Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
1,806
34
130
83
thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn.
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng, bố trí sử dụng, luân chuyển và chính sách đối với đội ngũcán bộ
chủ chốt cấp huyện
Đây là biện pháp rất quan trọng, có từ 70% đến 80% số lãnh đạo,
chuyên viên cấp tỉnh, cán bộ khối Đảng, chính quyền cấp huyện và cơ sở
được hỏi nhấn mạnh cần phải thực hiện tốt biện pháp này. [Xem 02 bảng tổng
hợp phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện, cơ sở].
Thực hiện biện pháp này, cần làm tốt những nội dung công tác sau:
3.2.2.1. Đánh giá cán bộ
Cần hoàn thiện quy trình, quy chế đánh giá cán bộ theo hướng công
khai, dân chủ. Yêu cầu của quy trình, quy chế đánh giá cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở thủ đô Viêng Chăn phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ,
khách quan, công khai và công tâm. Đánh giá cán bộ dứt khoát phải do tập thể
cấp ủy đánh giá và kết luận. Kết quả đánh giá phải được công khai cho từng
cán bộ, không để tình trạng “nửa kín, nửa hở”, gây tâm trạng hoang mang, tạo
kẽ hở cho các phần tử xấu lợi dụng công kích, bôi nhọ cán bộ. Công khai phải
có phạm vi, có mức độ phù hợp, đúng nguyên tắc.
Đánh giá cán bộ phải gắn với tiêu chuẩn, chức danh, chức trách của
từng cán bộ chủ chốt, gắn với công việc, điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà cán
bộ đó hoạt động. Phải căn cứ vào mối quan hệ của cán bộ, thái độ đối với
nhân dân và việc chấp hành nghị quyết của Đảng, của cấp trên để đánh giá.
Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá là uy tín thực sự và hiệu quả hoàn thành
nhiệm vụ của cán bộ. Tránh tình trạng chung chung, đại khái, “dĩ hòa vi quý”.
Cần thu thập nhiều nguồn thông tin, từ cấp trên, bạn bè, đồng nghiệp, tổ chức
đảng, nhân dân nơi công tác, cư trú để đảm bảo đánh giá được chính xác. Mọi
cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn đều phải được nhận xét, đánh
84
giá thường xuyên, định kỳ. Những cán bộ trước khi được đề bạt, bố trí phải
được đánh giá cụ thể, kết luận rõ ràng và lưu trữ trong hồ sơ cán bộ của
Huyện ủy, Thành ủy, của cơ quan chức năng để theo dõi, kiểm tra sự phấn
đấu, rèn luyện của cán bộ trên cương vị công tác mới bố trí.
3.2.2.2. Quy hoạch cán bộ
Trong quy hoạch, vấn đề lựa chọn cán bộ là khâu cơ bản để có được
đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu. Quy hoạch cần thể hiện sâu sắc quan điểm:
quyền lực của cán bộ thực chất là quyền lực của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động; nhân dân trao cho cán bộ sử dụng quyền lực để quản lý, tổ chức
xây dựng xã hội, phục vụ nhân dân. Cán bộ phải chịu trách nhiệm về vận
mệnh của dân tộc, sự phồn vinh của đất nước, cuộc sống hạnh phúc của nhân
dân. Không vì bất cứ một lý do nào mà để những người không xứng đáng,
không đủ đức, tài, không được nhân dân tín nhiệm vào cơ quan quyền lực,
vào đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện. Mọi biểu hiện cục bộ địa phương, kéo
bè, bè phái, chủ nghĩa cá nhân… cần phải ngăn chặn kịp thời ngay khi giới
thiệu, lựa chọn nguồn cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn.
Để thực hiện tốt quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng
Chăn, cần thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp chính:
Lựa chọn tốt cán bộ vào diện quy hoạch. Căn cứ vào phẩm chất, năng
lực, khả năng phát triển của cán bộ, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của từng
chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện mà quy hoạch cho phù hợp.
Phối hợp đồng bộ giữa cấp trên và cấp dưới trong thực hiện quy hoạch
cán bộ cấp mình, trong đó có cán bộ chủ chốt cấp huyện .
Tổng kết, đánh giá toàn diện đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện, có kết
luận cụ thể về mức độ phấn đấu, trưởng thành của cán bộ đang công tác ở các
ban, ngành và ở cấp bản trong diện quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện để
điều chỉnh, bổ sung kịp thời, chính xác.
Kịp thời bố trí, sử dụng cán bộ trong diện quy hoạch khi họ có xu
hướng phát triển đi lên. Công tác quy hoạch cần phải được kiểm tra, bổ sung,
85
phát triển hàng năm để bảo đảm nguồn cán bộ dự nguồn lâu dài cho việc xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện.
3.2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng
Sau khi lựa chọn, xây dựng quy hoạch, cần khẩn trương đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ này theo quy hoạch. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ kế cận, dự bị, dự nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô
Viêng Chăn cần phải bảo đảm thiết thực.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện theo đúng tiêu chuẩn,
phát triển toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, tri thức, năng lực, phong
cách lãnh đạo, quản lý, lý luận và thực tiễn, kiến thức cơ bản, kỹ năng thực
hành. Đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn hiện nay cần
dành thời gian thích hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hành khoa học chính
trị; bản lĩnh, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là khoa học lãnh đạo hiện
đại; thiết chế chính trị đương đại với hai nhân tố cơ bản là Đảng chính trị và
Nhà nước pháp quyền trong thực hiện dân chủ trên mọi lĩnh vực của xã hội.
Đào tạo chuyên sâu về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, luật pháp, kinh
nghiệm quản lý nhà nước của các nước tiên tiến trên thế giới, kinh nghiệm xử
lý tình huống gay cấn trong quản lý xã hội trên địa bàn.
Phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện chủ yếu là ở
trong nước, kết hợp tham quan, nghiên cứu thực tế nước ngoài, gắn chặt lý luận
với rèn luyện trong thực tiễn. Rèn luyện cán bộ trong thực tiễn phải gắn với xây
dựng đội ngũ cán bộ với phong trào cách mạng của nhân dân. Dành thời gian
thích hợp thực tập với sự giúp đỡ của cấp ủy và ủy ban nhân dân huyện.
Sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng tại các trường lớp chính quy, Ban tổ
chức Thành ủy cần có kế hoạch phối hợp thật chặt chẽ để tiếp tục thử thách,
bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ chủ chốt cấp huyện trong thực tiễn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thủ đô Viêng Chăn, nâng cao chất lượng cán bộ
chủ chốt cấp huyện trên địa bàn Thủ đô.
86
3.2.2.4. Bố trí, sử dụng và quản lý cán bộ
Trong bố trí, sử dụng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn
nhất thiết phải vì công việc mà bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ cho phù hợp
nhất, phát huy cao nhất năng lực, sở trường của từng cán bộ, mang lại hiệu
quả công việc cao nhất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ phấn đấu
vươn lên. Mọi biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, kéo bè, kéo cánh, cục bộ, địa
phương chủ nghĩa trong vấn đề này đều dẫn đến nguy hại cho tổ chức, làm
suy giảm chất lượng đội ngũ cán bộ.
Thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế bổ nhiệm và sử dụng cán bộ.
Việc bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng
Chăn phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể. Phải đảm bảo
đúng lúc, đúng tầm với nhiệm vụ cán bộ chủ chốt cấp huyện, đặc biệt là
cương vị bí thư huyện ủy kiêm huyện trưởng, đúng việc, đúng tiêu chuẩn, hợp
với năng lực và sở trường, đúng chuyên môn. Giao nhiệm vụ cho cán bộ chủ
chốt cấp huyện cần đặc biệt chú ý là lúc cán bộ đó “đang độ chín”, đang lên,
không nên để khi cán bộ đã chững lại hoặc có chiều hướng đi xuống mới đề
bạt, bố trí vào vị trí chủ chốt cấp huyện.
Mọi quyết định đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng và bố trí cán bộ phải ghi rõ
thời hạn đề bạt, kéo dài là bao nhiêu năm, đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện
thời hạn nên là 5 năm. Không nên để cán bộ chủ chốt cấp huyện giữ chức vụ
quá lâu, kéo dài quá hai nhiệm kỳ ở một địa phương, một cương vị; đồng thời
cũng không nên để một cán bộ đảm đương quá nhiều nhiệm vụ làm ảnh
hưởng đến chất lượng công việc. Khắc phục, ngăn chặn tình trạng “chạy
chức, chạy quyền” trong vấn đề này.
Cần động viên những cán bộ có thành tích xuất sắc, khuyến khích,
động viên cán bộ đến những huyện nhiều khó khăn. Ở thủ đô Viêng Chăn,
đây là vấn đề rất quan trọng, Thành ủy cần có chủ trương, chính sách thực
hiện tốt. Thực hiện nghiêm chế độ khen thưởng đối với cán bộ có thành tích,
87
sẵn sàng nhận những nhiệm vụ khó khăn, hoặc kỷ luật nghiêm đối với cán bộ
bị khuyết điểm, thiếu ý chí quyết tâm, tinh thần nhận nhiệm vụ không cao.
Điều đó sẽ làm cho đội ngũ cán bộ luôn được sàng lọc, bổ sung, tăng cường
và được điều tiết giữa các huyện, giữa “đầu vào” và “đầu ra”, tạo ra sự cân
đối, hợp lý trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn.
Quản lý cán bộ:
Việc thực hiện quản lý cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng
Chăn, cần thực hiện tốt những yêu cầu, nội dung và biện pháp chủ yếu sau:
Mọi hoạt động của cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn đều
phải được quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ.
Tổ chức đảng, cấp ủy, Thành ủy, Ban Tổ chức Thành ủy Viêng Chăn
phải trực tiếp tiến hành quản lý, kiểm tra cán bộ chủ chốt cấp huyện.
Tăng cường việc quản lý, kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, của cán bộ cấp dưới, cấp bản làng đối với cán
bộ chủ chốt cấp huyện. Thực hiện quyền chất vấn của dân đối với cán bộ.
Thực hiện kế hoạch quản lý chặt chẽ nguồn cán bộ quy hoạch kế cận, dự
bị, dự nguồn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn theo “Quy
định về phân cấp quản lý cán bộ” của Bộ Chính trị. Căn cứ vào Quyết định về
việc ban hành quy định phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị, cấp ủy tỉnh,
huyện, cùng với các cơ quan tham mưu, cần xây dựng kế hoạch thống nhất quản
lý việc thử thách, luân chuyển nguồn cán bộ quy hoạch trong thực tiễn.
Kế hoạch quản lý cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ
đô Viêng Chăn phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, kiểm tra sâu sát từng cán bộ
trong từng nguồn với một chương trình, nội dung quản lý chi tiết, có sự phân
công, phân cấp rõ ràng, đảm bảo nắm vững thông tin trong hệ thống tổ chức,
quản lý cán bộ qua theo dõi sâu sát thường xuyên, kiểm tra định kỳ, đột xuất,
đánh giá, bồi dưỡng từng cán bộ trong từng nguồn các chức danh.
88
Quản lý các nguồn cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn cần
phải thống nhất nội dung, phân cấp quản lý cụ thể đối với từng đối tượng,
trong từng nguồn cán bộ theo quy hoạch, nhưng không nên cứng nhắc, mà
phải nhằm vươn tới mục tiêu xác định là mẫu hình người cán bộ chủ chốt cấp
huyện tương lai, hình thành từ nhiều nguồn, đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Trong quá trình thử thách, cấp ủy phải thường xuyên, định kỳ, kiểm tra cán bộ
quy hoạch trên tất cả các mặt: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, kiến
thức, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, phong cách làm việc, để có kế hoạch
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo quy luật tuần tự, đột biến, đào thải.
Tiến hành quản lý, kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn cụ thể của từng
cán bộ, trong từng nguồn quy hoạch để đảm bảo đánh giá đúng thực chất
phẩm chất, năng lực của cán bộ trong từng nguồn. Căn cứ vào từng đối tượng,
từng nguồn, mà đề ra mục tiêu, nội dung quản lý, kiểm tra cụ thể qua nhiều
hình thức như tổ chức nghiên cứu, học tập; góp ý kiến về đường lối, chủ
trương, chính sách; viết thu hoạch trong học tập nghị quyết; giao nhiệm vụ
trong tổ chức thực tiễn; công tác vận động nhân dân; tổ chức phong trào thi
đua; tọa đàm, thảo luận về một vấn đề nào đó liên quan đến phẩm chất chính
trị, kiến thức chuyên môn, năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản lý của cán bộ.
Đối với cán bộ quy hoạch kế cận làm cán bộ chủ chốt cấp huyện đặc
biệt là làm bí thư huyện ủy kiêm huyện trưởng, cấp ủy các cấp cần quản lý,
tiến hành kiểm tra một cách khéo léo, toàn diện, nghiêm túc theo chức năng,
nhiệm vụ đã được phân công. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất,
nhiều lần, trên cơ sở đó các cấp ủy đảng hiểu rõ quá khứ, nắm chắc hiện tại
mỗi cán bộ để có quyết định chính xác việc bồi dưỡng, đào tạo, đề bạt hoặc
thay thế đối tượng quy hoạch theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng
và phát triển các huyện ở thủ đô Viêng Chăn trong thời kỳ mới.
3.2.2.5. Luân chuyển cán bộ
Để nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng
Chăn, công tác luân chuyển cán bộ cần được nhận thức đúng đắn và sâu sắc
89
hơn, đòi hỏi phải thực hiện nhiều nội dung, biện pháp, chính sách, cơ chế,
trong đó cần thực hiện tốt nội dung, biện pháp sau:
Xây dựng chương trình, kế hoạch thử thách, bồi dưỡng tổng thể với
một quy trình luân chuyển cán bộ trong thủ đô Viêng Chăn và toàn bộ vùng
Trung Lào, trong đó có cán bộ chủ chốt cấp huyện, cán bộ đương nhiệm, cán
bộ dự bị nguồn và cán bộ kế cận, gắn với từng đối tượng cán bộ quy hoạch,
từng loại chức danh, trong từng thời gian xác định. Trong kế hoạch cần phân
định rõ từng kế hoạch thử thách, bồi dưỡng đối với từng nguồn quy hoạch.
Đồng thời tùy theo từng nguồn và từng đối tượng quy hoạch, mà có quy trình
luân chuyển cụ thể, thiết thực theo định hướng chức danh quy hoạch với thời
gian đã được xác định theo chức danh quy hoạch.
Quá trình thực hiện chương trình, kế hoạch tổng thể luân chuyển, thử
thách, không nhất thiết là cán bộ quy hoạch thuộc tỉnh nào, huyện nào, thì sẽ
về tỉnh, huyện ấy làm cán bộ chủ chốt cấp huyện của huyện ấy, mà phải trên
quan điểm chung là cơ cấu cán bộ quy hoạch làm theo nhu cầu, ở huyện nào
mà cán bộ đó phát huy được năng lực, hiệu quả tốt nhất. Do đó, đội ngũ cán
bộ quy hoạch làm cán bộ chủ chốt cấp huyện qua quá trình luân chuyển, thử
thách, bồi dưỡng, nên hoán vị đơn vị công tác cho nhau trong toàn tỉnh hoặc
toàn vùng. Thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giữa các huyện,
các vùng, các ngành, các cấp nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo nên sự đồng
đều trong đội ngũ cán bộ, làm cho chất lượng, hiệu quả sử dụng cán bộ cao
hơn, tốt hơn.
3.2.2.6. Đổi mới chính sách
Công tác chính sách rất quan trọng trong xây dựng đội ngũ cán bộ,
trong thời kỳ mới, để nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô
Viêng Chăn, công tác chính sách cần tập trung vào một số nội dung sau:
Cần đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quy hoạch kế
cận, dự bị, dự nguồn làm cán bộ chủ chốt cấp huyện, để xây dựng đội ngũ này
90
trong thời gian tới ngang tầm với nhiệm vụ. Tăng thêm kinh phí, tổ chức các
lớp bồi dưỡng ngắn ngày, các cuộc hội thảo khoa học theo chủ đề, giao nhiệm
vụ cho cán bộ giải quyết một số việc cụ thể, tổ chức tham quan thực tế để
nâng cao trình độ, kinh nghiệm về lãnh đạo, quản lý cấp huyện. Thực hiện tốt
chính sách sử dụng và quản lý cán bộ chủ chốt cấp huyện. Mọi cán bộ, trong
quá trình quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, đề bạt, bổ
nhiệm làm cán bộ chủ chốt, nhất là cương vị bí thư huyện ủy, huyện trưởng,
đều phải thực hiện đúng chính sách cán bộ.
Có chính sách tạo điều kiện, giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho cán bộ
chủ chốt cấp huyện trên địa bàn Thủ đô. Đại hội lần thứ X của Đảng nhân dân
cách mạng Lào chỉ rõ, phải thực hiện: Cải cách chính sách tiền lương, thu
nhập, chính sách nhà ở, bảo đảm cuộc sống cho cán bộ. Đối với từng loại cán
bộ: kế cận, dự bị, dự nguồn và đương nhiệm cần có chính sách cụ thể giúp đỡ
họ về vật chất, tinh thần cho phù hợp, tạo điều kiện để cho cán bộ yên tâm
phấn đấu vươn lên. Tùy theo từng loại cán bộ nào trong quy hoạch thuộc diện
chính sách nào mà thực hiện chính sách lợi ích vật chất cho tương xứng và sát
hợp. Cần thực hiện tốt chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ cán
bộ. Cần khuyến khích, động viên cán bộ cả lợi ích vật chất và tinh thần, kịp
thời khen thưởng những người xứng đáng.
3.2.3. Xây dựng tổ chức đảng cấp huyện trong sạch vững mạnh và
phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp huyện
Phải gắn kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng cán
bộ chủ chốt cấp huyện với kế hoạch xây dựng các ban chấp hành đảng bộ
huyện và xây dựng các đảng bộ huyện ở thủ đô Viêng Chăn trong kế hoạch
thống nhất. Nội dung từng vấn đề phải bổ sung cho nhau, làm căn cứ cho
nhau. Yêu cầu, nội dung xây dựng đảng bộ huyện phải làm cơ sở, căn cứ cho
việc xác định yêu cầu, nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp huyện. Yêu cầu, nội dung của việc nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt
91
cấp huyện phải gắn với yêu cầu, nội dung xây dựng đảng bộ huyện và phục
vụ cho yêu cầu ấy. Thành ủy, Ban tổ chức Thành ủy cần thực hiện chủ
trương, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ chủ
chốt cấp huyện một cách tích cực, chủ động. Kế hoạch phải đảm bảo vừa đáp
ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ hiện tại, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của
nhiệm vụ trong thời gian tới với khoảng thời gian xác định, bảo đảm tính kế
thừa và phát triển trong công tác cán bộ, tránh bị hụt hẫng.
Phải lấy sự trong sạch, vững mạnh của đảng bộ huyện, của huyện ủy và
mức độ hoàn thành nhiệm vụ làm tiêu chí căn bản để đánh giá chất lượng của
cán bộ chủ chốt cấp huyện.Phải lấy chất lượng của cán bộ chủ chốt cấp huyện
làm cơ sở để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức
đảng, của các đảng bộ huyện, của các huyện ủy ở thủ đô Viêng Chăn.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị
trên địa bàn Thủ đô trong nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện. Vai
trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với việc nâng cao chất lượng
cán bộ chủ chốt cấp huyện thể hiện cụ thể ở chỗ, đó là lực lượng trực tiếp xây
dựng và thực hiện các biện pháp, tạo điều kiện vật chất, tinh thần để nâng cao
chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện và xây dựng các đảng bộ huyện. Thực
tiễn cho thấy, nơi nào tổ chức được hệ thống chính trị phát huy tốt vai trò của
mình, thực hiện tốt yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ và xây dựng các đảng
bộ huyện, thì nơi đó, chất lượng đội ngũ cán bộ được tốt.
Đối với các tổ chức đảng, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với
công tác cán bộ, thực hiện đúng quan điểm công tác cán bộ là công tác của
cấp ủy đảng. Các huyện ủy, Thành ủy, Ban tổ chức Thành ủy cần xác định
chủ trương lãnh đạo, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, quy hoạch
công tác cán bộ, thực hiện đúng nguyên tắc công tác cán bộ của Đảng. Đó là:
Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi
với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong
92
hệ thống chính trị về công tác cán bộ; Tập thể cấp ủy và tổ chức đảng có thẩm
quyền thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số những vấn đề về đường lối,
chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân
chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng, quản lý cán bộ chủ chốt
cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn và xây dựng đảng bộ huyện. Đảng nhân dân
cách mạng Lào đã chỉ rõ phải có cơ chế để nhân dân bày tỏ ý kiến đối với
những quyết định lớn, tham gia các công việc của Đảng; kiên quyết khắc phục
lối làm việc quan liêu, xa rời nhân dân. Đó là sự biểu hiện sinh động quyền
làm chủ của nhân dân, lòng tin tưởng của nhân dân, tình cảm và quyết tâm
của nhân dân trong xây dựng, bảo vệ Đảng; thể hiện mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng và nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở nhân dân.Trong vấn đề này,
phải thực sự cầu thị, tôn trọng và biết lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân
đối với việc xây dựng Đảng, đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện về phẩm chất,
năng lực, tác phong công tác, cả về đức và tài của từng cán bộ. Trên cơ sở đó,
thực hiện biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, phát huy mặt mạnh,
ưu điểm để nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện và xây dựng các
đảng bộ huyện ở tỉnh thủ đô Viêng Chăn. Tránh mọi biểu hiện hình thức chủ
nghĩa, lấy ý kiến của nhân dân nhưng không tiếp thu, hoặc tổ chức lấy ý kiến
sai nguyên tắc, phục vụ ý đồ cá nhân chủ nghĩa, cục bộ.
3.2.4. Kiện toàn và nâng cao chất lượng cơ quan tham mưu về công
tác tổ chức cán bộ
Đối với việc nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô
Viêng Chăn thì Ban Tổ chức Thành ủy có vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp
tham mưu giúp Thành ủy, mà trực tiếp là Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo
và triển khai thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp huyện.
Việc kiện toàn và nâng cao chất lượng cơ quan tham mưu về công tác
tổ chức cán bộ cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn cũng là vấn đề quan trọng và