Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Hát xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông
6,768
769
105
24
1.3 Khái quát về hát Xoan ở xã Hy Cƣơng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Đến với Hy Cương chúng ta được đến với không gian văn hóa hát Xoan
mang dấu ấn của thời dựng nước giữ nước Văn Lang Âu Lạc. Tuy đây không
phải là làng Xoan cổ nhưng đây là nơi hiện lưu giữ những trầm tích văn hóa
của một thời dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng như hát Xoan nơi đây
có nội dung phản ánh khá nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, ngay cả những điều
giản dị đời thường nhất cũng được hát Xoan nơi đây nhắc đến.
Đây là địa phương hiện có số lượng nghệ nhân nhiều nhất trong huyện
Lâm Thao, Phú Thọ với 4 nghệ nhân gồm:
Stt
Họ và tên
Năm
sinh
Giới
tính
Địa chỉ
1
Nguyễn Thị Sen
1957
Nữ
Làng Cổ Tích, xã Hy Cương,
huyện Lâm thao, Phú Thọ
2
Nguyễn Thị Thu Hằng
1972
Nữ
Làng Cổ Tích, xã HY
Cương, huyện Lâm Thao,
Phú Thọ
3
Nguyễn Văn Quyết
1964
Nam
Làng Máy, xã Hy Cương,
Lâm Thao, Phú thọ
4
Hoàng Thị Thu Uyên
1960
Nữ
Làng Cổ Tích, Hy Cương,
Lâm Thao, Phú Thọ
Như vậy, các nghệ nhân hát Xoan ở xã Hy Cương đa số là nữ ở độ tuổi
trung niên, chưa quá già nhưng cũng không còn trẻ. Ở độ tuổi này, có lẽ niềm
say mê hát Xoan đã trở nên sâu sắc, thời gian thực hành hát Xoan cũng đủ dài,
dày để tiếp tục truyền dạy cho các thế hệ sau. Khi được tác giả phỏng vấn, bà
Sen chia sẻ: “Bà và các nghệ nhân ở đây bắt đầu hát Xoan từ khi lên 10 tuổi
đến nay bà đã có trên 50 năm hát Xoan, bà được truyền dạy hát Xoan từ thế hệ
trước và đến bà hiện tại là đời thứ năm được kế thừa hát Xoan mà cha công để
lại. Các nghệ nhân ở đây sẽ hát Xoan vào dịp lễ hội và lễ hội ở đây từ tháng
25
Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch (mùa xuân) và ngày rằm, mùng một âm lịch
hàng tháng, trong các dịp trọng đại như cưới hỏi. Hát Xoan được các nghệ nhân
thực hiện là để gìn giữ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, mong một cuộc sống
yên bình ấm no, xua tan đi mệt nhọc của lao động thường ngày, hạnh phúc lứa
đôi được trọn vẹn” (Phỏng vấn ngày 18-9-2020).
Xã Hy Cương cũng là một trong những xã điển hình của trong huyện
Lâm Thao là nơi tập trung đào tạo, bồi dưỡng các lớp nghệ nhân kế cận, mở
các lớp Xoan trong cộng đồng, thành lập các câu lạc bộ Hát Xoan và đưa Xoan
vào trường học… Đến nay, xã có 7 câu lạc bộ với trên 100 thành viên yêu thích
và trình diễn Hát Xoan, các trường Tiểu học và THCS của xã đã thực hiện đưa
Hát Xoan vào giảng dạy thông qua bộ môn Âm nhạc ở cấp tiểu học và Trung
học cơ sở, môn Ngữ Văn ở cấp THPT. Chủ trương này đã góp phần nâng cao
nhận thức, lòng tự hào, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ trong
việc
bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hát Xoan; đưa số lượng người thực hành Xoan,
hiểu biết về Hát Xoan tăng lên một cách đáng kể.
Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã điền dã, thu thập được từ chủ
yếu từ nghệ nhân Nguyễn Thị Sen 23 bài Xoan hiện được các nghệ nhân ghi
chép bằng sổ tay và thực hành hát trong các dịp lễ hội, ngày rằm, mùng một âm
lịch hàng tháng, trong các dịp trọng đại như cưới hỏi trên địa bàn xã Hy Cương.
Tư liệu này có thể được phân thành 3 nhóm theo nội dung phản ánh với tỉ lệ
như sau:
Thứ nhất là nhóm bài hát Xoan phản ánh phong tục tín ngưỡng của người
dân nơi đây gồm 17 bài chiếm 74% số lượng bài hát Xoan ở xã Hy Cương.
Thứ hai là nhóm bài hát Xoan phản ánh ước mơ, niềm lạc quan của nhân
dân lao động gồm 2 bài chiếm 8,6% số lượng bài hát Xoan ở xã Hy Cương.
Thứ ba là nhóm bài hát Xoan phản ánh tính yêu lứa đôi gồm 4 bài chiếm
17,4% số lượng bài hát Xoan ở xã Hy Cương.
Hát Xoan ở xã Hy Cương nói riêng và hát Xoan Phú Thọ nói chung cũng
như các hình thức dân ca khác là một hiện tượng của văn hoá dân gian nói
26
chung và âm nhạc dân gian nói riêng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nó
đã ra đời và được nuôi dưỡng trong môi trường sinh thái tự nhiên và môi
trường lịch sử- kinh tế xã hội nhiều nghìn năm, ít nhất là khi cộng đồng người
Việt đặt chân cư trú ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trải qua thời đại các vua
Hùng với nhà nước Văn Lang Âu Lạc, thời đại độc lập tự chủ của nhà nước
Đại Việt và thời đại nhà nước phong kiến toàn thịnh dưới triều Hậu Lê cho
đến khi chế độ phong kiến suy tàn ở Việt Nam, vào cuối thế kỷ XIX, Hát
Xoan vẫn hiện diện qua những biến thiên của lịch sử, vẫn tồn tại trong đời
sống tinh thần của dân tộc. Điều đó chứng tỏ sức sống bên trong, sự biến đổi
theo hướng thích nghi để tồn tại của văn hoá dân gian Việt Nam nói chung và
thể loại Hát Xoan nói riêng.
Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan là
chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội
trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và
thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt
động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán…
của cha ông được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục
giúp cho học sinh hiểu biết về giá trị di sản văn hóa , tôn trọng, giữ gìn và
phát
huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc.
Giáo dục văn hóa di sản trong trường phổ thông nhằm mục đích cung
cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn văn hoá
truyền thống của thế hệ cha ông trên quê hương mình. Hình thành và phát triển
ở học sinh các kỹ năng tiếp cận, khai thác tri thức và vốn văn hoá truyền thống
của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng trong hoạt động hiện tại cũng
như sau này. Giáo dục truyền thống văn hoá, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng
cao thái độ trân trọng di sản văn hoá dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát
triển của cộng đồng và quê hương, hình thành ở học sinh tình cảm trong sáng,
cao đẹp, yêu thương, gắn bó với cộng đồng. Làm phong phú nội dung giáo dục
và giáo dục văn hóa thông qua văn học, góp phần giáo dục cho học sinh nhân
27
cách con người mới có tri thức và văn hoá, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội trong thời đại mới.
Tiểu kết
Có thể thấy, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ là một vùng đất
giàu bản sắc văn hóa. Trong đó, hát Xoan chính là một nét đẹp văn hóa tiêu
biểu cùng tồn tại trong đời sống xã hội của người dân nơi đây. Hát Xoan ở xã
Hy Cương mang một màu sắc khá đa dạng trong đời sống, mang những phong
tục tín ngưỡng riêng biệt của người dân nơi đây. Đặc điểm tự nhiên, đời sống
văn hóa - xã hội ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao chính là cái nôi nuôi dưỡng
các làn điệu hát Xoan ngọt ngào, sâu lắng mang nét đặc trưng tiêu biểu cho dân
ca đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam của tỉnh Phú Thọ nói chung. Trong đời sống
của con người xã Hy Cương nói riêng, Phú Thọ nói chung, hát Xoan cũng là
một yếu tố không thể thiếu.
Những nét khái lược về lịch sử, điều kiện tự nhiên, xã hội, đời sống văn
hóa, văn học dân gian trong đó có hát Xoan ở xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú
Thọ chính là những yếu tố cơ sở có vai trò quan trọng để chúng tôi tìm hiểu giá
trị nội dung và nghệ thuật của hát Xoan nơi đây từ góc độ văn bản nghệ thuật
ngôn từ gắn với môi trường sinh hoạt dân gian ở chương tiếp theo.
28
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA HÁT XOAN Ở XÃ HY CƢƠNG,
HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Nội dung của hát Xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Hát Xoan phản ánh đời sống tín ngưỡng, phong tục của người lao động
Hát Xoan ra đời từ tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ lúa, thờ Thành
hoàng, thờ Vua, thờ Tổ tiên…) của người Việt cổ vùng Kinh đô Văn Lang.
Những nội dung tín ngưỡng này được phản ánh sâu đậm trong nội dung và hình
thức Hát Xoan, trở thành nội dung quan trọng nhất của loại hình dân ca này. Có
thể nói, yếu tố tín ngưỡng như một sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ quá trình diễn
xướng Xoan, không chỉ ở phần hát thờ, các quả cách mà cả ở trong các tiết mục
giao duyên nam nữ. Với tính chất tín ngưỡng, Hát Xoan trở thành một loại dân
ca nghi lễ phong tục không thể thiếu trong lễ hội vùng Xoan. Hội làng mở ra,
sau nghi thức cáo tế là phường Xoan hát trong lòng đình, ngay trước bàn thờ
thánh để mời Vua, Thành hoàng, tổ tiên các họ Xoan về dự hội, xem hát và phù
hộ cho làng năm đó được mùa, dân khang vật thịnh. Như vậy, đối với dân làng,
nghi lễ Hát Xoan là nghi lễ bắt buộc có tính bài bản, trước tiên là để khẩn cầu
Thành hoàng phù hộ. Nghi lễ đó càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với một
xã hội nông nghiệp “dĩ nông vi bản”. Người ta coi Hát Xoan và phường Xoan
như một cây cầu nối giữa dân làng với thần linh, khiến cho thần Thành hoàng
hiểu được ước nguyện của họ mà ban cho họ những điều tốt đẹp như lời cầu
khấn, tránh được mọi tai ương bệnh tật. Thực tế, người nông dân có một lòng
tin tưởng vững chắc vào các lễ nghi tế lễ, những lời chúc nguyện của Hát Xoan
sẽ đem lại hiệu quả thực tế trong cuộc sống hiện tại.
Theo Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Hát Xoan là một
nghệ thuật được sinh ra từ tín ngưỡng nông nghiệp trồng lúa nước nó được ra
đời trên miền đất cội nguồn của dân tộc nơi có nhiều lễ hội dân gian được tổ
chức hàng năm vào dịp mùa xuân, do đó nó mang đầy đủ tính chất của nền văn
29
hoá cội nguồn và cổ xưa nhất. Mặt khác, Hát Xoan mang đậm yếu tố tín
ngưỡng, tâm linh được hát tại đình làng là nơi thờ Thành Hoàng để thể hiện
ước nguyện cầu đảo linh thiêng. Chính vì vậy, Hát Xoan mang đậm tính chất
phồn thực thể hiện qua hình thức trình diễn, lời ca và điệu múa thể hiện như
trong thể hát Cài Huê và Mó Cá là diễn xướng thiêng liêng được hát để kết thúc
một cuộc trình diễn hát Xoan. Họ quan niệm hát Cài Huê, Mó Cá có ảnh hưởng
sâu sắc đến mùa màng, đến sự sinh sôi phát triển giống nòi. Do vậy, không bao
giờ họ bỏ qua hai lối hát đó, vì họ sợ rằng nếu bỏ qua hai lối hát đó thì dân
làng
sẽ chịu cảnh mất mùa, đói kém và gặp thiên tai hạn hán hoặc lũ lụt.v...v. Vì
trong cả hai lối hát này đều có các Đào Xoan và các trai làng cùng trình diễn để
các trai làng bắt lấy đào hoặc các đào bắt lấy trai làng để tượng trưng cho âm-
dương; Nam- Nữ giao phối để sinh sôi nảy nở, vì vậy các cụ gọi đây là “Âm
dương hợp đức” để sinh thành. Trong lối hát Xoan cổ, Cài Huê, Mó Cá được
trình diễn vào thời điểm linh thiêng nhất. Đó là vào lúc trời gần sáng. Khi mà
khí âm còn nặng nề, khí dương mới bắt đầu xuất hiện. Trời đất bảng lảng giao
hòa thì các Đào cùng các Kép bắt đầu trình diễn Mó cá và vào lúc các Kép bắt
các Đào Xoan thì các loại đèn nến trong đình đều phải tắt hết, chỉ có hương
thắp trên Thượng cung.
Chính vì vậy, hát Xoan trở thành một dạng nghi thức không thể thiếu
được trong ngày mở tiệc làng đầu năm. Nó trở thành một tập quán sâu sắc, lâu
đời của người dân các xã vùng Xoan ở Phú Thọ. Chúng ta đều biết hát Xoan
Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại là đặc
trưng của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Ta có thể thấy trong bài Xoan sau:
“Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản, sông Đà, non nước vẫn quy về đất Tổ Văn
minh đương buổi mới, con Hồng, cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”.
[Hạ thời- Tổng tập hát Xoan Phú Thọ]
30
Hay trong bài Xoan mời Vua:
Mười hai phu kiện bước ơ bước vào
Tay lót lấy khăn đào ơ rước lấy cơ hồ mà vừa lên
Vua lên thánh đức mà trị ơ trị vì
Vua về mà nghe hát ơ mừng ơ làng mừng làng là sống lâu
Chân con đạp đất, đầu con đội trời, cất tiếng con mời ơ
Con rước cờ hồ mà vừa lên
[“Nguyễn Thị Sen- Trong bài Nhập tịch mời vua”]
Ta thấy rằng: Hát Xoan và phường Xoan như một cây cầu nối giữa dân
làng với thần linh, khiến cho thần Thành Hoàng(Vua) hiểu được ước nguyện
của họ mà ban cho họ những điều tốt đẹp như lời cầu khấn, tránh được mọi tai
ương bệnh tật. Thực tế, người nông dân có một lòng tin tưởng vững chắc vào
các lễ nghi tế lễ, những lời chúc nguyện của hát Xoan sẽ đem lại hiệu quả thực
tế trong cuộc sống hiện tại.
Nội dung của hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ vua Hùng, tổ tiên của
người Việt, một hình thức tín ngưỡng rất đặc biệt ở Việt Nam. Theo kết quả
điều tra năm 2010 cho thấy, hát Xoan gắn với 30 cửa đình, đền thuộc vùng
trung tâm bộ Văn Lang, nay là Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó đa số là các di
tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương. Nội dung của hát
Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ vua Hùng và thờ lúa nước của cư dân Văn Lang.
Nghi lễ hát thờ, hát quả cách trước bàn thờ thành hoàng nhằm mời vua về dự
hội và phù hộ cho dân làng được phong đăng hòa cốc, mùa màng bội thu, dân
chúng khang ninh thịnh vượng. Nội dung ngôn ngữ của hát Xoan vừa mang
tính dân dã, vừa mang tính bác học của các nhà Nho với các bài thơ phản ánh
thiên nhiên, phản ánh cuộc sống lao động và đặc biệt là sự thể hiện lòng thành
kính với các vua Hùng và thần linh có công bảo trợ cho cuộc sống của dân làng.
Như vậy hát Xoan là dân ca bản địa, hình thành từ cuộc sống sản xuất của cư
dân trồng lúa nước thời đại Văn Lang, phản ánh tín ngưỡng và ước vọng của
31
người Việt cổ. Trải qua chặng đường dài của lịch sử, khi Nho giáo du nhập
cùng tín ngưỡng thờ thành hoàng xuất hiện, hát Xoan mang thêm nội dung Nho
giáo, vua Hùng được tôn làm thành hoàng, vừa là Thánh vương, Thánh tổ bảo
trợ cuộc sống nhân dân. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý, phong tục của
cư dân bản địa. Như vậy tín ngưỡng thờ vua Hùng được khẳng định và nâng
cao trong hát Xoan, ngày càng phát triển, trường tồn trong lòng xã hội nông
nghiệp Việt Nam.
Yếu tố tín ngưỡng trong diễn hát Xoan được thể hiện rõ nhất là trong
chặng hát nghi lễ. Đây là phần lễ hát múa phục vụ các nghi lễ. Những người hát
nghi lễ phải được tuyển chọn kỹ càng thể hiện nghiêm túc từ trang phục, giọng
hát, điệu múa. Khởi đầu hát nghi lễ là phải có mâm lễ dâng lên. Sau đó hát chào
Vua và mời đức Vua về đình làng dự lễ hội. Khi các thủ tục dâng lễ đã hoàn tất.
Đoàn kiệu bát cống do 8 trai làng trẻ trung khôi ngô tuấn tú chưa vợ, nhà không
có tang chế, với đầy đủ trướng, phướn, tiếng chiêng vang lên khởi kiệu rước
Vua từ điện về đình. Khi rước có 4 đào Xoan trẻ tuổi chưa chồng, đi dưới gầm
kiệu hát điệu phụ giá:
“Tám người trai kiệu bước vào
Tay lót khăn đào rước lấy vua lên
Vui lên thánh đức trị vì
Vua về nghe hát mừng làng sống lâu”
[Nguyễn Thị Sen- Nhập tịch mời Vua]
Sau nghi lễ khởi đầu rước kiệu Vua vào nội điện là đến giáo trống và giáo
pháo thể hiện hai làn điệu múa và hát trình diễn thành liên khúc. Trong giáo
trống được thể hiện hai âm, âm trầm và âm cao (âm trầm lá tầm); (âm cao gọi là
vông) muốn thể hiện âm tầm và vông của trống phải có mâm cơm bưng lên mặt
trống. Gọi là trống cơm do phường Xoan vỗ vang lên trong tiệc đình làng, cầu
mong cho trăm họ no đủ, an hòa phúc lộc được thể hiện bằng lời ca như:
32
“Trống này bé bé mà vẽ rồng vàng
Đôi tay tôi nâng cả đám làng
Trống tôi vỗ bến “tầm” thờ Vua, thờ chúa
Trống tôi vỗ nên “Vông”
Thờ Đức Đại vương”
[Đóng đám- Tổng Tập hát Xoan Phú Thọ]
Sau giáo trống, giáo pháo là điệu thơ nhang. Thơ nhang là làn điệu hát
dâng hương lên bàn thờ Đại Vương, cầu xin vua giáng phúc cho dân làng. Khi
múa hát các đoàn, Xoan tây cầm nhang vừa múa vừa hát có câu:
“Cầu Vua lên ngự ngai vàng
Vua về nghe hát mừng làng sống lâu”.
[Nguyễn Thị Sen- Mời vua”]
Trong bài Xoan nhập tịch có câu:
Vua vâng làng này đi đánh cá sông
Đánh hòa cho được cá kình cá thú
Vua vâng làng này đi trồng bầu trồng đỗ
Quả bầu bằng cả nồi hổ
Quả đỗ dài bằng thước năm…
[Nhập tịch- Tổng tập hát Xoan Phú Thọ]
Rõ ràng nội dung mà hát Xoan phản ánh ở đây là khấn nguyện các thần
linh cũng như vua (thành hoàng làng) cả về vâng làng vâng chạ. Tín ngưỡng
thành hoàng làng là một tín ngưỡng truyền thống của người Việt. Đó là sự thờ
tế một vị thần của một cộng đồng người định cư trên một địa vực nhất định.
Với các cộng đồng du canh du cư hẳn chưa thể có tín ngưỡng thành hoàng làng,
tín ngưỡng có thể ra đời cùng nền kinh tế nông nghiệp lúa nước.
Ngoài ra đến với hát Xoan ở xã Hy Cương chúng ta sẽ được thưởng thức
những bài Xoan mang dấu ấn của một tập tục văn hóa riêng biệt. Chẳng hạn
như phong tục mời rượu trong đám cưới nơi đây được thể hiện qua hát Xoan
mà nghệ nhân ghi chép lại được rất độc đáo:
33
Ngày vui mời chén rượu này
Nâng ly ta cạn không say không về.
Chúc nhau sức khỏe tràn trề
Giàu sang phú quý đi về có nhau.
….………..
[Mời rượu đám cưới- Nghệ nhân Nguyễn Thị Sen]
Đây là nội dung chủ yếu, là đặc trưng của hát Xoan nơi đây phản ánh
những phong tục, tín ngưỡng bình dị hiện diện trong giao tiếp cũng như cách
mà người dân tưởng nhớ vua Hùng vào mỗi dịp lễ hội, hay trong những phong
tục hết sức đời thường như mời trầu, mời nước chè, hay phong tục cưới hỏi.
2.1.2. Hát Xoan phản ánh ước mơ, niềm lạc quan của người lao động
Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, người dân quê hát Xoan lại nô nức đón chờ
làng vào hội với tiếng hát Xoan bay bổng ngọt ngào. Sau một năm lao động nhọc
nhằn vất vả, người ta được đến với hội Xoan, được xem và nghe hát Xoan để
quên đi mọi nỗi lo toan đời thường. Mỗi làn điệu Xoan thấm sâu vào tâm hồn,
đưa người ta đến với những ước mơ bay bổng, ước mơ về một cuộc sống đủ đầy
hạnh phúc. Cùng với những mơ ước lạc quan của các tầng lớp trong xã hội, hát
Xoan còn đem lại một đời sống tình cảm phong phú, chân thực cho người lao
động. Một bộ phận lớn của Xoan là những câu hát giao duyên nam nữ. Tình yêu
trai gái của người lao động hết sức mộc mạc nhưng không kém phần tha thiết và
chứa đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với các tiết mục chứa đầy mơ ước lạc quan
và nội dung trữ tình giao duyên với niềm vui trong sáng, tính chất lãng mạn, hát
Xoan thực sự đem lại cho người xem một cuộc sống tinh thần phong phú, lạc
quan yêu đời. Đó cũng chính là một trong những điểm khiến Xoan đi vào lòng
người và sống mãi trong cộng đồng dân tộc.
Hát Xoan là tài sản tinh thần của quần chúng nhân dân lao động, nó được
bắt nguồn từ cuộc sống lao động của người nông dân và gắn liền với phong tục,
tập quán của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Hát Xoan thể hiện ước