Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Hát xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông
6,811
769
105
44
Thì đến với xã Hy Cương ta sẽ thấy lời Xoan cũng như nội dung mà
Xoan ở đây phản ảnh có đôi điều khác biệt mà chỉ ở đây mới có còn Xoan Phú
Thọ nói chung không có.
Gặp nàng anh hỏi đôi lời
Trước là làm bạn sau là người thương
Hỏi rằng nàng đã yêu ai
Để ta thưa mẹ ngày mai sang nhà.
[Trao duyên- Nghệ nhân Nguyễn Thị Sen cung cấp]
Hát Xoan ở xã Hy Cương được coi là nơi gìn giữ và phát triển nét văn
hóa lâu đời của vùng đất Tổ và là nơi để truyền lại cho thế hệ mai sau vốn văn
hóa mà ông cha đã để lại, cùng với đó là nơi để quảng bá hình ảnh của vùng
đến du khách thập phương.
Điều đặc biệt hơn, Hát Xoan ở Hy Cương ngoài được hát vào mỗi dịp lễ
hội, mỗi dịp Tết đến xuân về còn được các nghệ nhân tổ chức hát vào mỗi
ngày rằm và mùng một âm lịch hàng tháng, và ngoài các nghệ nhân hát còn có
cả các em học sinh từ lớp một đến lớp năm của địa bàn tham dự và đây là hình
thức giữ gì và phát huy giá trị của hát Xoan. Địa điểm diễn xướng ở cửa đình,
nhưng còn hát ở trong đình. Ngày xưa trước cuộc hát Xoan, đào phường Xoan
thường hát Trống Quân với trai làng Đức Bác ở bến sông, trên đường làng đầu
đường làng, đầu đường làng rồi mới vào hát ở cửa đình. Một số làng lại có
những tư gia, sau khi nghe hát Xoan ở cửa đình thì lại mời phường Xoan về
hát ở nhà, nhưng không hát thờ mà chủ yếu nghe hát Phú ngâm ngợi những
bài thơ áng văn.
Những bài hát Xoan mà tác giả điền dã sưu tầm được chủ yếu phản ánh
về phong tục, lễ hội, về tình yêu lứa đôi, về cuộc sống sinh hoạt văn hóa của
người dân nơi đây. Phong tục ấy chỉ riêng xã Hy Cương mới có ví dụ như trong
đám cưới: phong tục mời rượu, mời nước, mời trầu, đón dâu, giao dâu,cũng
45
khác so với những địa phương khác. Ngay như hát Xoan phản ánh những sinh
hoạt hết sức đời thường giản dị mà chỉ có ở xã Hy Cương nói riêng mới có như:
chào ra về, mời rượu, mời nước trà xanh.
2.2. Nghệ thuật
2.2.1. Thể thơ
Hát Xoan cũng như một số các hình thái sinh hoạt văn hóa âm nhạc dân
gian khác của người Việt: Hát Dô, Hát Dậm, Hát Chèo Tàu, Hát Quan Họ, Ca
Trù… khởi đầu đều là lối hát tế thần(từ nhiên thần đến nhân thần) rồi từ dần
đến những yếu tố tín ngưỡng, tâm linh bớt đi (Quan Họ).
Lời ca trong hát Xoan được cấu trúc theo nhiều thể thơ. Lời Xoan thường
được thể hiện dưới dạng thể thơ song thất lục bát (2 câu 7, một câu 6, một câu
8), thất ngôn (7 tiếng), lục bát, lục bát biến thể, bốn tiếng, sáu tiếng đơn
giản dễ
nhớ, dễ thuộc, dễ hát. Đặc biệt thể thơ lục bát được nghệ nhân nhân cung cấp
mà tác giả luận văn sưu tầm được chiếm ưu thế cao nhất, có lẽ vì thể thơ lục bát
là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền
mà mang những ngọt ngào sâu lắng trữ tình cho người đọc người nghe. Ví như
trong bài Xoan “Chào ra về” dưới đây:
Thuyền son lại đậu bến son
Con chào các mẹ để con ra về
Con về đến tận Giang Khê
Con chào các mẹ ở lại con về còn xa
Con về đến chốn quê nhà
Con chào các mẹ con ra hẹn đò
[Chào ra về- Nguyễn Thị Sen]
Ở bài Xoan trên ta thấy thể thơ lục bát rất gần gũi với ca dao hơn thế
những hình ảnh trong bài Xoan cũng có nét tương đồng với ca dao, hình ảnh
con đò, bến nước gọi chúng ta nhớ đến câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
[Ca dao Việt Nam- Đỗ Bình Trị]
46
Thơ trong Hát Xoan bao gồm cả thơ dân gian và thơ bác học. Thể thơ 4
chữ là thể thơ cổ mà một số bài ở chặng hát nghi thức và trong 14 quả cách ta
đều thấy như:
“Vạn thần tất hưởng
Tôi mời vua cả
Người sang đất này.”
[“Nguyễn Thị Sen- Mó cá”]
Thơ lục bát, lục bát biến thể và song thất lục bát được sử dụng nhiều
trong cấu trúc lời ca Hát Xoan:
“Đường đi trên suối dưới khe
Đưa cố nhân long càng kiểu cách
Tưởng long sầu mọi mạch nhỏ to
Thương Xoan đêm những mà lo
Ngày nào được hợp nhỏ to kẻo phiền.”
[“Nguyễn Thị Sen- Trong Bỏ Bộ”]
Ngoài những thể thơ nói trên thì lời ca Hát Xoan còn có thể thơ tự do.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, những yếu tố ngoại lai đôi khi lấn lướt
cái
gốc rễ, cội nguồn nguyên sơ, nhưng về cơ bản nội dung lời ca hát Xoan, đó là
hàng loạt những tiếng đưa hơi và những tiếng đệm vào câu hát. Những tiếng
đưa hơi và những tiếng đệm vào câu hát cũng tạo nên một số đặc trưng cho một
số thể loại thơ ca. Những tiếng đưa hơi thường dùng trong hát Xoan là ơ, a,i, ê
hê…Những tiếng đệm thường dùng trong hát Xoan là: tềnh là tềnh tang tềnh,
vông vông tầm, tênh tang tít tang tông… Những tiếng đưa hơi, tiếng đệm trong
hát Xoan hầu như không có nghĩa về nội dung lời ca, nhưng lại có tác dụng nối
nét nhạc cho liền ý, liền mạch hoặc để phát giai điệu, để tiếp nét nhạc này sang
nét nhạc khác.
2.2.2. Kết cấu
Thuộc loại dân ca cổ nhất và cùng quá trình tồn tại và phát triển, âm nhạc
trong hát Xoan chứa đựng những yếu tố từ giản dị nhất cho đến những bài bản,
làn điệu hoàn thiện và tinh tế.
47
Hát Xoan chủ yếu phản ánh phong tục thờ Thần linh, Thành Hoàng làng
và các Vua Hùng trước cửa đình nên nghệ thuật trình diễn của hát Xoan rất đơn
giản, mộc mạc với sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, thơ, vè và giọng điệu
mang đậm dấu ấn thổ ngữ của địa phương vùng trung du Phú Thọ (dân ca). Lời
ca trong hát Xoan còn có sự kết hợp với các điệu múa đơn giản chủ yếu bằng
đôi tay của các đào, kép đưa ra, thu vào, ngửa bàn tay, úp bàn tay, kết hợp với
việc sử dụng các đạo cụ, như quạt, phách tre, nậm rượu... Di chuyển trong hát
Xoan bằng đôi chân chủ yếu theo hàng dọc hoặc hàng ngang và vòng tròn (mó,
giã cá) cũng đơn giản không phức tạp.
Hát Xoan hội đủ các yếu tố của văn nghệ dân gian bao gồm về tổ chức
Phường (họ); trình diễn theo hình thức đơn giản hát kết hợp với múa gắn với
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đó là hình thức âm nhạc cổ truyền, kết hợp
được yếu tố văn hóa, văn học, lịch sử và nghệ thuật, độc đáo ở lời ca, giai điệu
và làn điệu; chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và được cộng đồng gìn giữ qua
nhiều thế kỷ, không bị biến mất trong đời sống hiện đại.
Lời hát Xoan được tạo nên bởi lối hát thơ, các ý thơ câu thơ khổ thơ tạo
nên các kiểu cấu trúc. Cấu trúc các bài, làn điệu Hát Xoan khá đa dạng bao gồm
các dạng cơ bản sau: Khởi thuỷ là lối hát truyền cầu cúng, nên Hát Xoan có một
dạng cấu trúc âm nhạc phụ thuộc thuộc vào lời của bài văn, hay bài thơ được
trình bày bằng kiểu vừa nói vừa hát. Những cấu trúc này là cấu trúc khổ nhạc hát
nói. Các bài ở chặng nghi thức trong Hát Xoan như Giáo trống, Giáo, Giáo pháo,
Thơ nhang có cấu trúc khổ nhạc hát nói. Các câu trong khổ nhạc hát nói thường
giống nhau lặp đi lặp lại. Độ dài, ngắn của lời hát nói phụ thuộc vào nội dung
thể
thơ 4 hoặc 5 chữ (từ) hoặc thể thơ tự do có thêm các tiếng đưa hơi, tiếng đệm.
Dạng cấu trúc thứ hai trong Hát Xoan là cấu trúc khổ nhạc đơn. Khổ nhạc đơn
gồm nhiều câu nhạc, mỗi câu ứng với một câu 6 chữ, câu thơ 8 chữ của thể thơ
lục bát hoặc lục bát biến thể. Dạng cấu trúc thứ ba trong Hát Xoan là cấu trúc 2
khổ đơn thường là do sự phát triển của cấu trúc khổ nhạc đơn mà ra.
48
Có thể thấy rằng, hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca nghi lễ nên Xoan
không có hình thức hát thi với đối giọng(làn điệu) như Quan họ, đối ý, đối lời
như
hát Ví, Trống quân mà chỉ là thi thuộc bài bản và thanh xướng. Hát nghi lễ phải
có
quy tắc, khuôn khổ cho nên nó hạn chế ứng tác, sáng tác ngẫu hứng, sáng tác ứng
chiến của nghệ nhân theo yêu cầu đột biến so với Quan họ và hạn hẹp lời so với
Ví. Hát Xoan nghi lễ là khuôn khổ cố định không thể vượt ra ngoài.
Ngoài ra, trong hát Xoan cũng có kết cấu đối - đáp với hình thức hỏi-
đáp mang với những bài hát Xoan giao duyên. Ra đời trong hoàn cảnh đối đáp
giao duyên nam nữ trong môi trường lao động hay khi vui chơi hội hè nên
trong hát Xoan thể hiện tình yêu nam nữ có phần lớn những lời Xoan là lời
đối thoại của người nam và người nữ, gồm có hai vế đi song hành với nhau.
Hình thức thông thường nhất là câu 6-8 đối của giới này và câu 6-8 đáp của
giới kia. Có khi đó là lời trao đổi chuyện trò của hai bên nam nữ. Có khi đó là
câu hỏi của bên này và câu đáp của bên kia. Cũng có khi bên này ra câu đố
cho bên kia trả lời... Đa phần những câu Xoan này thường có nội dung dí dỏm,
hài hước. Nhìn chung dù ở hình thức đối thoại như thế nào đi nữa thì nội dung
của những câu Xoan này cũng ý nhị, dễ thương, khiến người nghe có thể mỉm
cười nhẹ nhàng hay cười to sảng khoái xua tan những mệt nhọc ngày thường.
Chẳng hạn như:
Đôi ta đánh cá bóng giăng,
Cá thời chẳng được dung dăng bắt đào/
Đôi ta mò cá đầm đăng,
Cá thời không được tung tăng mò đào”
Hay:
“Đúm này anh đã thưa rồi
Đào mà ném đúm đứng gần lại đây
Đúm này là quả đúm tiên
Đào muốn lấy tiền đào dịch lại đây
49
Xin mời đào dịch lại đây
Anh cầm quả đúm trao tay cho đào”
[ Hát Đúm trao duyên- Nghệ nhân Nguyễn Thị Sen cung cấp]
Và hát Xoan là hình thái sinh hoạt văn hoá âm nhạc dân gian, được hình
thành bởi xúc cảm thiêng liêng trong đời sống tâm linh của người Việt vùng Phú
Thọ. Nằm trong tổng thể nguyên hợp của một hiện tượng folklore, nhịp điệu hát
Xoan cũng như các thành tố khác của hát Xoan đều có mối tương quan logic.
Với những bài ở chặng nghi thức: Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang và các bài
có gắn với múa minh hoạ như: Bỏ bộ, Đánh cá, Bợm gái nhịp điệu mạch lạc,
khúc triết. Nhịp tương ứng với loại nhịp 2/4 được sử dụng rất nhiều trong âm
nhạc hát Xoan. Loại nhịp tương ứng hỗn hợp cũng có xuất hiện (Thơ nhang,
Đóng đám) nhưng số lượng ít. Những bài hát ngâm ngợi (Gài hoa, Hát phú) nhịp
tự do. Một đặc điểm khá tiêu biểu trong nhịp điệu hát Xoan là kiểu nhấn lệch, sử
dụng ở nhiều bài Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Xin hoa- đố chữ.
2.2.3. Ngôn ngữ
Về ngôn ngữ, nội dung ngôn ngữ của hát Xoan vừa mang tính dân dã,
vừa mang tính bác học của các nhà Nho với các bài thơ phản ánh thiên nhiên,
phản ánh cuộc sống lao động và đặc biệt là sự thể hiện lòng thành kính với các
vua Hùng và thần linh có công bảo trợ cho cuộc sống của dân làng.
Ngày xưa, người các vùng không có hát Xoan đến với vùng hát Xoan
thường có nhận xét: "Người hát Xoan nói như có văn có sách". Ngôn ngữ của
người Hát Xoan là một ngôn ngữ giàu chất thi ca của ca dao, tục ngữ, truyện nôm.
Ví dụ nói:
“Bây giờ gặp mặt nhau đây mà cứ ngỡ như là chuyện chiêm bao... ”
Câu nói này khiến ta liên tưởng đến những chữ đã dùng trong 2 câu thơ
truyện Kiều:
“Bây giờ gặp mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao ”
50
Ví dụ nói để khen bạn: “Thưa anh Hai, anh Ba... thật là thơm cây, thơm
rễ, người giồng (trồng) cũng thơm, đấy ạ! ”.
Câu nói này khiến ta nghĩ ngay đến câu ca dao:
“Người như hoa quế thơm lừng
Thơm cây, thơm rễ, người giồng (Trồng) cũng thơm. ”
Ngôn ngữ giao tiếp của người hát Xoan tuy mềm mại, khéo léo, tinh thế,
nhiều khi bóng bẩy, lững lờ... nhưng không gợn lên những ẩn ý dối trá, lừa lọc
mà đậm đà tình người, sự tôn trọng giữa người và người luôn hướng tới sự giàu
đẹp, của ngôn ngữ. Vì vậy, người hát Xoan không thích, không chấp nhận sự
thô kệch, vụng về trong ngôn ngữ.
Cho nên, khi các em bé được các anh nhớn, chị nhớn hát Xoan rủ bọn để
luyện ca hát thì cũng hướng dẫn các em "học ăn, học nói, học gói, học mở" để
sau này giao tiếp trong hát Xoan. Người hát Xoan cũng rất coi trọng sự lịch
thiệp, thanh nhã trong mọi việc cử chỉ giao tiếp.
Từ việc đỡ ô, đỡ nón khi đón bạn, nâng cơi giầu (trầu) mời bạn, nâng
chén nước, chén rượu, đến dáng đi, dáng đứng, thế ngồi, cái miệng, đôi mắt, tư
thế khi chuyện trò cùng bạn.v.v.... gần như đều có chuẩn mực thế này là phải, là
duyên, thế kia là không phải, vô duyên.
Có những người, những nhóm hát hay, thuộc nhiều bài, nhưng cử chỉ
giao tiếp kém cũng không có nhiều bạn muốn hát cùng, muốn kết bạn, thậm chí
kết bạn rồi cũng lại nhạt dần rồi thôi.
Một chùm hoa bưởi đặt trong cơi trầu, một nhành hoa sói cài trên mái tóc nép
kín vào vành khăn hoặc dấu trong khăn tay... vốn là sự tinh tế của người hát
Xoan.
Phong tục, lề lối trong hát hát Xoan là một hệ thống quy ước không
thành văn, không do một ai ban bố, nhưng, từ đời này qua đời khác, những quy
ước ấy lần lượt ra đời và được mọi người tuân thủ, tuy có những chi tiết khác
nhau nhưng mang tính thống nhất cao trong toàn vùng hát Xoan.
Hệ thống quy ước ấy được hình thành do những yêu cầu tồn tại, duy trì,
phát triển hoạt động ca hát hát Xoan, nhưng cũng chịu sự chi phối trực tiếp của
51
toàn bộ phong tục tập quán của cộng đồng dân cư vùng hát Xoan, trở nên một bộ
phận gắn bó khăng khít với toàn bộ phong tục tập quán của một vùng văn hoá.
Ngôn ngữ thi ca trong lời ca hát Xoan đạt tới những thành tựu nghệ thuật
đặc sắc, độc đáo. Một ngôn ngữ khi thì mộc mạc đồng quê, khi thì trau chuốt
tài hoa nhưng bao giờ cũng giàu tính hình tượng, sâu đậm nghĩa tình. Ngôn ngữ
ấy đã thu hút nhiều tinh hoa của nghệ thuật ngôn ngữ thơ ca dân gian, thơ ca
bác học... để rồi tạo nên sắc thái riêng với những giá trị nổi bật, góp phần tạo
nên những giá trị riêng của bài ca hát Xoan.
Ta có thể tìm hiểu một số thành tựu tiêu biểu của ngôn ngữ thơ ca trong
lời ca hát Xoan. Sự mộc mạc và sự trau chuốt. Có một số lời ca hát Xoan, nếu
tách riêng lời ca thành văn bản, thì bước đầu tiếp xúc, có khi ta chưa thấy hết
cái đẹp, cái hay của lời ca đó, nhất là cảm thụ theo góc độ thi ca thuần tuý.
Một ngôn ngữ đầy hình tượng, âm thanh: có cảnh, có tình, cảnh tình hòa
quyện và "bổng trầm, non nỉ..." âm thanh. Từ cảnh ấy, tình ấy, nổi bật lên con
người "tài trai" và "thục nữ", con người khao khát, đắm say vẻ đẹp của thiên
nhiên, của tình người. Cho nên, dù ngôn từ lời ca Quan họ được thể hiện trong
dạng mộc mạc, hoặc trau chuốt, bóng bảy, đều đạt tới hiệu quả nghệ thuật cao.
Ðược như vậy chính vì người sáng tạo lời ca biết gạn lọc, lựa chọn ngôn từ ở
trình độ cao, có một trình độ tích luỹ, am hiểu sâu rộng về thơ ca dân gian và
cao hơn hết là sự rung cảm nghệ thuật tinh tế, chân thành.
Nếu nhìn về theo chiều dài lịch sử hát Xoan có kèm theo những khẩu
ngữ dân gian chẳng hạn như:
Buông câu bỏ lưới
Lướt thướt áo tơi
Kiếm củi lân la
Non xanh nước biếc
[Nghề kiếm củi- các bài xoan của nghệ nhân Nguyễn Thị Sen]
52
Cùng thời kì này có một bài ca Nôm là “Đắc thú lâm tuyền hành đạo
ca” viết theo lối thơ bốn chữ thường gặp ở thơ ca dân gian. Hầu hết các từ của
bài ca trên là từ cổ thuần Việt. Cách kể, lời thơ đã thoát khỏi thể cách quảng
vận phức tạp của Hán văn cùng thời
Sinh có thân nhân
Ấy là họa cả
Ai hay cộc dược
Mới rằng là đã
Tuần này mà ngẫm
Ta lại xá ta
[Đắc thú lâm tuyền hành đạo ca- Thơ Nôm Việt Nam]
Từ ngữ và nhịp điệu của thể thơ ca dân gian này giống như cách kể trong
một vài quả cách: Ngư tiều canh mục, Nhàn ngâm, Kiều dương cách, … của
hát Xoan.
Chẳng hạn:
Kính lạy chiềng làng
Điểm trống gia tang
Vua cha mừng được
Nàng ấy tốt thay
Gọi là tiên nữ
Nàng ấy dóng dảy
Hơn cả Hằng Nga
[Nghệ nhân Nguyễn Thị Sen sưu tầm]
Về mặt ngôn ngữ và thi pháp đã có nét gần gũi giữa thơ Nôm Lý - Trần
với một số bài quả cách của hát Xoan Phú Thọ. Tuy nhiên, đó chỉ là những ảnh
hưởng về hình thức biểu hiện qua việc kế thừa cách diễn đạt của dân gian, còn
những nội dung của hát Xoan thì không có dấu tích nào về tinh thần văn hóa
của thời Lý - Trần là ca ngợi Phật giáo và Thiền tông.
53
2.2.4. Diễn xướng hát Xoan
Môi trường, không gian diễn xướng
Có thể nói sự gắn kết giữa hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương là hết sức độc đáo. Lịch sử ra đời và phát triển của hát Xoan, từ tên gọi,
nguồn gốc ra đời đều gắn chặt và hòa quyện với các truyền thuyết liên quan tới
thời Hùng Vương; lối trình diễn, sắp đặt các bài bản, các chặng hát cũng tuân
thủ theo các nghi thức hát thờ các Vua Hùng một cách thành kính; các lời ca
Xoan mang ý nghĩa chúc tụng, ca ngợi công đức các Vua Hùng xuất hiện trong
nhiều bài bản Xoan, xuyên suốt từ chặng hát thờ cho đến phần hát hội. Đặc biệt,
hát Xoan được thực hành trình diễn ở các di tích đình, đền, miếu thờ tự Hùng
Vương. Đó chính là không gian diễn xướng - không gian văn hóa đảm bảo sức
sống bền vững của di sản hát Xoan. Mối quan hệ chặt chẽ giữa hát Xoan và Tín
ngưỡng Hùng Vương đã tạo nên sức sống mãnh liệt để hai di sản cùng song
song tồn tại, phát triển vượt thời gian cho đến tận ngày nay. Việc ghi danh hát
Xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là sự khẳng
định lại của quốc tế về giá trị hát Xoan và đóng góp cho sự củng cố các di sản
khác, trong đó có Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Hát Xoan gắn bó mật thiết giữa thơ ca và âm nhạc, nhịp điêu thơ và nhịp
điệu nhạc, ý thơ và ý nhạc đều có sự thống nhất. Vì trước là hát tế thần, sau là
hát kỹ năng hát Xoan cũng đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật khá cao, với 4 tiêu
chí: vang, rền, nền, nảy. Như chúng ta đã biết địa điểm diễn xướng hát Xoan
khởi đầu là vùng đất thiêng (bãi cỏ ở làng Phù Đức, xã Kim Đức, Việt Trì), nơi
vua Hùng dạy trẻ mục đồng ca hát. Hiện nay mỗi khi mở hội hát Xoan, dân
làng Phù Đức vẫn đến tế lễ ở bãi cỏ này. Về sau người ta xây miếu ở bãi cỏ
(vùng đất thiêng) gọi là “Miếu Lãi Lèn” các cuộc hát Xoan vẫn được hát ở
trước miếu Lãi Lèn. Khi có thiết chế đình làng địa điểm diễn xướng hát Xoan ở
cửa đình. Do đó hát Xoan còn gọi là Hát Lãi Lèn, Hát Cửa Đình. Hát Xoan là
sinh hoạt ca hát tập thể, người tha gia đông, hát ở không gian rộng nên tiêu chí