Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn
9,188
571
111
60
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?”.
( Tiếng thu )
Bài thơ được tạo bằng ba câu hỏi dồn dập, tha thiết, ba câu hỏi cùng một hình
thức, hợp lại thành một câu hỏi lớn. Tiếng thu là tiếng buồn, tiếng nhiều, bởi
nỗi
buồn ở đây không được chia sẻ. Cụm từ “em không nghe” lặp lại ba lần nhấn
mạnh một tiếng lòng lẻ loi. “Thổn thức, rạo rực” là những trạng thái nội tâm
thầm kín mà người ta chỉ có thể nghe được bằng chính tâm hồn mình.
Trong Thơ mới, các thi nhân đã biến không gian sơn thủy, cỏ hoa hữu tình
trong thơ cổ, thành một không gian rời rạc, hững hờ, lạnh lẽo, họ đã biến cái
không gian chắc nịch, vốn là nơi quy về của các hồn thơ cổ, thành một mật.
Tiếng thu của Lưu Trọng Lư gợi niềm rạo rực, gợi tiếng “kêu” của bao lớp lá lìa
cành. Tiếng thu chính là tiếng buồn của cái tôi thức tỉnh nhưng không được chia
sẻ.
Tiếng thu đã làm cho Lưu Trọng Lư mơ mộng mà hỏi bạn tâm tình :
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức”.
( Tiếng thu )
Bài thơ mở đầu bằng tiếng gọi nhẹ nhàng, “em” là đại từ nhân xưng ngôi thứ
hai. Đó là tiêng gọi thật mơ hồ, tất cả đều rạo rực, ngơ ngác về tiếng thổn thức
của mùa thu dưới ánh trăng mờ. Ngọn thu phong ấy đưa về làn mây bạc với một
điều mơ mộng của tuổi xanh, làm cho người thanh niên dầu có cái buồn vơ vẩn,
nhưng vẫn chứa chan trong lòng biết bao tình yêu đằm thắm :
61
“Mây trắng bay đầy trước ngõ tre
Buồn xưa theo với gió thu về
Vài chàng trai trẻ sầu biêng biếc
Mộng nở trong lòng, sắc đỏ heo”.
( Mây trắng )
Tiếng thu là nỗi buồn mênh mông, bao la hơn, sâu lắng hơn về một đất nuớc
mênh mang, tươi đẹp. Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét : “Thơ Lưu Trọng Lư là
tất cả tấm lòng thổn thức của con người mơ mộng, lúc nào cũng nặng lòng yêu
dấu” [18.38]. Đúng vậy Tiếng thu là nỗi buồn mênh mông, bao la hơn, sâu lắng
hơn về một đất nước mênh mang tươi đẹp.
Không quan sát mùa thu bằng thị giác mà lắng nghe bằng thính giác, hơn thế
nữa là lắng nghe bằng chính lòng mình, để cảm nhận trạng thái của mùa thu .
Với vẻ rạo rực mơ hồ, với nỗi nhớ người chồng ra trận, với âm vang rất khẽ
khàng, dẫm chân lên lá khô của toàn bộ đời thơ Lưu Trọng Lư. Trong Tiếng thu
Thi sĩ đã lắng nghe bằng chính tâm hồn mình, bằng tiếng lòng thổn thức của
người cô phụ trong những đêm trăng rạo rực :
“Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ”
Không gian mùa thu có trăng mờ, để cho người thiếu phụ thổn thức nhớ thương, có
rừng chiều rải rác lá vàng khô. Thời gian trong Tiếng thu là thời gian rừng
nắng,
thời gian của quá khứ vọng về. Sau tiếng thổn thức của cô phụ là tiếng kêu đau
xót
của nhà thơ, đồng cảm với nỗi thiếu vắng, hụt hẫng của người cô phụ đơn côi. Ở
đây, tiếng nói nhân ái được cất lên từ hiện thực cuộc sống đớn đau chứ không
phải
từ cõi mộng. Mùa thu là mùa của tình yêu và thương nhớ. Không phải là một đêm
trăng sáng tỏ, mà dưới ánh trăng mờ, cái mờ, bàng bạc của không gian phù hợp với
62
tâm trạng nhớ thương. Và nỗi nhớ sâu xa nhất vẫn thuộc về tình yêu lứa đôi, tình
vợ chồng. Hình ảnh “chinh phu”, “trong lòng người cô phụ”, tuy mang tình cảm
xa xôi, xưa cũ nhưng lại phù hợp với khung cảnh mùa thu . Cảnh vật mùa thu bao
giờ cũng mở ra với hiện tại và không khép lại với quá khứ nên cảm xúc và hình
ảnh
thơ rất linh hoạt với thời gian. Tiếp theo là câu hỏi tu từ thật gợi cảm :
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”.
( Tiếng thu )
Bức tranh đẹp về mùa thu có màu sắc và nhiều âm thanh xao động. Màu
vàng là tượng trưng cho mùa thu đã đến trong thơ Nguyễn Khuyến :
“ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.
( Thu điếu )
Và sắc vàng đã quy tụ trong thơ Lưu Trọng Lư, bóng nai vàng trên rừng thu
xào xạc lá vàng khô. Cái đẹp của mùa thu khơi gợi những cảm xúc thầm kín của
những tâm hồn đa cảm.
Tiếng thu còn là tiếng thơ của nỗi cảm thương, nhân ái, thấm đượm nghĩa
tình. Lặng lẽ trong hồi ức kỷ niệm xa xăm, những lần gặp gỡ, những cảm nhận
từ hư vô tưởng tượng, thế mà đầy sức lay động. Sau những vần thơ đó, ta cảm
thấy như vang vọng đâu đây tiếng khóc của Tố Như cho những thân phận bạc
mệnh và tiếng kêu đau đớn đầy chiêm nghiệm:
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
( Nguyễn Du)
63
Và cũng xuất phát từ tình cảm ấy, thơ Lưu Trọng Lư còn là biểu hiện của
một tấm lòng gắn bó với đất nước, gắn bó với dân tộc. Lưu Trọng Lư mải miết
say mê nghệ thuật, đến mức lúc nào cũng như người trong mộng và có lúc đã
buông thả, đắm chìm trong những thú vui. Nhưng sống trong cảnh đất nước đau
thương, tới phương nào nhà thơ cũng chỉ gặp nỗi đau khổ của con người, chưa
bao giờ nhà thơ quên thân phận nô lệ của mình. Khi nói về xuất xứ bài thơ Tiếng
thu, Lưu Trọng Lư tâm sự: “ Khi cha tôi không làm “ quan” nữa vể ở quê nhà,
trong phòng ông có một bức tranh vẽ con nai rất đẹp. Thời thế lúc này thật
nhiễu nhương. Nhân dân thì đói khổ. Chúng bắt phu, bắt lính. Ôi con nai vàng
hiền lành trong tranh của cha tôi, hàng ngày hiện ra trước mắt tôi mà sao đáng
thương làm vậy! Bài Tiếng thu ra đời nói lên cái buồn của đất nước. Cái ngơ
ngác của con nai chính là vẻ hiền lành xứ sở… Do đó mà có hình bóng của kẻ
chinh phu trong lòng người cô phụ. Và cái hình ảnh con nai vàng ngơ ngác, đạp
trên lá vàng khô đâu phải là hình ảnh không có ẩn ý. Nó là sự hứa hẹn, là một
sự báo hiệu điều gì đó sẽ xảy ra” [18.249]
Đọc Tiếng thu, người đọc cảm được hồn thu xứ sở quay về hiền hậu, chất
phác của chú nai vàng. Đó là nỗi lòng kín đáo của một hồn thơ có trách nhiệm,
nhưng hồn thơ đó còn mơ màng, ngơ ngác, chờ đợi một người bạn đường tốt để
cùng đi tới một vùng trờii thanh bình, hạnh phúc.
Tiếng thu còn là tiếng vang vọng của nỗi cô đơn, bơ vơ của con người một
thời không phương hướng trong cảnh nước mất, nhà tan. Vì thế mà, hình ảnh
“con nai vàng ngơ ngác” không chỉ là biểu hiện tập trung hồn thơ của Lưu
Trọng Lư mà còn là biểu tượng của cả một xứ sở, cả một dân tộc. Đó là Lưu
Trọng Lư mà còn là biểu tượng của cả một xứ sở, cả một dân tộc. Đó là một xứ
sở đẹp tươi và thơ mộng. Một dân tộc hiền lành và yên bình như vậy mà phải
gánh chịu bao tai họa của các thế lực bạo tàn. Phải chăng, vì lẽ đó mà thi phẩm
này có một vị trí đặc biệt trong thơ ca lãng mạn. Nếu Nhớ rừng của Thế Lữ là
64
lòng nhớ nước thương quê và mang hào khí của một tráng sĩ lâm vào cảnh bất
lực trước thực tại, một mãnh hổ lẽ ra phải ngự trị chốn rừng xanh nhưng lại bị
giam cầm trong cũi sắt thì Tiếng thu là tiếng buồn mênh mông hơn, bao la hơn,
sâu lắng hơn về một đất nước đẹp tươi, con người nhân hậu, hồn nhiên mà chưa
biết làm thế nào để giữ được vẻ đẹp đó.
Cảm xúc trong Tiếng thu mang dấu ấn sâu sắc của con người mơ mộng, đa
tình Lưu Trọng Lư :
“Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”.
( Tiếng thu )
Cùng với nó là nỗi thổn thức của tạo vật, nỗi rạo rực của lòng người đã cộng
hưởng thành nỗi xôn xao mênh mang đang rung trong lòng trời đất. Và như thế
Lưu Trọng Lư đã thâu tóm được cái “xôn xao” của cả một thời đại thơ thầm kín.
Trạng thái tinh thần đó, người ta chỉ có thể nghe được bằng chính tâm hồn mình.
Giữa đêm thu vàng, thi sĩ đã lắng nghe, đã cảm nhận những xao động của đất
trời được tấu lên từ lòng người và vạn vật. Nhà thơ như nghe được tiếng dội của
chính hồn mình giữa trời đất mênh mang. Từ đó điệp khúc “Em không
nghe?...”, vang lên như một lời mời gọi sự sẻ chia của cái tôi thi sĩ. Nó trở
thành
một cung đàn da diết ám ảnh hồn người. Nếu thiếu đi sự tinh tế, sâu lắng và một
cảm quan nhạy bén, thi sĩ sẽ không bao giờ nắm bắt được thanh âm huyền diệu
ấy .
Với khả năng diễn tả một cách tinh vi những cảm xúc mơ màng, bàng bạc
lan thấm vào ngõ ngách tâm hồn, nhà thơ đã cảm nhận được nỗi buồn lan tỏa
mênh mông theo dòng gian thời gian. Những cảm xúc mơ màng đó vừa lan tỏa,
65
vừa ngưng đọng trong thế giới mộng ảo của Tiếng thu: “Nó gieo nhè nhẹ, chìm
chìm trong tâm hồn ta những lúc thê lương hay buồn dịu. Nó âm thầm và nỉ non
khi mới đến cõi lòng ta, vang vang rồi mơn man đến muôn vật, mà gây lên một
cảnh đìu hiu lặng lẽ, nó là những tiếng trong suốt ngân nga như tiếng sếu lưng
trời sắp vào đông” và “tuy nó phát khới tự mùa thu, nhưng nó đã vang bên tai
loài người từ muôn đời”. [34.673]
Lưu Trọng Lư đã nắm bắt được sự sống đầy bí ẩn, đầy xôn xao trong lòng
thiên nhiên, trong lòng tạo vật với những biến thái tinh vi, một thế giời vừa mơ
hồ, vừa hiển hiện, đó là thế giới của sự huyền diệu. Đó là tiếng thổn thức, rạo
rực của đất trời và lòng người, tiếng xào xạc cảu lá, tiếng ngân dài của ánh
trăng, tiếng đạp chân trên lá khô của chú nai vàng ngơ ngác…Tất cả là sự cộng
âm, đồng vọng của hồn người thi sĩ với những trạng thái huyền hồ, bí ẩn của
lòng người. Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là sự cộng hưởng hài hòa, xuyên thấm,
hòa nhập vào với nhau giữa âm thanh của lòng người và âm thanh của tạo hóa.
Và cả những xôn xao tận đáy sâu tâm hồn thi nhân. Từ xưa đến nay, có lẽ Lưu
Trọng Lư là người đầu tiên và cũng là người duy nhất nghe được “tiếng” của
“trăng mờ”;
Em không nghe mùa thu
“Dưới trăng mờ thổn thức”.
( Tiếng thu )
Chính sự “thổn thức” của “ánh trăng” ấy đã tạo nên một không gian hư
ảo huyền diệu bao phủ khắp đất trời mùa thu. Không chỉ dừng lại ở đó, thi nhân
còn thấy sự “rạo rực” của “hình ảnh kẻ chinh phu” trong “lòng người cô phụ” .
Với trạng thái tinh thần đó, người ta chỉ có thể nghe bằng chính tâm hồn mình,
phải lắng nghe đời bằng cả thính giác và tâm giác mới thấy được tự thân cuộc
sống đang vận động thế nào .
66
Tiếng lá thu kêu “xào xạc” gợi âm thanh trầm và huyền bí của rừng già.
“Chỉ với một tín hiệu duy nhất là “xào xạc” âm thanh của rừng thực sự đã là
sứ giả của vương quốc thu huyền bí, là phát ngôn chính thức và hàm súc của
tiếng thu” [18.29]
Tóm lại trong Thơ mới, Tiếng thu đã tạo dựng một thế giới nghệ thuật
riêng, in đậm dấu ấn của hồn thơ và phong cách của Lưu Trọng Lư. Màu sắc,
đường nét của khung cảnh thiên nhiên cho đến con người trong Tiếng thu đều
khá mơ hồ, không xác định trong không gian và thời gian hiện thực, mà bàng
bạc trong màn sương mờ ảo của mộng tưởng, của kỉ niệm.
Qua đó chúng ta thấy rằng Tiếng thu của Lưu Trọng Lư tuy chịu ảnh
hưởng của thơ ca lãng mạn Pháp, nhưng vẫn mang dáng dấp của thơ ca truyền
thống. Tiếng thu chính là niềm khát khao một chân trời mới, tự do, phóng
khoáng, rộng mở với ước muốn thoát khỏi hoàn cảnh gò bó, tù túng của xã hội
Việt Nam đương thời. Tiếng thu không chỉ là tiếng lòng của bạn đọc một thời
mà nó sẽ sống mãi trong tâm hồm bao thế hệ bằng những rung động tinh tế và
mơ màng đầy chất thơ. Cùng với những tên tuổi như Xuân Diệu, Chế Lan Viên,
Nguyễn Bính.. và các thi sĩ tài hoa khác, tên tuổi Lưu Trọng Lư đã đi vào lịch
sử
thơ ca Việt nam và Tiếng thu của ông mãi là tiếng gọi của mùa thu, tiếng vọng
của hồn thu.
2.3. Mùa thu trong thơ Quách Tấn
Thi sĩ Quách Tấn (1910 – 1992 ) hiệu Trường Xuyên, sinh tại huyện Bình
Khê, tỉnh Bình Định. Ông là người đại diện cuối cùng của trường phái thơ cổ
điển Việt Nam. Mặc dù Bình Định là nơi chôn nhau, cắt rốn, nhưng chính Nha
Trang, miền đất thùy dương cát trắng, mới là nơi cưu mang thi sĩ hơn nửa cuộc
đời .
Quách Tấn là một nghệ sĩ đặc biệt nhất trong các thi sĩ Việt Nam về lối
gợi tả thiên nhiên. Đồng thời thơ của ông là sự kết hợp giữa cái giản dị hồn
67
nhiên của ca dao Việt Nam và những rung cảm thiết tha của Thơ mới. Ở thơ
Quách Tấn là sự hòa hợp trọn vẹn giữa thơ cũ và thơ mới. Nguồn cảm hứng của
thi sĩ Quách Tấn rất quen thuộc, đó là tấm lòng của ông với thiên nhiên. Tấm
lòng ấy là tình và cảnh bên trong hòa hợp với những phản ánh qua cảnh sắc bên
ngoài. Ông dành cho mùa thu một thứ tình cảm rất đặc biệt, ông có tới hơn một
trăm bài thơ viết về mùa thu. Mỗi bài thơ thể hiện một dáng vẻ, một tâm tình đối
với từng người, từng cảnh vật cũng như đối với non sông, đất nước. Mùa thu là
mùa gợi bao nỗi nhớ và hoài niệm thân thương, luyến tiếc.....
Đến với Quách Tấn, chúng ta đến với những cảm xúc mới, những ý lạ,
nồng nàn cảm xúc khiến người đọc phải rung động, bồi hồi theo nỗi lòng cô đơn
của tác giả. Quách Tấn , người đã đem cả tài năng và tâm hồn của mình để viết
lên những tác phẩm tràn đầy tình yêu thiên nhiên tha thiết và những nỗi niềm ưu
tư về một thời đại. Với trái tim tràn đầy xúc cảm của thi nhân, chúng ta đã bắt
gặp rất nhiều từ thu trong các bài thơ : hồn thu, lòng thu, tâm thu, mưa thu,
hương tàn thu, đêm thu, hồ thu, bờ thu, sông thu, mây thu, hoa thu, bến thu….
Trong những tập thơ đã xuất bản, tập Mùa cổ điển chính là đỉnh cao nghệ
thuật của ông. Ở Mùa cổ điển, mỗi bài thơ đều chất chứa ưu tư, ẩn dấu một nỗi
buồn sâu xa. Đặc biệt ở tập thơ, thiên nhiên, cảnh vật và tâm trạng con người
được thể hiện rõ trong không gian mùa thu. Đêm thu nghe quạ kêu được in trong
tập Mùa cổ điển, bài thơ đã được dịch và đăng ở thi đàn Pari ( Pháp), bài thơ
này
Quách Tấn đã dùng rất nhiều điển tích, điển cố: “Ô y hạng, bến Phong Kiều,
sông Xích Bích”…
Trong đêm thu, màu đen của bóng quạ lẫn vào bóng đêm, chỉ còn lại tiếng
kêu rộn ràng trôi theo dòng liên tưởng, hết điển này đến điển khác nối nhau đưa
thi sĩ vào sâu trong cõi mộng. Vậy đâu là mộng, đâu là thực? Đó là tiếng quạ
kêu trong đêm mùa thu tĩnh lặng, với âm thanh vang vọng ngân xa. Những điển
cố, điển tích được dùng trong bài thơ Đêm thu nghe quạ kêu không chỉ dừng lại
68
ở một bến bờ sự tích, sự cố nào mà trôi theo dòng liên tưởng, cảm xúc, cảm giác
của dòng sông tâm linh. Hình tượng thơ đi từ không gian đêm đen có quạ đen
lẫn vào đêm thâu :
“Từ Ô y hạng rủ rê sang
Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng”.
( Đêm thu nghe quạ kêu )
Đến không gian mờ ảo :
“Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng
Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng”.
( Đêm thu nghe quạ kêu )
Đồng thời, câu thơ còn là ảo, độc đáo của bút pháp thi sĩ Quách Tấn trong
việc dùng điển tích cũ theo mạch cảm xúc. Điều đặc biệt ở đây là cách dùng
điển tích của thi sĩ Quách Tấn khác với cổ thi. Đặc điểm của nó là ít mượn nghĩa
của điển, ít hướng về nghĩa của tích, mà nhà thơ dùng điển chỉ để gợi cảm giác
và liên tưởng, có tác dụng tạo phong vị cổ điển, song không hề cổ mà nó vẫn
mới và sinh động. Nếu như bao trùm bài Đêm thu nghe quạ kêu là bóng quạ và
tiếng kêu của quạ trong cảnh sắc của mùa thu thì trong Cảnh thu chính là tiếng
lòng của người chinh phu. Đó là tiếng thơ, tiếng lòng cảm thông cho tình cảm
của người ở lại cũng như tâm tình người chinh phụ nương rèm liễu đợi chờ,
đành nuốt lệ để khỏi bận lòng người ra đi :
“Gầy úa rừng sương đeo giọt sầu
Đây lòng ta đó một trời thu
Gió vàng cợt sóng sông chau mặt
Mây trắng vờn cây núi bạc đầu
Dìu dặt tiếng ve còn vẳng đấy
69
Vội vàng cánh nhạn rũ về đâu?
Hỡi người chinh phụ nương rèm liễu
Sùi sụt chi thêm bận vó câu”.
( Cảm thu – Mùa cổ điển )
Bài thơ còn cho chúng ta thấy hoàn cảnh bế tắc của tác giả, sống trong xã
hội thực dân phong kiến, thi nhân muốn vươn mình để tìm một chân trời mới.
Thu chính là nơi ký thác sự bế tắc của tâm hồn người thi sĩ.
Với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, với sự cảm nhận hết sức tinh tế, thi
nhân đang lắng nghe từng bước đi của tạo vật. Thu đang về trên hiên đầy hoa lài
và bông mướp:
“Hiên thu tỉnh giấc canh tàn
Lài sân nở trắng mướp giàn bông xanh
Hiu hiu gió những buông mành
Thương người du tử nặng tình cố hương.”
(Tỉnh giấc - Giàn hoa lý)
Mùa thu về đã đánh thức cả không gian, đánh thức những nụ hoa lài bung
nở trắng xóa. Tất cả đều bất chợt tỉnh giấc khi những cơn gió của mùa thu tràn
về. Cùng với sự cảm nhận của thiên nhiên, thi nhân còn có sự cảm nhận sâu sắc
về tình người, thi nhân thương người du tử đang trải lòng mình với cố hương.
Dưới đôi mắt tinh tế của thi nhân, trong không gian mùa thu, cảnh vật
hiện lên đẹp như trong mơ, bao trùm lên không gian ấy là bông hoa thu nở trắng
bờ. Dường như cảnh vật nơi đây thật lung linh, huyền ảo:
“Ao muống hoa thu nở trắng bờ
Lay màn sương sớm bướm lơ thơ