Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện Phoukout, tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
3,082
426
99
23
Theo hƣớng dẫn số 29/UCTW, ở cấp huyện bộ máy tham mƣu giúp
việc trực tiếp cho chủ tịch huyện và đảng ủy huyện là văn phòng huyện gồm
có các đơn vị sau: Đơn vị nghiên cứu và tổng thợp, đơn vị hành chính huyện
và đơn vị quản trị-tài vụ. Đối với cấp huyện, sẽ thử nghiệm thành lập thị xã ở
thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Luông Pha Bang để thực hiện đúng theo Luật hành
chính địa phƣơng quy định đó là chính quyền cấp tỉnh có tỉnh và thành phố,
cấp huyện có huyện và thị xã, cấp bản có bản. Đặc biệt thực hiện theo chỉ thị
số 39/CT-CP, ngày 26/11/2007 về việc thí điểm cải cách tổ chức bộ máy cấp
huyện trong phạm vi toàn quốc. Việc cải cách bộ máy cấp huyện đƣợc thực
hiện theo hƣớng phân chia 3 loại huyện: Huyện phát triển, huyện đang phát
triển và huyện nông thôn. Bộ máy ở 3 loại huyện nói trên sẽ không hoàn toàn
giống nhau, điều đó tùy thuộc vào điều kiện thực tế.
Theo quyết định số 03/QĐ-BCBN, ngày 21 tháng 1 năm 2009 của Ban
cải cách tổ chức bộ máy nhà nƣớc về tiêu chuẩn mỗi loại, việc phân loại
huyện trong cả nƣớc nhƣ sau: Bộ máy cấp huyện loại 1 bao gồm 25 phòng
(trừ phòng quân đội, phòng an ninh) và các phòng trực thuộc văn phòng
huyện. Bộ máy huyện loại 2 bao gồm 20 phòng (trừ phòng quân đội, phòng
an ninh) và các phòng trực thuộc văn phòng huyện. Bộ máy huyện loại 3 bao
gồm 19 phòng (trừ phòng quân đội, phòng an ninh) và các phòng trực thuộc
văn phòng huyện. Nhà nƣớc đã tiến hành cải cách bộ máy đúng theo tiêu
chuẩn nói trên đối với 6 huyện ở 6 tỉnh nhƣ: Viêng Chăn, Luông Pha Bang,
Luông Năm Tha, U Dôm Xay, Khăm Muôn, Sa La Văn và đang tiếp tục triển
khai trong các tỉnh khác trong những năm tiếp theo.
Đến năm 2011, cả nƣớc tổ chức triển khai nghị quyết đại hội IX của
Đảng NDCM Lào. Đang chủ động tổ chức thí điểm “xây dựng huyện trở
thành đơn vị vững mạnh toàn diện” theo tinh thần đại hội IX của Đảng nhân
dân cách mạng Lào và Chỉ thị “3 xây” của thủ tƣớng chính phủ đề ra. Đối với
cấp huyện, chính phủ đã quy định 3 huyện của thủ đô Viêng Chăn và 3 huyện
của mỗi tỉnh để đƣa vào thí điểm. Chỉ thị của Thủ tƣớng chính phủ đã góp
24
phần làm thay đổi của bộ máy hành chính cấp huyện phù hợp với điều kiện
thực tế hơn theo hƣớng mỗi huyện gồm 14 phòng: (phòng quân sự, phòng
công an, phòng tƣ pháp, phòng nội vụ, phòng giáo dục và thể thao, phòng y
tế, phòng văn hóa thông tin và du lịch, phòng lao động và phúc lợi xã hội,
phòng kế hoạch và đầu tƣ, phòng tài chính, phòng nông-lâm nghiệp, phòng tài
nguyên và môi trƣờng, phòng công nghiệp và thƣơng mại, phòng giao thông
vận tải).
Tại thời điểm này, cơ quan hành chính cấp huyện đã có sự cải thiện về
cả số lƣợng và chất lƣợng. Việc tách và nhập huyện trên cả nƣớc đƣợc tiến
hành liên tục. Nếu năm 2010 số huyện trên cả nƣớc 143 huyện, đến nay 2017
số huyện đã tăng lên đến 148 huyện.
Tuy nhiên, sự phân loại huyện thành: loại 1, loại 2 và loại 3; đã xảy ra
tình trạng mâu thuẫn về việc cung cấp ngân sách của nhà nƣớc. Việc quy định
về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp huyện vẫn chung chung, chƣa phân biệt nào là tổ
chức bộ máy hành chính, nào là tổ chức bộ máy nhà nƣớc ở cấp huyện, cho nên
xảy ra tình trạng lẫn lộn khi tiến hành cải cách bộ máy hành chính cấp huyện.
1.3.2.2. Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện theo Hiến
pháp năm 2015 và Luật hành chính địa phương năm 2015
Luật hành chính địa phƣơng năm 2015 đƣa ra quy định chung về cơ cấu
tổ chức của chính quyền huyện tại Điều 66, bao gồm:
- Văn phòng;
- Phòng, cơ quan ngang phòng đƣợc thành lập theo yêu cầu của công
việc trên cơ sở sự thông qua HĐND cấp tỉnh.
Trên cơ sở Luật hành chính địa phƣơng năm 2015, Hƣớng dẫn số
14/HD-BNV của Bộ Nội vụ xác định: Các phòng chuyên môn trực thuộc cấp
tỉnh phụ trách có thể là:
Phòng Nội vụ;
Phòng Lao động và Phúc lợi xã hội;
Phòng thông tin, văn hóa và du lịch;
25
Phòng Giáo dục và thể thao;
Phòng Y tế;
Phòng Tƣ pháp;
Phòng Tài chính;
Phòng Kế hoạch và đầu tƣ;
Phòng Tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng;
Phòng Công thƣơng;
Phòng Giao thông và vận tải;
Phòng Khoa học và công nghệ;
Phòng Nông nghiệp – lâm nghiệp và phát triển nông thôn.
Luật hành chính địa phƣơng 2015 cũng đã xác định vị trí và vai trò của
Văn phòng và các phòng chuyên môn của cơ quan chính quyền huyện tại
Điều 67 và Điều 68. Theo đó, Văn phòng của cơ quan chính quyền huyện là
một cơ cấu bộ máy của chính quyền huyện, có vai trò tham mƣu cho Chủ tịch
huyện trong việc QLNN về điều hành, phát huy, theo dõi điều hành công việc
của địa phƣơng; lập kế hoạch, chƣơng trình, nghiên cứu tổng hợp, phục vụ
hoạt động của lãnh đạo địa phƣơng và quản lý điều hành công việc trong
phạm vi của mình. Phòng, cơ quan ngang phòng là một bộ phận trong cơ cấu
tổ chức bộ máy của chính quyền huyện, có vai trò tham mƣu cho chính quyền
huyện, sở, cơ quan ngang sở trong việc quản lý chuyên môn và theo sự phân
cấp QLNN.
Tổ chức bộ máy chính quyền huyện làm việc theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, thực hiện theo chế độ thủ trƣởng trên cơ sở quyết định của phiên
họp, phân công cho cá nhân phụ trách; làm việc có kế hoạch, chƣơng trình, dự
án, thời hạn, có tính đến hiệu quả theo đặc điểm và tình hình thực tế của địa
phƣơng. Bộ máy chính quyền huyện phải có sự phối hợp và thống nhất với
các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công tác
quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Trong trƣờng hợp không
có sự thống nhất về một vấn đề nào đó thì đề nghị cấp trên quyết định.
26
Điều 76 - Luật hành chính địa phƣơng 2015 quy định: Phiên họp của cơ
quan chính quyền huyện đƣợc tổ chức định kỳ một tháng một lần, do Chủ tịch
huyện triệu tập và chủ trì. Thành phần tham gia vào phiên họp gồm có Phó chủ
tịch huyện, Chánh văn phòng, các Trƣởng phòng chuyên môn, thủ trƣởng các
cơ quan ngang phòng của chính quyền huyện. Ngoài ra, nếu cần thiết, có thể
mời đại diện từ bộ phận khác có liên quan vào tham gia cuộc họp. Trong những
trƣờng hợp cần thiết và khẩn cấp, có thể tổ chức phiên họp bất thƣờng theo sự
quyết định của Chủ tịch huyện. Mỗi phiên họp phải lập biên bản, biên bản phải
đƣợc Chủ tịch huyện ký xác nhận và phải gửi cho những ngƣời tham gia phiên
họp để tổ chức thực hiện. Trong trƣờng hợp có quyết định những vấn đề quan
trọng phải ra Nghị quyết của phiên họp. Phiên họp của bộ máy chính quyền
huyện đƣợc tiến hành theo đa số của đại biểu tham dự, trong trƣờng hợp không
có sự thống nhất với nhau giữa bộ máy chính quyền huyện với các đại biểu của
các cơ quan tham dự phiên họp thì phải đƣa những vấn đề đó cùng với ý kiến
của Chủ tịch huyện cho Văn phòng tỉnh xem xét và giải quyết.
Những vấn đề đƣa vào xem xét và quyết định trong phiên họp của cơ
quan chính quyền huyện gồm:
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hoạch định ngân sách và việc
đổi mới hoạch định ngân sách hàng năm;
Việc quy định ranh giới và cơ cấu tổ chức; thiết lập, giải thể, hợp
lại, tách ra, phân định ranh giới của bản và thay đổi tên bản;
Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật;
Kế hoạch đầu tƣ theo sự phân chia quản lý;
Các vấn đề quốc phòng - an ninh;
Các vấn đề chính sách đối với cán bộ, công chức;
Báo cáo hoạt động công tác hằng năm của chính quyền huyện trình
Tỉnh trƣởng, Chủ tịch thủ đô;
Ngoài những vấn đề trên, phiên họp của chính quyền huyện có thể
đƣa những vấn đề quan trọng và cần thiết khác vào phiên họp.
27
Chính quyền cấp huyện của Cộng Hòa Dân chủ nhân dân Lào theo Luật
tổ chức hành chính địa phƣơng cũng nhƣ Hiến pháp đều không có Hội đồng
nhân dân địa phƣơng. Theo Hiến pháp 2015 (sửa đổi Hiến pháp 2003) cụm từ
Hội đồng Nhân dân địa phƣơng đƣợc đƣa vào lại. Đó là cơ quan dại diện cho
quyền và lợi ích của nhân dân Lào. Theo Hiến pháp, Hội đồng Nhân dân có ở
cả ba cấp: tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên, hiện chỉ mới tổ chức Hội đồng Nhân
dân cấp tỉnh.
Hiến pháp 2015 và Luật hành chính địa phƣơng năm 2015 quy đinh
cách tổ chức bộ máy hành chính địa phƣơng cấp tỉnh, cấp huyện và làng.
Luật hành chính địa phƣơng 2015 của CHDCND Lào đã quy định rõ
hơn về cơ cấu tổ chức của HĐND tạo cơ sở pháp lý để củng cố, hoàn thiện tổ
chức và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp. Trong đó,
HĐND cấp huyện đƣợc xác định là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa
phƣơng, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu
trách nhiệm trƣớc nhân dân địa phƣơng và cơ quan nhà nƣớc cấp trên.
HĐND huyện gồm các đại biểu HĐND do cử tri ở huyện bầu ra.
HĐND huyện có Thƣờng trực HĐND huyện gồm Chủ tịch HĐND huyện, 2
Phó Chủ tịch HĐND huyện và các ủy viên là Trƣởng các Ban của HĐND
huyện. HĐND huyện thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - xã hội. Luật hiện
hành cũng quy định, trong cơ cấu tổ chức của HĐND huyện những chức danh
sau bắt buộc phải thực hiện hoạt động chuyên trách để đảm bảo chất lƣợng,
hiệu quả hoạt động của HĐND, đó là: Phó Chủ tịch HĐND huyện; Phó
Trƣởng ban của HĐND huyện.
UBND huyện vẫn đƣợc xác định là cơ quan chấp hành của HĐND
huyện, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm trƣớc
nhân dân địa phƣơng, HĐND huyện và cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp
trên. Về cơ cấu tổ chức của UBND huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các
ủy viên. Tùy vào phân loại đơn vị hành chính của huyện để xác định số lƣợng
Phó Chủ tịch UBND huyện, cụ thể: UBND huyện loại I có không quá 3 Phó
Chủ tịch, UBND huyện loại II và loại III có không quá 2 Phó Chủ tịch. Ủy
28
viên UBND huyện là ngƣời đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện và ủy viên phụ trách quân sự, công an. Đây cũng là điểm mới của Luật
hành chính địa phƣơng năm 2015, nếu nhƣ trƣớc đây, theo quy định của Luật
hành chính địa phƣơng năm 2003, không phải ngƣời đứng đầu của các cơ
quan chuyên môn của UBND nào cũng là ủy viên của UBND thì đến Luật
hành chính địa phƣơng 2015 đã mở rộng cơ cấu tổ chức UBND theo đó tất cả
ngƣời đứng đầu của các cơ quan chuyên môn của UBND đều là ủy viên của
UBND. Đây là quy định nhằm phát huy trí tuệ tập thể của các thành viên
UBND, tăng cƣờng hiệu lực giám sát của HĐND đối với UBND cùng cấp
thông qua cơ chế lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với ngƣời giữ
chức vụ do HĐND bầu.
Ngoài các thành viên UBND huyện, cơ cấu tổ chức của UBND huyện
còn gồm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện gồm có phòng và cơ
quan tƣơng đƣơng phòng thực hiện chức năng tham mƣu, giúp UBND huyện
quản lý nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực ở địa phƣơng. Các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện đƣợc tổ chức theo hƣớng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực,
phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính, ngoài các cơ quan chuyên môn
đƣợc tổ chức thống nhất ở tất cả các UBND cấp huyện còn tổ chức một số cơ
quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện.
Trên thực tế hiện nay, các địa phƣơng của Lào đều mới đang ở giai
đoạn bƣớc đầu triển khai thành lập HĐND. Điều đó đồng nghĩa với việc ở
Lào, bộ máy chính quyền huyện theo quy định của Hiến pháp 2015 mới chỉ
đang trong quá trình nghiên cứu và xây dựng. Vì vậy, trong phạm vi của luận
văn, tác giả phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp
huyện trên cơ sở nghiên cứu những điều kiện thực tế của huyện Phoukout.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức và hoạt động của chính
quyền cấp huyện
Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức và hoạt động của chính quyền
cấp huyện, có thể nhóm các yếu tố này thành các yếu tố khách quan và yếu tố
chủ quan cũng có thể nhóm các yếu tố này thành yếu tố bên trong và bên
29
ngoài. Dù là phân loại theo tiêu chí nào thì về cơbản các yếu tố sau đây có thể
ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện nói
riêng và các cấp chính quyền nói chung.
1.4.1. Yếu tố con người
Con ngƣời là nguồn lực vô cùng quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến
chất lƣợng và hiệu quả làm việc của một cấp chính quyền. Nếu đội ngũ cán bộ,
công chức nắm bắt tốt công việc thì hoạt động của cấp chính quyền đó sẽ đƣợc
thực hiện thuận lợi nhanh chóng. Ngƣợc lại nếu có nhiều cán bộ, công chức ở
các bộ phận không nắm rõ yêu cầu của công việc hoặc không có thái độ đúng
đắn với công việc thì công việc của cơ quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trình độ, năng lực, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức
quyết định rất lớn đến hiệu quả hoạt động của chính quyền huyện. Cán bộ,
công chức là ngƣời phục vụ nhân dân, quá trình giải quyết công việc và cách
thức cung cấp các dịch vụ hành chính công của đội ngũ cán bộ, công chức
trực tiếp quyết định mức độ hài lòng của ngƣời dân.
Cán bộ, công chức công tác tại huyện bên cạnh việc trau dồi năng lực
lại càng cần phải am hiểu đặc tính của ngƣời dân địa phƣơng, thậm chí phải
hiểu đƣợc mong muốn, nguyện vọng, biết và giao tiếp đƣợc với ngƣời dân để
tạo ra niềm tin từ phía nhân dân đối với chính quyền huyện, qua đó thúc đẩy
sự đóng góp và tham gia của ngƣời dân vào hoạt động của chính quyền.
1.4.2. Yếu tố môi trường
Chính quyền cấp huyện hoạt động đạt hiệu quả cao khi đƣợc tạo điều
kiện thuận lợi trong môi trƣờng mà nó tồn tại. Môi trƣờng làm việc là các yếu
tố xung quanh, các yếu tố nền mà trên đó diễn ra hoạt động của cán bộ, công
chức, ngƣời làm việc trong chính quyền huyện. Căn cứ vào yếu tố tác động
thì môi trƣờng làm việc của chính quyền huyện bao gồm môi trƣờng làm việc
bên ngoài và môi trƣờng làm việc bên trong các cơ quan chuyên môn thuộc
chính quyền huyện.
Môi trường bên ngoài
30
Môi trƣờng bên ngoài là những yếu tố xung quanh công sở; bao gồm
môi trƣờng tự nhiên, văn hóa - xã hội, kinh tế, chính trị. Tất cảnhững yếu tố
này đều ảnh hƣởng một cách mạnh mẽ đến tổ chức và hoạt động của chính
quyền huyện.
- Môi trƣờng tự nhiên: Môi trƣờng tự nhiên bao gồm đất đai, vị trí địa
lý, khí hậu, khung cảnh làm việc của cán bộ, công chức. Môi trƣờng tự nhiên
có ảnh hƣởng rất cao, kèm theo đó là những đòi hỏi phù hợp nhƣ: Vị trí
khung cảnh nơi làm việc của cán bộ công chức bao gồm các yếu tố làm việc,
nghỉ ngơi, thƣ giãn ảnh hƣởng đến tâm lý, thể trạng, thể lực và năng suất lao
động của cán bộ, công chức. Nếu bố trí nơi làm việc của cán bộ công chức
không hợp lý thì năng suất lao động của tổchức sẽ bị hạn chế, ngƣợc lại nếu
nơi làm việc của công chức, nhân viên nhà nƣớc đƣợc bố trí hợp lý thì sẽ kích
thích tinh thần và thái độ làm việc của cán bộ công chức. Làm cho công chức
gắn bó hơn với công sở.
- Môi trƣờng xã hội: Bao gồm yếu tố xã hội, văn hóa ảnh hƣởng đến tổ
chức và hoạt động của chính quyền huyện.
- Môi trƣờng pháp lý: Mọi cơ quan nhà nƣớc trong tổ chức và hoạt động
đều phải tuân theo những quy định cụ thể của luật pháp. Vì vậy đề cập tới môi
trƣờng pháp lý là nói đến pháp luật, tức là hệ thống thể chế, khung pháp lý,
những quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cấp
chính quyền nói chung. Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phƣơng là
phạm trù rộng lớn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực do đó đƣợc điều
chỉnh ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Hệ thống pháp lý càng hoàn thiện,
đầy đủ, rõ ràng quy định cụ thể về chính quyền ở từng khu vực cụ thể thì càng
dễ thực hiện và áp dụng trong thực tiễn đối với các cấp chính quyền.
- Môi trƣờng kinh tế: Các điều kiện kinh tế tạo thuận lợi phát triển về
cơ sở hạ tầng, trụ sở cho các cơquan của chính quyền. Các cơ quan nhà nƣớc
có trụ sở tại vùng có môi trƣờng kinh tế phát triển thƣờng thuận lợi hơn cho
công tác quy hoạch, xây dựng.
31
Môi trường bên trong
Môi trƣờng bên trong của chính quyền huyện là mối quan hệ giữa các
cá nhân, các cơ quan của chính quyền huyện với nhau, là cơ chế vận hành,
điều hành, chỉ huy và chấp hành hoạt động của bộ máy chính quyền huyện, là
các chuẩn mực xử sự, nghi thức giao tiếp, các phƣơng thức giải quyết các
mâu thuẫn, ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ, công chức, phong cách lãnh
đạo, điều hành của những ngƣời đứng đầu...
Các mối quan hệ nội bộ trong chính quyền huyện bao gồm các mối
quan hệ giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa các nhân viên và các cơ quan chuyên
môn với nhau. Trong cơquan hành chính nhà nƣớc mối quan hệ giữa cấp trên
và cấp dƣới là mối quan hệ phục tùng, nhân viên phải chấp hành mệnh lệnh
và quyết định của lãnh đạo. Những mối quan hệ còn lại là quan hệ phối hợp,
ngang cấp cùng hỗ trợ, tạo điều kiện để giải quyết công việc. Các mối quan hệ
nội bộ bên trong chính quyền đƣợc giữ ổn định và đảm bảo trật tự là điều kiện
để bộ máy chính quyền hoạt động tốt. Ngoài ra sự khuyến khích về vật chất,
khen thƣởng góp phần tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức
và là một yếu tố ảnh hƣởng đến tinh thần, trách nhiệm làm việc của họ, bao
gồm chế độ, chính sách về tiền lƣơng, thƣởng, các khoản thu nhập tăng thêm,
các phúc lợi khác trong quá trình công tác, công tác khen thƣởng, biểu dƣơng
kịp thời đối với những cá nhân có thành tích.
Các nội quy, quy chếlàm việc quyết định đến cách thức chấp hành và
làm việc của cán bộ, công chức. Các quy chế đề ra yêu cầu, tiêu chuẩn đánh
giá, quan hệ trong cơ quan, trách nhiệm của cán bộ, công chức là chuẩn mực
để cán bộ công chức làm việc đạt hiệu quả cao. Các quy định càng cụ thể, phù
hợp với thực tế yêu cầu công việc, thẩm quyền đƣợc giao thì hiệu quả công
việc càng cao.
1.4.3. Yếu tố điều kiện làm việc, phương tiện làm việc
Điều kiện làm việc là các yếu tố vật chất tác động đến quá trình làm
việc. Cụ thể là khung cảnh, phòng làm việc và cách bố trí, sắp xếp các bộ
phận làm việc trong các cơ quan, có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả làm việc của
32
cán bộ, công chức trong công sở. Phƣơng tiện làm việc là tất cả các yếu tốvật
chất, trang thiết bị làm việc, công cụ, máy móc để trợ giúp cho các hoạt động
diễn ra, là yếu tố tạo ra một môi trƣờng làm việc hiệu quả. Điều kiện và
phƣơng tiện làm việc là yếu tố quan trọng giúp nhà lãnh đạo, quản lý hoàn
thành tốt công tác quản lý; giúp cán bộ công chức nâng cao năng suất lao
động, hoàn thành yêu cầu công việc đƣợc giao; giúp cán bộ công chức giữ gìn
sức khỏe, chống lại sự mệt mỏi trong công việc hàng ngày; giảm thiểu chi phí,
tiết kiệm thời gian, giảm hao tổn sức lực trong lao động; tạo ra sự linh hoạt
hơn trong công việc. Chính quyền huyện, cần chú trọng đầu tƣ hơn tới điều
kiện và phƣơng tiện làm việc để nâng cao hiệu quả QLNN.
Các yếu tố kể trên có mức độ tác động, ảnh hƣởng khác nhau đến tổ
chức và hoạt động của chính quyền huyện. Tuy nhiên yếu tố con ngƣời vẫn là
yếu tố mang tính chất quyết định. Mặt khác, trong khi nhìn nhận các yếu tố
trên với tƣ cách là các yếu tố tác động, ảnh hƣởng đến hiệu quả quá trình hoạt
động của chính quyền huyện, không thể bỏ qua một thực tế chúng cùng đồng
thời là sản phẩm, là kết quả của tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện.
Do đó, ở đây luôn có mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tốnày.
1.5. Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện
của một số nƣớc trên thế giới
1.5.1. Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015, chính quyền địa phƣơng ở
Việt Nam có ba cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng), cấp
huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quận và thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ƣơng), cấp xã (xã, phƣờng, thị trấn). Ngoài ba cấp
này thì chính quyền địa phƣơng còn có các Đơn vị hành chính – kinh tế đặc
biệt do Quốc hội thành lập.
Điều 111 Hiến pháp năm 2013 nƣớc Việt Nam quy định: “Chính quyền
địa phƣơng đƣợc tổ chức ở các đơn vị hành chính của nƣớc Cộng hòa xã hội