƣờng chỉ đạo các bộ, ngành sớm hoàn thành các
CSDL dùng chung quốc gia và đƣa vào hoạt động trên toàn quốc. Việc triển
khai xây dựng, quản lý và chia sẻ các hệ thống CSDL đã đƣợc quy định trong
Quyết định 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ. Tuy
nhiên, hiện nay vẫn chƣa có CSDL nào đƣợc triển khai dùng chung dẫn đến
các bộ, ngành, các địa phƣơng rất khó trong việc tiếp cận các hệ thống CSDL
dùng chung để có thể xây dựng các ứng dụng quản lý của ngành, địa phƣơng
mình. Có thể kể đến một số CSDL dùng chung cần xây dựng nhƣ CSDL quốc
gia về dân cƣ; CSDL đất đai quốc gia; CSDL quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp, CSDL quốc gia thống kê tổng hợp về dân số; CSDL quốc gia về tài
chính; CSDL quốc gia về Bảo hiểm xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông
sớm ban hành các quy định cụ thể về giải pháp kỹ thuật và yêu cầu kết nối,
92
làm đầu mối để kết nối 6 bộ, ngành đang đƣợc giao xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia theo Quyết định 714/QĐ-TTg về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia
cần ƣu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
Bộ Thông tin và Truyền thông sớm xây dựng trục tích hợp và chia sẻ
dữ liệu quốc gia để kết nối với các trục tích hợp và chia sẻ dữ liệu các bộ,
ngành trong đó có Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm đảm bảo việc chia sẻ dữ
liệu đúng kiến trúc Chính phủ điện tử và nâng cao hiệu quả của cơ sở dữ liệu
liên thông cấp quốc gia.
Bộ Thông tin và Truyền thông thƣờng xuyên cập nhật khung kiến trúc
Chính phủ điện tử tƣơng ứng với các giai đoạn, phù hợp với thực tế phát triển
của đất nƣớc và từng bộ, ngành, địa phƣơng. Xây dựng các cơ chế, chính
sách, văn bản quy phạm pháp luật, nhằm thúc đẩy phát triển, áp dụng kiến
trúc Chính phủ điện tử. Tổ chức tập huấn, đào tạo, hƣớng dẫn xây dựng, triển
khai kiến trúc Chính phủ điện tử cho các bộ, ngành, địa phƣơng.
3.4.2. Kiến nghị với BHXH Việt Nam
Cơ quan BHXH Việt Nam quan tâm đến các giải pháp mà tác giả đƣa
ra trong luận văn ở trên. Đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu
quốc gia về BHXH, cấp mã số định danh duy nhất cho ngƣời tham gia
BHXH, BHYT, BHTN để quản lý quá trình đóng, hƣởng các chế độ BHXH,
BHYT, BHTN từ khi con ngƣời mới sinh ra cho đến lúc chết.
Xây dựng kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT của ngành BHXH theo
khung kiến trúc Chính phủ điện tử. Tăng cƣờng trao đổi, chia sẻ dữ liệu với
các bộ, ngành có liên quan nhƣ: ngành Thuế, Y tế, Giáo dục đào tạo, Lao
động, Thống kê, Dân số. Ban hành các quy định bảo đảm về sự phù hợp, tuân
thủ kiến trúc Chính phủ điện tử của ngành đối với các hệ thống thông tin, các
chƣơng trình, kế hoạch, đề án, dự án CNTT thuộc phạm vi toàn ngành.
93
Thành lập trung tâm tích hợp dữ liệu toàn quốc. Trung tâm tích hợp dữ
liệu của ngành BHXH cần đƣợc đầu tƣ nâng cấp theo các các tiêu chuẩn ban
hành về trung tâm tích hợp dữ liệu, đảm bảo vận hành hiệu quả và an toàn khi
tiếp nhận một khối lƣợng lớn dữ liệu và ứng dụng trong thời gian tới khi triển
khai các dịch vụ công trực tuyến, đề án cơ sở dữ liệu an sinh xã hội.
Tiếp tục rà soát và chuẩn hóa các các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chí
tích hợp và quản lý bằng CNTT thay vì tin học hóa những quy trình thủ công
đã có. Đây là cơ sở để ứng dụng CNTT có thể triển khai hiệu quả và tạo sự
chuyển biến rõ rệt.
3.4.3. Kiến nghị với BHXH tỉnh Quảng Trị
Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH, cấp mã số định
danh duy nhất cho ngƣời tham gia BHXH, BHYT tại địa phƣơng.
Chú trọng đầu tƣ xây dựng hạ tầng CNTT đồng bộ giúp tiết kiệm chi
phí, tránh đầu tƣ trùng lặp, phát triển hạ tầng CNTT hiện đại, đồng bộ và kết
nối liên thông với các CSDL dùng chung của tỉnh và của Trung ƣơng.
Phát triển nguồn nhân lực CNTT là giải pháp đột phá có ý nghĩa quyết
định đối với việc thực hiện các mục tiêu ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin. Tuyển dụng nhân lực CNTT chất lƣợng cao, kết hợp với đào tạo bổ
sung, cập nhật kiến thức mới cho nhân lực hiện có. Đồng thời, phải có chế độ
đãi ngộ, chính sách tiền lƣơng và các biện pháp tăng thu nhập thích hợp.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, phổ cập thƣờng xuyên cho cán bộ
công chức, viên chức, ngƣời lao động trong toàn ngành về CNTT. Đảm bảo
an toàn, an ninh thông tin để có thể thực hiện các quy trình đã đƣợc tin học
hóa.
Cần xây dựng, thiết lập chính sách an toàn, an ninh thông tin trên các
thiết bị CNTT chuyên dụng. Cần đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản quy định,
quy chế an toàn, an toàn thông trên môi trƣờng mạng.
94
Ƣu tiên bố trí kinh phí đầu tƣ cho hoạt động ứng dụng CNTT hàng
năm kịp thời đầy đủ.
95
Tiểu kết chƣơng 3
Chƣơng 3 luận văn đã đƣa ra đƣợc các quan điểm, chủ trƣơng, phƣơng
hƣớng ứng dụng CNTT của Đảng, Nhà nƣớc và của ngành BHXH. Đề xuất
các giải pháp ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính cho ngành
BHXH để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả ứng dụng CNTT của ngành
BHXH. Đồng thời đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, cơ quan BHXH Việt
Nam và BHXH tỉnh Quảng Trị.
96
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ
hiện đại, kinh tế trí thức và toàn cầu hoá. Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng, đòi hỏi Việt Nam cần có môi trƣờng kinh doanh thuận
lợi, các thủ tục hành chính cần đơn giản, thông thoáng phù hợp với thông lệ
quốc tế.
Các thủ tục hành chính của ngành BHXH đang áp dụng vẫn còn tồn tại
nhiều vấn đề nhƣ: các mẫu biểu hồ sơ quá nhiều, thủ tục rắc rối, còn tốn nhiều
thời gian cho doanh nghiệp, phƣơng thức cung cấp dịch vụ thủ công và thiếu
sự tƣơng tác thông tin giữa doanh nghiệp, ngƣời dân với cơ quan Bảo hiểm xã
hội.
Đề tài luận văn “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ
tục hành chính tại bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị” đƣợc chọn nhằm đề
xuất các nhóm giải pháp cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh
vực BHXH, BHYT, BHTN của ngành BHXH và tại BHXH tỉnh Quảng Trị.
Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHXH bảo đảm tinh gọn,
chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và
sự hài lòng của ngƣời dân cũng nhƣ các chủ thể tham gia BHXH.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
và phân tích đánh giá, tổng kết thực tiễn về cơ bản luận văn đã hoàn thành
đƣợc các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng dụng CNTT
trong giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nƣớc và của ngành
BHXH.
- Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng các quy trình,
nghiệp vụ, các hoạt động ứng dụng CNTT của ngành BHXH từ đó đánh giá
97
những kết quả đạt đƣợc và nêu ra những tồn tại, khó khăn, nguyên nhân.
- Luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp để ngành BHXH tiếp tục
triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả theo khung
kiến trúc Chính phủ điện tử. Đề xuất các giải pháp mới, tiêu biểu nhƣ:
+ Ngành BHXH cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về
BHXH, có phƣơng án chia sẻ, kết nối vào trục cơ sở dữ liệu quốc gia với các
bộ, ngành liên quan nhƣ ngành Thuế, Công an, Y tế, Lao động.
+ Đề xuất xây dựng kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT của ngành
BHXH theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử.
+ Đề xuất các giải pháp để triển khai đồng bộ các hoạt động ứng dụng
CNTT về cơ chế chính sách, tài chính, con ngƣời, hạ tầng trang thiết bị CNTT
và đặc biệt đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cấp các phần mềm ứng dụng
đang đƣợc triển khai tại cơ quan BHXH.
+ Đề xuất xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu toàn quốc để quản lý,
vận hành, sử dụng và chia sẽ dữ liệu quốc gia về BHXH.
Qua những đề xuất các giải pháp ở trên hy vọng có thể giúp ngành
BHXH áp dụng và đạt đƣợc những kết quả cao trong ứng dụng CNTT vào
giải quyết TTHC. Góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành phục vụ tốt
hơn, có hiệu quả hơn cho ngƣời dân và doanh nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung (2018), Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 28/5/2018 về
cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội.
2. Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ (2016), Báo cáo sơ kết
công tác cải cách Hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2015 và phương
hướng, nhiệm vụ cải cách Hành chính Nhà nước giai đoạn 2016-2020.
3. BHXH tỉnh Quảng Trị (2017), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017.
4. BHXH tỉnh Quảng Trị (2018), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
2017 phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
5. BHXH tỉnh Quảng Trị (2019), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
6. BHXH tỉnh Quảng Trị (2018), Báo cáo tình hình triển khai ứng dụng
CNTT của cơ quan BHXH tỉnh Quảng Trị.
7. BHXH Việt Nam (2012), Quyết định số 319/QĐ-BHXH ngày 28/3/2012 về
việc ban hành thiết kế mẫu mạng nội bộ, mạng diện rộng của BHXH cấp
tỉnh và huyện.
8. BHXH Việt Nam (2016), Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/04/2016
về ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ
BHXH.
9. BHXH Việt Nam (2016), Quyết định số 640/QĐ-BHXH ngày 28/04/2016
về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của ngành BHXH giai đoạn 2016-2020.
10. BHXH Việt Nam (2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017
về ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
11. BHXH Việt Nam (2018), Quyết định số 772/QĐ-BHXH ngày 16/6/2018
về công bố các thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực BHXH, BHYT,
BHTN thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
12. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế giai đoạn 2012 - 2020.
13. Bộ Thông tin và Truyền thông (2018), Khung kiến trúc Chính phủ điện tử
Việt Nam phiên bản 2.0
14. Bộ Thông tin và Truyền thông (2018), Sách trắng công nghệ thông tin và
truyền thông năm 2017.
15. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 về ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -
2020.
16. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 36a-NQ/CP của Chính phủ ngày
14/10/2015 về Chính phủ điện tử.
17. Chính phủ (2016), Nghị định số 166/2016/NĐ-CP quy định về giao dịch
điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất.
18. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị (2017), Niên giám thống kê 2016.
19. Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị (2018), Niên giám thống kê 2017.
20. Nguyễn Hoàng Phƣơng (2015), “Hoàn thiện mô hình cung cấp dịch vụ
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh
tế.
21. Nguyễn Đặng Phƣơng Truyền (2015), “Nâng cao chất lượng cung ứng
dịch vụ hành chính công ở cấp huyện theo cơ chế một cửa liên thông”.
22. Nguyễn Thị Phƣơng Mai (2014), “Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin trong cung cấp thông tin, dịch vụ phục vụ người
dân và đơn vị sử dụng lao động về BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Hà
Nội”.
23. Nguyễn Nguyệt Nga (Ngân hàng Thế giới) (2012). Báo cáo “Việt Nam
phát triển một hệ thống bảo hiểm xã hội hiện đại - Những thách thức hiện tại
và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai”.
24. Quốc hội (2006), Luật Công nghệ thông tin số: 67/2006/QH11 ngày
29/6/2006.
25. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội số: 58/2014/QH13 ngày
20/11/2014.
26. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm y tế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014.
27. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày
23/7/2013 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến
năm 2020.