Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
3,869
678
85
32
chế “hội nghị nhà đầu tư” là một phương thức ra quyết định dựa trên tập thể
những
nhà đầu tư chia nhau các phần đồng sở hữu đối trường đại học tư thục.
Thêm nữa, so sánh với mô hình quản trị công ty TNHH một thành viên với
chủ sở hữu là tổ chức theo Luật doanh nghiệp 2014, nếu chỉ nhìn từ vẻ ngoài, rất
dễ
để nhận xét rằng mô hình này “hầu như trùng khớp” mô hình quản trị đại học trong
các trường hợp trường đại học tư thục. Sự tương đồng đó có lẻ không phải là
trùng
hợp xét từ ý chí của nhà lập pháp; thật vậy, điều khoản bổ sung của Luật Giáo
dục
đại học 2018 đề nghị dẫn chiếu “áp dụng quy định của pháp luật liên quan về công
ty trách nhiệm hữu hạn hoặc quỹ xã hội để giải quyết những vấn đề trong cơ sở
giáo
dục đại học mà Luật này chưa quy định” trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ
sở giáo dục đại học, cho thấy một ưu tiên nhất định của nhà lập pháp đối với mô
hình quản trị công ty TNHH. Vậy có phải có sự tương đồng đáng kể giữa mô hình
quản trị đại học trong trường đại học tư thục so với mô hình quản trị công ty
TNHH
một thành viên với chủ sở hữu là tổ chức? Thực ra thì xét từ góc nhìn ở cấp độ
của
nhà đầu tư, bao gồm trường hợp nhà đầu tư là chủ sở hữu duy nhất và trường hợp
nhà đầu tư là đồng sở hữu đối với trường đại học tư thục; do đó, mô hình quản
trị
công ty TNHH một thành viên không đủ độ tương đồng với mô hình quản trị trường
đại học tư thục thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư. Hoặc nếu so sánh hội
đồng
trường đại học tư thục với hội đồng thành viên trong mô hình quản trị công ty
TNHH từ hai thành viên trở lên thì có một điểm khác biệt căn bản ở cấp quản trị
cao
nhất, được phân tích chi tiết hơn ở mục 2.1.4.1.
Vậy, liệu có mô hình quản trị công ty nào có độ tương đồng cao với mô hình
quản trị trường đại học tư thục thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư? Để có
câu
trả lời cho câu hỏi này, cần đi sâu vào phân tích so sánh giữa hội đồng trường
trong
mô hình quản trị trường đại học tư thục, với hội đồng thành viên trong mô hình
quản trị công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, và với hội đồng quản trị trong
mô
hình quản trị công ty cổ phần.
33
2.1.4. Hội đồng trường trong mô hình quản trị trường đại học tư thục có sự
tương đồng so với hội đồng quản trị của công ty cổ phần
2.1.4.1. Từ Hội đồng quản trị công ty đến Hội đồng trường đại học tư thục
Lần đầu tiên “Hội đồng trường” được chính thức đưa ra là trong Điều lệ
trường đại học 2003, sau đó được thể chế hóa trong Luật Giáo dục 2005 tại Điều
53,
Luật GDĐH 2012 tại Điều 14 và 16. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường
được quy định cụ thể hơn ở Điều lệ trường đại học 2014. Tiếp đến là Luật GDĐH
2018, thể hiện rõ hơn vai trò quản trị, ra quyết định trong từng lĩnh vực hoạt
động
của Hội đồng trường so với vai trò điều hành của Hiệu trưởng. Hội đồng trường là
một giải pháp về mặt thể chế quan trọng để thực hiện đổi mới quản trị đại học.
Riêng đối với trường đại học tư thục, Luật GDĐH 2012 chưa có thiết chế hội
đồng trường, thay vào đó “hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ
sở
hữu” của trường đại học tư thục. Hiện nay, Luật GDĐH 2018 định nghĩa hội đồng
trường dựa theo loại hình. Theo đó, đối với trường đại học tư thục, Hội đồng
trường
“là tổ chức quản trị, đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan”
(Khoản
1, Điều 17, Luật GDĐH 2018); trong khi đó, đối với trường đại học công lập, Hội
đồng trường “là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các
bên có lợi ích liên quan” (Khoản 1, Điều 16, Luật GDĐH 2018).
Nếu so sánh hội đồng trường với hội đồng thành viên trong công ty TNHH
từ hai thành viên trở lên thì có một điểm khác biệt căn bản: Trong khi hội đồng
trường đại học tư thục chưa phải là một cấp quản trị cao nhất, mà còn phụ thuộc
vào
hội nghị nhà đầu tư (tương ứng với Luật GDĐH 2012 là Đại hội đồng cổ đông), thì
hội đồng thành viên của công ty TNHH từ hai thành viên trở lên đã “là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty” theo Khoản 1, Điều 56, LDN 2014.
Ngược lại, khi so sánh với hội đồng quản trị trong công ty cổ phần thì hội
đồng trường đại học tư thục có nét tương đồng về thẩm quyền quản trị (như được
minh họa trong hình 2.4): Nếu như hội đồng quản trị trong mô hình quản trị công
ty
34
cổ phần là cấp quản trị nằm giữa đại hội đồng cổ đông và giám đốc, thì hội đồng
trường đại học tư thục là tổ chức trung gian của hội nghị nhà đầu tư và hiệu
trưởng.
Hình 2.3. So với hội đồng thành viên của công ty TNHH từ hai thành viên trở
lên thì hội đồng trường chưa phải là một cấp quản trị cao nhất
(Nguồn: Tác giả mô phỏng theo Luật GDĐH 2018 và Luật Doanh nghiệp 2014)
2.1.4.2. Thành phần Hội đồng trường phải có các “thành viên độc lập”
Hội đồng trường của trường đại học tư thục đã được quy định là bao gồm đại
diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan. Thành phần bắt buộc từ các
bên
liên quan, bên ngoài các nhà đầu tư, là nét khác biệt của hội đồng trường khi so
sánh với mô hình quản trị công ty TNHH, vốn chỉ được quy định là “gồm tất cả các
thành viên công ty” (Khoản 1, Điều 56, LDN 2014). Ngược lại, thành phần bắt buộc
từ các bên liên quan của hội đồng trường lại là nét tương đồng khi so sánh với
hôi
đồng quản trị trong mô hình quản trị CTCP. Thật vậy, Điểm b, Khoản 1, Điều 134,
LDN 2014, về một mô hình quản trị CTCP bao gồm “đại hội đồng cổ đông, hội
đồng quản trị và giám đốc”, quy định “ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản
trị
phải là thành viên độc lập”. Có thể nhận định, so với hội đồng quản trị của công
ty
cổ phần thì hội đồng trường chẳng những có sự tương đồng về cấp thẩm quyền quản
trị, mà còn có những đặc trưng giống nhau về cơ cấu thành viên cấu thành hội
đồng.
Hội nghị nhà đầu tư
Hội đồng thành viên
Hội đồng trường
Chủ tịch
Hội đồng thành viên
Mô hình quản trị trường đại học tư thục
thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư
Mô hình quản trị
Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên
Ban kiểm
soát
Ban kiểm
soát (1)
Giám đốc/
Tổng Giám đốc
Hiệu trưởng
(1) chỉ bắt
buộc đối với
Công ty
TNHH có từ
11 thành
viên trở lên
35
Hình 2.4. So với hội đồng quản trị của công ty cổ phần thì hội đồng trường có
sự tương đồng về thẩm quyền quản trị cũng như về cơ cấu thành viên
(Nguồn: Tác giả mô phỏng theo Luật GDĐH 2018 và Luật Doanh nghiệp 2014)
Mặc dù vậy, cần phải phải làm rõ rằng bản chất của thành viên độc lập trong
hội đồng quản trị CTCP có đôi chút khác biệt so với thành viên từ các bên liên
quan
của hội đồng trường trong trường đại học tư thục: Trong khi mục đích chính của
sự
hiện diện thành viên độc lập trong hội đồng quản trị CTCP là để góp phần bảo vệ
cổ
đông (đặc biệt là cổ đông thiểu số) của CTCP khỏi những nguy cơ sai phạm, tư
lợi,
hay lạm quyền từ đội ngũ điều hành gồm các thành viên hội đồng quản trị khác và
các thành viên ban giám đốc; ngược lại, thành viên từ các bên liên quan của hội
đồng trường trong trường đại học tư thục không phải là để góp phần bảo vệ nhà
đầu
tư, mà trái lại, là để bảo vệ các bên liên quan (gồm giảng viên, nhân viên, sinh
viên
và thậm chí là cộng đồng giáo dục, xã hội nói chung) khỏi những can thiệp quá đà
hay “phản giáo dục” của những nhà đầu tư “cá mập”. Ở khía cạnh này, thì bản chất
của thành viên từ các bên liên quan của hội đồng trường trong trường đại học tư
thục là tương đồng với thành viên người lao động tham gia vào hội đồng ở tầng
trên
trong mô hình quản trị CTCP điển hình theo cấu trúc hai tầng ở Liên bang Đức.
Hội nghị nhà đầu tư
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị với
các thành viên độc lập
Mô hình quản trị trường đại học tư thục
thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư
Mô hình quản trị công ty cổ phần
Ban kiểm
soát
Ban kiểm
soát (2)
Giám đốc/
Tổng Giám đốc
Hiệu trưởng
(2) chỉ bắt
buộc có
điểu kiện
36
2.1.5. Về địa vị pháp lý, hiệu trưởng không mặc định là người đại diện theo
pháp luật của trường đại học tư thục
2.1.5.1. Hiệu trưởng giữ vai trò quản lý quan trọng, nhưng không mặc định là
người đại diện theo pháp luật của trường đại học tư thục
Vai trò quản lý của hiệu trưởng được quy định rõ từ Luật GDĐH 2012 cho
tới Luật GDĐH 2018 trong mối quan hệ với Hội đồng trường. Theo đó, hiệu trưởng
“là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở GDĐH…”.
Theo Luật GDĐH 2012, hiệu trưởng, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ
nhiệm hoặc công nhận, được quy định chung là người đại diện cho cơ sở giáo dục
đại học trước pháp luật, mà không có phân biệt giữa trường đại học công lập hay
tư
thục. Tuy nhiên, Luật GDĐH 2018 đã có sự điều chỉnh cho bám sát với thực tiễn,
hiệu trưởng trường đại học tư thục không đương nhiên là người đại diện pháp luật
của trường; thay vào đó, người đại diện theo pháp luật của trường đại học tư
thục có
thể là một người khác nếu như có quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của
trường đại học tư thục, ví dụ như là chủ tịch hội đồng trường. So sánh điều này
với
các mô hình quản trị công ty, nhận thấy có sự tương đồng khi Khoản 2, Điều 78,
LDN 2014 quy định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên do tổ
chức làm chủ sở hữu thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là
người đại diện theo pháp luật của công ty trừ khi điều lệ công ty có quy định
khác;
hay như đối với cơ cấu tổ chức quản lý CTCP (Khoản 2, Điều 134, LDN 2014) thì
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Hiệu trưởng, dù là người đại diện theo pháp luật hay không, cũng là một mắc
xích quản lý quan trọng trong mọi mô hình quản trị đại học. Vì tầm quan trọng
đó,
Luật GDĐH 2012 dành cho hiệu trưởng một vị trí đương nhiên trong hội đồng quản
trị của trường đại học tư thục; Luật GDĐH 2018 dù đã tháo gỡ quy định cứng nhắc
về cơ cấu thành viên đương nhiên của hiệu trưởng, nhưng vẫn thể hiện tinh thần
đề
cao vai trò của hiệu trưởng khi dự liệu trường hợp: nếu hiệu trưởng không là
thành
37
viên của hội đồng trường thì “trong các cuộc họp của hội đồng trường, hiệu
trưởng
trường đại học có quyền tham dự, thảo luận”.
2.1.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường đại học tư thục
Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài
chính, tài sản, hợp tác trong và ngoài nước là những nhiệm vụ và quyền hạn được
dành riêng hiệu trưởng nhằm đạt được các mục tiêu chung tối thiểu của một cơ sở
giáo dục đại học, dù là công lập hay tư thục. Do đó, tại Điểm c, Khoản 4, Điều
17,
Luật GDĐH 2018, khi dự liệu trường hợp chủ tịch hội đồng trường là người chia sẻ
một phần hoặc toàn bộ những nhiệm vụ và quyền hạn trên, thì luật cẩn trọng quy
định chủ tịch hội đồng trường phải có đủ những tiêu chuẩn như hiệu trưởng.
Trừ những thẩm quyền đã minh định trong luật hoặc trong quy chế tổ chức
hoạt động của trường là thuộc thẩm quyền của hội nghị nhà đầu tư hoặc của hội
đồng trường, hiệu trưởng có thẩm quyền ban hành nhiều quyết định quan trọng
trong công tác quản lý hoạt động hàng ngày của cơ sở giáo dục đại học, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền, quyết định dự án đầu
tư. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật, hội đồng trường, và các bên
liên
quan về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị đại học trong các trường
đại học tư thục ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và sự tác động đến việc thi hành pháp luật về
quản trị đại học trong các trường đại học tư thục ở Việt Nam hiện nay
2.2.1.1. Về định hướng và chủ trương ủng hộ của Đảng và Nhà nước
Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực
chất lượng cao. Loại hình trường đại học tư thục phát triển vừa đáp ứng được nhu
cầu học tập ở trình độ cao của người dân vừa góp phần cung ứng đội ngũ nguồn
nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước Việt
Nam đã khẳng định phát triển sự nghiệp giáo dục, trong đó có giáo dục đại học là
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn dân [6]. Thực hiện chủ trương xã hội
38
hoá theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, Hội nghị Trung
ương 6 khóa IX, ngày 18/4/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số
05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và
thể dục thể thao nên sự nghiệp giáo dục đã huy động ngày càng nhiều thành phần
kinh tế và các lực lượng xã hội đầu tư các nguồn lực phát triển giáo dục. Nghị
quyết
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-
NQ/TW) đã chỉ rõ cần phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong
đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý
là khâu then chốt, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao
chất
lượng giáo dục, đào tạo [7]. Ngày 02/11/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, nhằm tạo được
chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, trong đó có 40% tổng số
sinh viên đại học và cao đẳng ngoài công lập [3].
2.2.1.2. Về cơ chế chính sách và hành lang pháp lý còn nhiều bất cập
Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều bất cập, đặc biệt là chính
sách phát triển các trường đại học tư thục hiện nay chưa đồng bộ, chưa hợp lý.
Một
thời gian dài, trong khi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại
học tư thục chưa đầy đủ, việc thành lập các trường đã thiếu sự điều tra, khảo
sát kỹ;
trong tình trạng thiếu chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học. Cơ
chế
chính sách của Nhà nước chưa thực sự ưu đãi công bằng cho phát triển các trường
đại học tư thục; chính sách đầu tư tài chính, đất đai, cơ sở vật chất; chính
sách phát
triển đội ngũ giảng viên cho các trường đại học tư thục còn bất hợp lý, chưa tạo
được sự bình đẳng giữa giáo dục đại học công lập và đại học tư thục.
Do đó, việc phát triển các trường đại học tư thục ở Việt Nam vẫn còn bị giới
hạn bởi khung khổ pháp lý [25]. Như về thực hiện chính sách, chưa có những chỉ
tiêu cụ thể để thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục. Về cơ chế ưu đãi, vẫn còn
là
một sân chơi thiếu bình đẳng giữa các trường đại học công lập và trường đại học
tư
39
thục. Về quyền tài sản ở các trường đại học tư thục, khuôn khổ pháp lý còn chưa
rõ
ràng về phần lợi nhuận tích lũy hàng năm, về tài sản chung không chia.
2.2.1.3. Về tồn tại định kiến xã hội đối với loại hình trường đại học tư thục
Về mặt lịch sử pháp lý, loại hình trường đại học tư thục vốn được quy định
sớm hơn loại hình trường đại học dân lập, nhưng cũng vì định kiến xã hội và
tranh
cãi từ ngữ mà tạm thời phải có một giai đoạn lịch sử lấy loại hình trường đại
học
dân lập làm bước đệm, trước khi có quyết định chuyển đổi loại hình 19 trường đại
học từ dân lập sang tư thục qua Quyết định số 122/2006/QĐ-TTg của TTCP về
chuyển loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục
[8].
Dù hiện nay chưa chiếm thị phần cao về số lượng sinh viên như mong đợi
nhưng cũng đã là một loại hình đại học phổ biến có đóng góp quan trọng, nhưng
đánh giá chung của xã hội là vẫn còn nhiều phần thiếu tin tưởng đối với mô hình
đại
học này, thậm chí coi đó là một vấn đề nhức nhối ở nước ta hiện nay. Sự thiên
kiến
có phần oan uổng cho mô hình trường đại học tư thục, dù là phi lợi nhuận hay vị
lợi
nhuận. Chúng ta đều biết trong nền kinh tế thị trường, vị lợi nhuận cũng chính
là
động lực lớn nhất để tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội nâng cao chất
lượng
phục vụ khách hàng, mà giáo dục đại học cũng sẽ không nằm ngoài quy luật đó. [4,
tr.1]. Trong bối cảnh hệ thống giáo dục đại học Việt Nam không có đủ điều kiện
để
tăng trưởng tốt, trong khi các trường công lập tiếp tục mở rộng ra, thì các
trường tư
thục ngày càng bị buộc phải cạnh tranh gay gắt hơn với khối công lập vốn có
nhiều
lợi thế về lịch sử hình thành phát triển lẫn thiên kiến xã hội.
2.2.1.4. Về nền tảng kinh nghiệm và không gian phát triển của trường đại
học tư thục Việt Nam
Tuy phát triển trong điều kiện còn nhiều khó khăn và thiếu công bằng, nhiều
trường đại học tư thục ở Việt Nam [19] đã xây dựng được cơ sở vật chất khang
trang, hiện đại, một số trường đã xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế như: Trường
Đại
học Quốc tế Miền Đông, Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học FPT... Quy
mô đào tạo của các đại học tư thục là hơn 253 nghìn sinh viên, chiếm 13,16% sinh
40
viên đại học trên cả nước, đội ngũ giảng viên là 20.500 người. Đa số các trường
đại
học tư thục ở Việt Nam phát triển theo hướng thực hành và ứng dụng. Trong đó, có
những trường đại học đạt chuẩn 3 sao về cơ sở vật chất do tổ chức kiểm định
Vương quốc Anh quốc đánh giá như Trường Đại học FPT, Trường Đại học Nguyễn
Tất Thành. Nhiều trường đã và đang đầu tư mạnh cho cơ sở vật chất với mức đầu tư
từ 1.000 - 2.000 tỷ đồng như Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, Trường Đại học
Công nghệ TP.HCM, Trường Đại học Văn Lang.
So với trước đây, hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học tư
thục đã có sự khác biệt đáng kể. Như trong năm 2018, Trường Đại học Duy Tân đã
lọt vào tốp đầu của Việt Nam về số bài đăng trên các tạp chí uy tín của thế
giới.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học trẻ của các trường như Đại học
Nguyễn Tất Thành, Đại học Công nghệ TP.HCM… đã được vinh dự nhận giải
thưởng Quả cầu vàng do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức và nhiều giải thưởng
khoa học quốc tế. Trường Đại học PHENIKAA cũng đã thành lập và đưa vào hoạt
động 8 nhóm nghiên cứu mạnh trong nhiều lĩnh vực.
2.2.2. Thực tiễn quản trị đại học và quản trị đại học trong trường đại học tư
thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam
Do tác động của xu hướng quản trị hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá nên
quản trị đại học ngày nay, trên thế giới lẫn ở Việt Nam, đều đã có nhiều thay
đổi.
Trong các cơ sở giáo dục đại học, thành lập các hội đồng trường với một bộ phận
đáng kể các thành viên không thuộc giới học giả ngày càng trở nên phổ biến. Các
trường đại học đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc chuyển đổi vai trò để
thích
ứng với những thay đổi kinh tế, xã hội nhanh chóng, đặc biệt trong bối cảnh ngân
sách tài trợ của chỉnh phủ giảm đi mà nhu cầu chất lượng giáo dục đại học tăng
lên.
2.2.2.1. Khái quát thực tiễn quản trị đại học ở Việt Nam
Về thực trạng quản trị đại học ở Việt Nam, Nguyễn Đăng Minh cho rằng
“phương thức quản trị đại học chậm thay đổi so với yêu cầu của nền kinh tế - xã
hội” [20]. Trải qua một thời kỳ khá dài, trong hệ thống giáo dục đại học tại
Việt
41
Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan chủ quản các trường đóng vai trò nhà
quản trị khi trực tiếp quyết định những vấn đề then chốt nhất. Nguyễn Đông Phong
& Nguyễn Hữu Huy Nhựt [19, tr.63-67] đã nhận định rằng phương pháp quản trị
đang được áp dụng tại các trường đại học hiện nay đã không còn phù hợp với mô
hình kinh tế thị trường, do đó cần có những thay đổi nhanh chóng và toàn diện.
Về tỷ lệ và phân bổ các trường đại học tư thục, nếu như năm 2007-2008,
Việt Nam có 160 trường đại học gồm 39 trường tư thục và dân lập, thì đến năm
2017-2018, cả nước có 236 trường gồm 60 trường tư thục và dân lập. Các trường
đại học phân bố không đều, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều trường
đại học nhất với 102 trường, chiếm trên 43%, tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ có 55
trường, chiếm trên 23% và vùng Tây Nguyên có ít nhất, với 4 trường đại học.
Về thực tiễn quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo mô hình công
ty cổ phần, có thể điểm nét một số trường có nhiều cổ đông nhất là như: Trường
Đại
học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh có 439 cổ đông, Trường Đại học Hoa Sen
có 88 cổ đông và Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn có 79 cổ đông. Bên cạnh đó,
có một số trường đại học tư thục chỉ có từ 03 đến 10 cổ đông như: Trường Đại học
Thành Đông, Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM, Trường Đại học Công nghệ
Miền Đông, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Trường Đại học Nam
Cần Thơ, Trường Đại học Tây Đô, Trường Đại học Thái Bình Dương…
2.2.2.2. Thực tiễn quản trị đại học trong trường đại học tư thục theo mô hình
công ty cổ phần ở Việt Nam qua một số trường hợp
Pháp luật về quản trị đại học là một vấn đề chuyên sâu liên quan hệ thống
quản lý, sở hữu và chiến lược của các trường nên rất khó tiếp cận thông tin. Kể
cả
đối với một số thông tin đã được luật giáo dục đại học quy định là bắt buộc phải
công khai trên trang thông tin điện tử của trường (như danh sách tổ chức và cá
nhân
góp vốn đầu tư, báo cáo hằng năm về các chỉ số kết quả hoạt động, báo cáo tài
chính hằng năm…) thì kết quả điều tra thông tin được các trường công bố là “con
số
không”. Đó là một rào cản rất lớn cho một nghiên cứu chuyên ngành luật. Tuy vậy,