Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
5,692
759
86
14
Trải qua ba lần sửa đổi (năm 2004, năm 2010 và năm 2016), tương tự ấn bản
PICC 2010, ấn bản PICC 2016 bao gồm 211 điều,
18
được bố cục thành 11 chương,
đề cập đến hầu hết các vấn đề pháp lý trong quá trình giao kết và thực hiện hợp
đồng
thương mại quốc tế: giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, giải thích hợp
đồng,
nội dung của hợp đồng, thực hiện hợp đồng, các biện pháp áp dụng khi không thực
hiện hợp đồng, quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, hủy hợp đồng, bồi thường thiệt
hại... cũng như các vấn đề liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng như
thẩm quyền đại diện, quyền của người thứ ba, chuyển giao quyền, chuyển giao
nghĩa
vụ, chuyển giao hợp đồng. So với ấn bản PICC 2010, ấn bản PICC 2016 chỉ có 06
điều khoản bị sửa đổi.
19
Cùng với Công ước CISG, PICC là tài liệu tham khảo được nhắc đến nhiều
nhất trong luật thương mại quốc tế ở châu Âu. Bộ nguyên tắc này đã được dịch và
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển.
Trước đó, Hardship lần đầu được đề cập trong ấn bản PICC 1994. Ấn bản PICC
1994 đã dành hẳn một mục để phân tích về Hardship.
20
Điều này cho thấy tầm quan
trọng của điều khoản này trong cách đánh giá của các nhà soạn thảo luật. Các ấn
bản
PICC sau này cũng đều dành hẳn một mục trong chương để quy định về điều khoản
Hardship. Điểm khác biệt giữa các ấn bản chủ yếu là phần diễn giải để phù hợp
với
tiến trình phát triển của luật và thực tiễn đời sống phát triển của hợp đồng.
Tuy nhiên,
trong khuôn khổ của Luận văn Thạc sỹ này, người viết sẽ chỉ phân tích chủ yếu
dựa
trên ấn bản PICC 2016 - ấn bản đang hiện hành.
Trên tinh thần về hiệu lực bắt buộc của hợp đồng, các điều khoản của hợp đồng
vẫn phải được tôn trọng.
“Điều 6.2.1. Tuân thủ hợp đồng
18
Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế năm 1994 gồm 120 điều; năm
2004 gồm 185
điều; năm 2010 gồm 211 điều.
19
06 điều khoản bị sửa đổi là: Lời nói đầu, Điều 1.11, Điều 2.1.14, Điều 5.1.7,
Điều 5.1.8 và Điều 7.3.7.
20
Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC), Mục 2, Chương 6
(bao gồm Điều
6.2.1, Điều 6.2.2 và Điều 6.2.3).
15
Các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình, ngay cả khi chi phí thực
hiện nghĩa vụ đó tăng lên, với điều kiện tuân thủ các quy định dưới đây về
hardship.”
Tuy nhiên, nguyên tắc hiệu lực bắt buộc của hợp đồng không phải là một nguyên
tắc tuyệt đối; khi xảy ra những hoàn cảnh làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa
các
nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ làm phát sinh trường hợp ngoại lệ (sau đây sẽ gọi là
“Hardship”). Thuật ngữ “hardship” được sử dụng trong bản tiếng Pháp vì đã được
chấp nhận rộng rãi trong thực tiễn thương mại quốc tế và đã được thừa nhận trong
phần mở đầu của nhiều Hợp đồng quốc tế dưới tên gọi “Điều khoản Hardship”.
21
1.1.3. Sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG
Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết
tắt theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the International Sale
of
Goods), (sau đây gọi là Công ước CISG), được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp
Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc
thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
22
CISG có
hiệu lực từ ngày 01/01/1988.
23
Công ước Viên 1980 đã thống nhất hóa và khắc phục
được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, đóng
vai
trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại
quốc tế
và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
24
Tại Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta diễn ra khá nhộn nhịp,
trong đó, các hợp đồng về mua bán hàng hóa quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
số hợp đồng nói chung.
25
Tính đến hết năm 2015, các thị trường xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam hầu hết đều là thành viên của Công ước CISG.
26
Bên cạnh đó, lợi ích
điển hình đối với doanh nghiệp Việt Nam là sẽ tiết kiệm được các chi phí trong
đàm
21
Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế, (2014), tlđd., tr. 262.
22
TS. Nguyễn Minh Hằng; TS. Đinh Thị Mỹ Loan, (2013), Đề xuất Việt Nam gia nhập
Công ước Viên về Hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế,
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/912-de-xuat-viet-nam-gia-nhap-cong-
uoc-vien-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te, (truy cập ngày 09/10/2019).
23
khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Công ước CISG, Điều 99.
24
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/1214-thuan-loi-hon-trong-mua-ban-quoc-te-viet-nam-huong-den-
gia-nhap-cisg, (truy cập ngày 09/10/2019).
25
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/9291-viet-nam-ap-dung-cong-uoc-vien-ve-hop-dong-mua-ban-
hang-hoa-quoc-te-tu-nam-2017, (truy cập ngày 09/10/2019).
26
Như trên.
16
phán hợp đồng (trước đó, quá trình đàm phán để lựa chọn luật áp dụng cho hợp
đồng
đã mất khoảng 2 tiếng, chi tiết về thực hiện hợp đồng cũng như từng điều khoản
trong
hợp đồng cũng khiến Doanh nghiệp mất nhiều thời gian do chưa có điều khoản thống
nhất để tham khảo,…).
27
Khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước CISG
thì Công ước này sẽ được áp dụng tự động trong trường hợp hai bên doanh nghiệp
đối tác đến từ các nước thành viên của Công ước CISG.
28
Do vậy, việc Công ước
CISG có hiệu lực được đánh giá là đem đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp
Việt
Nam, giúp các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc kinh doanh với bạn hàng
quốc tế.
29
Việt Nam đã gia nhập CISG vào cuối tháng 12/2015 và Công ước CISG chính
thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017. Việc gia nhập Công ước CISG đã
đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương
về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam, đồng thời, cũng góp phần
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và tạo cho
các
doanh nghiệp việt nam một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
30
Có rất nhiều học giả cho rằng Công ước Quốc tế CISG có đề cập tới Hoàn cảnh
thay đổi cơ bản, cụ thể tại Điều 79 của Công ước Quốc tế CISG;
31
một số khác lại
27
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/9291-viet-nam-ap-dung-cong-uoc-vien-ve-hop-dong-mua-ban-
hang-hoa-quoc-te-tu-nam-2017, (truy cập ngày 09/10/2019).
28
Như trên.
29
Như trên.
30
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/8401-viet-nam-chinh-thuc-tro-thanh-thanh-vien-thu-84-cua-cisg,
(truy cập ngày 09/10/2019).
31
Rolf Kofod, (2011), “Hardship in International Sales CISG and the UNIDROIT
Principles 3.1.2.”, NXB.
Đại học Copenhagen, Copenhagen,
https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/kofod.html, (truy cập ngày
08/09/2019), “Bằng cách tránh tham chiếu đến điều khoản Hoàn cảnh thay đổi
(Hardship), hay bất kỳ khái
niệm tương tự nào khác như Bất khả kháng, không thể thực hiện được, hay wegfall
der Geschäftsgrundlage,
thuật ngữ “trở ngại” (impediment) được sử dụng để tóm gọn những nguyên tắc trên
đây vào một điều khoản
bằng một từ ngữ khá linh hoạt.
17
phủ nhận điều này.
32
Sở dĩ có những ý kiến trái chiều như vậy là bởi Điều 79 được
xem rất “mơ hồ”, “thiếu chính xác” và “chứa đựng những từ ngữ lỏng lẻo”.
33
Không tập trung đưa ra kết luận rằng liệu Điều 79 Công ước CISG có “bao hàm”
(covers) điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không, trong Luận văn này,
người
viết muốn tiếp cận điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được diễn giải và áp
dụng
thế nào theo Điều 79. Giả thuyết rằng, Điều 79 Công ước CISG có bao hàm cả điều
khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Khoản 1, Điều 79 của Công ước CISG có quy định
như sau:
“1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa
vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở
ngại (an impediment) nằm ngoài sự kiểm soát của bên đó và người ta không thể chờ
đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng
hoặc
là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”
34
1.2. Khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG, PICC và Bộ luật
Dân sự Việt Nam 2015
1.2.1. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG
Thuật ngữ “trở ngại” trong Điều 79 được nhiều học giả đánh giá rằng mơ hồ và
thiếu chính xác,
35
số khác lại chỉ ra một số "mâu thuẫn và mơ hồ" trong việc sử dụng
32
Markus Petsche, (2005), “Hardship under the UN Convention on the International
Sale of Goods (CISG)”,
Vindobona Law Journal, Số 19, tr. 147, 148;
John Honnold (1989), Documentary History of the Uniform Law for International
Sales, NXB. Kluwer Law
and Taxation Publishers, Deventer, tr. 252, “Theo một số nhà bình luận pháp lý,
việc loại trừ (rectius: loại bỏ)
Hoàn cảnh thay đổi (Hardship) trong phạm vi Điều 79 đã xuất hiện từ lịch sử soạn
thảo điều khoản này.”
Lovro Klepac, (2017), Luận văn thạc sỹ, “The availability of a Hardship Defense
under the UN Convention
on Contracts for the International Sale of Goods (CISG)”, Trường Đại học
Centeral European University, tr.
19., “Một lý do nữa để kết luận rằng điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
(Hardship) bị loại trừ khỏi Công
ước CISG, đó là ngay trong từ ngữ của Điều 79 Công ước CISG quy định rằng, "bên
bị bất lợi không mong
đợi một cách hợp lý để tránh hoặc khắc phục hậu quả của sự kiện đó". Điều này là
phù hợp với những tình
huống Hoàn cảnh thay đổi cơ bản”;
33
Albert H. Kritzer (1994), “International Contract Manual - Guide to Practical
Applications of the United
Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods”, Detailed
Analysis 623, tr. 642.
34
Bản dịch của VIAC,
http://www.trungtamwto.vn/upload/files/chu_de_khac/303-cong-uoc-vien/307-van-
kien/Cong%20uoc%20vien%201980%20-%20TV.pdf, (truy cập ngày 09/08/2019).
35
B. Nicholas (1984), “Impracticability and Impossibility in the U.N. Convention
on Contracts for the
International Sale of Goods”, International Sales: The United Nations Convention
on Contracts for the
International Sale of Goods, Số 5(02), tr. 5-4 (Có thể tìm đọc tại Nina M.
Galston & Hans Smit, (ed), NXB.
18
thuật ngữ này.
36
Bởi vậy các học giả trên thế giới rất cố gắng để định nghĩa thuật ngữ
này và những định nghĩa này cũng rất đa dạng.
Vậy điều gì cấu thành nên “trở ngại”? Bất kì việc gì khiến việc thực hiện nghĩa
vụ không thể thực hiện một cách khách quan sẽ được coi là “trở ngại”.
37
“Trở ngại”
theo Điều 79 có thể được hiểu là trở ngại vật lý, chẳng hạn như sự kiện chiến
tranh,
nội chiến, các hành động khủng bố, hoặc cấm vận thương mại, kinh tế, hay các
thảm
hoạ tự nhiên, khó khăn gây ra bởi sự gia tăng chi phí để thực hiện hợp đồng.
38
Rất
khó để có thể đưa ra một danh sách đầy đủ các sự kiện được coi là “trở ngại”,
39
do
đó, việc đánh giá này phải được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, tình
trạng chiến tranh không thể được coi là “trở ngại” nếu các bên đều thoả thuận
rằng
việc thực hiện nghĩa vụ ngay cả trong chiến tranh là hoàn toàn có thể.
Từ những phân tích ở trên về định nghĩa thuật ngữ “trở ngại”, có thể coi định
nghĩa Hoàn cảnh thay đổi cơ bản tương tự như “trở ngại” trong Công ước CISG.
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản có những đặc điểm như: là trở ngại không thể thấy
trước
được cũng như nằm ngoài tầm kiểm soát của bên vi phạm, xảy ra sau khi ký kết hợp
đồng và hậu quả rất nặng nề.
40
1.2.2. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo PICC
Theo PICC, “hardship” được xác lập khi có “Các sự kiện khách quan xảy ra làm
thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc chi phí thực hiện
nghĩa
vụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống…” và thỏa mãn các
điều
kiện như (1) Các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi
giao
kết hợp đồng; (2) Bên bị bất lợi đã không tính đến một cách hợp lý các sự kiện
đó khi
Parker School of Foreign and Comparative Law, Đại học Columbia, Columbia,
http://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/nicholas1.html, (truy cập ngày
07/08/2019)
36
D. Tallon (1987), “Commentary to Article 79”, Commentary on the International
Sales Law. The 1980
Vienna Sales Convention,
http://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/tallon-bb79.html.
37
Gomard & Rechnagel (1990), International Kjabelov, tr. 222.
38
Jenni Miettinen (2015), Luận văn Thạc sỹ, “Interpreting CISG Article 79 (1):
Economic impediment and the
reasonability requirement” - Đại học University of Lapland, tr. 2.
39
Niklas Lindström (2006), “Changed Circumstances and Hardship in the
International Sale of Goods”, Nordic
Journal of Commercial Law, Số 2006(1),
https://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/lindstrom.html (truy cập
ngày 08/09/2019).
40
Lukas Rusch (2019), “Force Majure and Hardship under the CISG”, Hội thảo 13
th
Annual Generations in
Arbitration Conference, ngày 31 Tháng Ba năm 2019, Hồng Kông, tr. 14
19
giao kết hợp đồng; (3) Các sự kiện đó nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi;
và
(4) Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu”.
41
Việc xác định chính xác "thay đổi cơ bản sự cân bằng các nghĩa vụ hợp đồng"
(được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm hoặc thuật ngữ số khác) dường như là một
công
việc hết sức khó khăn trong các văn bản pháp lý.
42
. Từ “thay đổi cơ bản” sẽ được xem
xét tùy trường hợp cụ thể.
43
Trong vụ tranh chấp Spanish advertising agency,
44
giữa công ty quảng cáo của
Tây Ban Nha (Nguyên đơn) với Công ty vận tải thành phố Valencia (Bị đơn): Nguyên
đơn và Bị đơn ký kết một hợp đồng thỏa thuận về việc khai thác quảng cáo trên xe
bus (xe bus thuộc sở hữu của Bị đơn), tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế dẫn đến
nguồn đầu tư cho lĩnh vực marketing trên các phương tiện vận tải sụt giảm,
Nguyên
đơn đã yêu cầu Bị đơn giảm 70% giá thuê hàng tháng do sự giảm sút không lường
trước được trong đầu tư tiếp thị trong lĩnh vực vận tải. Tòa án cấp sơ thẩm đã
điều
chỉnh tiền thuê ở mức 80% doanh thu thuần hàng tháng của Nguyên đơn. Các bên
kháng cáo.
Tòa án cấp phúc thẩm tiếp nhận vụ việc, tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng kinh
tế xảy ra ở Tây Ban Nha năm 2008, bao gồm cả ngành quảng cáo, có thể dẫn đến một
sự thay đổi đáng kể về hoàn cảnh clusula rebus sic stantibus.
Có thể thấy trong vụ việc trên, Tòa án phúc thẩm cũng không đưa ra tiêu chí để
xem xét Hoàn cảnh thay đổi cơ bản dựa trên mức giảm 70% giá thuê hàng tháng. Ấn
bản của PICC năm 1994 có đưa ra diễn giải “sự thay đổi đến 50% hoặc hơn về giá
hay giá trị của nghĩa vụ thì sẽ được coi là một sự thay đổi cơ bản”.
45
Tuy nhiên đến
ấn bản năm 2004 và 2010, phần diễn giải đã không giữ lại con số “50%”. BLDS một
số quốc gia như Pháp, Đức, Italia,.. cũng chỉ đưa ra quy định về thiệt hại một
cách
41
PICC, (2016), tlđd., Điều 6.2.2.
42
Daniel Girsberger & Paulius Zapolskis, (2012), “Fundamental Alteration of the
Contractual Equilibrium
under Hardship Exemption”, Jurisprudence, Số 19(1), 121–141, tr. 125.
43
PICC, (2016), tlđd., Comment, tr. 213.
44
Vụ Spanish advertising agency, [2014], The Tribunal Supremo,
http://www.unilex.info/case.cfm?id=1949,
(truy cập ngày 24/11/2019).
45
Vụ Spanish advertising agency, [2014], tlđd..
20
chung chung và không đặt ra một mức độ cụ thể.
46
Trong các vụ việc được xét xử tại
trọng tài thương mại quốc tế, chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng 13%, 30%, 44% hoặc
25-50% vẫn được cho là không đủ để đủ cấu thành Hardship.
47
Không một phán quyết
trọng tài nào mà trọng tài viên so sánh mức "chi phí thực hiện nghĩa vụ" đã tăng
50%
hoặc ít hơn với những gì đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
48
Như vậy, có thể thấy,
các nhà lập pháp đều có chung quan điểm là không nên quy định một lượng cụ thể
về
mức độ thiệt hại để đảm bảo tính khái quát và linh hoạt của quy định.
49
Các sự kiện khách quan xảy ra liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính ở các
quốc gia khác nhau thì cũng khác nhau. Ví dụ, cuộc khủng hoảng kinh tế ở
Indonesia
đạt đến đỉnh điểm vào những năm 1998-1999, dẫn đến sự giảm sút của nền kinh tế
nước này khoảng 15%, mất năm triệu việc làm, mất 80% giá trị của đồng rupiah và
tỷ lệ lạm phát vượt quá 75%. Tuy nhiên, trong vụ việc Himpurna California Energy
Ltd. v. PT. (Persero) Perusahaan Listruik Negara, cả Trọng tài và các học giả
cho
rằng cuộc khủng hoảng này không đủ nghiêm trọng để đánh giá là Hardship.
50
Tương
tự, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Argentina năm 2002 dẫn đến sự sụt giảm GDP của
nước này là 10,9%, tỷ lệ lạm phát là 25,9% và sự mất giá của đồng peso là 2/3
giá trị
so với đồng đô la Mỹ. Trong Vụ việc này, Tòa Trọng tài của ICSID cho rằng: “Hội
đồng Trọng tài tin rằng cuộc khủng hoảng ở Argentina là nghiêm trọng nhưng không
dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn về kinh tế và xã hội. Khi so sánh cuộc khủng hoảng ở
Argentina với các cuộc khủng hoảng cùng thời điểm khác ảnh hưởng đến các quốc
gia ở các khu vực khác nhau trên thế giới, có thể lưu ý rằng những cuộc khủng
hoảng
46
PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), “Đề xuất diễn giải và
áp dụng Điều 420 Bộ
luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, Tạp chí
kinh tế đối ngoại, Số 86/2016.
47
Brunner, C., (2009), Force Majeure and Hardship under General Contract
Principles. Exemption for
NonPerformance in International Arbitration, NXB. Kluwer Law International,
Alphen aan den Rijin, tr. 427.
48
Zaccaria, E. C. (2005), The Effects of Changed Circumstances in International
Commercial Trade,
International Trade & Business Law Review, Số 9, tr. 169; Brunner, C. (2009),
tlđd., tr. 428−431; Houtte van,
H. (1995), The UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts and
International Commercial
Arbitration: Their Reciprocal Relevance in: The UNIDROIT Principles for
International Commercial
Contracts: A New Lex Mercatoria?, ICC Publication, Số 490(1), tr. 190.
49
PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), tlđd.
50
Vụ Himpurna California Energy Ltd. v. PT. (Persero) Perusahaan Listruik Negara
(Phán quyết chung thẩm)
[1999], Yearbook Commercial Arbitration. 2000, XXV: 13−108. Vụ này có thể tìm
trong Fucci, F. R. (2006),
Hardship and Changed Circumstances as Grounds for Adjustment or Non-Performance
of Contracts. Practical
Considerations in International Infrastructure Investment and Finance, American
Bar Association, Section of
International Law.
21
khác đã không dẫn đến việc không thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng hoặc hiệp ước
quốc tế. Các bên đều đã tái đàm phán, cố gắng thực hiện và việc tạm hoãn thực
hiện
nghĩa vụ, nhưng bản chất của các nghĩa vụ quốc tế vẫn được giữ nguyên.”
51
Tóm lại, theo quy định trong PICC, hardship là một hoàn cảnh trong đó xảy ra
các sự kiện “làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng”, và
phải
đáp ứng các điều kiện bổ sung để có thể xác định hardship. Những điều kiện này
sẽ
được phân tích ở Chương II dưới đây.
1.2.3. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam
2015
Điều 420 BLDS Việt Nam 2015 không đưa ra khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ
bản một cách rõ ràng. Nhưng tại Khoản 1, Điều 420 có nêu những điều kiện xác lập
hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ được người viết phân tích trong Chương II dưới đây.
Từ đó, người viết đề xuất khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản nên được hiểu
như sau:
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh mà các
bên không thể tính toán đến một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng, cản
trợ việc thực hiện hợp đồng của một bên và đáp ứng những điều kiện như: là sự
kiện khách quan xảy ra sau khi hợp đồng được giao kết, các bên không thể lường
trước được về sự thay đổi hoàn cảnh khi giao kết hợp đồng, nếu như các bên biết
trước về sự thay dổi thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết
nhưng
với nội dung hoàn toàn khác, việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự
thay
đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên, bên có lợi ích
bị
ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp
với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng
đến lợi ích.”
51
Vụ Gaz de Bordeaux (CMS Gas Transmission Company v. The Argentine Republic), Số.
ARB/01/8 (Phán
quyết) [2005] ICSID, đoạn 355.
22
1.3. So sánh Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Lý thuyết về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (lý thuyết hardship) có những điểm
tương đồng nhất định với khái niệm Bất khả kháng đã tồn tại rất lâu trong pháp
luật
hợp đồng của Việt Nam. Vì vậy, để hiểu rõ hơn bản chất của Hardship, người viết
sẽ
tiến hành so sánh giữa Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
"Sự kiện bất khả kháng" là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force
majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”.
Sự kiện bất khả kháng được quy định trong Công ước CISG, PICC và trong
BLDS Việt Nam 2015 lần lượt như sau:
“Điều 79 – Công ước CISG
1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ
nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở
ngại
nằm ngoài sự kiểm soát của bên đó và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý
rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay
khắc phục các hậu quả của nó.”
52
“Điều 7.1.7: Trường hợp bất khả kháng - PICC
1) Bên có nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc không thực hiện của bên
mình, nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện là do một trở ngại vượt khỏi
tầm kiểm soát của mình, và không thể mong chờ một cách hợp lý ở mình xem xét
được
những trở ngại này vào thời điểm ký kết hợp đồng, dự đoán hay vượt qua được trở
ngại hoặc dự đoán được hay vượt qua được hậu quả của trở ngại đó.”
53
“Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời
hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự - BLDS 2015
52
Bản dịch của VIAC,
http://www.trungtamwto.vn/upload/files/chu_de_khac/303-cong-uoc-vien/307-van-
kien/Cong%20uoc%20vien%201980%20-%20TV.pdf, (truy cập ngày 09/08/2019).
53
Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, tlđd., Điều 7.1.7.
23
1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
và khả năng cho phép.”
54
Từ những định nghĩa trên, có thể thấy Bất khả kháng là sự kiện xảy ra sau khi
ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, nằm ngoài ý
muốn và sự dự đoán của các bên, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn
đến việc không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ
của mình như trong hợp đồng.
Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên
tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần, đóng băng
55
… Việc coi các hiện
tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất
trong
luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới. Sự kiện bất khả kháng cũng có
thể
là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm
vận,
thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện
tượng
xã hội là sự kiện bất khả kháng lại rất đa dạng và nhiều điểm chưa có sự thống
nhất.
Như vậy, sự kiện bất khả kháng và sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản có những
đặc điểm sau đây: Đều là những sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng;
xảy
ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng; các bên trong hợp đồng không thể dự
đoán, tính đến trước được.
Bên cạnh đó, hoàn cảnh thay đổi cơ bản có thể là những sự kiện gây ra bởi sự
tăng giá đến 30% giá trị ban đầu của hàng hóa,
56
không có khả năng giao hàng vì tình
54
BLDS Việt Nam, (2015), tlđd., Điều 156.
55
Vụ United States (Raw Materials Inc. v. Manfred Forberich GmbH & Co.), [2004]
U.S. Federal District
Court, Northern District of Illinois,
http://cisgw3.law.pace.edu/cases/040706u1.html (truy cập ngày
02/12/2019), “Việc cảng bị đóng băng đã cản trở Forberich thực hiện nghĩa vụ của
mình”, “Forberich đã đưa
ra bằng chứng rằng sự khắc nghiệt của mùa đông năm 2002 và sự đóng băng sớm tại
cảng và những hậu quả
của nó khác xa so với những gì thường xảy ra (thông thường cảng chỉ bị đóng băng
từ cuối Tháng Một), thậm
chí làm cho máy phá băng ngừng hoạt động. RMI cho rằng sự đóng băng sớm này là
có thể dự đoán được,
song lại không đưa ra được một bằng chứng hoặc một ý kiến thuyết phục nào khác.
Thêm vào đó, tòa cho rằng
việc dẫn chiếu đến một án lệ về bất khả kháng do đóng băng ở thượng nguồn sông
Mississippi là thuyết phục
(Vụ Louis Dreyf Corp. v. Continental Grain Co., [1981] La.Ct.App).”
56
Vụ Nuova Fucinati S.p.A. v. Fondmetal International A.B. [1993], Tribunale
Civile [District Court]
http://cisgw3.law.pace.edu/cases/930114i3.html, (truy cập ngày 02/12/2019).