Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
2,748
744
123
34
triển ĐTN cho LĐNT đến năm 2020; Chính sách đối với người học nghề;
Chính sách đối với trường nghề và Trung tâm dạy nghề; Chính sách đối với
giáo viên tham gia ĐTN và cán bộ quản lý dạy nghề; Chính sách đối với
doanh tham gia ĐTN, nhận lao động sau khi được đào tạo nghề.
Việc ban hành các chính sách về đào tạo nghề kịp thời, phù hợp là cơ
sở pháp lý căn bản cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng
quản lý ĐTN, giúp phát triển công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề
cho lao động nông thôn nói riêng.
1.4.2. Đội ngũ làm công tác giảng dạy và quản lý công tác dạy nghề
Công tác quản lý nhà nước có chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn
vào đội ngũ cán bộ, công chức. Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với
các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân, là lĩnh vực đa dạng đòi hỏi
kiến thức sâu, kỹ thuật cao, tiếp cận thường xuyên và nắm vững công nghệ
thông tin, kỹ năng nghề để truyền đạt cho người học một cách chất lượng và
hiệu quả; hơn nữa học viên học nghề cũng đa dạng, khác nhau về trình độ văn
hóa, chênh lệch độ tuổi…Đào tạo nghề vừa dạy các môn văn hóa, vừa dạy
kiến thức kỹ năng nghề, thực hành. Do đó, đòi hỏi giáo viên phải có trình độ,
năng lực, tay nghề cao, họ có thể là nhà giáo, nhà khoa học, là nghệ nhân…
Ngoài ra đội ngũ quản lý cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo
nghề, thể hiện qua khả năng tổ chức, quản lý, điều hành quá trình dạy và học;
họ là những người định hướng, tìm kiếm thị trường, cơ hội hợp tác, liên kết
đào tạo nghề. Cho nên, để công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói
chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng đạt chất lượng và
hiệu quả đòi hỏi phải đảm bảo số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý trong công tác đào tạo nghề.
1.4.3. Nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nghề
35
Nguồn tài chính có vai trò rất quan trọng không thể thiếu, là yếu tố đủ
cho công tác đào tạo nghề. Nguồn tài chính được dùng vào khoản đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, trang thiết bị cần thiết cho công tác
đào tạo; trả lương cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; tổ chức các khóa đào
tạo và các khoản chi cần thiết khác. Nguồn tài chính là yếu tố duy trì cho sự
tồn tại và phát triển của hoạt động ĐTN. Do đó, bố trí nguồn vốn đủ là điều
cần thiết và căn bản cho sự tồn tại và phát triển công tác ĐTN cho lao động
nông thôn. Nguồn tài chính cho hoạt động ĐTN có thể bao gồm nguồn vốn từ
ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ khác từ các tổ chức phi chính phủ.
1.4.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tài nguyên và ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác đào tạo nghề
Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền
giáo dục quốc dân, do đó cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài nguyên đi cùng
cũng được trang bị khác biệt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị bao gồm nơi học lý
thuyết, nhà xưởng, hiện trường, đất đai và các tài nguyên khác để thực hành,
thư viện để nghiên cứu, ứng dụng…Tương ứng với mỗi nghề được đào tạo
cần có máy móc, thiết bị chuyên dụng, hiện đại, phù hợp. Ngoài ra, trong quá
trình đào tạo nghề cần phải bắt kịp và ứng dụng những phát minh, thành tựu
mới, công nghệ mới. Đây là thách thức đối với các nhà quản lý nhằm giúp
cho người học thích ứng tốt, vận dụng nhanh trong sản xuất ở các doanh
nghiệp và thực tế hiện nay.
Ngoài các yếu tố trên, công tác quản lý nhà nước về ĐTN cho lao động
nông thôn còn chịu sự tác động của một số các vấn đề liên quan đến sự hiểu
biết của người dân về vị trí, vai trò của việc dạy và học nghề; phương thức tổ
chức đào tạo, chương trình, giáo trình chậm đổi mới; chưa có sự quan tâm
đúng mức công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lồng ghép các nội
dung hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất trong cơ cấu ngành nông nghiệp; sự
36
phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tổ chức triển khai các chương trình, kế
hoạch chưa thường xuyên, đồng bộ; đào tạo nghề chưa gắn với quy hoạch sản
xuất nông, lâm nghiệp và quy hoạch nông thôn mới.
1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trên thế giới và trong nƣớc
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn của một số nước trên thế giới
- Nhật Bản:
Ở Nhật Bản, mô hình đào tạo nghề tại công ty, đơn vị sản xuất là mô
hình đào tạo chủ yếu. Đỉnh cao của sự phát triển mô hình này diễn ra trong
thập kỷ từ 1960 đến 1970. Phần lớn lớp trẻ Nhật Bản sau khi tốt nghiệp phổ
thông tham gia vào thị trường lao động, được công ty thuê và tham gia vào
quá trình đào tạo nghề do công ty tổ chức.
Nội dung, chương trình đào tạo tại công ty gồm 2 phần: Định hướng về
công ty và kiến thức thực hành nghề. Định hướng về đào tạo của công ty nhấn
mạnh các kiến thức về nền văn hoá của công ty, giá trị của công việc và thái
độ làm việc. Nhân viên mới được tuyển phải nghe giảng về niềm tin và lòng
tự hào khi làm việc tại công ty, về sự tự trọng, trách nhiệm và nghĩa vụ với
công ty. Chương trình học kiến thức thực hành nghề được thực hiện chủ yếu
thông qua các chỉ dẫn không chính thức trong quá trình làm việc, các cuốn
cẩm nang tự học và các khoá học tương ứng. Phương thức thực hiện đào tạo
kiến thức thực hành nghề là các buổi thảo luận kỹ thuật, thảo luận chất lượng,
chuyển đổi vị trí và tự học.
Điều quan trọng là nước Nhật có hệ thông giáo dục phổ thông tốt và
học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thường có khả năng học và tự học
vững vàng. Hiện nay 80% số học sinh trong độ tuổi theo học trung học phổ
thông với một phần đáng kể trong số họ theo đuổi mô hình đào tạo nghề ban
37
đầu tại công ty và 20% còn lại tham gia hệ thống đào tạo nghề tại trường.
Giáo dục phổ thông tốt là điều kiện căn bản để hệ thống đào tạo nghề tại công
ty của Nhật vận hành được.
- Hàn Quốc:
Từ giữa thập kỷ 60. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra kế hoạch đào tạo
trên cơ sở kế hoạch nhân lực, nhờ vậy đầu tư sức người và của cải tập trung
để hướng học sinh trung học theo nhánh đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật.
Một số môn học nghề được đưa vào học trong chương trình trung học cơ sở,
tuy nhiên chuyên môn hoá theo ngành đào tạo chỉ được thực hiện ở cấp trung
học bậc trên. Khoảng một phần ba số học sinh theo học trung học bậc cao lựa
chọn trung học nghề còn hai phần ba theo chương trình trung học phổ thông.
Các chuyên ngành được lựa chọn nhiều nhất trong học nghề là kỹ thuật và
thương mại.
Bên cạnh các trường nghề trung học dành cho đào tạo nghề ban đầu ở
Hàn Quốc còn phát triển mạnh mẽ các Trung tâm dạy nghề và đào tạo lại. Cả
nước có khoảng 90 trung tâm như vậy và đào tạo nghề ở đây chủ yếu giới hạn
ở các khoá ngắn hạn đào tạo các kỹ năng hành nghề trực tiếp. Phần lớn chi
phí cho các trung tâm này được nhà nước hỗ trợ, nhưng các học viên vẫn phải
đóng học phí cho các khoá học này. Đồng thời chính phủ Hàn Quốc còn
khuyến khích mạnh mẽ các công ty thực hiện đào tạo tại cơ sở sản xuất nhằm
giảm chi phí.
1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn của một số địa phương trong nước
- Nghệ An:
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ -TTg, Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An có Chỉ
thị số 21-CT/TU ngày 07/6/2010 về việc tăng cường công tác ĐTN cho
LĐNT, đồng thời đưa nội dung ĐTN cho LĐNT của Tỉnh vào trong Nghị
38
quyết của Tỉnh Đảng bộ giai đoạn 2011 - 2015; tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo
Đề án 1956 do phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban chỉ đạo, lãnh đạo Sở
LĐ -TB&XH làm Phó ban trực, cùng các ngành và UBND 20 huyện, thị,
thành phố làm thành viên; hiện nay tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều có
Ban chỉ đạo cấp huyện; hầu hết các xã, thị trấn trong tỉnh đã thành lập BCĐ,
Tổ công tác thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT.
Sau 5 năm thực hiện Nghệ An là đã đạt được nhiều kết quả quan trọng,
tạo được chuyển biến mạnh mẽ về ĐTN. Huy động được 42 cơ sở tham gia
dạy nghề cho LĐNT; Đầu tư trên 101,3 tỷ đồng để tăng cường cơ sở vật chất
trang thiết bị dạy nghề cho 24 CSDN công lập; Có 20.686 lao động nông thôn
được đào tạo và cấp chứng chỉ nghề, trong đó có 11.403 lao động nữ; 14.773
LĐNT có việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ 71,6%; Hoàn thành tổ chức thí điểm
các mô hình dạy nghề cho LĐNT; Nâng tỷ lệ lao động qua ĐTN của tỉnh từ
37% năm 2011 lên 48% năm 2012, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động CN - XD,
dịch vụ; Các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả được
nhân rộng ra ở nhiều địa phương trong tỉnh; Ban chỉ đạo tỉnh khẳng định
ĐTN cho LĐNT đóng vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực để thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; đào tạo
nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, tạo ra thu nhập, nâng
cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo, góp phần phát triển KT - XH, giữ
vững an ninh trật tự ở nông thôn; tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; Chuyển đào tạo nghề cho
LĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của CSĐT sang đào tạo theo nhu cầu
học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thì công tác chỉ đạo, triển khai
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn tồn tại một số hạn chế,
39
như: Việc triển khai công tác dạy nghề một số nơi còn chậm, chưa đồng bộ,
một số nghề chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, chưa gắn với quy
hoạch tổng thể phát triển KT - XH, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy
hoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ CN, dịch vụ; Công tác tuyên truyền, phổ
biến chính sách về dạy nghề cho LĐNT còn thiếu tích cực, chưa hiệu quả.
Một số địa phương, cơ sở dạy nghề chưa quan tâm gắn dạy nghề với
giải quyết việc làm, chọn ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực
tế nên một số lao động sau đào tạo chưa tìm được việc làm phù hợp; một số
Trung tâm dạy nghề trên địa bàn huyện vẫn còn thiếu cơ sở vật chất, thiết bị
dạy nghề hoặc đầu tư chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến chất lượng ĐTN;
CSDN ngoài công lập và DN tham gia ĐTN còn ít; tỷ lệ lao động có việc làm
sau khi học nghề còn thấp [20].
- Quảng trị:
Hàng năm bên cạnh ĐTN nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng
thuỷ sản…để khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng đất đai, lực lượng lao
động tại chỗ, Hội tập trung dạy các nghề phi nông nghiệp để chuyển dịch cơ
cấu LĐNT. Qua thống kê số người học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp phần
lớn nằm trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi, ở vùng đồng bằng đa phần các em sau
khi tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học ở các trường đại học, cao đẳng
chuyên nghiệp và trung cấp nghề, trong khi đó ở miền núi vùng đồng bào dân
tộc thiểu số các em chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Đakrông là một
trong 62 huyện nghèo của cả nước, những xã vùng sâu, vùng xa chủ yếu là
người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, đã bao đời nay quen với phương thức sản
xuất tự cung, tự cấp “phát, đốt, cuốc, tỉa”, quen với con dao, cây rựa, sáng
mang gùi lên rẩy, chiều gùi củi về nhà, cuộc sống dân dã nơi thôn bản đã níu
kéo các em không muốn rời xa quê hương, rời xa gia đình để đi học nghề.
40
Từ tình hình thực tế đó, ngay từ đầu năm khi xây dựng kế hoạch Trung
tâm ĐTN và Hỗ trợ nông dân đã quan tâm đến ĐTN cho con em vùng đồng
bào dân tộc thiểu số để chuyển đổi nghề nghiệp. Xác định trong số các nghề
có nghề may CN là một nghề phù hợp, dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp và
hiện nay thị trường lao động đang cần, nhất là các xí nghiệp may ở trong
tỉnh…Trung tâm đã phối hợp với Ban Thường vụ Hội nông dân huyện, xã,
các chi hội và chính quyền địa phương, đến tận thôn, bản vào tận từng nhà để
tuyên truyền, vận động cho gia đình và học viên mục đích, ý nghĩa của việc
học nghề, các chế độ chính sách, nơi làm việc …và tương lai nghề nghiệp.
Nhờ làm tốt công tác vận động, đầu năm 2011 đã có trên 60 em đăng ký học
nghề may CN vừa đủ để tổ chức 02 lớp ở trung tâm nhưng đến khi khai giảng
chỉ còn 27 học viên đến học. Rõ ràng để làm chuyển đổi nhận thức về nghề
nghiệp cho nông dân không phải một sớm một chiều, hơn nữa phong tục tập
quán của một số địa phương đã tác động đến công tác tuyển sinh. Trong thiết
kế Trung tâm ĐTN và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã xây dựng khu ký túc xá cho
học viên, với khoản kinh phí Nhà nước hỗ trợ 15.000đ/ngày/người cho học
viên hộ nghèo học nghề, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Bằng cách huy động mọi nguồn lực, sự hỗ trợ của các DN, cá nhân, trung tâm
miễn phí hoàn toàn việc ở, hỗ trợ thêm kinh phí giúp học viên ăn sáng, còn lại
học viên tự lo liệu, nhưng một số em vẫn gặp khó khăn.Với cách làm này
bước đầu các em đã an tâm để học, tuy nhiên, vào dịp cuối tuần học viên về
thăm nhà, một số em không trở lại trường do nhiều lý do khác nhau: có em
không có tiền tàu xe, có em chưa thích nghi cách sống tập thể, có em vì hoàn
cảnh gia đình gặp khó khăn….
Trong quá trình học đã có 4 em bỏ học, một lần nữa cán bộ Hội lại tiếp
tục làm công tác vận động gia đình động viên các em tiếp tục đi học. Để nắm
bắt tâm tư nguyện vọng của học viên, Trung tâm cử cán bộ theo dõi, lúc ngoài
41
giờ tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và thực hiện phương châm 3
cùng: cùng học, cùng chơi, cùng giải quyết khó khăn. Với phương châm “cầm
tay chỉ việc”, tìm các thầy có kinh nghiệm trong lĩnh vực may CN, hợp đồng
với các DN cử cán bộ có tay nghề cao, có thể là trưởng ca hoặc trưởng chuyền
quen với XSCN đề hướng dẫn học viên.
Căn cứ vào chương trình đã duyệt, giáo trình chung, giáo viên biên
soạn lại giáo án để phù hợp với thực tế, trong đó phần lý thuyết chỉ cần từ 10 -
15% còn lại thực hành trên máy, phân loại học sinh để có chế độ kèm cặp,
động viên người học tạo ra không khí thoải mái trong giờ học. Học nghề là
phải làm được nghề, học đến đâu chắc đến đó, ra trường tay nghề phải vững,
trong 02 tháng đầu rèn luyện, thực hành, đến tháng thứ 03 các em có thể may
những đường may thẳng và sản xuất được một số sản phẩm đơn giản, được
thanh toán tiền công làm nguồn động viên trong học tập.
Trước khi tuyển sinh Trung tâm đã liên kết với Xí nghiệp may Lao Bảo
hai bên thống nhất: Trung tâm phụ trách khâu tuyển sinh, quản lý lớp, giải
quyết công việc liên quan và thanh toán các chế độ theo quy định; Xí nghiệp
chọn thầy, kiểm tra tay nghề và bố trí việc làm. Để học viên an tâm, sau khi
làm lễ tổng kết cấp chứng chỉ, các em đã được lãnh đạo xí nghiệp ký kết hợp
đồng lao động, công bố nội quy xí nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của người
công nhân, dưới sự chứng kiến của Ban Giám đốc Trung tâm. Hiện nay các
học viên đã vào làm việc tại xí nghiệp với mức lương khoán theo tay nghề và
sản phẩm, một số học viên đã ổn định cuộc sống và có tích luỹ ban đầu.
Đây là ước muốn của các học viên và là mục đích của Hội Nông dân
các cấp trong công tác ĐTN cho LĐNT để chuyển dịch cơ cấu lao động, góp
phần xây dựng nông thôn mới [20].
42
1.5.3. Từ những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo
nghề cho lao động nông thôn trên thế giới và trong nước có thể rút ra áp
dụng tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Từ những kết quả đã đạt được của các nước và một số tỉnh của nước ta
về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm cho huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian đến như sau:
Thứ nhất, sự thành công của công tác đào tạo nghề cho lao động nông
thôn không thể tách rời vai trò to lớn của quản lý nhà nước. Các cơ quan quản
lý nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, tư vấn về nghề
nghiệp, hỗ trợ và tổ chức đào tạo nghề, nâng cao năng lực làm việc đồng thời
giúp đỡ người lao động nông thôn tìm và tạo việc làm sau khi ra trường.
Thứ hai, kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo
nghề gắn với thực hành tại nơi sử dụng lao động. Phương châm đào tạo nghề
là lấy thực hành là chính. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
ngay tại thôn, xã, thị trấn...hoặc tại các cơ sở có mô hình sản xuất tiến bộ,
năng suất và hiệu quả cao như hợp tác xã....
Thứ ba, tập trung đào tạo những ngành nghề phù hợp với đặc điểm của
địa phương, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Cần ưu tiên dạy các
ngành nghề thiết thực theo quy hoạch của từng địa phương, lựa chọn đúng đối
tượng học nghề, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học, đảm bảo
chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Việc tổ chức đào tạo nghề phải gắn
với đặc thù của sản xuất công nghiệp, quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất
nông nghiệp của địa phương, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở các xã
trên địa bàn huyện.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần khảo sát thị trường lao động, nắm
bắt kịp thời thông tin lao động theo từng nghề để có cơ sở tư vấn, định hướng
cho người lao động xác định lựa chọn đúng nghề để học nhằm hạn chế đến
43
mức thấp nhất tình trạng người lao động sau khi kết thúc khóa học không tìm
được việc làm hoặc không tự tạo được việc làm phù hợp.
Những kinh nghiệm trên cần được huyện Ea Súp vận dụng linh hoạt
nhằm giúp lực lượng lao động nông thôn của huyện được tiếp cận với các
chương trình đào tạo nghề để có thể tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập,
từng bước vươn lên làm giàu ngay tại địa phương và đóng góp vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng
và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề có thể tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Quản lý nhà nước đối với
đào tạo nghề là quản lý theo ngành do một cơ quan Trung ương thực hiện. Đó
là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế
và chính sách phát triển đào tạo nghề, phù hợp với sự phát triển kinh tế -xã
hội. Nội dung chính của quản lý nhà nước là quản lý hoạt động hoạch định
chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề; việc ban hành, tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề; quản lý tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT; công tác tuyên truyền phổ biến
pháp luật và tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu khoa học, công nghệ vào đào tạo
nghề; đầu tư các nguồn lực phục vụ công tác ĐTN; công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý công tác đào tạo nghề; công tác
thanh tra, kiểm tra việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.