Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện Phoukout, tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
3,080
426
99
53
máy chính quyền huyện. Chủ tịch huyện phải giành thời gian xuống địa
phƣơng để thúc đẩy, khuyến khích, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện
các công việc của mình ở cơ sở. Chủ tịch huyện phải làm vai trò trung tâm
phối hợp các công việc của các cơ quan tại địa phƣơng; chỉ đạo, hƣớng dẫn
các cơ quan chuyên môn ngành ngang, ngành dọc và các cơ quan thuộc chính
quyền huyện để có sự thống nhất trong quá trình làm việc.
Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện nếu có bất đồng ý kiến giữa các cơ
chuyên môn ngành ngang, ngành dọc và các cơ quan khác thì chủ tịch huyện
phải xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc phải báo cáo về những bất
đồng đó cùng với ý kiến của mình cho Văn phòng tỉnh giải quyết. Để tham
mƣu, giúp chủ tịch huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
pháp luật còn có hoạt động của Văn phòng huyện, các cơ quan chuyên môn
ngành dọc trực thuộc Sở, ngành đóng ở địa phƣơng (các phòng chuyên môn
và các cơ quan tƣơng đƣơng).
Phó chủ tịch huyện Phoukout bao gồm Phó chủ tịch huyện phụ trách
lĩnh vực Văn hóa - xã hội và Kinh tế, trong đó có 1 Phó chủ tịch huyện làm
nhiệm vụ thƣờng trực.
Phó chủ tịch huyện phụ trách lĩnh vực Văn hóa - xã hội là ngƣời chủ trì
và điều phối hoạt động chung của huyện khi chủ tịch huyện vắng mặt hoặc
giao quyền. Là ngƣời phát ngôn và cung cấp thông tin của huyện. Giúp chủ
tịch huyện theo dõi, chỉ đạo, quản lý các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo; y tế;
văn hóa, thể thao - du lịch; thông tin - truyền thông, báo chí, tuyên truyền,
phát thanh truyền hình; lao động - thƣơng binh và xã hội; dân tộc, bảo hiểm
xã hội; tin học hóa quản lý hành chính nhà nƣớc; cải cách hành chính, dân số,
gia đình và trẻ em, công tác đối ngoại; các lĩnh vực xã hội khác.
Phó chủ tịch huyện phụ trách lĩnh vực Kinh tế có trách nhiệm giúp chủ
tịch huyện theo dõi, chỉ đạo, quản lý các lĩnh vực: Công nghiệp, thƣơng mại,
dịch vụ; Công tác quản lý, phát triển đô thị; xây dựng, giao thông, khoa học
công nghệ; Tài chính, ngân hàng, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân; thống kê,
54
nông nghiệp và phát triển nông thôn; chƣơng trình xây dựng nông thôn mới,
công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trƣờng và khoáng sản, phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chƣơng trình ứng phó với biến đổi khí hậu;
phòng cháy chữa cháy. Phòng, chống khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh
doanh tài nguyên, khoáng sản trái phép; Phụ trách công tác bồi thƣờng, giải
phóng mặt bằng.
Các Ủy viên của huyện đƣợc chủ tịch huyện phân công phụ trách
những lĩnh vực cụ thể; chịu trách nhiệm trƣớc chính quyền huyện và chủ tịch
huyện về việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; cùng các ủy viên khác của chính
quyền huyện chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của chính quyền huyện.
Trong số 15 Ủy viên chính quyền huyện Phoukout, có 13 ngƣời đồng
thời đƣợc bổ nhiệm là ngƣời đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc chính
quyền huyện, những Ủy viên này chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc
cơ quan QLNN cấp trên về ngành, lĩnh vực phụ trách. Trong hoạt động hàng
ngày, các Ủy viên chính quyền huyện xem xét, trình chính quyền huyện, chủ
tịch huyện giải quyết đề nghị của đơn vị, cá nhân liên quan đến lĩnh vực đƣợc
giao phụ trách, điều hành công việc của các cơ quan chuyên môn với vai trò
thủ trƣởng đơn vị, tham dự đầy đủ các phiên họp thƣờng kỳ hoặc bất thƣờng
của huyện.
Thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền huyện chịu
trách nhiệm trƣớc chính quyền huyện, lãnh đạo huyện và trƣớc pháp luật về
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền QLNN theo ngành, lĩnh vực đƣợc
giao và chịu sự hƣớng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của cơ quan
chuyên ngành cấp trên trực tiếp. Căn cứ công việc cụ thể của phòng chuyên
môn phụ trách, chủ trì việc xây dựng, trình chính quyền huyện quyết định về
chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan; quản lý cán bộ, công
chức trong đơn vị và điều hành hoạt động của đơn vị mình đảm bảo nguyên
tắc tập trung dân chủ và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thƣờng xuyên,
kịp thời.
55
Thủ trƣởng các cơ quan thuộc chính quyền huyện giải quyết các công
việc thuộc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ theo lĩnh vực chuyên môn đã
đƣợc pháp luật quy định. Tham gia đề xuất ý kiến về những công việc chung
của huyện và thực hiện công việc cụ thể theo phân công của chủ tịch huyện và
phân cấp của Giám đốc Sở, Thủ trƣởng cơ quan cấp trên quản lý chuyên
ngành. Tham gia ý kiến với các cơ quan chuyên môn khác trong huyện và các
bản để xử lý các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền.
Trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2017, để điều hành hoạt động
của chính quyền huyện, thực hiện QLNN đối với các cơ quan, đơn vị trên địa
bàn huyện và 43 bản thuộc huyện; triển khai thực hiện các nhiệm vụ của cấp
có thẩm quyền. Chủ tịch huyện Phoukout ban hành 3600 quyết định thông
thƣờng, 250 báo cáo, 3000 công văn, kế hoạch, tờ trình các loại thuộc tất cả
các lĩnh vực quản lý. Về văn bản quy phạm pháp luật, trung bình huyện
Phoukout ban hành 10 đến 15 quyết định, chỉ thị trong 1 năm để thực hiện
chức năng và các nhiệm vụ đƣợc giao.
2.2.2.3. Quan hệ phối hợp công tác
Việc thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý trong hệ thống hành chính
nhà nƣớc trong thời gian qua đã thực hiện theo quy chế và nguyên tắc cụ thể;
Theo quyết định của Bộ chính trị số 21/BCT, ngày 8 tháng 5 năm 1993 (hiện
nay vẫn còn hiệu lực) quy đinh: Các Bộ có trách nhiệm quản lý ngành mình
thông suốt từ Trung ƣơng đến cấp huyện, vì Bộ trực tiếp tổ chức các sở cấp
tỉnh, các phòng ở cấp huyện, cả về nhân sự và chuyên môn. Còn tỉnh, huyện
chỉ giúp Bộ về công tác theo dõi cán bộ công chức của Bộ mình đóng ở địa
phƣơng. Thời gian qua quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trung ƣơng và cơ
quan hành chính địa phƣơng cũng đƣợc quy định tƣơng đối rõ ràng đặc biệt
giữa 3 lĩnh vực: lập kế hoạch, dự án và ngân sách; phối hợp về phê duyệt kế
hoạch, ngân sách; về quản lý cán bộ - công chức.
Ngoài ra, chính quyền huyện phối hợp chặt chẽ với Ủy ban mặt trận và
các tổ chức chính trị- xã hội huyện chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp
56
pháp của nhân dân; tạo điều kiện để các tổchức chính trị- xã hội huyện động
viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức
thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, giám sát, phản biện xã hội đối
với hoạt động của chính quyền địa phƣơng. Huyện phối hợp với viện kiểm
soát nhà nƣớc, tòa án huyện trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, các
hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật; giữ vững kỷ luật, kỷ cƣơng hành
chính; tuyên truyền giáo dục pháp luật; thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội
và các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc.
Các cơ quan chuyên môn thuộc huyện có địa vị pháp lý ngang nhau,
quan hệ công tác giữa thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn là quan hệ phối hợp
ngang cấp. Thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn khi giải quyết công việc thuộc
thẩm quyền có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn
khác phải hỏi ý kiến của thủ trƣởng cơ quan đó. Đối với những vấn đề vƣợt
thẩm quyền hoặc cần sự phối hợp giải quyết của nhiều cơ quan, nhiều ngành,
lĩnh vực, thủ trƣởng cơ quan chuyên môn chủ trì công việc chủ động làm việc
với thủ trƣởng cơ quan chuyên môn có liên quan để hoàn thiện công việc.
Thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn thuộc huyện làm việc với trƣởng
bản về các công việc cần thiết liên quan đến lĩnh vực quản lý khi trƣởng bản
có đề nghị và giải quyết theo thẩm quyền trong thời hạn quy định. Đồng thời,
chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chính quyền bản thực hiện các nhiệm
vụ công tác thuộc lĩnh vực phụ trách. Ngƣợc lại, trƣởng bản thực hiện chế độ
báo cáo, chuẩn bị nội dung, bố trí lịch làm việc, dự họp với thủ trƣởng cơ
quan chuyên môn thuộc huyện khi đƣợc yêu cầu.
2.2.2.4. Thủ tục trình, ban hành, kiểm tra việc thực hiện văn bản, cung
cấp các dịch vụ hành chính công của chính quyền huyện
Tất cả các văn bản, công văn đến trình chủ tịch huyện, phó chủ tịch
huyện đều đƣợc vào sổ văn thƣ và cập nhật vào hệ thống quản lý văn bản và
hồ sơ công việc của văn phòng huyện (trừ các văn bản mật thực hiện theo quy
định) đảm bảo quy định về việc gửi, tiếp nhận, xử lý văn bản của huyện và
57
đƣợc lập thành danh mục công văn, tờ trình theo vấn đề, nội dung, đơn vị gửi
để theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý. Các văn bản hành chính thông thƣờng
của chính quyền huyện đƣợc Văn phòng phát hành trong thời gian không quá
01 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản đƣợc ký; đảm bảo đúng địa chỉ, đúng
thủ tục. Phòng Tƣ pháp là cơ quan kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của
huyện, chủ tịch huyện ban hành.
Trƣớc năm 2016, chính quyền huyện Phoukout tiếp nhận văn bản đến
và phát hành văn bản đi theo hình thức thủ công, tất cả văn bản đƣợc vào sổ
công văn giấy bằng tay, xử lý và chuyển đi theo đƣờng bƣu điện. Hiện nay,
chính quyền huyện đã triển khai đề án ứng dụng phần mềm công nghệ thông
tin điện tử hiện đại để giải quyết các thủ tục hành chính liên thông với cấp
tỉnh. Tuy nhiên vì là mô hình mới đƣợc triển khai theo diện đề án nên trong
quá trình áp dụng vẫn còn phát sinh nhiều khó khăn nhƣ hệ thống phần mềm
bị lỗi, chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ, bản thân công chức chƣa áp dụng đƣợc hết
các tính năng của phần mềm...
Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra việc thi hành văn bản đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên và thực hiện theo kế hoạch của huyện. Chính quyền huyện kiểm
tra việc thi hành các văn bản của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn của chính quyền huyện. Các cơ quan chuyên môn thuộc huyện
kiểm tra việc thi hành các văn bản trong phạm vi QLNN thuộc lĩnh vực, ngành
quản lý của cơ quan mình. Kết quả kiểm tra đƣợc báo cáo đến cấp trên có thẩm
quyền và có biện pháp xử lý kịp thời trong trƣờng hợp có sai phạm.
Kết quả kiểm tra việc thi hành văn bản tại huyện Phoukout và các bản
gần đây cho thấy, đa số các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc đảm bảo thực
hiện và triển khai đúng quy định. Tuy nhiên, việc phát hành văn bản có lúc
còn chậm trễ, văn bản đƣợc ban hành không đúng trình tự, thủ tục chiếm
20%. Đối với các bản có trên 60% bản khi đƣợc kiểm tra chƣa đảm bảo việc
thi hành văn bản kịp thời. Nhiều văn bản để quá hạn vẫn chƣa đƣợc giải
quyết. Trình tự, thủ tục ban hành văn bản, thể thức của văn bản còn sai sót.
Việc lƣu giữ, chỉnh lý hồ sơ chƣa thực sự khoa học.
58
2.2.2.5. Tiếp công dân, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Chính quyền huyện tổ chức tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của
huyện vào tất cảcác ngày hành chính trong tuần; tại phòng tiếp công dân có
bố trí 02 cán bộ có đủ trình độ, năng lực và sự hiểu biết về pháp luật để làm
nhiệm vụ tiếp dân. Lãnh đạo huyện tổ chức tiếp công dân định kỳ vào ngày
01 và 15 hàng tháng. Thủ trƣởng các cơquan chuyên môn thuộc huyện có
trách nhiệm tham mƣu giải quyết các lĩnh vực thuộc ngành, lĩnh vực quản lý
theo yêu cầu, kiến nghịcủa công dân. Tại phòng tiếp công dân của huyện có
lắp đặt hệ thống camrera giám sát để ghi lại quá trình tiếp công dân làm cơ sở
cho việc đánh giá thái độ của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ đối với
ngƣời dân. Về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Chánh Thanh tra
huyện là ngƣời trực tiếp tham mƣu giúp chính quyền huyện, chủ tịch huyện tổ
chức, theo dõi chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong phạm vi thẩm quyền.
Trong giai đoạn từ năm 2012-2017, trung bình hàng năm tại trụ sở tiếp
công dân của huyện Phoukout tiếp khoảng 150 vụ việc, tƣơng đƣơng 300
công dân, nội dung chủ yếu về: Lĩnh vực đất đai, nhà ở: chiếm 56,1%; Lĩnh
vực bồi thƣờng giải phóng mặt bằng: chiếm 23,6%; Lĩnh vực khác: chiếm
20,3%. Đa số các vụ việc đã đƣợc xử lý, giải quyết, trả lời theo quy định, còn
15% các vụ việc có tính chất phức tạp phải kéo dài thời gian xử lý, thƣờng là
về đất đai, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng. Trung bình hàng năm huyện
Phoukout nhận đƣợc 200 đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị, trong
đó chủ yếu là đơn kiến nghị, đề nghị. Hầu hết những đơn khiếu nại, tố cáo
đúng cấp và đúng nội dung đƣợc xử lý và giải quyết kịp thời.
2.3. Đánh giá tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện Phoukout
2.3.1. Ưu điểm
Chính quyền huyện là một cơ cấu của chính quyền địa phƣơng. Trong
quá trình đổi mới toàn diện, trong đó hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc là công
việc đặc biệt quan trọng, tổ chức và hoạt động của cơ quan này đã đƣợc cải
59
cách khá căn bản. Những kết quả đạt đƣợc trong tổ chức và hoạt động của
chính quyền huyện Phoukout thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
- Bộ máy chính quyền huyện Phoukout ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn
theo hƣớng thể hiện rõ hơn tính đại diện cho nhà nƣớc và đại diện cho ý chí,
nguyện vọng, lợi ích của cộng đồng dân cƣ trên địa bàn huyện; bộ máy chính
quyền đƣợc củng cố theo hƣớng làm rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân; cải
tiến lề lối làm việc theo hƣớng gần ngƣời dân, quyền làm chủ của nhân dân
đƣợc phát huy thông qua hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Để
thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, chính quyền huyện Phoukout đã xây dựng
quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, định kỳ
đánh giá kết quả thực hiện để sửa đổi, bổ sung quy chế cho phù hợp tình hình
thực tế. Quá trình chỉ đạo đã bám sát quy chế làm việc, chú trọng phát huy
dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân, duy trì kỷ luật, kỷ cƣơng, tạo sự đoàn
kết, thống nhất cao trong tập thể chính quyền huyện. Xây dựng và thực hiện
tốt quy chế phối hợp với mặt trận, với các tổ chức đoàn thể trong việc triển
khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của cơ quan nhà nƣớc cấp trên.
- Trong sự chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trƣơng của cấp trên, chính
quyền huyện Phoukout đã thể hiện đƣợc tính độc lập, tự chủ và tự quản hơn
trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn để đáp ứng
các nhu cầu của ngƣời dân trên địa bàn; tăng cƣờng phối hợp với Ủy ban mặt
trận và các tổ chức đoàn thể ở cấp mình để tuyên truyền, vận động nhân dân
thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc. Mặt
khác, Ủy ban mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở địa phƣơng cùng với nhân
dân đã đóng góp vai trò tích cực trong việc tham gia xây dựng và củng cố bộ
máy chính quyền, thực hiện các chính sách pháp luật và giám sát các hoạt
động của cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức địa phƣơng.
- Lãnh đạo huyện luôn quan tâm chỉ đạo, điều hành kịp thời các nhiệm
vụ công tác của huyện, đảm bảo các chỉ tiêu tăng trƣởng và phát triển kinh tế,
60
xã hội. Hệ thống chính quyền huyện hoạt động ổn định và phát huy tốt vai trò
QLNN, đƣợc xếp hạng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
- Các cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền huyện luôn tham mƣu
giúp việc cho huyện thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh
vực quản lý, có cơ chế phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các cơ quan, phòng,
ban trong huyện và các đơn vị ngành dọc đặt trên địa bàn huyện. Việc quy
định tất cả thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn thuộc huyện đều đồng thời là
Ủy viên chính quyền huyện góp phần phát huy trí tuệ tập thể của các thành
viên trong việc quyết định các vấn đề QLNN, đồng thời tăng cƣờng hiệu lực
giám sát đối với chính quyền huyện thông qua cơ chế lấy phiếu tín nhiệm, bỏ
phiếu tín nhiệm đối với các thành viên chính quyền huyện.
- Việc thực hiện các quy định về phân cấp bƣớc đầu đã đạt đƣợc những
kết quả tốt, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền huyện.
Cùng với phân cấp, chính quyền huyện đã đƣợc trao một số quyền tƣơng ứng
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao nhƣ trao quyền về ngân sách, tài
chính, tổ chức bộ máy, biên chế...
- Các hoạt động khác nhƣ quan hệ phối hợp công tác, chế độ hội họp,
tiếp khách, thông tin báo cáo, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo đƣợc
thực hiện tƣơng đối tốt. Bên cạnh đó, thủ tục trình, ban hành, xử lý văn bản và
kiểm tra việc thực hiện văn bản của chính quyền huyện nhanh gọn, tiết kiệm
thời gian, chi phí và tăng tính bảo mật hơn nhờ áp dụng các phần mềm quản
lý văn bản và hệ thống hòm thƣ công vụ.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Những hạn chế, tồn tại thuộc tổ chức chính quyền huyện Phoukout
Theo quy định hiện hành, chính quyền huyện gồm 2 cơ quan đƣợc định
danh là HĐND và UBND. Tuy nhiên, thực tế ở cấp huyện hiện nay chỉ có
thành viên HĐND tỉnh đƣợc bầu làm việc tại huyện. Nhƣ vậy, việc quy định
mô hình tổ chức của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền huyện nói
riêng chƣa đƣợc triển khai trên địa bàn, vì vậy mô hình tổ chức ấy cũng chƣa
61
đáp ứng đƣợc sự đổi mới, phản ứng một cách nhanh nhạy trƣớc các yêu cầu,
đòi hỏi của nền kinh tế thị trƣờng đầy biến động, cạnh trang và có vai trò giúp
đời sống xã hội vận hành an toàn, trật tự, hiệu quả và công bằng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc của huyện Phoukout mặc
dù đã đƣợc sắp xếp theo hƣớng tinh gọn, hợp lý và chuyển dần sang mô hình
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nhiều hơn; nhƣng bên trong nội bộ của chính
quyền huyện chƣa thực sự vững mạnh, tính minh bạch và hiệu lực, hiệu quả
cũng chƣa cao, thậm chí một số cơ quan chuyên môn của huyện còn thiếu sự
tin cậy, tín nhiệm đối với xã hội.
Cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý của chính quyền huyện
chƣa phát huy đƣợc hết hiệu quả và còn những vấn đề bất cập. Phân cấp còn
hạn chế, nhiều lĩnh vực vẫn chƣa đƣợc phân cấp rành mạch, phân cấp chƣa đi
liền với phân quyền. Nhìn chung chƣa có những văn bản cụ thể về phân cấp
trong các lĩnh vực khác nhau. Một số lĩnh vực đƣợc phân cấp cho chính quyền
huyện nhƣng chƣa kịp thời ban hành quy định phân cấp đến các cơ quan
chuyên môn và các bản nên vẫn xảy ra trƣờng hợp chƣa rõ ràng trong xử lý
công việc, còn trùng lắp giữa các cơ quan chuyên môn. Bên cạnh đó, một số
lĩnh vực phân cấp cho chính quyền huyện giải quyết nhƣng hiệu quả hoạt
động không cao, còn lúng túng trong khâu xử lý và quy trách nhiệm nhƣ là
hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép kinh doanh, đầu
tƣ xây dựng cơ bản...
Những hạn chế, tồn tại thuộc hoạt động của chính quyền huyện
Phoukout
Trong chế độ trách nhiệm của tập thể chính quyền huyện, chủ tịch
huyện còn chƣa có quy định cụ thể để xác định rõ đâu là thẩm quyền, trách
nhiệm của tập thể, đâu là trách nhiệm của cá nhân phụ trách, dẫn đến có
những vụ việc sai phạm trong quản lý, điều hành nhƣng khó xác định trách
62
nhiệm để xử lý. Chế độ lãnh đạo tập thể đòi hỏi khi quyết định những vấn đề
thuộc thẩm quyền của chính quyền huyện đều phải tổ chức họp, thảo luận để
lấy ý kiến tập thể, do đó có trƣờng hợp gây lãng phí thời gian, không kịp thời
giải quyết một số việc, nhất là những công việc có tính cấp bách, từ đó chƣa
phát huy đúng mức vai trò, trách nhiệm, tính quyết đoán của từng thành viên
trong chính quyền huyện cũng nhƣ ngƣời đứng đầu cơ quan hành chính nhà
nƣớc ở địa phƣơng.
Cơ cấu tổ chức của chính quyền huyện theo luật định gồm có chủ tịch
huyện , các phó chủ tịch huyện và các ủy viên. Tuy nhiên, trong thực tế thì
chủ yếu là do chủ tịch huyện và các phó chủ tịch huyện chỉ đạo, điều hành
mọi công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của huyện, còn các ủy viên chỉ
tham gia phiên họp định kỳ hàng tháng của chính quyền huyện chứ không
tham gia điều hành trực tiếp công việc hàng ngày, vì vậy vai trò của các ủy
viên trong thực tế rất mờ nhạt và hình thức.
Một trong những khó khăn, vƣớng mắc của chính quyền huyện
Phoukout trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là sau khi các đạo luật có
hiệu lực thi hành nhƣng chƣa có văn bản hƣớng dẫn của trung ƣơng nên khó
thực hiện. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng các văn bản pháp luật không thống
nhất, thậm chí có sự mâu thuẫn, xung đột làm cho địa phƣơng lúng túng trong
quá trình triển khai thực hiện hoặc bế tắc trong xử lý các vụ việc cụ thể.
Sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động QLNN trên địa bàn
huyện còn ở mức độ thấp. Ngƣời dân chƣa thực sự quan tâm đến những sự
kiện chính trị, hành chính của chính quyền huyện. Nếu không có nhu cầu, gần
nhƣ giữa ngƣời dân và chính quyền không có sự tƣơng tác lẫn nhau. Việc phổ
biến, cung cấp thông tin các hoạt động QLNN từ phía chính quyền huyện đến
toàn thể nhân dân trong huyện, đặc biệt là ngƣời dân ở vùng khó khăn chƣa
đạt hiệu quả cao. Nhiều hoạt động lấy ý kiến của nhân dân còn mang tính