Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
3,906
678
85
42
tác giả cũng đã tiếp cận khảo sát được một số trường đại học tư thục đã và đang
áp
dụng bộ máy quản trị đại học theo mô hình công ty cổ phần. Áp dụng phương pháp
điển cứu (case study), các trường được lựa chọn khảo sát và báo cáo sau đây đại
diện cho hệ thống các trường đại học tư thục ở ba miền Bắc, Trung, Nam bao gồm:
Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (miền Bắc), Trường Đai học
Thái Bình Dương (miền Trung), và Trường Đai học Hoa Sen (miền Nam).
a) Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhất quán quản trị
theo mô hình công ty cổ phần từ thời kỳ dân lập cho đến thời kỳ tư thục
Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một trong những
trường ngoài công lập được thành lập sớm nhất Việt Nam, tại thời kỳ hầu hết các
trường ngoài công lập đều được thành lập theo loại hình dân lập, vậy nên Trường
là
một trong những điển hình trong nhóm các trường thành lập và phát triển qua hai
thời kỳ dân lập rồi tư thục. Theo đó, tiền thân của trường là Trường Đại học dân
lập
Quản lý và Kinh doanh Hà Nội thành lập ngày 15/06/1996 theo Quyết định số
405/TTg của TTCP, trực thuộc Trung ương hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, chịu
sự quản lý nhà nước của BGDĐT. Và sau đó đến ngày 19/05/2006, TTCP ra Quyết
định số 750/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học dân lập Quản lý và Kinh
doanh Hà Nội thành Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, và liền sau
đó là Quyết định số 122/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của TTCP về chuyển loại
hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục.
Trong cả hai thời kỳ dân lập và tư thục, nhà trường vẫn nhất quán quản trị
theo mô hình công ty cổ phần thể hiện qua lịch sử khái lược về một số kỳ họp đại
hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị có tính cột mốc như sau:
Cột mốc quản trị đầu tiên là vào ngày 13/10/1994, Bộ trưởng BGDĐT ra
Quyết định số 2943/GD-ĐT về việc công nhận Hội đồng sáng lập Trường Đại học
Dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội gồm 21 thành viên. Hội đồng sáng lập này
đã họp thông qua và trình TTCP Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trường theo Quy
chế trường đại học dân lập. Không lâu sau khi có quyết định thành lập của thủ
43
tướng, Bộ trưởng BGDĐT đã ra Quyết định số 3224/GD-ĐT về việc công nhận các
thành viên Hội đồng Quản trị gồm 11 thành viên vào ngày 03 tháng 08 năm 1996,
và tiếp đó là công nhận Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Hiệu trưởng của Trường.
Đại hội Cổ đông lần đầu tiên của Trường được tổ chức năm 1997, đã thông
qua những văn bản quan trọng trong quản trị đại học gồm Quy chế tổ chức và hoạt
động, Quy chế góp vốn và Phương hướng hoạt động. Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng
khá mạnh trong giai đoạn mới thành lập, đại hội cổ đông lần thứ hai, diễn ra
ngày
28/11/1999 đã bầu bổ sung hội đồng quản trị lên tổng cộng đến 33 thành viên, ban
giám hiệu gồm 12 thành viên, và ban kiểm soát gồm 7 thành viên. Đại hội đồng cổ
đông lần thứ bảy năm 2005 là cột mốc thông qua phương án đổi tên thành Trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, loại hình trường đại học tư thục.
Hình 2.5. Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhất quán quản
trị theo mô hình công ty cổ phần từ thời kỳ dân lập cho đến thời kỳ tư thục
(Nguồn: Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, 2020)
44
b) Trường Đai học Thái Bình Dương lựa chọn quản trị đại học theo mô hình
công ty cổ phần với thành phần ba cổ đông
Trường Đại học Thái Bình Dương được thành lập theo Quyết định số
1929/TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ, trú đóng tại thành phố Nha
Trang. Nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực các ngành tại tỉnh
Khánh Hòa nói riêng và khu vực nam Trung bộ và Tây Nguyên nói chung.
Trường Đại học Thái Bình Dương thuộc loại hình trường đại học tư thục
ngay từ trong Quyết định thành lập trường. Từ khi ra đời đến nay, trường tổ chức
quản trị theo mô hình công ty cổ phân thể hiện qua Quy chế tổ chức và hoạt động
của Trường được ban hành kèm theo Quyết định số 24/QĐ-HĐQT-TBD ngày
29/04/2009, và sau đó là Quyết định số 132/QĐ-ĐHTBD- HĐQT ngày 20/06/2019
của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Cổ đông của nhà trường chỉ bao gồm ba pháp nhân,
gọi tắt là Công ty Cổ phần A.C.B.E., Công ty Cổ phần A.P. và Công ty Cổ phần
L.A. Thực chất 03 công ty này là các công ty có tính liên kết nhau, nên về bản
chất
nguồn vốn đầu tư, Trường Đại học Thái Bình Dương không khác gì một đơn vị có
một chủ sở hữu duy nhất. Việc phân chia cổ phần cho 03 cổ đông liên kết nhau một
phần là vì nhà đầu tư muốn chọn mô hình công ty cổ phần để quản trị nhà trường.
Bảng 2.1. Thành phần cổ đông sở hữu Trường Đại học Thái Bình Dương
TT
Cổ đông
Cổ phần
Tỷ lệ vốn
1
Công ty Cổ phần A.C.B.E.
15.600.000
82,35%
2
Công ty Cổ phần A.P.
2.344.000
12,37%
3
Công ty Cổ phần L.A.
18.944.000
5,28%
(Nguồn: Trường Đại học Thái Bình Dương)
Như vậy, có thể thấy bên cạnh việc tuân thủ pháp luật về giáo dục đại học,
Trường Đại học Thái Bình Dương còn vận dụng các quy định của pháp luật về công
ty cổ phần theo luật doanh nghiệp để tổ chức quản trị nhà trường.
45
c) Trường Đai học Hoa Sen với cơ cấu quản trị theo mô hình công ty cổ
phần một cách rõ nét trong bối cảnh khuôn khổ pháp lý về loại hình trường đại
học
phi lợi nhuận chưa rõ ràng
Trường Đai học Hoa Sen có tiền thân ban đầu là Trường Nghiệp vụ Tin học
và Quản lý Hoa Sen được thành lập theo Quyết định số 257/QĐ-UB ngày
12/08/1991 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 27/04/1999, TTCP ra quyết
định công nhận thành lập Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen, trực thuộc UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học của cả nước và
được tự chủ tài chính. Đến ngày 30/11/2006, trường được chính thức nâng cấp
thành Trường Đại học Hoa Sen theo quyết định số 274/2006/QĐ-TTg của TTCP.
Hình 2.6. Trích lược cơ cấu quản trị đại học của trường Đai học Hoa Sen được
vận hành theo mô hình công ty cổ phần một cách rõ nét
(Nguồn: Trích lược từ Trường Đai học Hoa Sen, 2019)
Ngay từ khi Trường Đại học Hoa Sen được chính thức nâng cấp thành
trường đại học, trường đã được quyết định loại hình hoạt động là trường đại học
tư
thục, cũng như lựa chọn cơ cấu quản trị đại học theo mô hình công ty cổ phần một
46
cách rõ nét. Cấp quản trị cao nhất là đại hội đồng cổ đông được tổ chức thường
niên
kể từ khi thành lập cho đến trước năm 2019, thời điểm Luật GDĐH 2018 có hiệu
lực. Ngày 16/10/2019, trường tổ chức hội nghị nhà đầu tư (thay vị đại hội đồng
cổ
đông) để thông qua danh sách Hội đồng trường (thay vì Hội đồng quản trị) theo
luật
mới, nhưng về cơ bản chỉ thay đổi tên gọi các cấp quản trị, chứ về bản chất bộ
máy
quản trị vẫn trên tinh thần mô hình công ty cổ phần. Thành phần Hội đồng quản
trị
gần đây nhất của trường được thông qua tại Quyết nghị số 1951/NQ-ĐHCĐ bao
gồm 06 thành viên, thay thế cho 12 thành viên trước đó trong cùng nhiệm kỳ 2017-
2022. Cũng theo Quyết nghị này, Ban kiểm soát của Trường gồm 02 thành viên.
* Về sở hữu và chuyển nhượng cổ phần
Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi và nguyên nhân của nhiều mâu thuẫn quản
trị trong thời gian dài ở Trường Đai học Hoa Sen. Mầm mống bất ổn xuất hiện ngay
từ khi nâng cấp trường từ cao đẳng lên đại học, cùng với đó là chuyển đổi từ
loại
hình bán công sang loại hình tư thục. Để chuyển đổi thành trường tư thục, nhà
nước
phải định giá lại toàn bộ tài sản nhà trường và cuối cùng ấn định cho nó một trị
giá
chừng trên 13 tỷ đồng. Khác với các doanh nghiệp cổ phần hóa bình thường, ở
Trường Đai học Hoa Sen có đến 51% số cổ phần được dành cho cán bộ, nhân viên,
giảng viên của trường; thậm chí còn có thêm 10% được dành cho các giảng viên
thỉnh giảng lâu năm. Chỉ có 39% cổ phần là bán ra bên ngoài, trong đó có 5 nhà
đầu
tư chiến lược như Saigon Co-op, Khách sạn Sài Gòn, công ty cổ phần chứng khoán
TPHCM-HSC. Cấu trúc chủ sở hữu sau cổ phần hóa như thế có thể là là lạ lẫm với
trường hợp doanh nghiệp nhà nước thông thường, nhưng với một cơ sở giáo dục thì
đặc thù này hoàn toàn dễ hiểu. Thành phần cổ đông và tỷ lệ sở hữu cổ phần đó có
vẻ tương đồng với một công ty cổ phần đại chúng, hoặc thậm chí tương đồng với
một cơ sở giáo dục phi lợi nhuận, cái mà ở đó chủ sở hữu nhà trường là số đông
chứ
không phải là những nhà đầu tư cụ thể.
Tuy nhiên, vì áp dụng triệt để theo pháp luật về công ty cổ phần mà không có
sự hạn chế đặc thù nào đối với một cơ sở giáo dục, nên theo đó mà số cổ phần của
47
Trường nằm trong tay nhiều cổ đông nhỏ lẻ đã được một số nhà đầu tư (có người
gọi là nhà đầu tư “cá mập”) như Công ty Ba trăm sáu mươi độ, Công ty iConnect
âm thầm hoặc công khai thu gom. Cuối cùng, cũng đến thời điểm một số nhà đầu tư
tuyên bố nắm giữ một tỷ lệ lớn cổ phần Trường Đai học Hoa Sen và muốn thực thi
quyền sở hữu. Đôi khi một số nhà đầu tư bị xem là “cá mập”, đôi khi hành động
của
một số nhà đầu tư bị xem là “phản giáo dục”, nhưng nếu nhà đầu tư chỉ đang thực
hiện đúng quyền sở hữu của mình, không trái luật, thì không ai có thể ngăn cản
được điều đó xảy ra. Chỉ có điều nếu nhìn từ khía cạnh lập pháp, nếu luật đó
chưa
bám sát thực tiễn thì cần có sự bổ sung và sửa đổi.
Bảng 2.2. Lịch sử lộ trình tăng vốn điều lệ và chia tài sản tích lũy cho cổ đông
thông qua phát hành thêm cổ phiếu thưởng tại Trường Đai học Hoa Sen
Thời điểm
Vốn
điều lệ
Nguồn để tăng vốn
(trích Nghị quyết Đại hội đồng cổ
đông thường niên các năm)
Tỷ lệ chia cổ
phiếu thưởng/cổ
phiếu hiện hữu
11/2006
15 tỉ
(thời điểm thành lập)
01/2010
30 tỉ
Quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng
năm 2007, 2008. Chênh lệch thu chi
chưa phân phối năm học 2008-2009.
950/1000
01/2013
71,9 tỉ
Quỹ đầu tư phát triển chưa sử dụng.
Chênh lệch thu chi sau thuế chưa phân
phối lũy kế các năm tính đến năm
2011-2012. Chênh lệch thu chi sau
thuế chưa phân năm TC 2011-2012
1400/1000
(Nguồn: Lam Phương [14])
Và có thể thấy, ở Trường Đai học Hoa Sen, không những cơ cấu quản trị
theo mô hình công ty cổ phần được thể hiện một cách rõ nét, mà thị trường chuyển
nhượng cổ phần giữa các nhà đầu tư cũng đã được vận dụng pháp luật doanh nghiệp
về công ty cổ phần một cách triệt để và sống động.
* Về đại học phi lợi nhuận
Trường Đai học Hoa Sen tự khẳng định rằng mình là một trường đại học phi
lợi nhuận ngay từ thời kỳ mà khuôn khổ pháp lý về loại hình trường đại học phi
lợi
48
nhuận còn chưa rõ ràng. Nhà trường thể hiện lập trường phi lợi nhuận thông qua
“bản hiến pháp” của mình, đó là “Quy chế Tổ chức và Hoạt động của trường Hoa
Sen”. Theo đó, tại Điều 8, Mục 7 của quy chế này có ghi “Trường hoạt động theo
cơ chế phi lợi nhuận theo Nghị quyết của Chính phủ số 05/2005/NQ-CP ngày 18-
04-2005…”. Và thêm nữa, Điều 3 của quy chế này cẩn thận tiên liệu sẵn “Trong
quy chế này, bất kỳ một tham chiếu nào tới bất kỳ một điều khoản hoặc văn bản
nào
sẽ bao gồm cả những sửa đổi hoặc văn bản thay thế chúng”. Như vậy, khi có “văn
bản nào” của nhà nước quy định rõ hơn về cơ chế phi lợi nhuận theo tinh thần của
Nghị quyết 05 thì trường sẽ đương nhiên thực hiện, trừ khi cổ đông biểu quyết
khác.
Và thời điểm mà một “văn bản nào” đó ra đời cũng đã đến, ngày 10/12/2013,
nghị định của chính phủ số 141/2013/NĐ-CP về “Quy định chi tiết và Hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật GDĐH” đã có hiệu lực, trong đó có Điều 6 quy định
về điều kiện để xác định một trường là “cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động
không vì lợi nhuận”. Trong các điều kiện đó có quy định “chủ sở hữu nguồn vốn
đầu tư không nhận lợi tức hoặc nhận lợi túc không vượt quá lãi suất trái phiếu
chính
phủ quy định trong cùng thời kỳ” và “chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào
tạo, nghiên cứu khoa học hàng năm của trường là tài sản sở hữu chung hợp nhất
không phân chia”. Tức là những cổ đông của trường bỗng dưng thấy rằng có nguy
cơ chẳng những sẽ không được nhận lợi tức cao như trước nữa, mà còn không thể
gia tăng giá trị cổ phần của mình thêm lên, bất luận nhà trường có hoạt động
hiệu
quả tới đâu, tài sản gia tăng nhiều như thế nào, bởi vì mọi giá trị gia tăng đó
sẽ là
“tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia”. Trước nguy cơ đó, một số cổ
đông nhỏ lẻ lựa chọn bán cổ phần cho các nhà đầu tư khác đang có ý định thu gom
để chi phối, một số cổ đông khác thì thay đổi quan điểm của mình về mong muốn
một trường đại học phi lợi nhuận. Hệ quả của quá trình này là tỷ lệ sở hữu cổ
phần
của nhóm phản đối “phi lợi nhuận” tăng lên đủ để có quyền biểu quyết theo ý
mình.
Nếu đứng trên quan điểm tránh mâu thuẫn và trọng ổn định thì hết thảy
những lùm xùm của Hoa Sen trong thời kỳ này có thể tìm thấy nguyên nhân từ đâu?
49
(i) Có thể đó là do pháp luật (nghị định 141/2013/NĐ-CP) đã không tiên liệu
đủ hết những tình huống cụ thể của cuộc sống, khiến cho chủ thể quan hệ pháp
luật
thay vì có một hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho quan hệ pháp luật hữu hiệu của
mình, thì lại bị chính quy phạm pháp luật mới ấy đẩy vào quan hệ mâu thuẫn;
(ii) Cũng có thể do những nhà quản trị Hoa Sen đã lựa chọn vận dụng pháp
luật một cách cứng nhắc đến cực đoan, khiến cho nhiều cổ đông, cả lớn và nhỏ,
cảm
thấy quyền lợi bị đe dọa, như lời của chủ tọa đại hội cổ đông bất thường ngày
02/08/2014: “Xét cho cùng, chúng ta đi tận cùng vấn đề thì Đại học Hoa Sen của
ai?
Và nếu nó thất bại thì ai chịu? Cổ đông chúng ta là những người bỏ tiền vào đó.
Còn anh là giáo viên, hôm nay anh không dạy chỗ này thì mai anh dạy chỗ khác.
Người lao động có thể mất việc nếu Hoa Sen không còn tồn tại và phát triển.
Nhưng
chúng tôi là những người bỏ tiền vào, nếu Hoa Sen sụp đổ, chúng tôi mất tiền”;
(iii) Cách thức cơ quan quản lý nhà nước đã áp dụng pháp luật quá an toàn
cũng có thể là nguyên nhân, đó là quan điểm nhóm ủng hộ duy trì phi lợi nhuận
trước những nội dung trả lời của cơ quan quản lý nhà nước về vụ việc, đại ý là
chưa
công nhận Hoa Sen là một trường phi lợi nhuận như nhà trường vẫn khẳng định.
Thay vào đó, "Để được công nhận là trường đại học tư thực hoạt động không vì lợi
nhuận, đề nghị Trường Đại học Hoa Sen thực hiện theo quy trình, thủ tục quy định
tại Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ –TTg
ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ trướng Chính phủ, khẩn trương xây dựng đề án
trình Bộ GD&ĐT thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là Trường
Đại học tư thực hoạt động không vì lợi nhuận" (theo văn bản số 176-TB/VPTƯ do
Phó chánh văn phòng Thành Ủy, do ông Tăng Phước Lộc ký, truyền đạt ý kiến của
ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh thời điểm đó). Đã
có thể là tốt hơn, như đề xuất của nhà báo Lam Phương [14], nếu cơ quan quản lý
nhà nước hỗ trợ tạo lập một lộ trình phù hợp để những nhà đầu tư chưa hiểu rõ
tôn
chỉ phi lợi nhuận có thể rút vốn an toàn với một mức lợi nhuận hợp lý, nhưng
cũng
bảo vệ được các hỗ trợ ban đầu mà nhà nước đã ưu đãi cho một trường phi lợi
nhuận.
50
2.2.3. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị đại học trong trường
đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
Đối với một doanh nghiệp thuần túy, có rất nhiều yếu tố để người thành lập
doanh nghiệp xem xét trước khi chọn mô hình quản trị nào cho tối ưu, tiết kiệm
chi
phí như: số lượng, tính chuyên nghiệp của thành viên góp vốn; mức độ tin cậy lẫn
nhau giữa các thành viên tham gia góp vốn; tính chất hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với trường đại học tư thục ở Việt Nam, dường như không có một xu
hướng nào cụ thể về lựa chọn mô hình quản trị, thâm chí cũng không có nhiều dấu
hiệu cho thấy các trường đại học tư thục đặt nhiều trăn trở phải quản trị theo
một
mô hình nào, thể hiện qua quy chế tổ chức và hoạt động của các trường. Nhưng
quan sát thực tế, Bùi Thanh Dũng cho rằng tất cả các trường đại học tư thục hiện
nay có tổ chức và hoạt động không khác gì một mô hình doanh nghiệp, thậm chí là
độc nhất mô hình công ty cổ phần [1]. Đây là hệ quả từ việc Luật Giáo dục đại
học
2012 vay mượn pháp luật công ty cổ phần để hình thành nội dung pháp luật về
trường đại học tư thục một cách triệt để đến cực đoạn. Dù vậy, về địa vị pháp lý
của
các trường đại học tư thục, chưa có điều nào quy định cụ thể khẳng định trường
đại
học tư thục hoạt động như là một doanh nghiệp. Việc trường đại học tư thục tự
“khoác” lên mình một cái áo doanh nghiệp khiến cho hoạt động của trường mang
tính chất đầy rủi ro và bất cập, khó đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại lâu
dài.
2.2.3.1. Kết quả hoạt động của các trường đại học tư thục áp dụng quản trị
đại học theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam
Về quy mô, nếu như trước đổi mới, Việt Nam chỉ mới có 63 trường đại học
và chưa có một trường đại học tư thục nào thì đến năm 1988 đã có trường đại học
ngoài công lập đầu tiên. Từ đó đến nay, hành lang pháp lý cho các trường đại học
tư
thục đã được tạo lập và hoàn thiện dần, các trường đại học tư thục bắt đầu có
những
vị trí nhất định trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Hiện nay, có khoảng 61 trường trường đại học tư thục ở Việt Nam, chiếm
25,5% tổng số trường đại học trên cả nước, phân bố ở 29/63 tỉnh, thành, trong
đó,
51
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những nơi tập trung nhiều trường đại học tư
thục gồm 13 và 12 trường. Quy mô đào tạo của các đại học tư thục là hơn 253
nghìn
sinh viên, chiếm 13,16% sinh viên đại học trên cả nước, cùng với đội ngũ giảng
viên 20.500 người. Nhiều trường đại học tư thục đã xây dựng được cơ sở vật chất
khang trang, hiện đại: Tổng số phòng học lên tới 94.088, với tổng diện tích sàn
là
8.598.868 m2, 43 trường có phòng thí nghiệm, 45 trường có xưởng thực hành. Giá
trị đầu tư trung bình của một trường cho hệ thống phòng thí nghiệm là 8,6 tỷ
đồng,
cho xưởng thực hành là 6,5 tỷ đồng.
Bảng 2.3. Sự phát triển số lượng các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam
Năm
1994
2000
2005
2010
2016
2020
Số lượng trường đại học ngoài công lập
5
16
20
51
60
61
Tỷ lệ % trong tổng số các trường đại học
8.6
18.2
16.9
26.7
25.5
25.0
(Nguồn: Trần Văn Hùng, 25 năm hình thành phát triển, đại học tư thục ngày càng
đóng vai trò quan trọng, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Hiệp hội các Trường đại
học, cao đẳng Việt Nam)
Về thu hút sinh viên, một số trường đại học tư thục đã tuyển sinh được sinh
viên quốc tế đến học tập, thực tập cũng như trao đổi sinh viên quốc tế. Cũng
Theo
thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm gần đây, số lượng sinh viên
tốt nghiệp các trường đại học tư thục chiếm từ 12% trở lên trong tổng số sinh
viên
tốt nghiệp hàng năm.
Về đóng góp và giảm tải cho ngân sách, hệ thống các trường đại học tư thục
phát triển chẳng những đóng thuế, tạo việc làm, đào tạo nhân lực, mà còn giảm
bớt
gánh nặng cho nhà nước trong việc đầu tư ngân sách cho các trường đại học công.
Từ khi các trường đại học tư thục ra đời, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đã
giảm rất nhiều, ví dụ như 240.000 sinh viên ra trường tư thục thì làm giảm tải
cho
ngân sách nhà nước khoảng 2.400 tỷ đồng. Mặt khác, nếu giảm bớt đi số lượng các
trường đại học công lập thì giảm được lực lượng nhân sự và ngân sách nhà nước.