Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn
9,257
571
111
0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ HUYỀN
MÙA THU TRONG THƠ
XUÂN DIỆU, LƢU TRỌNG LƢ VÀ QUÁCH TẤN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên nghành: Văn học Việt Nam
Mã số: 234605
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Viết Ngoạn
NGHỆ AN – 2014
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
..................................................................................
3
2. Lịch sự nghiên cứu vấn đề
.................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
......................................................... 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
........................................................ 9
5. Phương pháp nghiên cứu
...................................................................... .9
6. Đóng góp và cấu trúc luận văn
................................................................ 10
Chƣơng 1: MÙA THU NGUỒN CẢM HỨNG LỚN CỦA THƠ VIỆT NAM
1.1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật ........................
11
1.2 . Mùa thu trong thi ca
............................................................................. 17
1.3.Mùa thu của các nhà Thơ trong phong trào Thơ mới ..........................
26
Chƣơng 2: CẢM NHẬN VỀ MÙA THU TRONG THƠ XUÂN DIỆU,
LƢU TRỌNG LƢ VÀ QUÁCH TẤN
2.1. Mùa thu trong thơ Xuân Diệu
.............................................................. 38
2.2. Mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư
........................................................ 57
2.3. Mùa thu trong thơ Quách Tấn
.............................................................. 66
Chƣơng 3 : NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT
3.1. Cái tôi trữ tình
......................................................................................
80
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật
.................................................... 85
3.2.1. Ánh trăng thu và gió thu
................................................................... 85
3.2.2. Thời gian chảy trôi đem đến sự tàn phai , rơi rụng
.......................... 91
3.3. Cách tân về thơ, nhạc điệu, ngôn ngữ
.................................................. 93
2
3.3.1. Thể thơ
.............................................................................................
93
3.3.2. Nhạc điệu thơ
....................................................................................
95
3.3.3. Ngôn ngữ thơ
....................................................................................
99
KẾT LUẬN
.............................................................................................
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
............................................................................
PHỤ LỤC
.......................................................................................................
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Là một trong bốn mùa của năm, giữa mùa hạ nóng bức và mùa đông lạnh
lẽo, mùa thu như một nhịp cầu, một sự giao thoa tuyệt vời mà tạo hóa đã ban
tặng con người. Mùa thu là một mùa đẹp nhất trong năm, cảm nhận cái đẹp ấy
nhà thơ Hồ ZDếnh đã từng có câu thơ “ Trời không nắng cũng không mưa; Chỉ
hiu hiu rét cho vừa nhớ nhung”. Cái mơ hồ mênh mông, cái se lạnh của gió thu,
cái xào xạc của lá thu, cái huyền ảo của trăng thu như gieo vào lòng người biết
bao nỗi buồn. Đó là nơi cảm xúc bắt đầu, là khoảng thời gian mà tất cả chúng ta
muốn hòa mình vào với thiên nhiên, với đất trời. Mùa thu đã thực sự vực dậy
trong tiềm thức chúng ta những kỉ niệm êm đềm của một thời tuổi trẻ.
Trong thi ca, mùa thu đã đến với biết bao thi hào lỗi lạc và cũng không ít tác
giả
đã nổi danh, ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng nhờ những thi ngôn về cái
mùa đầy yêu thương này. Có lẽ bởi sự quyến rũ đầy mê hoặc của mùa thu mà
hình ảnh về mùa này, cảm hứng của mùa này đã xuất hiện phổ biến trong thi ca
thế giới. Những thi văn tài lỗi lạc của thế giới văn chương Tây Phương thường
được nhắc nhở đến nhiều nhất là Charles Beaudelaire, Paul Verlaine, Anatole
France... đã sáng tác nhiều thi phẩm ca ngợi mùa thu diễm tuyệt. Chính những
trường phái thi ca lãng mạn, tượng trưng vào cuối thế kỷ 19 ở Pháp đã tạo nên
những ảnh hưởng sâu đậm, đối với các thi sĩ Việt Nam như trường hợp của
Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Huy Cận, Vũ Đình Liên... Điển hình như
những mùa thu trong thi ca Pháp thế kỉ 19 với các tác phẩm Mùa thu của
Lamactin, Thu ca của Baudelaire, Thu Khúc của Veclen. Hay trong Đường thi
của Bạch Cư Dị, ta đã bắt gặp Tảo thu độc dạ, Thu sơ. Đồng thời trong thơ trung
đại Việt Nam, mùa thu luôn là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi nhân: Đó là
Thôn xá thu châm, Thu dạ lữ cảm, Thu dạ khách cảm, Thu nhật ngẫu thành của
4
Nguyễn Trãi. Với đại thi hào Nguyễn Du có tác phẩm Thu chi, Thu dạ, Thu nhật
kí hứng, Sơ thu cảm hứng. Ngô Thì Nhậm có Thu thu tứ tuyệt, Tống thu…
Nói như thế để thấy được mùa thu đẹp biết bao nhiêu, quyến luyến và khêu
gợi biết bao nhiêu. Người xưa đã có một quan niệm về mùa thu thật là tinh tế và
sâu sắc: “Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Quả thật, khoảnh
khắc mùa thu đã mang lại những cảm nhận, những rung động thật sâu lắng và
đẹp đẽ trong lòng người. Có thể còn ai đó đang hoài nghi cách nhìn kì diệu ấy về
mùa thu của người xưa. Nhưng nếu một lần đọc những bài thơ về mùa thu của
các nhà thơ trong phong trào Thơ mới ( 1932- 1945) thì chắc hẳn nỗi hoài nghi
ấy sẽ tan biến .
1.2. Như chúng ta đã biết, sự ra đời của Thơ mới đã làm thay đổi cả bộ mặt của
thi đàn Việt Nam thời ấy, đến nỗi chưa đầy mười năm sau, tổng kết lại phong
trào Thơ mới thì Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhất quyết khẳng định: “ Tôi quả
quyết rằng trong lịch sự thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong
phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện một hồn thơ rộng
mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng nhu Huy Thông, trong
sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn
Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân
Diệu” [38.32]
1.3. Đến với Thơ mới, trước hết người đọc đã cảm nhận được những âm hưởng
đặc trưng rất mới mẻ vang lên từ chính tâm hồn xôn xao, rạo rực đầy thiết tha và
khao khát của các thi nhân. Các nhà Thơ mới đã nhìn thiên nhiên, cảm nhận
không khí của đất trời không phải bằng những công thức ước lệ như thơ ca thời
trung đại. Họ đã nhìn thiên nhiên bằng chính đôi mắt của mình, rung động với
cảnh sắc của đất trời bằng chính trái tim nghệ sĩ chân thành của họ. Bởi vậy mà
thiên nhiên và cảnh vật đi vào trang thơ của các thi sĩ không còn những “ tùng,
5
cúc, trúc, mai, long, ly, quy, phượng”, “tứ linh, tứ quý”, những đề tài đã quá
sáo
mòn và quen thuộc trong thơ ca cổ điển .
Các nhà Thơ mới đã trực tiếp rung động trước cảnh vật và con người bằng
chính trái tim mình, lắng nghe nhịp thở của thiên nhiên bằng chính tâm hồn
mình. Nhờ vậy mà cái khoảnh khắc tuyệt diệu của đất trời mùa thu đã đi vào tâm
hồn họ với tất cả vẻ đẹp tinh khôi, tươi tắn, rất đỗi hồn nhiên và tràn đầy sức
sống. Giữa thiên nhiên mùa thu vào tâm hồn các thi sĩ thời đại mới như có một
sự giao hòa rất tự nhiên, thể hiện một sự sống . Giữa thiên nhiên mùa thu và tâm
hồn các thi sĩ thời đại mới như có một sự giao hòa rất tự nhiên, thể hiện một sự
tương thông khoáng đạt giữa đất trời và lòng người. Họ đã khám phá ra sự sống
đầy xôn xao trong linh hồn của thiên nhiên và tạo vật .
Đó là những cái cựa mình của nụ hoa sắp đến thì bung nở, là tiếng thì
thầm của lá, là nỗi rạo của nhung phấn, là sự lung linh của những làn ánh sáng
mùa thu, là sự hổn hển của nước mây, là sự run rẩy của chồi non, lộc biếc.
Trong cái nhìn mới lạ trong các nhà Thơ mới, không gian và thởi gian mùa thu
như cũng có một tâm hồn dạt dào sức sống. Mùa thu Việt Nam hàng ngàn năm
qua đã là nguồn thi hứng lớn của thơ ca cổ điển, giờ đây như đã trở mình vươn
dậy đến với các thi sĩ thời Thơ mới với dáng vẻ và sắc màu như một thiếu nữ ở
độ tuổi xuân thì, đầy sức quyến rũ.
Mùa thu quả thật đã tiếp tục khơi dậy những nguồn cảm xúc mới mẻ và
dồi dào cho phong trào Thơ mới. Đến lượt mình, đọc phong trào Thơ mới, những
bài thơ viết về mùa thu của các thi sĩ lại tiếp tục lay động sâu sắc lòng tôi.
Nó
thức dậy trong tôi những khao khát được sống với cảnh sắc với cảnh sắc trời thu.
Chúng tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của
mình với mong muốn sẽ góp phần đánh giá, cảm nhận một cách đầy đủ hơn,
trọn vẹn hơn về cảm hứng trong thơ ca nói chung và Thơ mới nói riêng. Đây sẽ
6
là một hành trang quý giá để tôi bước vào công việc nghiên cứu và giảng dạy
sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1. Mùa thu luôn là một hấp lực tuyệt vời với các nhà nghiên cứu và là một đề
tài bất tận của thi ca. Đặc biệt, đến với Thơ mới lãng mạn các thi sĩ đã có
những
xúc cảm mới mẻ, làm nên những mùa thu mới trong tiến trình phát triển của thơ
ca tiếng Việt viết về mùa thu, góp phần vào quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt
Nam. Thơ mới đã đánh dấu một cái mốc trong quá trình đưa thơ ca dân tộc hòa
nhập với các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới. Những năm gần đây, với sự
đổi mới trong tư duy, nhiều giá trị văn hóa, văn học trong quá khứ được nhìn
nhận, đánh giá lại, trong đó có Thơ mới. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến cái
mới của Thơ mới về thể thơ, về giọng điệu, ngôn ngữ, cảm xúc… Ở phương
một diện nào đó, có thể xem phong trào Thơ mới là một trong những đỉnh cao
của nền thơ ca Việt Nam, trong đó những bài thơ viết về mùa thu có một vị trí
khá đặc biệt trong lòng người đọc. Ngắm kỹ hơn bốn mươi gương mặt thi nhân
trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân, dường như thi
sĩ nào cũng có một đôi lần để trái tim mình rung động trước cảnh sắc mùa thu.
Trong thơ ca lãng mạn Việt Nam có Gió thu, Tiễn thu, Đêm thu (Tản Đà),
Tiếng thu ( Lưu Trọng Lư), Thu, Thu rừng (Huy Cận), Thu (Chế Lan Viên),
Cuối thu (Bích Khê), Buồn thu (Hàn Mặc Tử), Chiều thu (Nguyễn Bính), Đêm
thu nghe tiếng quạ kêu, Một đêm mưa mùa thu, Thương thu, Cảm thu của Quách
Tấn và Xuân Diệu có Thu, Ý thu, Đây mùa thu tới.
2.2. Thế nhưng, nhìn lại những trang nghiên cứu, phê bình thơ ca viết về mùa
thu trong phong trào Thơ mới lãng mạn Việt Nam, chúng tôi thấy chưa nhiều.
Viết về phương diện này, các nhà nghiên cứu chưa có điều kiện đi sâu vào một
giai đoạn cụ thể mà chỉ đề cập một cách đơn lẻ trong một số bài viết mang tính
cảm nhận hoặc giới thiệu, phê bình. Chẳng hạn : Bài Thu của Lê Bảo và bài Đây
7
mùa thu tới của Mã Giang Lân được in trong cuốn Thơ Xuân Diệu và những lời
bình (2003), bài Đây mùa thu tới của Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ
Lai Thúy được in trong cuốn Xuân Diệu – một cái tôi khao khát nồng nàn
(2006), bài Thơ Duyên của Nguyễn Văn Long và bài Nguyệt cầm của Lê Quang
Hưng được in trong cuốn Xuân Diệu – một cái tôi khao khát nồng nàn (2006 ) .
Bài Xuân Diệu nói về Đây mùa thu tới của Hà Minh Đức ( Ghi lại theo lời kể
của Xuân Diệu ngày 18/10/1969) được in trong cuốn Xuân Diệu – thơ và đời
(2008) Riêng một số tiểu luận nghiên cứu về thơ Lưu Trọng Lư và tập Tiếng
Thu của ông : Mục từ Lưu Trọng Lư và Tiếng thu của Nguyễn Văn Long trong
Từ điển văn học (1994), Lưu Trọng Lư và Tiếng thu của Ngô Văn Phú, Tiếng
thu, thơ, nhạc của Lưu Trọng Lư của tác giả Đỗ Đức Hiếu .
Đặc biệt là bài viết Cảm thu được in trong cuốn Quách Tấn qua cái nhìn phê
bình văn học do Quách Giao sưu tầm và tuyển chọn .
Tình hình nghiên cứu trên cho thấy các bài viết, các tiểu luận về mùa thu đều
mở ra các cách cảm thụ khác nhau. Song các ý kiến, các bài viết đưa ra đều
thống nhất khẳng định mùa thu chính là tiếng lòng thổn thức của thi nhân nặng
lòng yêu dấu trước cái khoảnh khắc kì diệu của thiên nhiên, đất trời .
Nguyễn Huy Quát, Chu Thị Thúy Hằng có bài Cảm nhận về mùa thu trong
văn học trung đại Việt Nam, đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3, (2008).
Bài viết chỉ đề cập đến cảm nhận về mùa thu của một số tác giả trong giai đoạn
văn học trung đại Việt Nam
2.3. Tất cả những bài nghiên cứu, chuyên luận đó không ít thì nhiều đều đề cập
đến cách cảm nhận về mùa thu của một số tác giả trong phong trào Thơ mới
(1932-1945). Tuy nhiên những bài nghiên cứu ấy chỉ mang tính chất gợi mở vấn
đề mà họ chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu. Chúng tôi cho rằng vấn đề này cần
phải được tập trung khai thác sâu trong một giai đoạn cụ thể, để thấy được cách
cảm nhận khác nhau, sự cách tân trong nghệ thuật của từng nhà thơ trong phong
8
trào Thơ mới. Luận văn sẽ tiếp tục tìm hiểu ở những khía cạnh mới, từ đó có thể
xác định một vị trí trong văn học thật xứng đáng với những gì mà các nhà Thơ
mới đã cống hiến cho nền thơ ca dân tộc .
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Với mục tiêu khoa học đã đề ra, luận văn này chỉ tập trung làm sáng rõ cách
cảm nhận về mùa thu trong thơ ca đặc biệt ở ba nhà thơ trong phong trào Thơ
mới giai đoạn ( 1932 – 1945 ). Đó là Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Quách Tấn
và chúng tôi dừng lại ở việc tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu nhất viết về
mùa thu của từng tác giả. Riêng ở Lưu Trọng Lư, cảm xúc về mùa thu trong
thơ ông được thể hiện ở một số bài, nhưng tiêu biều nhất, tập trung nhất vẫn
là bài Tiếng thu. Do vậy trong luận văn này, bài Tiếng thu sẽ được nói đến
và trích dẫn nhiều, dễ gây cảm giác lặp. Đó cũng là cái khó khăn về đối
tượng nghiên cứu của đề tài này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu khoa học đã đặt ra, người viết cần phải khảo sát toàn
bộ phong trào Thơ mới đề nhìn thấy rõ hơn đối tượng nghiên cứu của mình.
Đồng thời, để giải quyết tốt đề tài, người viết cũng cần phải tham khảo một
khối lượng lớn những bài thơ viết về mùa thu trong thơ ca dân tộc và nhân
loại. Ngòai ra luận văn cũng cần phải tham khảo nhiều công trình lí luận về
thơ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc khảo sát những bài thơ viết về mùa thu trong thơ ca luận văn nhằm
nghiên cứu về Mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lƣu Trọng Lƣ và Quách
9
Tấn qua đó thấy được những đóng góp của các nhà thơ trong những trang
viết về đề tài mùa thu.
4. 2.Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Đưa ra một cái nhìn về chủ đề mùa thu trong Thơ mới nói chung và ba tác
giả Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn nói riêng.
4.2.2. Đi sâu vào khảo sát, phân tích những bài thơ viết về mùa thu của ba nhà
thơ trong phong trào Thơ mới để thấy được sự khác biệt so với thơ ca truyền
thống.
Cuối cùng rút ra kết luận để khẳng định lại những đóng góp của ba nhà thơ
trong phong trào Thơ mới.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục tiêu của nghiên cứu đề tài, luận
văn sử dụng các phương pháp khác nhau, trong đó có các phương pháp chính
như: Phương pháp so sánh, đối chiếu. Được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa
các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, giữa phong trào Thơ mới với thơ ca
truyền thống, nhằm làm nổi bật những đặc sắc của những tác phẩm viết về mùa
thu ở ba nhà thơ trên Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng để đi sâu
phân tích những yếu tố độc đáo, mới lạ, như là những đóng góp quan trọng của
các nhà Thơ mới, làm phong phú cho đề tài mùa thu của thơ ca . Phương pháp
hệ thống và thống kê : Được dùng để thống kê phân loại nguồn tư liệu, phục vụ
cho việc nghiên cứu đề tài.
6. Cấu trúc và đóng góp của luận văn
6.1. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn là công trình tìm hiểu Mùa thu trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng
Lư và Quách Tấn với cái nhìn tập trung và hệ thống.