Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
1,819
34
130
93
cấp thiết hiện nay. Các cơ quan tham mưu giúp việc ở cấp huyện có các cơ
quan, đơn vị: văn phòng, ban tổ chức, cơ quan ủy ban kiểm tra, ban tuyên
giáo, ban dân vận, trung tâm bồi dưỡng chính trị. Trong nâng cao chất lượng
cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn, cần nêu cao vai trò trách
nhiệm, tham mưu giúp việc của các cơ quan này, đặc biệt là Ban Tổ chức
Thành ủy.
Ban Tổ chức Thành ủy và cả các ban tổ chức Huyện ủy, cần xác định
rõ nguồn cán bộ, để tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch. Đó là nguồn cán bộ
đương chức, kế cận cán bộ chủ chốt cấp huyện, nguồn cán bộ dự bị, nguồn
cán bộ từ trong phong trào thực tiễn, trong các hệ thống trường học; nguồn kế
cận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn từ những cán
bộ ở cấp huyện nhưng không giữ cương vị chủ chốt, có khả năng phát triển.
Trên cơ sở xác định được nguồn kế cận, dự bị, dự bị nguồn, nắm chắc đặc
điểm nhiệm vụ của Thủ đô, từng huyện, quán triệt các quan điểm của Đảng về
cán bộ, về công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, Ban Tổ chức Thành ủy, Huyện ủy tiến hành khảo sát, đánh giá,
tuyển chọn đúng đắn, lựa chọn đưa vào quy hoạch những người có đủ phẩm
chất, năng lực trong các nguồn vào đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện trên
địa bàn.
Các cơ quan tham mưu phải nắm chắc mọi mặt từng cán bộ chủ chốt
cấp huyện và cả đội ngũ, những cán bộ có thể phát triển đi lên, những cán bộ
đến tuổi chuẩn bị nghỉ hưu, những cán bộ không còn khả năng phát triển,
những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực… để tham mưu, đề xuất với
Thành ủy có chủ trương, biện pháp, kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng
phù hợp.
Việc tham mưu, đề xuất của các cơ quan chức năng trong vấn đề nâng
cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn phải đảm bảo
tính kịp thời, khách quan, khoa học, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành
ủy, của Huyện ủy và cơ quan tham mưu cấp trên.
94
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tham mưu, của Ban
Tổ chức Thành ủy, cần phải đẩy mạnh việc kiện toàn và nâng cao chất lượng
hoạt động của các cơ quan này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và chức trách được
giao. Hoạt động của cơ quan tham mưu, nhất là của Ban Tổ chức Thành ủy có
ảnh hưởng rất lớn đến đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của các huyện, trong
đó có cán bộ chủ chốt cấp huyện trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn. Ban Tổ
chức Thành ủy thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ
tham mưu về công tác tổ chức cán bộ là đòi hỏi bức thiết của tình hình. Cơ
quan tham mưu vững mạnh, hoạt động hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp
Thành ủy, huyện ủy xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ, xác định chủ trương, nội dung, biện pháp đúng, phù hợp để nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô
Viêng Chăn nói riêng.
Muốn cho công tác tham mưu về tổ chức, cán bộ có chất lượng và hiệu
quả, thì phải có được đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu tổ chức cán bộ
có đầy đủ phẩm chất, năng lực, có chuyên môn giỏi. Cán bộ của các cơ quan
này phải là những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự vì sự trong
sạch, vững mạnh của đảng bộ và cấp ủy các cấp, phấn đấu vì sự tiến bộ, phát
triển của đội ngũ cán bộ. Đồng thời phải có chuyên môn vững, có khả năng
nắm chắc và hiểu rõ con người, nắm chắc đặc điểm tình hình nhiệm vụ, giữ
vững nguyên tắc trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, bên
cạnh việc kiện toàn các cơ quan tham mưu, cần chú trọng nâng cao chất
lượng, phẩm chất và năng lực của cán bộ các cơ quan này, thực hiện các biện
pháp kiên quyết loại bỏ những cán bộ đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống hống hách, cửa quyền, tham nhũng, cá nhân chủ nghĩa ra khỏi
bộ máy. Có làm tốt vấn đề này mới phát huy tốt vai trò tích cực công tác tham
mưu của các cơ quan tham mưu, cũng như trách nhiệm của những cán bộ làm
công tác tham mưu tổ chức cán bộ trong vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ
chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn hiện nay.
95
Để khắc phục tình trạng cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sơ
cấp và trung cấp, nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ những
người làm công tác tham mưu tổ chức cán bộ ở Ban Tổ chức Thành ủy, một
mặt cần cho các cán bộ đó đi đào tạo, bồi dưỡng lại, nâng cao trình độ; mặt
khác cần chú trọng đúng mức đến việc tự bồi dưỡng tại cơ quan Ban Tổ chức
Thành ủy. Kiên quyết không bố trí, sắp xếp những người chỉ có trình độ sơ
cấp, thiếu chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất kém làm việc trong
các cơ quan này. Kết hợp tốt giữa việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ làm công tác tham mưu với việc xây dựng, nâng cao chất lượng Ban
Tổ chức Thành ủy và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ
chức đảng.
3.2.5. Mở rộng dân chủ, tăng cường kênh thông tin dân đánh giá
chất lượng cán bộ, đánh giá chất lượng chính quyền
Thời gian tới, để nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ, của bộ máy
nhà nước cần phải tập trung vào hai nhiệm vụ ưu tiên: một là, nâng cao đạo
đức công vụ; hai là, quan trọng hơn, phải tạo ra được một thể chế, mà ở đó
các cán bộ phải thể hiện được trách nhiệm phục vụ nhân dân, phải tạo ra được
sự hài lòng của nhân dân. Muốn có sự ủng hộ của nhân dân, phải bắt nguồn từ
chính bản chất phục vụ nhân dân của nhà nước. Sự ủng hộ của người dân,
niềm tin của người dân là thước đo chính xác nhất tinh thần phụng sự của đội
ngũ cán bộ, của bộ máy nhà nước:
Một là, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của nhân dân. Bên
cạnh phản biện của các cấp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, cần
tạo nên những diễn đàn trao đổi trên báo chí, thông tin đại chúng nhằm thu
hút sự tham gia thảo luận đóng góp ý kiến phản biện của các tầng lớp nhân
dân về các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là
những chủ trương, chính sách có liên quan, tác động đến đông đảo nhân dân.
Để phản biện xã hội phát huy được vai trò tích cực, đòi hỏi phải có định
96
hướng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bám sát mục tiêu của phản biện
xã hội. Tăng cường cơ chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với hoạt động của các tổ chức, cơ quan
trong hệ thống chính trị. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc giám sát đội
ngũ cán bộ chủ chốt, kể cả nơi công tác và nơi cư trú.
Hai là, phát huy vai trò của dư luận xã hội. Vận dụng dư luận xã hội là
để phát huy các chức năng đánh giá, điều chỉnh các quan hệ xã hội, giáo dục,
giám sát, tư vấn - phản biện và giải tỏa tâm lý xã hội trong cuộc đấu tranh
phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ
phận cán bộ, cán bộ chủ chốt. Tăng cường cơ chế giám sát về tư cách đạo
đức, lối sống của cán bộ chủ chốt cấp huyện từ phía cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội, nhất là từ tổ chức đảng. Hoàn thiện hệ thống các văn
bản quy định, các thiết chế bảo đảm việc phòng ngừa và khắc phục sự suy
thoái trong Đảng. Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Trung ương
Mặt trận Tổ quốc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, các đoàn thể chính
trị - xã hội ban hành và thực thi nghiêm quy định về trách nhiệm và nêu
gương của cán bộ lãnh đạo các cấp trong tự phê bình và phê bình.
Ba là, phát huy vai trò của báo chí, truyền thông. Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đô i vơ i ho ạt động báo chí theo
phương châm phát triển đi đôi với quản lý tốt.
3.2.6. Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của cán bộ chủ
chốt, hoạt động của chính quyền
Coi trọng kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chủ chốt cấp huyện ở
thủ đô Viêng Chăn thì mới có thể nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và thủ đô Viêng Chăn.Vì vậy,
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chủ chốt cấp huyện
phải được tiến hành thường xuyên, không chờ khi cán bộ vi phạm nghiêm
trọng mới kiểm tra xử lý kỷ luật. Thời gian tới, công tác này cần có những
giải pháp cơ bản:
97
Thứ nhất, cần có qui định cụ thể hơn về thanh tra, kiểm tra, giám sát
đối với cán bộ chủ chốt cấp huyệ. Đó là điều kiện bảo đảm cho cán bộ chủ
chốt thực hiện nhiệm vụ, công vụ một cách nghiêm chỉnh, đúng pháp luật, có
hiệu quả cao. Thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát giúp cho
cấp lãnh đạo biết được cán bộ dưới quyền thực hiện công việc được giao đến
đâu, có đúng không, có gì sai sót không? Nếu có dấu hiệu sai phạm thì có chỉ
đạo, uốn nắn kịp thời. Đồng thời, thông qua đó còn có cơ sở thực chất để xem
xét, đánh giá được đường lối, chủ trương có được thực hiện hay không. Cũng
qua thanh tra, kiểm tra, giám sát giúp cho cán bộ chủ chốt cấp huyện thấy
được ưu điểm, nhược điểm của mình để có hướng điều chỉnh cho đúng, không
bị trượt vào những sai lầm.
Thứ hai, muốn thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát phải có công cụ.
Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, công cụ số một,
quan trọng nhất là pháp luật. Phải có những qui định rõ về thẩm quyền và cơ
chế bảo đảm thực thi thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát từ phía Nhà
nước, hệ thống chính trị và nhân dân đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện, nhất
là việc thực thi quyền khiếu nại, tố cáo một cách dễ dàng, thuận lợi; đồng thời
phải có qui định rõ việc cán bộ chủ chốt cấp huyện phải chịu trách nhiệm về
những sai phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ của mình gây ra
bằng cách qui định chế độ kỷ luật đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện.
Thứ ba, để đảm bảo hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện
được đúng đắn, thực sự hướng tới phục vụ nhân dân, rất cần thiết phải có
những quy định cụ thể về thanh tra, kiểm tra, giám sát những hoạt động của
cán bộ, còn cần phải có các qui định về kiểm tra, sát hạch thường xuyên và
định kỳ đối với cán bộ; kết quả đó phải được công bố công khai, là cơ sở để
xét nâng bậc lương, để bố trí, bổ nhiệm và xét hưởng các chế độ đãi ngộ khác.
98
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Chương 3, tác giả luận văn đã phân tích những phương hướng tăng
cường chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Viêng Chăn, đưa ra
được sáu nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ này; trong đó, có
những giải pháp cơ bản là:
+ Cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện hiện
nay.
+ Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, qui hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí sử dụng, luân chuyển và chính sách đối với đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện.
+ Mở rộng dân chủ, tăng cường kênh thông tin đánh giá chất lượng cán
bộ, đánh giá chất lượng chính quyền.
Để nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng
Chăn trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện tốt hệ thống các giải pháp toàn
diện, đồng bộ quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi huyện cần căn cứ vào đặc điểm
cụ thể của địa phương mình để vận dụng thực hiện các giải pháp cho phù hợp,
mang lại hiệu quả thiết thực trong nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thời kỳ mới.
99
KẾT LUẬN
Nhằm đóng góp một phần nhỏ vào công tác nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào, luận văn đã tập trung thực hiện một số nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về cán bộ, đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp huyện, các tiêu chí đánh giá và ảnh hưởng đến chất lượng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện.
+ Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở
thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp huyện nói riêng tại thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào.
Cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn có vai trò quan trọng
trong lãnh đạo, giám sát, quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên địa
bàn Thủ đô, xây dựng tổ chức vững mạnh, xây dựng huyện vững mạnh. Nâng
cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện là yêu cầu khách quan, cấp thiết
hiện nay. Đó là việc thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp về tư tưởng,
tổ chức và chính sách của các chủ thể, trực tiếp là cấp ủy và chính quyền cấp
huyện, nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của mỗi cán bộ, tạo ra sự chuyển
biến của cả đội ngũ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành
và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn.
Cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua có
sự phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, cơ bản đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ chưa thật sự mẫu mực về đạo
đức, lối sống, phong cách và tác phong công tác còn hạn chế, uy tín chưa cao;
trình độ, năng lực chưa tương xứng với yêu cầu. Việc nâng cao chất lượng
cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn đạt được kết quả quan trọng;
song còn nhiều hạn chế, bất cập.
100
Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn
trong thời kỳ mới cần quán triệt quan điểm, nguyên tắc của Đảng nhân dân
cách mạng Lào về công tác cán bộ; phương hướng và mục tiêu về xây dựng
cán bộ chủ chốt cấp huyện. Phải thực hiện hệ thống giải pháp toàn diện, đồng
bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện. Căn cứ vào
đặc điểm cụ thể của từng huyện mà các chủ thể, Thành ủy, các huyện ủy cần
vận dụng thực hiện cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt
cấp huyện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Điều có ý nghĩa quyết định trực tiếp trong nâng cao chất lượng cán bộ
chủ chốt cấp huyện ở thủ đô Viêng Chăn là sự nỗ lực quyết tâm phấn đấu
vươn lên, tự học tập, tự rèn luyện, tu dưỡng của bản thân từng cán bộ chủ chốt
cấp huyện. Không ai có thể làm thay họ. Điều đó tất yếu đòi hỏi phải có sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức, của các cấp ủy đảng, của Ban tổ chức
Thành ủy; sự thực hiện đúng đắn và hiệu quả công tác cán bộ; sự tạo điều
kiện về cơ chế, chính sách; sự giúp đỡ, giám sát của cán bộ, đảng viên và
nhân dân thủ đô Viêng Chăn./.
101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tổ chức Thành ủy Viêng Chăn (2010), Tổng hợp nguồn quy hoạch
các chức danh lãnh đạo cấp huyện.
2. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2012), Văn kiện Hội nghị Tổng kết
công tác tổ chức, xây dựng Đảng và cán bộ toàn quốc lần thứ 9, Viêng
Chăn.
3. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thủ đô Viêng Chăn năm 2014, 2015.
4. Bunlư Sôm Sắc Đi (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
khu vực phía Bắc của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong
giai đoạn cách mạng hiện nay, Luận án tiến sỹ chuyên ngành xây dựng
đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
5. Bun xợt Thăm Ma Vông (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
6. Cao Khoa Bảng (2012), Chất lượng đội ngũ cán bộ diện Ban thường vụ
Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ
khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
7. Trần Quang Cảnh (2012),Đổi mới phương thức lãnh đạo của huyện ủy
ở Đồng bằng sông Hồng đối với chính quyền huyện giai đoạn hiện nay,
Luận án tiến sỹ khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh.
8. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
IX, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
9. Nguyễn Trọng Điều (2012), Quy trình và phương thức đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ lãnh đạo, Tạp chí Cộng sản, số 16/2012
10. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2010), Giáo trình Quản trị
nhân lực,Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội
102
11. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.
12. Cao Duy Hạ (2005), Nghĩ về một số giải pháp nâng cao phẩm chất,
năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Thông tin lý luận
số 253.
13. GS.TS. Vũ Văn Hiền (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Đình Hoan (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ
lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Duy Hùng (2008), Luận cứ khoa học và một số giải pháp xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
16. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
17. Luật cán bộ, công chức Việt Nam (2008).
18. Trần Thị Thanh Nhàn (2014), Quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ
tỉnh, thành ủy quản lý ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Luận án tiến sỹ
khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
19. Mai Đức Ngọc (2008), Vai trò của cán bộ chủ chốt cấp huyện trong
việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay,
Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
20. TS. Thân Minh Quế, Công tác quy hoạch cán bộ diện Ban thường vụ
Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay, nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013.
21. Quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ và
thường trực Thành ủy Viêng Chăn khóa IX, số 02 – QC/TU (2011),
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật cán
bộ, công chức