Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn
9,260
571
111
90
“Trăng” trong thơ Lư Trọng Lư là vầng trăng thu huyền ảo, trăng của thế
giới mộng, mang dấu ấn tâm trạng của thi sĩ. “Trăng” trong thơ ông không còn
là trăng của mây trời, sông nước, trăng của tự nhiên nữa mà là trăng của lòng
người, của tình người, trăng đã bị nội tâm hóa sâu sắc, nó mang theo những xao
động của tâm hồn thi nhân. Không gian sông nước ngập tràn ánh trăng chính là
sự cụ thể hóa, hình tượng hóa một khoảnh khắc tâm trạng nào đó nơi hồn thi sĩ.
Không gian của ánh trăng không chỉ là không gian của sầu, của buồn mà
đôi khi, nó lại là không gian tạo sự mờ ảo, thực hư, lung linh cho một đêm xuân
tình lãng mạn:
“Trăng lội vẫn mơ màng
Trên những vòng tóc rối”
(Còn chi nữa)
“Trăng” trong thơ Lưu Trọng Lư hình như rất ít khi sáng rõ, mà lúc nào
cũng mờ mờ ảo ảo, như một lớp sương mù bao phủ tạo nên một vùng không
gian rộng mà như có chút gì cô đơn, quạnh quẽ:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?”
(Tiếng thu)
Ánh trăng “ mờ thổn thức” đã đưa thi sĩ trôi về miền mộng ảo xa xôi. Quách
Tấn, qua ánh trăng thi nhân thể hiện tấm lòng tha thiết nhớ thương quê nhà:
“Ba ngả sông mờ trăng nửa gương
Đôi bờ trúc lả gió muôn phương
Rau dòng suối ngọt bên kia núi
Khẽ động lòng thu…cỏ lấp đường”
(Đọng bóng chiều)
91
Qua không gian ánh trăng, thi sĩ gửi gắm được nhiều tâm sự, càm xúc
khác nhau. Dưới cái nhìn đa tình của thi nhân, ánh trăng đang lung linh, mơ
màng rọi chiếu xuống lòng sông:
“Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng”
(Đêm qua nghe quạ kêu)
Trong hệ thống thi liệu của các nhà Thơ mới, hệ thống ước lệ, tương trưng
của thơ cổ điển không được tôn thờ nữa. Các nhà Thơ mới đã sáng tạo ra hệ
thống thi liệu mới theo cái nhìn chủ quan của mình. Trong thơ cổ điển, “gió “
chỉ là gió, còn ở Xuân Diệu, gió có bao nhiêu là sắc thái, đó là những “cơn gió
xinh, cơn gió biếc, cơn gió thì thầm”…của sự sống tươi nguyên:
“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc”
(Vội vàng)
Đó còn là:
“Những luồng run rẩy rung rinh lá”
(Đây mùa thu tới)
Những cơn gió lạnh của mùa thu chợt đổ về làm cho những cành cây “run
rẩy”. Trong thơ của Xuân Diệu, cũng có những ngọn gió vô hình của thiên nhiên
mà cũng có những ngọn gió hữu hình của cảm xúc:
“Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều:
(Thơ duyên)
Đó không còn là những làn gió của thiên nhiên, đất trời nữa mà đã trở
thành những ngọn gió của lòng người trước cảnh sắc của một buổi chiều thu. Ở
Lưu Trọng Lư, cùng với ánh trăng mờ bao phủ tạo nên một không khí thực hư,
92
mộng ảo là những cơn gió nhẹ lại tạo nên những âm thanh thật mơ màng và
quyến rũ:
“Lá thu rơi xào xạc”
(Tiếng thu)
Quách Tấn vẫn được các nhà phê bình xem là thi sĩ nặng lòng với thi ca
cổ điển. Thơ Quách Tấn quả thật có rất nhiều bài vẫn mang dáng dấp của Đường
thi, Tống thi. Nhưng riêng những bài thơ viết về mùa thu thì hơi thơ cổ điển vẫn
không lấn át được cách cảm nhận, cách nhìn rất cá nhân và đầy sức sáng tạo của
thi sĩ trước gió, trăng thu:
“Gió rũ canh đi ngàn liễu khóc
Sông đùa lạnh tới bóng trăng run
Thuyền ai tiếng hát bên kia vắng
Ghé lại cho nhau gửi chút buồn”.
(Bên sông)
“Gió rủ canh”,”ngàn liễu khóc”, rồi “sông đùa”, rồi lại “bóng trăng run”,
những hình ảnh ấy dường như chưa bao giờ có mặt trong thơ ca cổ điển. Tất cả
đều rất thực, rất sống động, tươi rói sự sống, gió trăng dường như đang run,
đang khóc trước sông nước của một đêm thu. Phải cảm nhận mùa thu bằng
chính đôi mắt và trái tim của mình một cách thật sâu lắng mới viết được những
câu thơ như vậy.
3.2.2. Thời gian chảy trôi đem đến sự tàn phai, rơi rụng
Cùng với không gian, thời gian nghê thuật cũng là một hình thức tồn tại
của tác phẩm. Nó thể hiện cách cảm nhận thời gian của thi nhân, cách nhìn bước
đi thời gian của nghệ sĩ. Lịch sử văn học đã cho thấy có nhiều cách chiếm lĩnh
thời gian khác nhau. Trong văn học trung đại, thời gian được nhìn nhận trong
tính chu kỳ, trong sự tuần hoàn vĩnh cửu và nó mang tính ước lệ, tượng trưng.
93
Thời gian được nói đến thường là những khoảng thời gian dài nghìn năm, trăm
năm. Ngược lại, thời gian trong Thơ mới luôn trôi chảy, vận động không ngừng,
không chờ, không đợi và không thể đảo ngược.
Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển trong bối cảnh lịch sử thời
đạimới. Cùng với sự thay đổi cái nhìn về thế giới và con người, các nhà Thơ mới
cũng có sự thay đổi cách cảm nhận về thời gian:
“Màu thời gian không xanh
Màu thòi gian tím ngắt
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh”.
(Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ)
Với các nhà Thơ mới, thời gian không chỉ là bốn mùa xuân, hạ, thu, động,
hoặc năm tháng, phút, giây…mà thời gian hiện lên còn bằng cả màu sắc, hương
sắc, thanh sắc. Ở Thơ mới đã có sự chuyển hóa tuần hoàn giữa thời gian và
không gian mang lại một cảm thức không gian. Nhưng về cơ bản các nhà Thơ
mới vẫn cảm nhận thời gian bằng cách đo đếm nó chính xác đến từng phút giây,
thậm chí một phần tư giây:
“Nàng hãy vui đi dẫu một ngày
Dẫu phần ba phút, góc tư giây
Dẫu trong thoáng mắt nhìn như chớp”
(Cầu nguyện – Nguyễn Bính)
Thời gian gắn liền với những biến thái trong tâm trạng nhân vật trữ tình.
Phương thức tổ chức thời gian trong thơ hết sức mới mẻ và phong phú. Trât tự
thời gian nhiều khi bị xáo trộn, có sự giao thoa giữa các mảng thời gian quá khứ
và hiện tại…Trong thơ Lưu Trọng Lư, bước đi của thời gian như được hóa thân,
94
hiện hình lên trong niềm thổn thức nhớ thương người chinh phu trong lòng
người cô phụ:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?”
(Tiếng thu)
Thời gian trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là thời gian không đảo
ngược. nó không bao giờ quay lại, bởi thế mà cùng với bước đi của thời gian nỗi
lòng của người cô phụ càng thổn thức, rạo rực, mơ về người chinh phu.
Với Xuân Diệu, bước đi của thời gian mùa thu lại được cảm nhận một
cách thật tinh tế, độc đáo. Thi sĩ đã nhìn thời gian mùa thu trong từng hạt diệp
lục của sắc thu từ màu xanh đang dần chuyển sang màu đỏ để trở thành sắc lá
vàng rơi rụng xuống khu vườn:
“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh”
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Tóm lại với cách xây dựng thời gian mang tính chất đan cài, đồng hiện,
các nhà Thơ mới đã nói được chân thực nhất, sâu sắc nhất nỗi niềm tha thiết của
lòng mình trước cảnh sắc mùa thu.
3.3. Đổi mới về thể thơ, nhạc điệu, ngôn ngữ
3.3.1. Thể thơ
Với xu hướng đề cao những giá trị cũ, các nhà Thơ mới đã xây dựng một
nền thơ mới trên cơ sở truyền thống thơ ca dân tộc, nhưng với tinh thần đổi mới,
95
phá vỡ những trói buộc của thơ cũ, để hồn thơ được bộc lộ một cách tự do,
phóng khoáng theo điệu tự nhiên. Cũng như các nhà Thơ mới, Lưu Trọng Lư đã
phá vỡ khuôn khổ thi luật thơ cũ để đem lại cho Tiếng thu một nhịp đập mới,
hòa điệu với nhịp sống của thời đại. Trong thơ cổ, thể ngũ ngôn thường mỗi khổ
4 dòng và gieo vần chân, đơn vị câu và đơn vị dòng thường trùng khít. Đến với
Lưu Trọng Lư, khuôn khổ đó đã bị phá vỡ.
Bài thơ “Tiếng thu” là bài thơ tiêu biểu cho sự cách tân của thể thơ này.
Trong bài thơ, để gợi lên nỗi buồn man mác, thi sĩ đã khéo ngắt ý thơ, xếp gọn
chúng vào những câu thơ năm chữ liên tiếp theo kiểu nghi vấn phù hợp với sự
lặp láy ý của đoạn thơ, tạo cho bài thơ một cấu trúc nội tại đặc sắc, nhịp thơ
được láy lại như nhịp của tâm hồn, tưởng như Lưu Trọng Lư đag trải hồn mình
trên những trang thơ.
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
Em không nghe mùa thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”.
(Tiếng thu)
Cách gieo vần trong tiếng thu không theo một quy luật nào cả, đó là sự
kết hợp hài hòa vần bằng và trắc để tạo nên một bản nhạc du dương, mơ màng,
êm dịu và đầy xao xuyến.
96
Nhạc điệu trong thơ Quách Tấn rất linh hoạt, không bị gò bó, áp đặt theo
một quy luật nào cả. Theo thơ xưa, trong câu thơ thất ngôn, nhịp điệu được ngắt
theo nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 không thay đổi. nhưng câu thơ thất ngôn trong Mùa cổ
điển của Quách Tấn, nhịp điệu được ngắt linh hoạt hơn, đó là nhịp 3/4:
“Đây lòng ta, đó một trời thu”
(Cảm thu)
Ở Xuân Diệu, chủ yếu là các thể có số câu đều đặn, ít bài có số câu dài
ngắn khác nhau. Nêu ở thể thất ngôn cổ điển bị ràng buộc bởi những niêm luật
chặt chẽ, thì ở Xuân Diệu lại rất tự do. Bài thất ngôn cổ điển có những giới hạn
về số câu thì ở Xuân Diệu có thể là 4 câu, 8 câu. Cách diễn đạt cũng không bị
ràng buộc vào đề, thực, luận, kết như trong thơ xưa. Tuy nhiên dấu ấn của thể
thất ngôn cổ điển vẫn còn hằn lên thể 7 tiếng của Xuân Diệu:
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
(Đây mùa thu tới)
Cách ngặt nhịp trong thơ 7 tiếng của Xuân Diệu rất gần với cách ngắt
nhịp của thể thất ngôn cổ điển. Thơ 7 tiếng của Xuân Diệu có cách ngắt nhịp rất
đa dạng: có nhịp 4/3; nhịp 2/5; nhịp 5/2. Nhưng nhịp phổ biến chiếm tỷ lệ lớn
nhất là nhịp 4/3. Qua phân tích trên cho thấy, thể 7 tiếng của Xuân Diệu vừa rất
mới mẻ, lại cũng vừa mang dáng dấp của nhịp thơ cổ điển nhưng hơi thở lại
hoàn toàn mới mẻ.
Tóm lại khuynh hướng cách tân của Xuân Diệu về thể loại rất mới mẻ,
bên cạnh đó là nhà thơ cũng giữ được những nét rất truyền thống của dân tộc.
Cho nên chúng ta nhận thấy Xuân Diệu rất mới mà cũng rất truyền thống.
97
3.3.2. Nhạc điệu thơ
Thơ là lâu đài của những âm thanh vang vọng mà yếu tố đầu tiên tạo nên
sức ngân vang của lâu đài kì diệu đó là nhạc điệu. Theo Từ điển thuật ngữ văn
học nhạc điệu là “Cấu tạo ngữ âm của lời văn nghệ thuật…yếu tố hình thái vật
chất tạo nên nhạc điệu là điệu âm, điệu vần với các hình thức đa dạng của
chúng: bằng, trắc, nhịp điệu, niêm, đối, vần, yếu tố tượng thanh, ngữ điệu. Cái
làm nên hồn của nhạc điệu là sự liên tưởng của các tổ chức âm thanh với các
cảm giác âm nhạc (nhạy cảm) trong lòng người”[12.199].
Đối với Thơ mới, câu thơ được giải phóng, do vậy nhạc tính đã trở thành
một đặc điểm quan trọng. Các nhà Thơ mới đã rất dụng công đưa nhạc vào thơ,
nhạc làm nền cho thơ, nhạc hòa âm phối nhịp làm nên giọng điệu thơ, ý thơ đi
trong nhạc. Đọc thơ họ, ta bắt gặp những âm vang da diết, những thanh âm trùng
điệp ngân rung, những kiểu gieo vần, ngắt nhịp, những lựa chọn trong việc sử
dụng nguyên âm và phụ âm vang…làm cho nhiều bài thơ cứ ngân lên một đoản
khúc giao hưởng về mùa thu.
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Trời chưa mùa thu tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…
( Tống biệt hành- Thâm Tâm)
98
Trong thơ ca cổ điển thường bị gò bó bởi những niêm luật, đối…nên tính nhạc
của thơ cổ điển rất hạn chế. Về phương diện này, mỗi nhà thơ trong phong trào
Thơ mới đều tạo ra một nhạc điệu riêng. Nó trở thành điệu tâm hồn riêng của các
thi sĩ. Có được điều đó là khả năng kết hợp giữa vần và nhịp, khả năng nắm bắt
được sự hòa điệu giữa âm thanh và ngoại giới, với âm điêu của lòng người.
Trong Mộng Ngân Sơn của Quách Tấn, nhạc điệu thơ vang lên thật trầm buồn,
nhớ thương:
“Chiều động nhánh mồ côi
Nhìn chim sâu đút mồi
Nhớ thương tràn gió lạnh
Làng cũ bóng mây trôi”
(Nhánh chiều)
Ở bài Mộng Ngân Sơn, nhạc điệu bài thơ vang lên thật lạ và thật hay:
“Nước ngậm trời long lanh
Con cào cào áo xanh
Bờ cao búng chân nhảy
Mây chiều thu rung rinh”
(Mộng Ngân Sơn)
Cách tạo nhịp của bài thơ thật nhẹ nhàng, thanh thoát và cũng thật êm ái,
du dương, thể hiện một tình yêu thiên nhiên rộng mở của thi nhân.
Với Xuân Diệu, một thi sĩ lúc nào cũng khát khao giao cảm với đời, nhạc
điệu trong lời thơ của ông thường ngân vang một cách thiết tha, say đắm. Nó thể
hiện một âm hồn lúc nào cũng nồng nàn, cũng tha thiết với con người và cuộc
sống. Khả năng tạo nhạc đặc sắc nhất trong thơ Xuân Diệu còn nằm ở sự gieo
99
vần. Nhiều câu thơ của ông do cách dùng từ láy và nghệ thuật gieo vần đã làm
cho câu thơ tràn đầy nhạc tính:
“Chiều mộng hòa thơ trên nhành duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”
(Thơ duyên)
Xét về thanh điệu, Xuân Diệu dùng vần bằng nhiều hơn vần trắc, nhà thơ
đã sử dụng các biện pháp lặp từ, lặp câu, tạo nên tính trùng điệp của nhạc thơ:
“Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
(Đây mùa thu tới)
Xuân Diệu đã sử dụng rộng rãi các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn
dụ, hoán dụ, đảo ngữ…để tăng cường nhạc tính cho lời thơ. Ẩn dụ trong thơ
Xuân Diệu bộc lộ qua nhiều hình thức khác nhau như nhân hóa, tượng trưng,
định ngữ, trạng ngữ…Trong đó nhân hóa, tượng trưng được nhà thơ sử dụng rất
thành công:
“Chắc rằng gió cũng đau thương chớ
Gió vỡ ngoài kia thu có nghe”
(Ý thu)
Tóm lại những ẩn dụ và nhân hóa trong thơ Xuân Diệu đã làm cho tư duy
cảm giác về cảnh sắc mùa thu của nhà thơ trở nên phong phú và đa dạng hơn .
Nhạc điệu trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư được tạo bởi sự kết hợp hài
hòa giữa vần và nhịp. Trong Tiếng thu, âm điệu được ký thác vào một cấu trúc
ngôn từ chứa chan nhạc tính. Bài thơ là một chỉnh thể nhuần nhuyễn và chặt chẽ