Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Hát xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông
6,770
769
105
34
nguyện thỉnh cầu của người nông dân đối với các bậc Thánh, Thần cao siêu mà
họ quan niệm rằng đó chính là các bậc cai quản, ban phát sự may mắn, phong
lưu cho bàn dân thiên hạ và gắn liền với vận mệnh sống còn của họ. Hát Xoan
còn là tiếng nói tình cảm thể hiện tâm tư tình cảm, nguyện vọng và ước vọng,
là cầu nối cho sự đoàn kết trong cộng đồng và quan hệ trên - dưới là mối quan
hệ bình đẳng, dân chủ, không phân biệt địa vị sang - hèn và giàu - nghèo. Hát
Xoan Hy Cương nói riêng, hát Xoan Phú Thọ còn mang nhiều giá trị văn hoá
truyền thống cổ xưa bởi yếu tố âm nhạc, điệu múa, hình thức trình diễn bao
hàm ý nghĩa nhân văn, nhân bản của người nông dân vùng trung du Phú Thọ,
đó là ca ngợi cuộc sống lao động đầy khó khăn vất vả thông qua các hoạt động
nghề nghiệp tiêu biểu, khá điển hình của nhà nông trong lịch sử dựng nước và
giữ nước như: Ngư (đánh cá); Tiều (kiếm củi ); Canh (nghề cửi canh dệt vải);
Mục (chăn trâu, cắt cỏ); xe chỉ, vá may... của các thế hệ người dân Đất Tổ đã
trải qua và được dân gian hoá bằng hình thức nghệ thuật truyền thống chứa đầy
bản sắc văn hoá của người dân vùng trung du mà không nơi nào có được. Hát
Xoan Phú Thọ còn chứa đựng nhiều giá trị nhân văn khác về tình cảm và mối
quan hệ gắn bó giữa những người nông dân quanh năm “một nắng, hai sương”
với thiên nhiên thông qua hình thức trình diễn hát quả cách để biểu cảm ước
muốn, nguyện cầu thiên nhiên như: Tứ mùa cách; Xuân thời cách; Hạ thời cách;
Thu thời cách; Đông thời cách.
Chẳng hạn trong bài Xoan sau:
Làng này đóng đám ơ cho được quan sang
Văn a thời áo đỏ ơ võ ngai vàng có sống hỡi là lâu
….………..
[“Nguyễn Thị Sen- Trong bài Đóng Đám”]
Đó là tinh thần lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống và theo người dân nơi
đây hát Xoan là một phần phản ánh tâm tư cũng như mong ước của họ về một
cuộc sống yên bình, mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa. Hơn nữa họ luôn tin
rằng ở hiền sẽ gặp điều lành, điều tốt và học hành thành đạt sẽ có ngày làm
quan.
35
A á Kiều Giang Cách
Kính lại trình làng, điểm trống ra tang
Lẳng lặng mà nghe, tôi giáo Kiều Giang một cách
….
Giầu têm mà đệm vàng, cung têm mà đệm ngọc
Chén nước í a vò xanh
Kén được ngày tốt í a ngày lành
[“Nguyễn Thị Sen- Trong Kiều Giang Cách”]
Hát Xoan là lễ tục của một xã hội nông nghiệp. Nội dung tín ngưỡng, ca
ngợi thần linh, ước mong cuộc sống no đủ, ca ngợi thời tiết bốn mùa… Trong ca
từ đều xoay quanh cây lúa - thành quả lao động sản xuất nông nghiệp của người
nông dân. Các quả cách có nội dung về lao động sản xuất là sự phản ánh hiện thực
xã hội đương thời; cuộc sống làm ăn, các nghề: Săn bắn, đánh cá, hái củi, làm
ruộng, dệt vải, trồng bông, trồng đậu, may vá, canh cửi... Thông qua câu hát ta
có
thể hiểu được thực trạng nền kinh tế xã hội của một thời kỳ lịch sử nhất định.
Các quả cách có nội dung về sinh hoạt xã hội đã diễn tả thực tiễn xã hội;
bởi vậy có những khuynh hướng khác nhau: Tôn thờ và tín ngưỡng (tôn thờ tự
nhiên xã hội và lễ giáo phong kiến).
Các quả cách có nội dung diễn tích nghĩa có nội dung đề cập trực tiếp
đến lịch sử, các câu chuyện đã qua, các sự tích về sự vật hoặc nhân vật lịch
sử… Trong nội dung này Xoan ca phô diễn trực tiếp, nói thẳng về sự tích ấy
mà không lồng ý kiến bình luận của người đương thời hoặc diễn không trực
tiếp là nhân kể về sự tích ấy nhưng có lồng ý chủ định, chủ quan của người
đương thời để giáo dục đạo lý, nhân cách cho mọi tầng lớp trong xã hội.
Các quả cách kể về lịch tiết: Tứ thời tiết lập, Xuân, Hạ, Thu, Đông về cơ
bản là sản phẩm của văn chương bác học. Cảnh vật thiên nhiên 4 mùa trong con
mắt kẻ sĩ (các nhà Nho) đã luôn tươi đẹp lại được thi vị hóa, được lồng với cảm
xúc hoài niệm để câu hát Xoan toát lên phong độ nhàn tản. Mỗi quả cách khi
diễn xướng đều
36
Kiều Giang cách: Là một áng thơ Nôm kể về sự tích công chúa Kiều Giang
thời Hán Vũ Đế; xinh đẹp nết na, có tài ca hát. Nàng bẻ giát giường làm phách để
gõ và hát theo. Tiếng hát của nàng đã làm cho vua cha khỏi bệnh, sống trường
thọ,
bách niên giai lão. Kiều Giang cách còn là lời cầu chúc cho Vua, cho Thần Thành
hoàng làng và cho toàn dân làng xã luôn được an khang, thịnh vượng.
Vua là đại vương
Chào nhà thục y
Hỡi á thần nông
Có thần hà bá
[Kiều dương cách- tuyển tập hát Xoan Phú Thọ]
Tứ dân cách: Là bài hát ca ngợi 4 ngành nghề đã phát triển rất sớm ở Việt
Nam; đó là Sĩ (giới chữ nghĩa học hành khoa cử); Nông (nghề làm ruộng, chăn
tằm, dệt vải, đánh cá); Công (nghề đóng thuyền, làm mộc, rèn đúc công cụ sản
xuất); Thương (nghề buôn bán, chợ búa, trao đổi sản vật). Thông qua đề tài này
ta
có thể hình dung được cuộc sống lao động với những sắc thái và dáng vẻ riêng của
từng giới trong xã hội nông nghiệp. Nổi bật trong các tầng lớp ấy là kẻ sĩ.
Trong
gia đình và trong xã hội, kẻ sĩ luôn ở vị trí cao hơn các tầng lớp nhân dân
khác.
Thuyền chèo cách: Là bài hát thể hiện ước vọng của những người làm
nghề chài lưới trên các dòng sông: Sông Lô, sông Thao, sông Chảy. Họ ước ao
bắt được những con cá quý như cá măng, cá vược để dâng lên thờ Vua và thờ
Thành hoàng làng nhằm cầu mong Vua cùng Thần ban phúc lộc cho.
Ngư tiều canh mục cách: Là bài hát ca ngợi 4 nghề nông: Ngư (đánh cá),
Tiều (kiếm củi); Canh (cày bừa, cấy hái); Mục (chăn thả gia súc). Nội dung quả
cách này ca ngợi cuộc sống tự do, phóng khoáng, không gợn chút bụi trần ai
của những người nông dân sống chết với ruộng đồng, núi rừng, sông suối, đầm
ao. Thực tế đây là những công việc của nhà nông được cụ thể hóa bằng lời ca,
khúc hát của nhân dân lao động.
Đối dẫy cách: Là điệu hát khấn nguyện, đi tìm người thương nhưng mãi
không thấy người, chỉ thấy vầng trăng giống như cái lược của người con gái
37
thường hay cài ở đầu và chỉ thấy “Rầu rầu dõi tiếng chuông thôi; Đôi hàng
nước mắt cảm ai đượm lòng”.
Chơi Dâu cách: Là điệu hát vui chơi của trai gái trong ngày hội chùa Dâu
(mùng 8-4 âm lịch) rồi nhân chuyện ấy, sự tích ấy mà dạy bảo về đạo lý làm ăn
cho con trai, con gái.
Tôi chào vua bà
Trẩy đi ngàn ngạt
Đã chật hết đường
Nó hết hai hàng kiệu tán
Nó hết hàng đạn hàng cung
[Chơi dâu cách- tuyển tập hát Xoan Phú Thọ]
Hát quả cách xuất hiện sớm nhất bắt nguồn từ lao động nông nghiệp hình
thành, có trước cả thời Hùng Vương dựng nước. Hát quả cách đa dạng và
phong phú phản ảnh trong lao động thuộc các ngành nghề khác nhau. Theo
thống kê chưa đầy đủ đã có 15 quả cách, đó là: Nhàn ngân cách, tràng mai cách,
xoan thời cách, mục đồng cách, đồng dẫy cách, hồi liên cách, tứ mùa cách,
thuyền chèo cách, từ dân cách, chơi dân cách, kiều giang cách…
Hát Xoan Phú Thọ là một hiện tượng của văn nghệ dân gian nói chung
và của người Việt ở đồng bằng, trung du Bắc bộ nói riêng, là sản phẩm văn hóa
đặc sắc của người nông dân vùng đất Tổ, nó ra đời và được nuôi dưỡng trong
môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội có lịch sử từ thời
đại các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, khi cộng đồng người Việt biết khẩn
hoang trồng lúa nước và định cư trên đất Tổ Phong Châu thuộc vùng trung lưu
châu thổ sông Hồng. Môi trường kinh tế sản sinh và nuôi dưỡng hát Xoan là
nghề trồng lúa nước kết hợp với khai thác lâm sản (hái củi), săn bắn, đánh bắt
cá trên hồ đầm, sông suối, khe ngòi... và canh tác trồng cây tạp giao trên đất
vườn chủ yếu là cây lương thực và cây ăn quả.
38
2.1.3 Hát Xoan phản ánh tình yêu lứa đôi
Hát Xoan Phú Thọ (hay hát Xoan Hy Cương) cũng phản ánh đời sống
tinh thần phong phú thông qua các hoạt động lễ hội dân gian với hình thức hát
đối đáp nam nữ giao duyên như Xin huê, đố chữ, hát đúm, hát bỏ bộ... Hát
Xoan còn đề cập đến mối quan hệ xã hội giữa các làng, chạ với nhau thông qua
tục lệ hát nước nghĩa giao lưu giữa các làng có Đình thờ Thành hoàng làng với
nhau trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc. Mối quan hệ rất nhân văn ấy
đã được thể hiện qua làn điệu trong Hát Xoan như: Hát đón Đào; Hát mời rượu;
Hát nước nghĩa; Hát giã bạn... được thể hiện rất rõ trong Hát Xoan Phú Thọ.
Chúng tôi xin trình bày một số nghiên cứu, nhận xét về tính nhân văn thể hiện
trong lối hát Mời rượu của Hát Xoan Phú Thọ.
Trong lời hát của làn điệu Mời rượu có 3 khổ lời ca để hát. Nhiều người
cứ nghĩ đây chỉ là lối hát mời rượu của các Đào, Kép Xoan được dùng trong
các cuộc hát nước nghĩa với các cửa Đình thuộc các làng, chạ khác. Nhưng đi
sâu tìm hiểu thì nhận định ấy có phần chưa được đầy đủ bởi mỗi khổ hát có lời
ca khác nhau, thể hiện ý nghĩa, nội dung khác nhau chứ không chỉ có mời rượu!
Điều này chỉ đúng với khổ hát đầu:
“Tay tiên nâng chén (ối, a) (ố mấy) đào, rượu đào;
(Ố mấy rằng) đổ ra (đi) đổ ra (thời, thì) tiếc, uống vào (thời, thì) uống vào
Uống vào (thời, thì) say, ố mới say, tình say”.
[Mời rượu- Tổng tập hát Xoan Phú Thọ]
Nhưng đến khổ hát thứ hai thì lời ca đã thay đổi và đương nhiên, ý nghĩa
của lời ca cũng khác với lời chào, mời rượu ban đầu khi mới gặp mặt nhau.
“Đố ai quét sạch (ối, a, ố mấy) rừng lá rừng.
Ố mấy rằng để ta (để ta) khuyên gió, (ố mấy đừng), đừng gió đừng.
Gió đừng rung cây, (ố mấy ru) tình ru”.
[Mời rượu- Tuyển tập hát Xoan Phú Thọ]
Ý nghĩa của những lời ca ấy nói lên sự cần thiết phải duy trì mối đoàn
kết cộng đồng trong làng, trong chạ. Khuyên bảo nhau đoàn kết chặt chẽ để
39
chống lại " phong ba, bão táp" với mong muốn nếu có giận dỗi nhau thì cũng
chỉ như cơn gió nhẹ thoảng qua thôi chứ đừng có làm cho rụng lá, đổ cây, tan
rừng, đánh mất đi tình đoàn kết, gắn bó keo sơn đã có được từ xưa đến nay. Cố
gắng gìn giữ đừng để nó mất đi và tan hoang như những chiếc lá trong cơn gió
bão mà rừng cây phải gánh chịu.
Ở khổ hát thứ 3 thì lời ca như một lời nhắn nhủ trước khi tạm biệt, chia
tay, phản ánh tình cảm thiết tha, gắn bó đã nảy sinh từ tục hát nước nghĩa của
các đào, kép Xoan giữa các phường của các làng chạ kết nghĩa. Cuộc chia tay
ấy rất bị rịn với bao nỗi nhớ nhung sâu sắc và nhắc nhở nhau đừng bao giờ
quên nhau mà phải luôn nhớ đến nhau như “gừng cay” như “muối mặn”: “Tay
nâng chén muối (ối a) ố mấy gừng (gừng đĩa gừng) ố mấy rằng gừng cay, gừng
cay muối mặn (ối a) ố mấy đừng (đừng xin đừng) xin đừng quên nhau (ố mấy
ru tình ru, ố mấy ta ru hời)”. Có thể ví đây chính là lời hát chia tay “Giã bạn”
của các Đào, Kép trong các phường Hát Xoan Phú Thọ mà các thế hệ nghệ
nhân Hát Xoan đã cố ý gửi lại cho thế hệ tiếp theo bảo tồn và gìn giữ những giá
trị nhân văn quý báu đó. Mặc dù trong lời hát không có ca từ nào nói đến “Giã
bạn, chia tay, tạm biệt...” nhưng ý nghĩa của “gừng cay; muối mặn” đã nói lên
lời nhắn nhủ khi chia tay tạm xa nhau hãy luôn nhớ đến nhau, gắn bó sâu nặng
nghĩa tình như “gừng cay” như “muối mặn”. Có thể sau này các lối hát dân ca
của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trong đó có hát Quan họ Bắc Ninh đã kế thừa và
phát triển thành lối hát Giã bạn. Trong hát Quan họ trước khi chia tay giữa các
liền anh, liền chị bằng những ca từ thấm đậm âm hưởng đằm thắm, trữ tình.
Như đã đề cập ở trên, một diễn hát Xoan thường có 3 chặng. Ba chặng
hát có nội dung khác nhau, nhưng gắn kết vào một vấn đề: Đấy là ước nguyện
được sinh sôi, được giàu có và con đàn cháu đống.
Chặng đầu tiên là những bài hát mang tính nghi thức, khởi đầu một đêm
hát thờ, từ tiếng trống đến việc mời thần về tại vị và cuối cùng được khẳng định
rằng làng này chính thức vào đám. Chặng 2 là những bài hát quả cách, trong đó
40
chứa đựng những lời chúc phúc, tự sự tình yêu, tứ quý bốn mùa xuân, hạ, thu,
đông, tự do hóa cuộc sống nông nhàn. Chặng 3 là những bài hát giao duyên,
với nỗi niềm khát khao hạnh phúc ví như xin huê, đố chữ, mó cá…
Có thể nói, trong 3 chặng, thì chặng hát giao duyên trong hát Xoan có
nhiều điệu hát như đón đào, bợm gái, hát đúm, mó cá, xin huê, đố huê, bỏ bộ…
Trong đó, điệu đi chơi bợm gái (đi chơi bạn gái) và điệu mó cá là những điệu
hát phồn thực nhất.
Nếu như điệu “đi chơi bợm gái” thể hiện tinh thần, sự khao khát giữa
những đôi trai gái:
“Đôi anh lại đây đôi em thết ơ thết trầu
Thưa làm sao em ngỏ túi trầu ra thết mấy hờ là đôi anh
[“Nguyễn Thị Sen- Kết bạn”]
Thì điệu mó cá thể hiện sâu sắc cho ước vọng sinh sôi, nảy nở ấy. Trong
điệu mó cá, các cô đào xoan vòng tay làm thành lưới, vây lấy các chàng trai
đứng giữa làm cá. Khi đã quay thành vòng tròn, các cô gái giả làm lưới vỗ tay
thách thức các chàng trai giả làm cá.
Các chàng trai muốn thể hiện mình là người bắt cá, chứ không phải thụ
động là con cá, vì vậy nên các anh chàng cá, thì lại biến thành các trai làng,
và
nhảy ra vồ vào các cô đào, với các điệu hát hết sức phồn thực: Các cô đào cất
tiếng hát:
“Là vông, vông tập, vông tập, tầm vông
Là vông, vông tập, vông tập, tầm vông’’,
Các chàng trai hát đáp lại:
“Đánh cá bóng giăng, đôi ta đánh cá bóng giăng
Cá thời chẳng được dung dăng bắt đào
Đôi ta mò cá đầm đăng, cá thời không được tung tăng mò đào”…
[“Nguyễn Thị Sen- Mời trầu”]
41
Hát đón đào, xin huê, hát đúm… cũng là những làn điệu hát rất thú vị
trong chặng hát giao duyên. Vào ngày lễ hội, khi các phường xoan đi hát ở làng
kết nghĩa, các trai làng hào hứng, phấn khởi ra đón đào và hát rằng:
“Còn chưa có quai,
Trống quân còn chưa có quai,
Mời đào bưng trống rồi mai đến gần’’.
[“Nguyễn Thị Sen_ Trống quân”]
Còn hát đúm, là hình thức các chàng trai, cô gái cùng tham gia lễ hội, cô
gái cầm quả đúm (là một chiếc khăn, bọc trầu cau, và có những đồng tiền) hát:
“Đúm ơi, ta dặn đúm nghe,
Tìm nơi quần trắng, áo the, đúm vào
Đúm vào, người hỏi làm sao,
Em là quả đúm, em vào kết duyên”…
Hát rồi, cô gái nhằm vào một quan viên hoặc một chàng trai ném đúm,
người nhận quả đúm hát rằng:
“Đúm này anh đã thưa rồi,
Đào mà ném đúm đứng gần lại đây.
Đúm này là quả đúm tiên,
Đào muốn lấy tiền đào dịch lại đây.
Đào dịch lại đây, đào dịch lại đây,
Anh cầm quả đúm trao tay cho đào…”.
[“Nguyễn Thị Sen- Hát Đúm trao duyên”]
Cuối câu hát, chàng trai tiến lại phía cô đào, cầm tay và trao quả đúm
cho cô đào. Cứ như thế lần lượt các cô đào tiến ra hát đối đáp với các chàng
trai
hoặc các quan viên.
Hát giao duyên là phần hát Xoan thể hiện tình cảm của con người với
con người bằng tình yêu, bằng trí tuệ đó là hát Bỏ Bộ, hát Huề, đố Huề, đố chữ,
hát Đúm và hát Bợm.
42
Hát múa Bỏ Bộ là múa hát minh họa muôn mặt của đời sống sinh hoạt
của người nông dân thể hiện những động tác, những công việc, thậm chí từng
công đoạn của công việc, nên lời hát đến đâu thì động tác múa trình diễn minh
hoạ đến đấy.
Hát Huề là hát đố chữ được hát liền mạch, liền khúc như Huê đố chữ là
những câu hát lắt léo để thử trí, thử tài, nhằm thôi thúc, khích lệ tinh thần
hiếu
học. Thí dụ trong lời ca đó có câu:
“Anh đố em biết chữ gì trên trời rơi xuống?
Anh đố em biết chữ gì làm ruộng nuôi ta?
Anh đố em biết chữ gì nên việc cửa, việc nhà?
Anh đố em biết chữ gì thấy người qua mà chẳng chào?
[“Nguyễn Thị Sen- Đố chữ”]
Hát đúm là một nhóm người tập trung làm việc với một nhóm người kia,
có thể hát về công việc họ làm và kết quả đạt được khi mưa thuận, gió hòa là
gieo trồng đúng ngày, đúng vụ nên có được những vụ mùa bội thu.
Hát Bợm là hát tỏ tình giao duyên một nhóm nam, nhóm nữ, đi lễ, đi trẩy
hội, họ gặp nhau hai bên nam nữ thay nhau lúc đầu là hát thăm dò sau là hát tỏ
tình rồi hẹn hò. Từ đây sẽ có những cuộc hẹn hò đôi lứa riêng để nên vợ, nên
chồng. Bài khái lược diễn giải trên đây để chứng minh giá trị lịch sử văn hóa
của người Việt cổ nói lên tầm quan trọng giá trị nghệ thuật phong phú, sâu sắc
của hát Xoan trong đời sống cư dân nông nghiệp vùng đất Tổ cội nguồn. Hát
Xoan xuất hiện rất sớm, như các nhà khoa học ở các nước tiên tiến trên thế giới
đến nghiên cứu nguồn gốc dân tộc Việt Nam đã xác nhận.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan khẳng định, chặng hát giao
duyên như đón đào bợm gái là chặng sôi động và rất quan trọng trong phần hội
của hát Xoan. Chặng này có vai trò hấp dẫn cộng đồng cùng hòa vào hát múa
với các đào Xoan, đồng thời, đây cũng là chặng làm cho người ta luôn nhớ tới
phường xoan, đặc biệt là các nam thanh nữ tú, bởi đây là làn điệu mang tính
phồn thực, và cũng vì “có nam, có nữ nên mới nên xuân”. Đây cũng là chặng
43
hát mà các cô đào, các chàng trai trong làng mong muốn nhất mỗi khi vào hội,
thể hiện nỗi nhớ mong của các chàng trai với các cô gái.
Cũng theo nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, chặng hát đón đào, đi chơi
bợm gái này làm không khí âm nhạc hát xoan thay đổi. Nếu trước kia các tiết
tấu, tiết điệu lối hát giống nhau đều đặn, thì đến chặng này nhịp điệu thay đổi,
rộn ràng, dồn dập hơn, làm cho không khí hát Xoan trở nên sôi động, vui vẻ vô
cùng. Đây cũng là chặng hát chứa nhiều tâm khảm, ước vọng, khát khao về tình
yêu, cuộc sống… vô cùng thú vị của các nam thanh nữ tú khi đi lễ hội. [Hát
Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của Phú Thọ - Đất Tổ Vua
Hùng, là dân ca nghi lễ, phong tục, là tiếng hát cửa đình, thể hiện lễ tục diễn
xướng, tế thần linh và đậm chất trữ tình”]
Một trong những yếu tố khiến cho hát Xoan lan tỏa mạnh mẽ là tục kết
nghĩa giữa các phường hát Xoan. Theo đó, khi các nghệ nhân đến các làng kết
nghĩa hát, sẽ dung nạp nhiều loại hình nghệ thuật của các quan viên và trai làng
sở tại vào trong nghệ thuật hát Xoan và làm cho các điệu hát Xoan ngày càng
phong phú, hấp dẫn, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đánh giá.
Còn nữa, tác giả luận văn thấy rằng ngay như trong khúc hát trao duyên
nhưng lời của khúc hát trao duyên ở xã Hy Cương có đôi điều khác biệt so với
hát Xoan chung của Phú Thọ.
Nếu như ở cuốn Tổng tập hát Xoan Phú Thọ - xuất bản năm 2016, ta bắt
gặp hình ảnh lời mời gọi làm bạn thân thương của chàng trai đối với cô gái:
Nàng bay sẽ bước
Xuống thuyền í a cùng anh
Nàng bay sẽ bước
Xuống thuyền í a cùng anh
Là hỡi í a thanh thay nhớ nguyệt í a đêm canh
Trăng tròn mà nghiêng miệng
Cái lược í a ở đầu í a tóc mai
[Trao duyên- Tổng tập hát Xoan Phú Thọ]