Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, Hà Nội
3,751
278
107
42
M
S ng và t l (%)
Hoàn thành nhiệm vụ
117
39,5%
Không hoàn thành nhiệm vụ
17
3,5%
(Ngun: Khng lc làm vic ca viên chc ti bnh vi
)
Tỷ lệ viên chức tự đánh giá hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt và hoàn
thành nhiệm vụ chiếm tới 96,5% và chỉ có 3,5% viên chức không hoàn thành
nhiệm vụ. Như vậy, đây là một con số rất cao, là biểu hiện quan trọng để tạo
động lực làm việc của viên chức. Khi họ tự thấy bản thân mình giải quyết tốt
các công việc, họ sẽ cố gắng, nỗ lực để hoàn thành thêm nhiều công việc
khác. Đồng thời, dựa vào kết quả tự đánh giá của bản thân người lao động,
nhà quản lý có thể so sánh với kết quả trong thực tiễn nhằm xây dựng các tiêu
chí công bằng, khách quan trong đánh giá.
Mối quan hệ giữa đồng nghiệp, với lãnh đạo tốt cũng là một trong những
yếu tố giúp người lao động có thêm động lực để làm việc. Qua khảo sát thực
tế, khi được hỏi “Mối quan hệ của anh/chị với đồng nghiệp?”, kết quả cho
thấy có tới 85% viên chức cho biết mối quan hệ của mình với các đồng
nghiệp khác là tốt và rất tốt, điều này thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, tạo nên
văn hóa tổ chức đặc trưng của đơn vị.
Tạo lập được sự đoàn kết giữa các thành viên như vậy không thể không
nhắc tới cách quản lý của lãnh đạo cấp trên. Với câu hỏi “Mối quan hệ giữa
anh/chị với lãnh đạo?”, tỷ lệ viên chức đánh giá cấp trên của họ “Biết lắng
nghe, tôn trọng ý kiến của cấp dưới” và “Thoải mái, luôn nhận được sự hỗ trợ
của cấp trên” khá cao (hơn 70%) và số ít cho rằng lãnh đạo “Đối xử không
công bằng” và “Cứng nhắc, không thừa nhận điểm yếu của mình”. Như vậy,
43
bầu không khí tại đơn vị nhìn chung thấy được sự vui vẻ, tinh thần sẵn sàng
tương hỗ nhau trong công việc, giữa nhân viên và lãnh đạo cũng thoải mái
bày tỏ những ý tưởng và nguyện vọng của bản thân.
2.2.2
Bên cạnh những ưu điểm trên, tại bệnh viện vẫn còn tồn tại một số hạn
chế, yếu kém sau:
Trình độ của viên chức tại bệnh viện được đánh giá là khá cao, tuy nhiên
các kỹ năng mềm: như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng
quản lý thời gian… còn hạn chế, nên đã gây bức xúc cho người bệnh, chưa
tạo ấn tượng và làm hài lòng khách hàng tới bệnh viện.
Hiệu suất sử dụng thời gian để giải quyết công việc của viên chức còn
hạn chế: để cung cấp thông tin cho nội dung này, viên chức phải trả lời câu
hỏi “Anh/chị sử dụng bao nhiêu thời gian để giải quyết công việc?” và thu
được kết quả như sau: không có viên chức nào sử dụng < 50% để giải quyết
công việc, 50% - 70% là 48,3%, 71% - 90% là 33,4% còn lại 18,3% cho
những viên chức sử dụng 90% - 100%. Như vậy có thể thấy rằng, với khối
lượng công việc được đánh giá là nhiều, thời gian làm việc được viên chức sử
dụng đúng và đủ nhưng thực tế hiệu suất sử dụng hết số thời gian quy định
còn thấp chỉ ở mức (18,3%), viên chức chưa thực sự khai thác hết tối đa thời
gian để sử dụng vào công tác khám chữa bệnh, vẫn còn tình trạng lạm dụng
thời gian vào những công việc cá nhân, gây lãng phí về thời gian và tiền của
của cơ quan.
Khi được hỏi về dự định của viên chức về mức độ gắn bó với công việc
thì thu được kết quả như sau:
7
D nh ca anh/ch
S ng và t l (%)
Gắn bó lâu dài
144
48,6
Chuyển công tác tốt hơn khi có cơ hội
87
29,4
44
D nh ca anh/ch
S ng và t l (%)
Chưa có dự định gì
65
22
Qua bảng trên có thể thấy rằng, tỷ lệ “Gắn bó lâu dài” với công việc chỉ
ở mức trung bình tập trung chủ yếu vào điều dưỡng viên, trong khi đó tỷ lệ
29,4% “Chuyển công tác tốt hơn khi có cơ hội” tập trung chủ yếu vào các bác
sỹ bởi đây là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có nhu cầu về
lương và nâng cao tay nghề ở những môi trường mới.
Chế độ tiền lương, tiền thưởng chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của
viên chức, chưa phát huy được tác dụng khuyến khích cho người lao động.
Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ viên chức không hài lòng với mức lương,
thưởng và thu nhập tăng thêm tại đơn vị lên tới gần 80%.
8.
1. Rất hài lòng 2. Hài lòng
3. Không hài lòng 4. Không có ý kiến rõ ràng
Câu
hi
Ni dung
M hài lòng
(%)
1
2
3
4
11.1
Anh/chị có hài lòng với mức thu nhập
hiện nay không?
0
100
(33,8)
196
(66,2)
0
11.2
Tiền lương đã đáp ứng được nhu cầu tối
thiểu đời sống của anh/chị
0
74
(25)
222
(75)
0
11.3
Anh/chị có hài lòng với mức thưởng,
tiền thu nhập tăng thêm không?
0
65
(22)
231
(78)
0
11.4
Tiêu chí khen thưởng rõ ràng, hợp lý
73
(24,7)
135
(45,6)
83
(29,7)
0
11.5
Chính sách khen thưởng có tác dụng
40
78
178
0
45
Câu
hi
Ni dung
M hài lòng
(%)
1
2
3
4
khuyến khích cao
(13,5)
(26,4)
(60,1)
11.6
Anh/chị hài lòng với chế độ phúc lợi của
cơ quan
153
(51,7)
81
(27,4)
62
(20,9)
0
11.7
Được hưởng các phụ cấp nghề đầy đủ
theo quy định
67
(23)
229
(77)
0
0
11.8
Công tác tổ chức du lịch, giải trí cho
viên chức được triển khai hàng năm
50
(16,9)
196
(66,2)
50
(16,9)
0
(Ngun: Khng lc làm vic ca viên chc ti bnh vi
)
Cách thức trả lương và thưởng còn nhiều bất cập như phụ thuộc vào
bằng cấp, trả lương thưởng chưa công bằng, chưa rõ ràng, chưa thuyết phục
được nhân tài ở lại. Khi được hỏi “Theo anh/chị hình thức tạo động lực nào
tốt nhất nên làm tại cơ quan anh/chị?” đã thu được kết quả là 72,6% viên chức
cho rằng đó là “Tăng lương”. Như vậy có thể nhận thấy tiền lương tác động
rất lớn tới tinh thần làm việc của viên chức.
Khen thưởng cá nhân và tập thể được tổ chức bình xét mỗi năm một lần
vào cuối năm, căn cứ vào kết quả hoàn thành các nhiệm vụ được giao và
đăng ký danh hiệu thi đua của từng cá nhân, tập thể. Như vậy thời điểm diễn
ra thành tích được khen thưởng và công nhận thành tích cách nhau quá xa vì
vậy các phần thưởng đó sẽ có ít tác dụng thúc đẩy hành vi tốt của người lao
động, nó không tạo được động lực làm việc cho cán bộ, viên chức.
Phần thưởng là các bằng khen, giấy khen cho các danh hiệu: anh hùng
lao động, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến…và đi kèm với các phần thưởng
46
đó là một khoản tiền song nó chỉ mang tính hình thức chứ không có tác dụng
tạo động lực làm việc cho viên chức. Chưa có tiêu chí xét thưởng rõ ràng dẫn
đến cán bộ, viên chức không có động lực để nỗ lực phấn đấu.
2.2.3. C
2.2
-
Mỗi một viên chức làm việc tại bệnh viện đa khoa Đông Anh đều có
những mục đích khác nhau khi lựa chọn công việc, ở mỗi giai đoạn khác
nhau thì các mục đích của cá nhân cũng có sự thay đổi. Đối với những
người trẻ tuổi, khi mới đảm nhận công việc mục đích của họ thường rất
đơn giản, chỉ là để được cọ sát với thực tế, nâng cao tay nghề của bản thân
ở mức thấp với những công việc đơn giản. Tuy nhiên khi tay nghề đã cứng
cáp, họ sẽ bắt đầu có nhu cầu về thăng tiên, được giữ những chức vụ quan
trong tại khoa, phòng, có tầm ảnh hưởng tới mọi người. Khi ấy động lực
làm việc của họ sẽ có sự thay đổi, họ sẽ cố gắng đảm nhận những công
việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm và bên cạnh
đó họ cũng phải nghiên cứu các cách quản lý, lãnh đạo…Lãnh đạo tại
bệnh viện căn cứ vào những mục đích để có những chính sách thúc đẩy
nhân viên của mình. Chẳng hạn như đối với những người có tham vọng,
lãnh đạo cần mạnh dạn giao những công việc khó để họ có dịp thể hiện bản
thân và qua đó lãnh đạo cũng biết thêm được năng lực tiềm ẩn của nhân viên
mình. Còn đối với những viên chức làm việc không có mục đích thì đây lại
là cách để lãnh đạo khơi dậy tinh thần làm việc cho họ.
-
Mỗi người có một quan niệm về công việc khác nhau. Tùy theo những
quan niệm đó mà họ có những hành vi khác nhau. Tại bệnh viện đa khoa
47
Đông Anh, có trên 52% viên chức nhận định rằng họ yêu thích công việc họ
đang đảm nhận do công việc này ổn định, công việc này cảo cả “chữa bệnh cứu
người”, môi trường làm việc tại cơ quan đoàn kết, thoải mái…từ những sở thích
đó họ đã tự tạo ra cho mình những động lực để hoàn thành công việc.
-
Năng lực của người lao động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến động lực
làm việc của bản thân. Trình độ chuyên môn của viên chức tại bệnh viện
được đánh giá là khá cao, tuy nhiên khi viên chức được hỏi “Tinh thần, thái
độ của anh/chị khi nhận được giao nhiệm vụ phức tạp như thế nào?”, kết quả
là có 36,8% viên chức sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tỷ lệ viên chức đắn đo suy
nghĩ là 46,2% và còn lại 17% viên chức từ chối công việc phức tạp. Nguyên
nhân cũng một phần do năng lực của bản thân viên chức còn kém, họ không
tự tin để giải quyết những công việc phức tạp. Để hoàn thiện bản thân, có
những cá nhân sẽ nỗ lực để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, song
cũng có những cá nhân sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm khi không giải quyết được
những nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo bệnh viện rất quan tâm đến năng lực
người lao động. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để lãnh đạo sử dụng
nhân viên của mình một cách tốt nhất.
2.2
-
Ngành y tế là một ngành lao động đặc thù, hầu hết các nhân viên y tế
phải làm việc trong điều kiện có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức
khoẻ. Tuỳ thuộc vào mỗi loại hình lao động, mỗi vị trí công việc có các yếu tố
khác nhau gây nguy hại đến sức khoẻ người lao động. Họ có thể bị phơi
nhiễm các tác nhân gây bệnh qua đường máu, dịch cơ thể, không khí, qua tiêu
hoá…và họ có thể mắc một số bệnh nghề nghiệp như HIV/AIDS, Viêm gan
B, Viêm gan C, SARS, lao... Bên cạnh những tác hại lây nhiễm, nhân viên y
48
tế phải tiếp xúc với rất nhiều tác hại không lây nhiễm, bao gồm các hóa chất,
những tác hại vật lý như nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, siêu âm. Ngoài các
yếu tố ảnh hưởng đến thể chất, nhân viên y tế thường xuyên phải làm việc
căng thẳng trong thời gian dài, chịu nhiều sự áp lực từ phía bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân.
Do vậy, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động nói
chung và ngành y tế nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng và
đầu tư thích đáng nhằm nâng cao sức khỏe, tăng năng suất lao động góp phần
xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Sự quan tâm này được thể hiện ở
Bộ Luật Lao động, các văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn vệ sinh lao động
đã được ban hành. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn
vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, bệnh viện đa khoa Đông
Anh luôn quan tâm và cố gắng trong việc đầu tư, triển khai các hoạt động để
đưa công tác vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người
lao động của đơn vị ngày càng phát triển. Bệnh viện đã thành lập hội đồng
bảo hộ lao động; tuyên truyền, phổ biến chính sách, phối hợp tổ chức huấn
luyện bảo hộ lao động cho người lao động; tham gia xây dựng kế hoạch bảo
hộ lao động, kiểm tra, giám sát công tác bảo hộ lao động tại cơ sở. Hằng năm,
phối hợp với các đơn vị có đủ năng lực để tiến hành kiểm tra, giám sát môi
trường lao động, thực hiện đo môi trường lao động tại đơn vị, tổ chức khám
sức khỏe định kỳ cho người lao động. Thông qua kết quả đó, xây dựng các phụ
cấp độc hại cho người lao động, cải thiện môi trường làm việc, phân loại sức
khỏe và sắp xếp lao động phù hợp với sức khỏe hiện tại của người lao động. Các
viên chức tại bệnh viện luôn nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo, yên tâm
về môi trường làm việc để cống hiến cho công tác khám chữa bệnh.
-
49
Mỗi một công việc khác nhau sẽ có tính chất khác nhau. Công việc
thuộc môi trường nhà nước nói chung và trong các đơn vị sự nghiệp nói
riêng vẫn luôn được đánh giá là công việc có tính ổn định cao. Tính ổn
định tác động đến viên chức trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích
cực, biên chế giúp cho viên chức yên tâm làm việc, đảm bảo vững chắc về
ổn định nghề nghiệp, khác với khu vực tư nhân thường có sự biến động
nhiều hơn về lao động. Tuy nhiên tính ổn định cũng phản ánh một số tiêu
cực, khi ổn định viên chức không có sự cố gắng làm việc, không có động
lực làm việc…do lương được trả theo ngạch bậc, không trả theo năng suất
công việc; viên chức trong biên chế chỉ trừ khi vi phạm pháp luật hoặc hai
năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ mới buộc thôi việc, từ đó sẽ dẫn
đến tình trạng không nhiệt tình với công việc, không nỗ lực giải quyết
nhiệm vụ.
-
Thăng tiến là một mục tiêu phấn đấu của mỗi người lao động trong
quá trình phát triển sự nghiệp, ai cũng muốn đạt tới một vị trí công việc cao
hơn, với mức lương nhiều hơn và quyền hạn lớn hơn. Chế độ thăng tiến của
viên chức tại đơn vị sự nghiệp được quy định chặt chẽ trong các văn bản
pháp luật, dựa trên những quy định về thâm niên, ngạch, bậc, lập được
những thành tích xuất sắc. Chính chế độ này đã làm hạn chế cơ hội của
những cá nhân có tài năng có cống hiến nhưng chưa đủ điều kiện về thâm
niên, ngạch bậc. Với một vị trí làm việc có cơ hội thăng tiến cao sẽ kích
thích viên chức nỗ lực làm việc để hoàn thành công việc được giao, các
thành tích được ghi nhận, tuy nhiên khi họ kỳ vọng quá nhiều vào vị trí đó
cũng đem lại cho chính bản thân họ những thất vọng dẫn đến tình trạng suy
giảm động lực.
2.2.
50
-
Quá trình làm việc được diễn ra trong một môi trường và điều kiện
nhất định. Qua khảo sát thực tế, thấy rằng có tới 66,7% viên chức đánh giá
cơ sở vật chất, trang thiết bị tại đơn vị là tốt; 15,2% cho rằng rất tốt và
17,2% nhận thấy còn chưa tốt. Người lao động sẽ có tinh thần tốt hơn khi
được làm việc trong môi trường được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất,
các máy móc hỗ trợ họ trong quá trình làm việc và tăng hiệu quả công việc.
Thực tế cho thấy, kết quả khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2016 có sự
biến động so với 6 tháng đầu năm 2015, do tòa nhà điều trị 9 tầng được
khánh thành vào tháng 10 năm 2015 đã đem đến cho bệnh viện một bộ mặt
hoàn toàn mới: tòa nhà khang trang, không gian thoải mái, máy móc cũng
được bổ sung hơn do vậy đã thu hút được nhiều bệnh nhân hơn.
TT
m 2015
1
Tổng số lần khám bệnh
101.092
128.738
2
Tổng số bệnh nhân điều trị
12.312
16.525
3
Tổng số phẫu thuật
1.954
2.005
4
Tổng số xét nghiệm
544.528
635.218
-
Với khẩu hiệu “Nụ cười bệnh nhân, niềm vui thầy thuốc”, bệnh viện
luôn cố gắng đẩy mạnh trang bị máy móc hiện đại, cơ sở vật chất khang
trang...không chỉ đảm bảo mang đến dịch vụ tốt nhất mà còn đem đến môi
trường làm việc chuyên nghiệp, phát huy tối đa quyền được làm việc, cống
hiến, phát triển và đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của đơn vị với lợi
51
ích của người lao động. Tại bệnh viện đa khoa Đông Anh, đã ban hành “Quy
tắc ứng xử của viên chức, người lao động làm việc tại bệnh viện đa khoa
Đông Anh” đưa ra quy tắc ứng xử chung cho cán bộ, viên chức, người lao
động làm việc tại bệnh viện đối với công tác, nhiệm vụ chuyên môn, đối với
đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhân dân. Qua khảo sát thực tế, kết
quả cho thấy có tới 85% viên chức đánh giá mối quan hệ giữa các đồng
nghiệp là rất tốt và tốt; nhân viên luôn được đối xử công bằng, nhận được sự
hỗ trợ từ cấp trên. Như vậy, tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ giữa các
thành viên trong bệnh viện luôn được chú trọng, tạo cơ sở cho hoạt động làm
việc của viên chức tăng thêm động lực. Tuy nhiên vẫn còn một số ít viên chức
nhận thấy mối quan hệ giữa các đồng nghiệp chỉ ở mức bình thường, hoặc là
cấp trên còn cứng nhắc, chưa biết lắng nghe nhân viên, điều này sẽ khiến họ
chán nản và thấy áp lực trong công việc.
-
Căn cứ vào các quy định của nhà nước và nhu cầu thực tế tại đơn vị,
bệnh viện đã ban hành các quy định, quy chế, nội quy trong đó xây dựng
các nội dung nhằm đảm bảo các lợi ích của người lao động, duy trì và phát
triển hoạt động khám chữa bệnh. Bao gồm:
+ Quy chế chi tiêu nội bộ;
+ Quy chế dân chủ, Quy chế dân chủ về tài chính và sử dụng tài chính
của bệnh viện đa khoa Đông Anh;
+ Nội quy cơ quan;
+ Quy chế tổ chức hoạt động của Bệnh viện đa khoa Đông Anh;
+ Quy chế liên quan đến sử dụng nhân sự: trong công tác tuyển dụng
cán bộ, viên chức hàng năm; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức; bổ
nhiệm; nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn; công tác thi đua
khen thưởng; đánh giá nhận xét viên chức…