Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
3,911
678
85
62
hội nhập quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các cơ sở giáo dục
đại
học có uy tín trên thế giới thành lập trường đại học tư thục, liên doanh, liên
kết đào
tạo với các cơ sở giáo dục Việt Nam.
Thứ năm, hoàn thiện pháp luật GDĐH và pháp luật về quản trị đại học trong
trường đại học tư thục phải giải quyết được nhu cầu nâng cao hiệu quả quản trị
trường đại học tư thục và góp phần ngăn ngừa các bất ổn, tranh chấp trong quản
trị
trường đại học tư thục ở Việt Nam hiện nay. Đẩy mạnh tự chủ đại học là nội dung
quan trọng và là mục tiêu chính của Luật GDĐH. Cùng với việc giao quyền tự chủ
cho cơ sở giáo dục đại học thì trách nhiệm quản lý nhà nước có nhiều thay đổi,
chuyển từ quản lý sang tạo hành lang pháp lý, giám sát. Do đó, việc củng cố vai
trò,
vị thế và quyền lực của thiết chế hội đồng trường trong trường đại học là cần
thiết.
Luật GDĐH đã bổ sung quy định chuyển một số thẩm quyền trước đây do cơ quan
quản lý nhà nước và hiệu trưởng quyết định sang cơ chế hội đồng trường quyết
định; chuyển từ chế độ thủ trưởng sang chế độ quyết nghị của tập thể. Theo đó,
thực
hiện quyền tự chủ thuộc về hội đồng trường; hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ điều
hành, quản lý nhà trường theo quy định. Điều này phù hợp với xu thế chung của
giáo dục đại học trên thế giới.
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học trong trường đại
học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam
Trong bối cảnh tài chính - ngân sách Việt Nam hiện nay, PGS.TS. Nguyễn
Văn Vân nhận định việc thừa nhận tính chính danh hoạt động giáo dục là một dạng
của dịch vụ và trường đại học tư thục là một tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ
giáo
dục là xu thế tất yếu. Chỉ khi thừa nhận đúng bản chất của hoạt động thì mới có
cơ
chế bảo đảm và bảo hộ thành quả đầu tư của nhà đầu tư. Mỗi mô hình sở hữu
trường đại học tư thục đều có những ưu việt và khiếm khuyết nhất định. Tương ứng
với các mô hình sở hữu trường của nhà đầu tư trường tư thục cần phải có các quy
định pháp luật phù hợp để phát huy hết các ưu việt của mô hình đó, bảo hộ quyền
sở
hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trường đại học tư thục [27,
tr.1].
63
Ngược lại, giáo dục đại học có phải là một dịch vụ và trường đại học tư thục
có phải là doanh nghiệp cũng ghi nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Tác giả Phạm
Thị Ly cho rằng quan niệm giáo dục là một lĩnh vực kinh doanh hiện nay vẫn chưa
được chấp nhận [26]. Quan niệm chung trong vấn đề kinh doanh giáo dục vẫn là cái
nhìn rất nặng nề và ảnh hưởng đến người làm chính sách. Trong thời đại kinh tế
tri
thức, giáo dục đại học là một dịch vụ là quan niệm được chấp nhận nhiều hơn trên
thế giới. Tác giả Phạm Thị Ly khẳng định “Thật ra, giáo dục đại học là một dịch
vụ,
cho nên về bản chất các trường đại học tư là doanh nghiệp là một thực tế. Dù
chúng
ta không nhìn nhận thì nó cũng là thực tế như vậy”. Luật Giáo dục đại học cũng
hướng đến việc quy định rõ mô hình và cơ chế tài chính của cơ sở Giáo dục đại
học
tư thục vận dụng theo mô hình doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tính đặc thù của
giáo dục đại học và tránh thương mại hoá. Theo đó, quy định rõ trách nhiệm và
quyền hạn của nhà đầu tư thành lập cơ sở Giáo dục đại học tư thục và mối liên
quan
với hội đồng trường đại học tư thục; yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học tư thục
phải
trích quỹ từ chênh lệch thu chi để tái đầu tư cho hoạt động giáo dục.
Pháp luật là khung pháp lý quan trọng có vai trò quyết định cho sự hình
thành và phát triển của các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần.
Pháp luật không hợp thực tiễn sẽ kìm hãm sự phát triển và tồn tại của các trường
đại
học tư thục, bằng ngược lại pháp luật sẽ kích thích cho sự phát triển ngày càng
lớn
mạnh của các trường đại học tư thục. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về
quản
trị đại học và quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo mô hình công
ty cổ
phần ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, hoàn chỉnh lại khung pháp lý trong đó có luật, nghị định, thông tư
phù hợp với tình hình thực tế của các trường đại học tư thục đang hoạt động và
điều
hành theo mô hình công ty cổ phần. Khung pháp lý phải rõ ràng, chặt chẽ, logic
và
đồng bộ… thì mới thu hút được các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào lĩnh vực giáo
dục một cách quyết tâm và hiệu quả, góp phần cho hệ thống các trường đại học tư
thục phát triển ngang tầm với các nước khu vực và trên thế giới. Bộ khung hiện
tại
đã có Luật Giáo dục đại học 2018 và Nghị định 99 năm 2020, còn lại các thông tư
64
của Bộ và quyết định của Thủ tướng ban hành từ trong giai đoạn Luật Giáo dục đại
học 2012 hầu hết đã không còn hiệu lực nên cần ban hành lại. Một trong những văn
bản đã hết hiệu lực là quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục
năm
2009. Tuy nhiên, với tinh thần và lộ trình tự chủ đại học đang được quán triệt
thực
hiện thì có lẽ không nên ban hành lại quy chế này; nếu ban hành lại thì cũng chỉ
là
một bộ khung rất khái quát để chừa lại khoảng không cho các trường được tự chủ,
bao gồm tự chọn cho mình một mô hình quản trị đại học phù hợp với đặc điểm đầu
tư, sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường.
Thứ hai, về mô hình quản trị đại học trong các trường đại học tư thục nói
chung, Luật Giáo dục đại học 2018 dù mới hiệu lực chưa lâu cũng đã bộc lộ những
điểm bất cập cần nghiên cứu sửa đổi. Điểm hạn chế của Luật Giáo dục đại học 2012
trước đây là tinh thần “công ty cổ phần” bao trùm như một mô hình duy nhất quản
trị trường đại học tư thục, dù cho thực tiễn đầu tư sống động đòi hỏi phải đa
dạng
mô hình hơn cho nhà đầu tư lựa chọn. Hiện nay, Luật Giáo dục đại học 2018 thì
ngược lại, dù thực tiễn có rất nhiều trường đại học tư thục đã đầu tư và đang
quản
trị theo mô hình công ty cổ phần một cách thực chất, từ đại hội đồng cổ đông cho
đến hội đồng quản trị, từ cổ phần cho đến cổ tức, vậy mà Luật Giáo dục đại học
2018 lại quy định rằng “quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
phải quy định cụ thể về… việc lựa chọn áp dụng quy định của pháp luật liên quan
về công ty trách nhiệm hữu hạn … để giải quyết những vấn đề trong cơ sở giáo dục
đại học mà Luật Giáo dục đại học chưa quy định”. Đây là một quy định bất hợp lý
theo cách đối lập so với Luật Giáo dục đại học 2012. Luật cần phù hợp với thực
tiễn
là việc đầu tư và quản trị trường đại học tư thục đã, đang, và sẽ phải được
quyền sử
dụng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với mỗi dự án đầu tư thành lập và phát
triển trường đại học tư thục.
Thứ ba, về quản trị đại học trong các trường đại học tư thục theo mô hình
công ty cổ phần nói riêng, kinh nghiệm áp dụng tuyệt đối mô hình công ty cổ phần
từ thời Luật Giáo dục đại học 2012 đã để lại nhiều bài học quản trị đáng chú ý.
Hệ
trọng nhất là việc cổ phần của trường đại học tư thục đã được quản trị rập khuôn
65
theo luật doanh nghiệp về công ty cổ phần, qua đó cổ phần được mua bán tự do
giữa
các cổ đông với nhau và với những nhà đầu tư mới, do đó làm cho thành phần chủ
sở hữu của nhà trường thay đổi tự do và hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của nhà
trường. Hệ lụy của thay đổi chủ sở hữu một cách chóng vánh và dễ dàng như một
công ty cổ phần thực thụ là khiến cho quản trị tầm cao của trường hoàn toàn mất
ổn
định, và thực tế đã gây ra nhiều mâu thuẫn quản trị ở nhiều trường như đã trình
bày.
Tuy nhiên, thực ra Luật Giáo dục đại học 2012 cũng không có quy định nào bắt
buộc trường đại học tư thục áp dụng pháp luật về công ty cổ phần, cái được gợi ý
áp
dụng ở đây chỉ dừng lại ở mức độ “mô hình”, còn từng chi tiết trong mô hình này
thì trường đại học tư thục hoàn toàn có quyền tự điều chỉnh cho mình thông qua
ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động. Như vậy, một mặt Luật Giáo dục đại học cần có
những quy định ràng buộc để hạn chế chuyển nhượng cổ phần tự do, cổ phần
trường đại học tư thục đương nhiên vẫn được phép chuyển nhượng nhưng phải gắn
với những ràng buộc để tạo ổn định, ví dụ như ràng buộc cổ phần phải được chào
bán trước cho chính nhà trường, cho các cổ đông khác của nhà trường, hay ưu tiên
cho cán bộ cơ hữu nhà trường, phải thông báo công khai hoặc đăng ký chào báo tại
một cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục… tương tự như trong mô hình chuyển
nhượng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Mặt khác,
không cần phải chờ luật thay đổi, các trường đại học tư thục có thể tự điều
chỉnh
quy định về quản lý chuyển nhượng cổ phần thông qua ban hành quy chế tổ chức và
hoạt động của trường.
Thứ tư, trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay và biến đổi giáo dục hiện nay, mô
hình trường đại học tư thục vị lợi nhuận đã hình thành phát triển và khẳng định
vị
thế quan trọng của mình, đặc biệt là ở các nước Đông Á. Theo đó, nhà nước cũng
cần mạnh dạn thừa nhận trong hệ thống giáo dục quốc dân sự tồn tại của trường
đại
học tư thục hoạt động vì lợi nhuận, có quá trình tổ chức và hoạt động như là
doanh
nghiệp, chẳng hạn như một công ty cổ phần đặc thù, nhằm khẳng định địa vị pháp
lý và đa dạng hóa các loại hình giáo dục, góp phần phát triển hệ thống giáo dục
ngày càng vững mạnh. Đặc thù dễ thấy nhất là ở thành phần hội đồng trường. Trong
66
khi mục đích chính của sự hiện diện thành viên độc lập trong hội đồng quản trị
công
ty cổ phần là để góp phần bảo vệ cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số, của công
ty
cổ phần khỏi những nguy cơ lạm quyền từ đội ngũ điều hành. Ngược lại, thành viên
từ các bên liên quan của hội đồng trường trong trường đại học tư thục không phải
là
để góp phần bảo vệ nhà đầu tư, mà trái lại là để bảo vệ các bên liên quan (gồm
giảng viên, nhân viên, sinh viên và thậm chí là cộng đồng giáo dục, xã hội nói
chung) khỏi những can thiệp thiếu tính giáo dục của những nhà đầu tư; tương đồng
với thành viên người lao động tham gia vào hội đồng ở tầng trên trong mô hình
quản trị công ty cổ phần điển hình theo cấu trúc hai tầng ở Đức. Như vậy, trong
quá
trình hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học và quản trị đại học trong trường
đại
học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam, có thể xem xét phối hợp
những đặc điểm phù hợp từ mô hình công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam và
mô hình quản trị công ty cổ phần điển hình theo cấu trúc hai tầng ở Đức.
Thứ năm, về địa vị pháp lý của hiệu trưởng trong quản trị trường đại học tư
thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam, Luật giáo dục đại học 2018 đã có
sự
điều chỉnh cho bám sát với thực tiễn, hiệu trưởng trường đại học tư thục không
đương nhiên là người đại diện pháp luật của trường; thay vào đó, người đại diện
theo pháp luật của trường đại học tư thục có thể là một người khác nếu như có
quy
định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục, ví dụ như là
chủ tịch hội đồng trường. Tuy nhiên, thực tiễn không hẳn luôn luôn hợp lý. Hiệu
trưởng một trường đại học, dù là hiệu trưởng làm thuê, cũng giữ vai trò quan
trọng
rất khác với giám đốc làm thuê trong công ty TNHH hay công ty cổ phần. Vì vậy,
hiệu trưởng trường đại học không phải là đại diện pháp luật đôi khi rất “hợp ý
của
ông chủ” trường đại học tư tục, nhưng không hẳn đã hợp lý cho sự phát triển ổn
định của cơ sở giáo dục, cho sự hiệu quả trong quản lý công việc thường này.
Chưa
kể, người ký bằng tốt nghiệp để “phân phối” hàng ngàn sinh viên vào thị trường
lao
động lại không phải là người đại diện pháp luật của trường thì tính chính danh
đã
không được đảm bảo. Do đó, đề xuất sửa đổi Luật giáo dục đại học 2018 theo
hướng hiệu trưởng vẫn là người đại diên theo pháp luật một cách đương nhiên,
67
nhưng trường đại học tư thục có thể quyết định thêm một hoặc hai người đại diện
pháp luật khác để giao cho Chủ tịch hội đồng trường. Điều này tham khảo từ quy
định một công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014 có thể có nhiều người đại
diện theo pháp luật.
Thứ sáu, về mối quan hệ Hiệu trưởng và Hội đồng trường trong các trường
đại học tư thục hiện nay, để Hiệu trưởng và Hội đồng trường phát huy được đúng
thẩm quyền của mình trong quản trị đại học cấp độ tổ chức, cần có thêm những quy
định về chế độ báo cáo giải trình của Hiệu trưởng với Hội đồng trường. Vì hội
đồng
trường tại Việt Nam chưa thực sự phát huy hiệu quả, nên việc báo cáo giải trình
của
các Hiệu trưởng tại nhiều trường cũng chưa có thiết thực. Việc này dẫn tới khó
đánh
giá được hiệu quả làm việc của các Hiệu trưởng. Pháp luật giáo dục đại học cần
có
cơ chế thuận tiên hơn để trường đại học lựa chọn hiệu trưởng xứng đáng và những
quy trình khả thi để bãi nhiệm khi không còn được tín nhiệm.
Thứ bảy, nhà nước cần có chính sách cụ thể để chia sẽ với trường đại học tư
thục và về tài chính và đất đai… đặc biệt là với trường đại học tư thục hoạt
động vì
phi lợi nhuận. Suy cho cùng, một trường đại học tư thục, dù là vì lợi nhuận hay
không vì lợi nhuận, thì bản chất vẫn là một giáo dục không thể giống, không phải
là
một cơ sở kinh doanh thuần túy, và không thể vị lợi hoàn toàn như một doanh
nghiệp. Vì vậy, những khoản tín dụng ưu đãi và chính sách đất đai riêng biệt là
hợp
lý và cần thiết. Rất tiếc, thực tế Nhà nước chưa có một khoản nào như thế cho
các
trường đại học tư thục, nên các trường đại học tư thục phải huy động vốn theo
thỏa
thuận cao và hạch toán lãi suất vào chi phí, thêm gánh nặng cho trường, làm tăng
cho học phí của sinh viên, làm giảm tính cạnh tranh của trường đại học tư thục.
Thứ tám, cần có chính sách học phí và học bổng công bằng cho sinh viên các
trường đại học tư thục, nếu không, các trường đại học tư thục vốn sinh sau đẻ
muộn
đã đi sau ở vạch xuất phát, lại phải gánh thêm các thua thiệt trong quá trình
hoạt
động. Có thể nói sinh viên và phụ huynh trong các trường đại học tư thục là
những
những thành phần chịu thiệt đơn thiệt kép từ chính sách học phí và học bổng bất
68
bình đẳng giữa sinh viên các trường công và tư. Sinh viên trường tư phải đóng
học
phí cao vì chi phí đào tạo cho sinh viên trường tư không được cấp bù từ ngân
sách
nhà nước; sinh viên trường công học giỏi sẽ được hưởng học bổng từ ngân sách nhà
nước, còn sinh viên trường tư học giỏi đến mấy cũng chỉ có thể trông chờ vào sự
rộng rãi của “ông chủ” trường đại học tư thục, mà nếu có thì về bản chất học
bổng
từ “ông chủ” trường thực ra là cũng chính là từ học phí của sinh viên tạo nên.
Trong
khi đó, về mặt đóng góp cho “đất nước” thì phụ huynh sinh viên trường công và
phụ huynh sinh viên trường tư thì đóng thuế như nhau, từ thuế giá trị gia tăng,
thuế
thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt… đến thêm nhiều loại thuế khác nếu như
phụ huynh đó có làm ăn kinh doanh. Vậy mà, những khoản thuế đó của các phụ
huynh sinh viên (gồm cả trường công và tư) lại chỉ được phân bổ cho ngân sách
đào
tạo sinh viên trường công; do đó, phải rất thông cảm khi phụ huynh sinh viên
trường đại học tư thục thốt lên thắc mắc: “Con tôi có tội gì?”. Vì vậy, pháp
luật ban
hành phải dựa trên tinh thần dù trường công và trường tư có khác nhau, nhưng
sinh
viên trường công và sinh viên trường tư thì như nhau, nên mọi chính sách về cấp
bù
ngân sách đào tạo, về học bổng, về vay vốn đóng học phí phải áp dụng công bằng
như nhau cho sinh viên các trường đại học công lập cũng như tư thục.
Thứ chín, chính sách phát triển đội ngũ giảng viên là một bất công khác cần
sửa đổi để thu ngắn khoảng cách bất bình đẳng trong cuộc cạnh tranh vốn đã không
cân sức giữa trường đại học tư thục với trường đại học công lập. Hầu như mọi
ngân
sách phát triển và đào tạo giảng viên đều chỉ dành cho giảng viên trường công.
Và
dù cho nếu đối tượng thể hiện trên văn bản là gồm cả giảng viên trường tư thì
trong
thực tiễn giảng viên trường tư vẫn khó tiếp cận hơn do văn hóa đường công văn,
do
định kiến phân biệt công tư của người phê duyệt hồ sơ. Thậm chí nếu có vài suất
học bổng từ nước ngoài gửi về cho các bộ, ngành thì công văn phân phối cũng theo
thói quen mà công trước tư sau. Vì vậy, trên cơ sở quy hoạch phát triển giáo dục
đại
học, nhà nước cần xây dựng quy hoạch tổng thể và dài hạn để phát triển đội ngũ
giảng viên cho toàn hệ thống giáo dục đại học và nhấn mạnh không phân biệt công
tư. Thậm chí, hiện nay lực lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu ở các trường đại học
tư
69
thục khá ít so với các trường đại học công lập, chính sách hỗ trợ đào tạo giảng
viên
cần xét đến sự mất cân đối mà cân nhắc những chính sách riêng cho trường đại học
tư thục, góp phần thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng.
Tiểu kết chương 3
Trong chương này, luận văn đã biện luận về sự cần thiết hoàn thiện pháp luật
về quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở
Việt Nam, là nhằm đáp ứng các yêu cầu: (1) cải thiện vị thế của trường đại học
tư
thục so với thực tế hiện nay; (2) tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp
luật đối với các trường đại học tư thục ở Việt Nam; (3) cải cách nền hành chính
nhà
nước trong quản lý đối với các trường đại học tư thục ở Việt Nam; (4) đổi mới cơ
bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam; (5) hội nhập của pháp luật giáo dục
đại
học Việt Nam với khu vực và thế giới, cũng như nhu cầu hội nhập của các trường
đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam.
Hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo
mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam cũng phải dựa trên các quan điểm: (1) phải
dựa trên thể chế hoá các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về
phát triển giáo dục đại học; (2) phải cụ thể hoá và phát triển các quy định về
giáo
dục đại học trong Luật giáo dục đại học nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam
hiện hành nói chung; (3) phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn tổ chức và hoạt động
giáo
dục đại học trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; (4) phải giải quyết được
nhu
cầu nâng cao hiệu quả quản trị trường đại học tư thục và góp phần ngăn ngừa các
bất ổn, tranh chấp trong quản trị trường đại học tư thục ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất và phân tích các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo mô hình công ty
cổ
phần ở Việt Nam, bao gồm: (1) hoàn chỉnh lại khung pháp lý trong đó có luật,
nghị
định, thông tư phù hợp với tình hình thực tế của các trường đại học tư thục đang
hoạt động và điều hành theo mô hình công ty cổ phần; (2) sửa đổi Luật Giáo dục
đại
70
học 2018 cho phù hợp với thực tiễn việc đầu tư và quản trị trường đại học tư
thục
đã, đang, và sẽ phải được quyền sử dụng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với
mỗi dự án đầu tư thành lập và phát triển trường đại học tư thục; (3) nên có quy
định
ràng buộc để hạn chế chuyển nhượng cổ phần tự do đến mức mất kiểm soát thành
phần chủ sở hữu trường; (4) mạnh dạn thừa nhận trong hệ thống giáo dục quốc dân
sự tồn tại của trường đại học tư thục hoạt động vì lợi nhuận, có quá trình tổ
chức và
hoạt động như là doanh nghiệp; (5) đề xuất sửa đổi Luật giáo dục đại học theo
hướng hiệu trưởng dù vẫn là người đại diên theo pháp luật một cách đương nhiên,
nhưng trường đại học tư thục có thể quyết định thêm một hoặc hai người đại diện
pháp luật khác để giao cho Chủ tịch hội đồng trường, như mô hình công ty cổ phần
theo Luật Doanh nghiệp 2014. Bên cạnh đó là các đề xuất về mối quan hệ Hiệu
trưởng và Hội đồng trường trong các trường đại học tư thục; về sự cần thiết có
chính sách cụ thể để chia sẽ với trường đại học tư thục và về tài chính và đất
đai…;
về chính sách học phí và học bổng công bằng cho sinh viên các trường đại học tư
thục; về sửa đổi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên bất công hiện hữu để
thu
ngắn khoảng cách bất bình đẳng trong cuộc cạnh tranh vốn đã không cân sức giữa
trường đại học tư thục với trường đại học công lập.
71
KẾT LUẬN
Luận văn đã nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và rút ra một số kết luận liên
quan đến những vấn đề lý luận và pháp luật về quản trị đại học trong các trường
đại
học tư thục, cũng như những vấn đề lý luận và pháp luật về mô hình quản trị công
ty cổ phần. Từ đó, rút ra được, và kết nối với những những vấn đề lý luận và
pháp
luật về quản trị đại học trong các trường đại học tư thục theo mô hình quản trị
công
ty cổ phần. Về quản trị đại học, có ba mô hình quản trị đại học trên thế giới
cũng
được tổng kết như là các cơ sở thực tiễn quan trọng, bao gồm mô hình quản trị
đại
học dựa vào giới khoa học được tìm thấy ở Anh, Đức…; mô hình quản trị đại học
dựa vào nhà nước phổ biến ở Pháp, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc; và mô hình
quản trị đại học dựa vào thị trường dễ dàng tìm thấy ở Hoa Kỳ, Canada, Australia
và một số nước khác. Về mô hình quản trị công ty cổ phần, không chỉ có các mô
hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam là cơ sở để áp dụng cho
quản
trị trường đại học tư thục, mà còn phải quan tâm đến các mô hình quản trị công
ty
cổ phần theo pháp luật một số nước khác.
Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị đại học trong các trường đại học
tư thục cũng đã được tổng hợp thông qua cơ cấu tổ chức và quản trị đại học đối
với
trường đại học tư thục theo pháp luật Việt Nam từ năm 2003 đến nay thông qua các
thời kỳ hiệu lực của các văn bản, thể hiện một số điểm như sự thống nhất tên gọi
cơ
quan quản trị của trường đại học là “hội đồng trường”, thay vì là “hội đồng quản
trị” như trước đó; hay có sự khác nhau trong trường hợp trường đại học tư thục
thuộc sở hữu duy nhất bởi một nhà đầu tư với trường hợp trường đại học tư thục
thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư; nhà đầu tư là một cấp quản trị độc lập
trong mô hình quản trị đại học đối với các trường đại học tư thục với thiết chế
chủ
sở hữu hoặc hội nghị nhà đầu tư với những quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng được
bổ sung. Để làm rõ thêm, luận văn cũng thực hiện một số so sánh giữa hội đồng
trường trong mô hình quản trị trường đại học tư thục với các mô hình quản trị
công
72
ty, giữa địa vị pháp lý của hiệu trưởng trong mô hình quản trị trường đại học tư
thục
với các mô hình quản trị công ty, cũng như một số đặc trưng trong mô hình quản
trị
giữa trường đại học tư thục so sánh với trường đại học tư thục hoạt động không
vì
lợi nhuận.
Qua phân tích điều kiện kinh tế - xã hội và sự tác động, luận văn cũng đã
tổng hợp và phân tích thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị đại học trong các
trường đại học tư thục ở Việt Nam hiện nay, bao gồm khái quát chung về thực tiễn
quản trị đại học ở Việt Nam, sau đó mới đi sâu vào điểm cứu một số trường hợp
thực tiễn quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ
phần
ở Việt Nam. Các trường được lựa chọn khảo sát và báo cáo sau đây đại diện cho hệ
thống các trường đại học tư thục ở ba miền Bắc, Trung, Nam bao gồm: Trường Đai
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (miền Bắc), Trường Đai học Thái Bình
Dương (miền Trung), và Trường Đai học Hoa Sen (miền Nam). Các kết luận cơ bản
qua một số trường hợp cụ thể này bao gồm nhận định quản trị đại học hiệu quả
không đơn thuần chỉ cần một kỹ thuật pháp lý đủ tốt, mà còn rất cần một nghệ
thuật
quản trị và chọn người quản trị phù hợp với lĩnh vực kinh doanh giáo dục. Bên
cạnh
việc tuân thủ pháp luật về giáo dục đại học, có trường còn chủ động vận dụng các
quy định của pháp luật về công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp để tổ chức quản
trị nhà trường. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, không những cơ cấu quản trị theo
mô hình công ty cổ phần được thể hiện một cách rõ nét, mà thị trường chuyển
nhượng cổ phần giữa các nhà đầu tư cũng đã được vận dụng pháp luật doanh nghiệp
về công ty cổ phần một cách quá triệt để và khô cứng đến mức gây bất lợi cho
hiệu
quả quản trị đại học.
Trên cơ sở biện luận về sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học
trong trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam, cũng như
phân tích thống nhất các quan điểm về vấn đề này, luận văn đã đề xuất và phân
tích
các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học trong trường đại học tư
thục
theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam, bao gồm: (1) hoàn chỉnh lại khung pháp
lý trong đó có luật, nghị định, thông tư phù hợp với tình hình thực tế của các
trường
73
đại học tư thục đang hoạt động và điều hành theo mô hình công ty cổ phần; (2)
sửa
đổi Luật Giáo dục đại học 2018 cho phù hợp với thực tiễn việc đầu tư và quản trị
trường đại học tư thục đã, đang, và sẽ phải được quyền sử dụng nhiều hình thức
khác nhau phù hợp với mỗi dự án đầu tư thành lập và phát triển trường đại học tư
thục; (3) nên có quy định ràng buộc để hạn chế chuyển nhượng cổ phần tự do đến
mức mất kiểm soát thành phần chủ sở hữu trường; (4) mạnh dạn thừa nhận trong hệ
thống giáo dục quốc dân sự tồn tại của trường đại học tư thục hoạt động vì lợi
nhuận, có quá trình tổ chức và hoạt động như là doanh nghiệp; (5) đề xuất sửa
đổi
Luật giáo dục đại học theo hướng hiệu trưởng dù vẫn là người đại diên theo pháp
luật một cách đương nhiên, nhưng trường đại học tư thục có thể quyết định thêm
một hoặc hai người đại diện pháp luật khác để giao cho Chủ tịch hội đồng trường,
như mô hình công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014. Bên cạnh đó là các đề
xuất về mối quan hệ Hiệu trưởng và Hội đồng trường trong các trường đại học tư
thục; về sự cần thiết có chính sách cụ thể để chia sẽ với trường đại học tư thục
và về
tài chính và đất đai…; về chính sách học phí và học bổng công bằng cho sinh viên
các trường đại học tư thục; về sửa đổi chính sách phát triển đội ngũ giảng viên
bất
công hiện hữu để thu ngắn khoảng cách bất bình đẳng trong cuộc cạnh tranh vốn đã
không cân sức giữa trường đại học tư thục với trường đại học công lập./.
74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thành Dũng (2018), Pháp luật vê thành lập và hoạt động của trường đại
học tư thục theo mô hình doanh nghiệp, luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại
học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
2. Bùi Thùy Loan (2013), Phác thảo bức tranh tự chủ đại học hiện nay, Tạp chí
Phát triển và Hội nhập số 3 (13) 71-75.
3. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết số
14/2005/NQ-CP, ngày 02 tháng 11 năm 2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
4. Chuyên mục Giáo dục (2016), Phát triển đại học ngoài công lập ở Việt Nam,
Tạp chí Tia Sáng ngày 24/03/2016.
5. Dương Quang Châu (2015), Quá trình tư nhân hóa giáo dục đại học và sự phát
triển hệ thống giáo dục đại học tư thục Việt Nam, Giáo dục đại học & chuyên
nghiệp, Viện giáo dục London.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị TWĐCS Việt Nam lần
thứ hai (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đặng Thị Minh (2014), Chính sách phát triển trường đại học tư thục ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.
9. Đặng Văn Định (2019), Phân tích cơ chế chính sách phát triển giáo dục đại học
tư thục Việt Nam thời kỳ 1988 – 2018, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Hà Nội
10. Hoàng Công Minh (2018), Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học Huế.
11. Hoàng Thị Mai (2015), Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị công ty cổ
phần, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
75
12. Hùng Trung Nguyên (2018), Cả thế giới chỉ Việt Nam có trường đại học trong
đại học, Báo Lao Động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, số ra ngày
06/11/2018
13. Hùng Trung Nguyên (2018), Ở Việt Nam, đại học và trường đại học là 2 khái
niệm khác nhau, Báo Lao Động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, số ra
ngày 06/11/2018
14. Lam Phương (2014), Vụ Đại học Hoa Sen: Các góc nhìn khác nhau, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn, số ngày Thứ Tư, 6/8/2014
15. Lê Ngọc Hùng (2019), Đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam lý thuyết hệ thống
và kiến tạo mô hình hiện đại, chuyên nghiệp, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 3.
16. Lê Văn Hưng (2018), Quản trị CTCP theo mô hình không có ban kiểm soát
theo LDN2014, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
17. Mai Đăng Khoa (2016), Đổi mới quản trị đại học theo hướng tự chủ tại trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, Luận văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Maurice Cozian & Alain Viandier (1998), Tổ chức công ty, Viện Nghiên cứu
khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.
19. Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), Quản trị đại học và mô
hình cho trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, số 8 (18) tháng 01-2013.
20. Nguyễn Đăng Minh (2018), Xây dựng mô hình quản trị đại học tinh gọn tại
Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 34, Số 3 (2018) 1-11..
21. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Một số so sánh về CTCP theo Luật cạnh tranh
Nhật Bản và Luật DN Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 25.
22. Nguyễn Thị Mai Lan (2019), Quản trị tài chính trong các trường đại học trực
thuộc Bộ Công thương trong điều kiện tự chủ, luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Khoa học Xã hội, Hà Nội năm 2019.
76
23. Phạm Thị Lan Phượng (2015), Dịch chuyển cơ chế quản trị GDĐH trên toàn
cầu và suy ngẫm về Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, số 3 (68) 25-36.
24. Phạm Thị Thanh Hải và các cộng sự (2019), Quản trị đại học - Kinh nghiệm
quốc tế và bài học cho Việt Nam, VNU Journal of Science: Education
Research, Vol. 35, No. 3 (2019) 32-45.
25. Thái Vân Hà (2019), Phát triển trường đại học tư thục ở Việt Nam: Thực trạng
và khuyến nghị, Tạp chí Tài chính Kỳ 1 - Tháng 9/2019
26. Thùy Linh (2018), Trường đại học tư thục có phải là doanh nghiệp, Đài tiếng
nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22/01/2018.
27. Trần Quang Minh, Phạm Thị Ly và Phạm Hùng Hiệp (2015), Khái niệm đại
học trên thế giới đang thay đổi, Bài trình bày tại Hội thảo Đối thoại giáo dục
toàn cầu diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/2/2015.
28. Thư Anh (2019), Trường tư thục có phải là doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học
Phổ thông, Hà Nội.