Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn
9,259
571
111
70
Tay chèo buông nhẹ lòng thôn nữ
Sóng gợn làn hương run bóng mơ.”
(Mộng Ngân Sơn)
Trong màn sương sớm mờ ảo, bướm đang lơ thơ bay trên những bông hoa
muống đã nở trắng bờ. Những cô thôn nữ đang buông nhẹ tay chèo khiến cho
khung cảnh đang trở nên tĩnh lặng. Cảnh vật nơi đây thật thanh thoát, nhẹ nhàng,
nó như đưa người đọc vào trong giấc mộng. Quả thật phải là người có tấm lòng
yêu thiên nhiên tha thiết, thi nhân mới viết lên được những câu thơ như vậy.
Trên con đường rừng vắng vẻ, trải vàng những lá hồng mai, với tiếng ve
ngân lên da diết. Dường như tất cả cảnh vật đã nói lên nỗi lòng của nhà thơ, đó
là niềm bâng khuâng, là nỗi nhớ quê hương da diết:
“Khắp nẻo hồng mai lá trải vàng
Đàn ve dắng dỏi đón thu sang
Lòng ơi chớ đêm trăng lạnh
Giấc mộng da hương bướm phũ phàng”
(Thu sang - Đọng bóng chiều)
“Giấc mộng gia hương” mà hoa với đầy bướm lung linh thật lạc điệu, thật
ngơ ngác. Thi nhân mang theo giấc mộng tha hương thật tái tê cõi lòng. Những
cánh bướm lung linh kia lại càng trở nên lạc điệu và ngơ ngác. Trên bầu trời,
ánh trăng thì lạnh mà lòng không bù lắp được cho trăng quê, câu thơ vang lên
nhịp đập của bướm, thể hiện trong các phụ âm m,n: “mộng gia hương, bướm
phũ phàng”. Trước khung cảnh thiên nhiên như vậy, nhà thơ đã cất lên tiếng
kêu: “chớ để đêm trăng lạnh”.
Bên cạnh đó, cảnh thu còn được phác thảo thành bức tranh thủy mặc rất
nhẹ nhàng:
71
“Tìm hoa cánh bướm xuyên rừng
Hiu hiu bụi phấn thơm lừng gió thu
Gió lồng hương trắng bến lau
Bóng chiều theo bóng thuyền câu vào bờ”.
(Theo tìm- Trăng hoàng hôn)
Những cánh bướm đang chăm chỉ đi tìm nhụy hoa để hút mật. Buổi chiều
thu với hiu hiu bụi phấn, với hương trắng bến lau, dường như tất cả cảnh vật
thiên nhiên cùng bóng chiều đang biến chuyển cùng bóng thuyền câu mà vào
bờ. Cảnh vật nơi đây thật nhẹ nhàng và êm ái, nó như đưa tâm hồn thi nhân trở
về thế giới của sự tĩnh lặng, thế giới của thanh tịnh.
Trong một buổi trưa nắng vàng rực rỡ, hoa thu đang tưng bừng nở, hoa
thu còn thơm ánh nắng của buổi trưa vàng, khiến cho lòng người vấn vương để
rồi muôn nghìn xuân qua còn in bóng trong lòng giếng thẳm:
“Trưa vàng thơm ánh nắng
Trên màu hoa nở thu
In sâu lòng giếng thẳm
Mươn nghìn xuân thâm u”.
(Giọt trăng)
Thi nhân còn nghe được mùi thơm của ánh nắng, quả thật phải là người
có khứu giác tinh tế, nhà thơ mới cảm nhận được điều đó. Cái giếng thâm u đã
chứa bao mùa xuân qua đi, mùa thu còn có dòng sông, hồ nước, có bóng trời, có
cánh bướm và hàng dương giọt nắng:
“Đôi bờ thu ngâm biếc
Thăm thẳm bóng trời xưa
Cánh bướm bờ hương động
72
Hàng dương giọt nắng chiều”.
(Giọt nắng)
Tất cả đều là cảnh thiên nhiên, song lại ngập tràn tình yêu bởi vì:
“Đôi bờ thu ngâm biếc”.
(Giọt nắng)
“Thu ngậm biếc, là thu của tình yêu, thu mang sắc màu tình yêu. Cánh
bướm bờ hương động ở đây là cảnh vừa thực, vừa ảo, ở đây mộng và thực đan
xen, hòa quyện vào nhau gợi lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cánh
bướm chính là cảnh thực, còn bờ hương ở đây chỉ là tưởng tượng, là trong mơ.
Đôi bờ thu còn là đôi mắt của giai nhân, vì vậy cảnh vật trong mùa thu có
nước hồ xanh biếc chính là cảnh thực. Nó trong trẻo như câu thơ của thi nhân
Yên Đổ trong bài Thu điếu:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.
(Thu điếu)
“Giọt nắng” ở đây thật trong trẻo, nó chứa chan hạnh phúc sinh động và đầy sức
sống của tình yêu, giống như những giọt nắng trong bài Một buổi trưa mùa thu.
Thi nhân đã diễn tả thâm thúy cái dịu dàng, trong suốt của vườn thu, của
hồ thu, nhạc thu và tình thu:
“Gió tự đâu về? thổi đến mô?
Mấy cành sao rụng bóng hoa nô
Đây vài giọt nhẹ rơi mưa lá,
Đó một màu im trải nắng hồ
73
Tóc vướng hơi hương vườn thúy liễu
Lòng nương tiếng địch bến vi lô
Trưa bồng lai khẽ rung rinh biếc
Nghiêng cả hồn thu xuống lững lờ”.
(Một buổi trưa mùa thu- Mùa cổ điển)
Cảnh vật mùa thu thật mơ mộng, thi nhân đang chìm đắm vào khung cảnh
mùa thu tuyệt đẹp ấy. dường như ánh nắng của buổi trưa chưa kịp làm tan những
giọt sương đang lung linh trên những chiếc lá. Những cây liễu đang trải dài
những mái tóc thướt tha, nó như đang nghiêng mình xuống bờ hồ.Tất cả đang
tạo nên hồn thu lững lờ. Quả thật cảnh vật ở đây thật đắm say lòng người.
Đặc biệt, thi nhân đã tả bước đi của thời gian trên vết thương của cành
cây, cánh nhạn lạc đàn dừng chân nghỉ, gió mưa khắc sâu dần trên những chiếc
móng.
“Rừng thu sống sót một cành xuân
Nhạn lạc đàn qua tạm nghỉ chân
Móng nhọn vô tình in dấu vết
Gió mưa ngày một khắc sâu dần”.
(Sống sót- Đọng bóng chiều)
Chúng ta thấy rằng thi nhân phải có một con mắt tinh anh mới nhận xét
được như thế. Dấu chân chim đó cũng là vết thương tâm của bao mùa thu đi qua
trái tim cùa thi nhân.
Thi nhân còn đưa chúng ta đến với một mùa thu huyền ảo, đến với những
ánh đèn lung linh:
74
“Thoảng tiếng chuông chùa vọng
Bóng đèn khuya rung rinh
Nao nao lòng giếng quạnh
Hơi thu tràn hư linh”.
(Thâm u- Mộng Ngân Sơn)
Dường như hơi thu đã tràn khắp không gian, thi nhân lắng nghe văng
vẳng đâu đây có tiếng chuông chùa vọng lại.
Trong không gian thu lạnh, cảnh vật dường như cũng lạnh lẽo, héo tàn:
“Thu lạnh mướp tàn hoa
Vườn không ong bướm hoa
Song khuya ngồi xếp sách
Sương óng giọt trăng tà.
(Giọt trăng)
Cái lạnh của mùa thu đến làm cho cánh hoa mướp tàn phai, bướm tìm hoa
ở vườn không, mà màu vàng của hoa mướp đã không còn. Cảnh vật thật buồn
bã, thi nhân tưởng tượng nước mắt ứa như sương “sương óng giọt trăng tà”.
Bên cạnh không gian thu lạnh là không gian thu muộn với hiên trưa nắng
ấm và không khí thật thanh bình, thật an nhàn:
“Nắng vàng sưởi ấm hiên trưa
Võng gai kẽo kẹt nằm đưa tuổi già
(Thu muộn)
Mây ngàn vọng tiếng chim ca
Dẫu trong thu muộn vẫn là xuân xanh”.
(Trăng hoàng hôn)
75
Còn gì tuyệt vời hơn khi buổi trưa nắng ấm, thi nhân đang tưởng tượng đang
nằm trên chiếc võng đung đưa, chiếc võng đã đưa thi nhân chìm trong giấc
mộng với ngàn tiếng chim ca. Dù tuổi đã già, nhưng đối với thi nhân nó vẫn mãi
mãi là xuân xanh. Không gian mùa thu ấy như đưa chúng ta trở về với niềm tin
và hi vọng của một thời tuổi trẻ. Chính vì vậy, thi nhân đã khẳng định rằng, dù
là thu muộn nhưng vẫn mãi là xuân xanh.
Trong không gian mùa thu, không thể thiếu được ánh trăng, từ lâu trăng
đã trở thành một người bạn tri âm, tri kỉ của thi nhân. Dưới con mắt của thi
nhân, trăng thu nơi xứ lạ thật mông lung, xao xuyến:
“Bến lạ thu bay lá rợp đường
Khôn tìm giấc mộng ẩn canh sương
Tờ thơ gió lật trăng bên gối
Giếng ngọt vườn quê gợi nhớ thương”.
(Đọng bóng chiều)
Thu đến dường như lá thu bay rợp đường giữa canh sương, cảnh vật, đã đưa
bước chân phiêu lưu của thi nhân trở về với “giếng ngọt vườn quê” về lại với
những gì gần gụi,thân thương nhất. Nỗi nhớ ấy còn được thể hiện qua tiếng
chuông chùa cạnh bến sông:
“Từng giọt châu rơi mắt mẹ hiền
Mừng con lưu lạc trở đoàn viên
Neo thu bến tạnh bờ sương sóng
In bóng chùa xa trăng nửa hiên”.
(Đọng bóng chiều)
Mùa thu bao giờ cũng là mùa của sự ly biệt, và ánh trăng ở đây cũng chỉ
còn là nửa hiên. Cuộc đoàn viên ấy còn gặp trở ngại, còn bến tạnh mà sao bây
76
giờ vẫn còn sương sóng, để cho giọt lệ mẹ già vẫn còn rơi theo tiếng chuông
khuya.
Thi nhân càng ngắm trăng, càng uống rượu, lại càng nhớ nhung, điều đó
không làm vơi đi nỗi sầu nhớ quê hương của mình. Mặc dù lúc này thi nhân
đang nằm trong bệnh viện:
“Đơn chiếc tình quê trúc rũ thềm
Thu về nâng gót cánh hương đêm
Xanh tràn bóng viện mây ngân hán
Lạnh ngấm lòng men gió nguyệt thềm”.
(Thu bên thềm độc ẩm)
Là người hòa đồng mật thiết với thiên nhiên và mỗi cảnh sắc của thiên
nhiên biến thành một trạng thái của tâm hồn nghệ sĩ. Điều đó thể hiện rõ trong
bài thơ Đối cảnh, in trong tập Đọng bóng chiều:
“Sân hoa phơi phới mưa hoàng cúc
Thuyền có hiu hiu gió Bích đầm
Nâng chén hương pha trà độc ẩm
Lặng nhìn thu cảnh ửng thu tâm”.
(Đối cảnh)
Cảnh trong thơ là cảnh thực, mùa thu hoa cúc nở vàng trong mưa, do đó
có tên “mưa hoàng cúc”. Vào mỗi buổi chiều trong gió thu nhè nhẹ, những chiếc
thuyền con chở cỏ cho ngựa đang nối tiếp nhau đi vào đầm cập bến chợ Nha
Trang. Trong buổi chiều nên thơ ấy, thuyền đi dưới mưa thu như cảnh trong bức
tranh thủy mặc. Khung cảnh thiên nhiên nên thơ quá, gợi cho thi nhân những
tình cảm thật êm đềm. Qua bài thơ, ta có thể nhận thấy rằng thi sĩ có những rung
cảm rất chân thật, nhà thơ đã hòa chung thu cảnh với thu tâm, để cất lên những
77
câu thơ tuyệt bút. Những cảnh thu đầy cảm xúc đã làm ửng lên nét thu tâm của
thi nhân, khi thi nhân thốt lên;
“Khi buồn tựa cửa trông ngàn biếc
Mây ráng chiều thu ngọn gió đưa”.
(Đối cảnh)
Lúc này thu cảnh và thu tâm của thi nhân đã thực sự hòa quyện làm một.
Thi nhân đem tình cảm của mình gửi vào cảnh vật và dùng cảnh để nói lên tình
thì thi nhân đã gửi cho đời một tâm sự:
“Đời người ngày một phấn hương
Đời ta ngày một gió sương một nhiều
Ao thu lai láng dáng chiều
Lửng lơ nhuộm thắm cánh diều lưng mây”.
(Đời ta – Giàn hoa lý)
Bao mùa thu qua đi, để lại trong lòng thi nhân từng đợt lá rơi, hết sương
rơi rồi trăng tàn, thi nhân phải tìm đến gió và hương để làm khuây khỏa tâm hồn
mình:
“Xưa tiễn thu đi chiếc lá hồng
Nay thu về với bóng trăng trong
Sương qua hoa biết tình thu trượng
Mượn gió đưa hương ấp ủ lòng”.
(Tình thu- Đọng bóng chiều)
Và tấm lòng của thi nhân được diễn tả như giọt sương rơi rụng trên lan
can:
78
“Lặng lẽ cây sương trở gió ngàn
Trăng tà đôi giọt rụng lan can
Chùa xa riêng cảm đêm thu quạnh
Vần kệ ngân đưa giấc mộng tàn”.
(Giao cảm - Đọng bóng chiều)
Tình thu còn man mác và lan tràn như hoa cúc giữa sương đêm:
“Giếng cúc đôi nhành thu nhậm hương
Đôi nhành trăng nở mộng đêm sương
Giò đây bến lạ người năm ngoái
Lặng lẽ thuyền quê chở nhớ thương”.
(Giếng cúc – Đọng chiều buồn)
Thật ra tình cảm mà thi nhân dành cho mùa thu thật tha thiết, dường như
con thuyền không sao trở hết được thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Trong không
gian thu, chỉ có thiên nhiên và ánh trăng, thi nhân còn miêu tả cả côn trùng
giữa
mùa thu:
“Mây chiều thu mong manh
Nước hồ thu long lanh
Chung lòng sen nở trắng
Con chàng hiu lưng xanh”.
(Mộng Ngân Sơn)
Đó là bức tranh thủy mạc của người họa sỹ, đó là sự dịu dàng thanh thoát
của thiên nhiên. Trong buổi chiều thu mong manh, những đóa sen đang đua
nhau nở trắng giữa hồ thu trong xanh. Với tâm hồn thanh thoát như trời thu, con
chàng hiu xám xịt đang ngồi ung dung trong lòng sen trắng.
79
Đó còn là hình ảnh cánh quạ đang bay rộn ràng trong buổi chiều thu tàn,
nỗi buồn như xâm chiếm cả không gian:
“Nắng nhạt chiều thu quạ rộn ràng
Sầu vương lau lách lạnh thềm hoang
Tro tàn thư viện duyên ngao ngán
Đá nát hoàng cung bước ngỡ ngàng”.
(Tiếng vàng khô)
Tác giả đã mượn hình ảnh, âm thanh con quạ để diễn tả nỗi buồn mênh
mông, trước cái hoang tàn của cung đình sụp đổ với thời gian. Trong buổi chiều
thu mênh mông, thi nhân còn bắt gặp những con chuồn chuồn đang nhởn nhơ
bay:
“Nắng nhạt ánh sương mờ
Chuồn chuồn bay nhởn nhơ
Chung đoàn con bướm trắng
Trời lạnh cánh bơ vơ”.
(Mộng Ngân Sơn)
Những con vật giữa khung cảnh thiên nhiên qua con mắt của nhà thơ,
cũng chỉ lả một biến thái của tâm tình tác giả. Thi nhân lấy hình ảnh của chuồn
chuồn nhởn nhơ bay cùng đàn bướm trắng đang bơ vơ giữa buổi chiều thu nắng
nhạt để nói lên tâm trạng, nói lên nỗi lòng ưu tư của mình trước cảnh phồn hoa
đô hội. Chúng ta càng đồng tình với Fenelon mà ca ngợi Quách Tấn: “Thi nhân
đã trao linh hồn và tâm tính cho vạn vật. Trong thơ của ông, vạn vật đều có tình
cảm, vạn vật đều trao tình cảm cho bạn, thậm chí cây cỏ cũng làm cho bạn động
lòng”[20.108].