Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
3,774
678
85
12
văn khoa. Đoàn thể Công giáo còn có Viện Đại học Minh Đức do Hội Minh Trí
thuộc thành lập năm 1970, gồm 5 phân khoa: Nhân văn và Nghệ thuật, Kinh
thương, Y khoa, Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật. Bên khối phật giáo cũng
có Viện Đại học Vạn Hạnh thành lập ngày 17/10/1964 có trụ sở tại số 222 đường
Trương Minh Giảng, nay đường Lê Văn Sỹ, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, cũng
có 4 phân khoa: Phật học, Giáo dục, Văn học và Khoa học Nhân văn, Khoa học Xã
hội. Khối phật giáo còn có Viện Đại học Phương Nam của khối Việt Nam Quốc Tự.
Các tôn giáo nhỏ hơn cũng có Viện Đại học Hòa Hảo ở Long Xuyên của Phật giáo
Hòa Hảo thành lập năm 1971 dành cho con em miền Tây; và Viện Đại học Cao Đài
do Cao Đài giáo thành lập ở Tây Ninh cũng trong năm 1971, gồm 2 phân khoa: Sư
phạm, Nông Lâm Mục. Các viện đại học tư thục trong giai đoạn này phần lớn là do
các hội tôn giáo thành lập lên cùng với sự hỗ trợ kinh phí từ những nhà hảo tâm
viện trợ và giúp đỡ cho các viện đại học tư thục này tồn tại và phát triển.
Từ sau năm 1975 đến trước Đổi mới năm 1986, Việt Nam không tồn tại
trường đại học loại hình tư thục do đặc điểm pháp luật đương thời, theo đó là
nhà
nước không thừa nhận sự tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân và các thành phần kinh
tế tương ứng. Cũng có nghĩa là, thời kỳ này chỉ có loại hình trường đại học công
lập. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chủ trương của Đảng là đổi mới toàn
diện đất nước, trong đó đề cặp đến đổi mới về kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo
dục,
mở rộng xã hội hóa giáo dục. Mở đầu với việc thí điểm thành lập Trung tâm Đại
học Dân lập Thăng Long thuộc loại hình đại học dân lập vào năm 1988.
Từ năm 1986 đến nay, qua Nghị quyết số 04-HNTW năm 1993, Đảng tiếp
tục nhấn mạnh tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, mở rộng các mô
hình
giáo dục đại học. TTCP ban hành Quyết định số 240-TTg ngày 24/5/1993 về quy
chế đại học tư thục, Quốc hội đưa loại hình trường đại học ngoài công lập vào
Luật
Giáo dục 2005, rồi tách riêng thành Luật Giáo dục đại học 2012. Trên cơ sở đó,
tính
đến hết năm 2017, hệ thống giáo dục hiện có 238 trường đại học, bao gồm 172
trường công lập, 61 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài.
13
1.2. Khái quát về mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt
Nam và các nước
Hình thức công ty cổ phần ra đời là một tất yếu của nền kinh tế, đáp ứng nhu
cầu của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong việc huy động vốn từ nhiều nguồn
khác nhau để mở rộng quy mô kinh doanh. Ở Việt Nam, việc phát triển nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra cơ hội cho các tổ chức, cá
nhân phát huy khả năng sản xuất kinh doanh; từ đó, hình thức công ty cổ phần
ngày
càng phổ biến và chứng minh được vai trò tích cực của nó trong nền kinh tế. Pháp
luật Việt Nam hiện hành đã có nhiều chế định liên quan đến quản trị công ty cổ
phần, tạo cơ sở pháp lý chung để những nhà quản trị áp dụng vào thực tiễn công
ty
mình, nhằm làm cho bộ máy công ty cổ phần vận hành có hiệu quả.
1.2.1. Khái niệm công ty cổ phần
Khái niệm về công ty cổ phần theo pháp luật các nước dù không hoàn toàn
giống nhau, nhưng đều thống nhất quan điểm công ty cổ phần là loại hình công ty
đặc trưng của công ty đối vốn với đặc điểm quan trọng là có sự tách bạch tài sản
của công ty và của các cổ đông, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của
công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình, vốn cơ bản của công ty được chia
thành các cổ phần, trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần được phát hành các
loại chứng khoán ra thị trường để huy động vốn.
Về bản chất, pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước trên thế giới
tương đối tương đồng khi quy định về khái niệm công ty cổ phần. Điều 110 LDN
2014 quy định “công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân…
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp…”. Như vậy, tương tự như phiên
bản trước đây, LDN 2014 cũng không đưa ra một định nghĩa khái quát về công ty
cổ phần, mà chỉ liệt kê những dấu hiệu pháp lý để nhận diện công ty cổ phần,
giúp
phân biệt loại hình công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác.
14
1.2.2. Khái niệm quản trị công ty cổ phần
Quản trị công ty, cũng như quản trị công ty cổ phần, có nhiều cách hiểu khác
nhau. Theo Ngân hàng thế giới, quản trị công ty là một hệ thống các yếu tố pháp
luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty, cho phép công ty có thể thu
hút
được tài chính và nhân lực để hoạt động có hiệu quả, và nhờ đó mà có thể tạo ra
các
giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của
các bên
có lợi ích liên quan và xã hội. Những đặc điểm cơ bản nhất của quản trị công ty
là
[18]: Tính minh bạch của các thông tin và giám sát nội bộ đối với hoạt động quản
lý; bảo đảm thực thi các quyền của tất cả các cổ đông; và các thành viên trong
hội
đồng quản trị có thể hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định, phê
chuẩn.
Ngoài ra, có quan điểm cho rằng quản trị công ty có thể hiểu theo hai nghĩa.
Quản trị công ty theo nghĩa hẹp được hiểu là cơ chế quản lý – giám sát của chủ
sở
hữu với người quản lý công ty theo những mục tiêu và định hướng của chủ sở hữu.
Quản trị công ty theo nghĩa rộng gắn chặt với quyền lợi của chủ sở hữu cũng như
các chủ nợ, nhà cung cấp, người lao động, và khách hàng của công ty. Theo Tổ
chức hợp tác và phát triển (OECD), quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế,
các
hành vi quản lý, xác định việc phân chia các quyền và nghĩa vụ giữa cổ đông, hội
đồng quản trị, các chức danh quản lý và những người có lợi ích liên quan, quy
định
trình tự ban hành các quyết định kinh doanh.
Như vậy, khái niệm quản trị công ty cổ phần dưới góc độ luật học có thể hiểu
là hệ thống các thiết chế để tổ chức quản lý công ty cổ phần được thực hiện trên
cơ
sở phân định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu, người quản lý, những
người có lợi ích liên quan, cũng như các nguyên tắc áp dụng theo một trình tự
thủ
tục nhằm đảm bảo tổ chức và hoạt động công ty một cách hiệu quả nhất.
1.2.3. Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam
Về mô hình quản trị công ty cổ phần, Luật doanh nghiệp 2005 và 2014 quy
định công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc
15
Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc
có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban
kiểm soát. Như vậy, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần được thiết kế theo
một
trong hai mô hình có hoặc không có ban kiểm soát. Đối với mô hình có ban kiểm
soát, việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn
nhau
giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát. Đây là mô hình truyền thống và
điển hình của các công ty cổ phần, là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp và hiệu quả
trong trường hợp công ty cổ phần có sự tham gia đông đảo của các cổ đông khác
nhau. Ngược lại, đối với những công ty cổ phần có ít cổ đông thì mô hình có ban
kiểm soát có thể sẽ gây cồng kềnh bộ máy. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị trong mô
hình này ngoài thành viên điều hành còn có thành viên độc lập và Ban kiểm toán
nội bộ, với ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập.
Các
thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm
soát
đối với việc quản lý điều hành công ty như chức năng của Ban kiểm soát.
Hình 1.3. Mô hình quản trị công ty cổ phần có hoặc không có ban kiểm
soát theo Luật doanh nghiệp 2005 và 2014
1.2.4. Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật một số nước
Để phân loại các mô hình quản trị công ty trên thế giới, các nhà nghiên cứu
thường dựa vào mục đích quản trị công ty hoặc theo cấu trúc quản trị nội bộ của
công ty theo luật định. Khi đó, trên thế giới hiện nay tồn tại chủ yếu hai mô
hình
cấu trúc quản trị nội bộ công ty cổ phần cơ bản là cấu trúc hội đồng kép hay còn
gọi
16
là hội đồng hai tầng, đa hội đồng và mô hình hội đồng đơn hay còn gọi là hội
đồng
một tầng. Để thấy rõ các đặc trưng của từng loại mô hình quản trị công ty cổ
phần
[16, tr.20-39], có thể so sánh một số mô hình quản trị công ty cổ phần trên thế
giới
như sau:
1.2.4.1. Mô hình quản trị CTCP điển hình cho cấu trúc một tầng ở Anh
Về mặt nguyên tắc hoạt động, mô hình quản trị công ty cổ phần của Anh là
điển hình cho mô hình quản trị kiểu Anh, Mỹ có nền tảng là sự tách biệt giữa
quản
lý với sở hữu vốn trong công ty cổ phần. Cấu trúc quản trị nội bộ của một công
ty
cổ phần gồm có đại hội đồng cổ đông và hội đồng giám đốc. Đại hội đồng cổ đông
sẽ bầu chọn các thành viên của hội đồng giám đốc, với số lượng thông thường từ
20
đến 30 thành viên với rất nhiều quyền lực. Mô hình này cũng không có một cơ quan
chuyên trách làm nhiệm vụ giám sát như ban kiểm soát trong luật công ty Việt
Nam, Nhật Bản, Đức.
1.2.4.2. Mô hình quản trị CTCP điển hình cho cấu trúc hai tầng ở Đức
Cấu trúc hội đồng kép theo luật công ty Đức có hai đặc điểm quan trọng
nhất: (i) cấu trúc quản trị - điều hành có hai hội đồng theo thứ bậc, và (ii) có
thể có
sự tham gia nhất định của đại diện người lao động vào hội đồng phía trên. Cụ thể
gồm có đại hội đồng cổ đông, hội đồng giám sát, và hội đồng quản trị. Việc điều
hành công ty cổ phần được phân chia cho hai cơ quan là hội đồng giám sát và hội
đồng quản trị, như một thiết chế hai tầng mà hội đồng giám sát nằm ở tầng trên.
Điểm đặc trưng là dù đại hội đồng cổ đông sẽ bầu chọn thành viên của hội
đồng giám sát, nhưng người lao động cũng có quyền lựa chọn thành viên của hội
đồng giám sát theo đạo luật về sự tham gia của người lao động vào quản trị công
ty,
với tỷ lệ số thành viên do người lao động bầu chọn sẽ phụ thuộc vào số lao động
của công ty. Như vậy, hội đồng giám sát trong cấu trúc hội đồng hai tầng theo
luật
Đức không giống với ban kiểm soát trong các công ty cổ phần ở Việt Nam; và hội
đồng giám sát trong cấu trúc hội đồng hai tầng theo luật Đức cũng không giống
với
hội đồng quản trị trong các công ty cổ phần ở Việt Nam. Nhưng thẩm quyền tham
17
gia của người lao động vào bộ máy quản trị của công ty là một đặc điểm đáng lưu
ý
để áp dụng vào quản trị đại học.
1.2.4.3. Mô hình quản trị CTCP điển hình cho cấu trúc hỗn hợp ở Nhật Bản
Mô hình quản trị CTCP của Nhật Bản tuân theo mô hình không hoàn toàn là
mô hình hội đồng đơn hoặc kép [11]. Về cơ bản, quản trị CTCP ở Nhật Bản gồm có
các thiết chế đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Tuy
nhiên,
ban kiểm soát trong CTCP của Nhật Bản khác với hội đồng giám sát trong mô hình
hội đồng kép ở chỗ không tham gia vào việc đưa ra các quyết định quan trọng
trong
công ty mà chủ yếu thiên về giám sát các hoạt động của hội đồng quản trị [21].
1.3. Khái quát pháp luật về quản trị đại học và trường đại học tư thục
1.3.1. Pháp luật và thể chế quản trị đại học ở một số nước trên thế giới
Theo Nguyễn Đăng Minh, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về quản
trị đại học theo hướng tiếp cận nhìn nhận trường đại học như một doanh nghiệp.
Về
quản trị hoạt động, các phương pháp quản trị khoa học của doanh nghiệp như Quản
trị tinh gọn, Quản trị chất lượng tổng thể, Balanced Scorecard, Quản trị mục
tiêu, ...
đã được nghiên cứu áp dụng thành công tại các trường đại học trên thế giới [20].
Trong khi đó, theo Phạm Thị Thanh Hải và các cộng sự, trong các mô hình quản trị
đại học truyền thống thì luôn luôn có sự hiện diện rõ của quản lý nhà nước dù
mức
độ có khác nhau ở các nước [24]. Ở các quốc gia Đông Á và và một số nước ở
Đông Nam Á, do chịu ảnh hưởng của văn hoá Khổng giáo, quyền lực nhà nước
trong việc dẫn dắt các trường đại học là rất lớn, như kiểm soát về khung chương
trình, nhân sự cấp cao, và một số quyết định quan trọng của nhà trường [23]. Để
thể
hiện những thay đổi trong quản trị đại học hiện đại hướng về quản trị đa tầng
với sự
tham gia của nhiều đối tượng và chịu ảnh hưởng của cạnh tranh thị trường thay vì
quản trị có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, De Boer, Enders và Schimank
(2007) đã xây dựng mô hình quản trị đại học gồm 5 chiều kích: quy định của nhà
nước, tự quản của nhà trường, dẫn dắt từ bên ngoài, cạnh tranh thị trường và tự
quản học thuật.
18
1.3.1.1. Pháp luật và thể chế quản trị đại học ở Hoa Kỳ
Theo Phạm Thị Thanh Hải và các cộng sự, việc quản lý các cơ sở giáo dục
đại học ở Hoa Kỳ được giám sát bởi chính quyền tiểu bang theo mô hình định
hướng thị trường [24]. Cơ sở của mô hình quản trị hướng tới mô hình định hướng
thị trường là giả thiết “các trường đại học hoạt động hiệu quả hơn khi chúng
hoạt
động như các tập đoàn doanh nghiệp”, tức là các tổ chức đạt được hiệu quả tối đa
trong điều kiện cạnh tranh và thị trường tự do. Hầu hết các tiểu bang Hoa Kỳ cấp
giấy phép cho các tổ chức giáo dục đại học mà không cần quá trình công nhận, tuy
nhiên, tiêu chí cấp kinh phí của chính phủ (Adkit, 2014) cho các tổ chức giáo
dục
đại học và sinh viên được xác định dựa trên sự công nhận của cơ cấu kiểm định.
1.3.1.2. Cơ chế quản trị đại học như doanh nghiệp ở Singapore
Singapore có dịch vụ giáo dục đạt đẳng cấp cao ở Đông Nam Á và xếp thứ
hạng cao trên thế giới. Các trường đại học của Singapore bao gồm một hệ thống
các
trường công lập, các cơ sở của những học viện nổi tiếng thế giới và các trường
tư
thục. Đại học quốc gia Singapore NUS là một điển hình về thành công của cơ chế
giao quyền tự chủ cao cho đại học. Bắt đầu từ những năm 1990, NUS đã bắt đầu
thay đổi mô hình quản trị vốn, đến năm 2006 thì chuyển cơ chế hoạt động như
doanh nghiệp. Tính tự chủ cao thể hiện ở những chính sách tăng lương, thưởng,
phụ
cấp; cấu trúc bộ máy quản trị tự chủ cho phép NUS được tự quyết định các cơ chế
đãi ngộ linh hoạt dựa vào thành tích nghiên cứu quốc tế, thu hút những nhân tài
hàng đầu; cơ chế tăng lương, trợ cấp riêng cho những khoa đào tạo đáp ứng thị
trường. Cấu trúc quản trị đại học phân quyền tạo chủ động phân cấp cho khoa
trong
việc phân bổ thời gian của giảng viên, ví dụ như các khoa có quyền giảm thời
gian
giảng dạy để tập trung vào nghiên cứu khoa học đối với những giảng viên giỏi.
1.3.1.3. Thiết chế đặc biệt về quản trị đại học theo kiểu phường hội thuần túy
của một số đại học truyền thống ở Anh quốc
Hai trường đại học lâu đời nhất của Anh quốc là đại học Oxford và đại học
Cambridge thường được dẫn chứng là những ví dụ điển hình của mô hình quản trị
19
phường hội thuần túy. Đây là một mô hình lý tưởng dựa vào giới học thuật, đặc
biệt
phù hợp với văn hóa của các cộng đồng nghề nghiệp có tính chuyên môn và được
đội ngũ học giả nhiệt tình ủng hộ. Pháp luật Anh quốc cho phép hai trường đại
học
này được hưởng điều lệ hoạt động riêng và được bảo vệ bằng hiến pháp khỏi sự can
thiệp từ bên ngoài. Tuy vậy, hai trường đại học Oxford và đại học Cambridge có
lịch sử và những lợi thế lâu đời mà các trường đại học thành lập sau này không
thể
có. Nguồn tài sản giàu có của hai trường, được tạo ra từ lịch sử và lợi thế ban
đầu
đó, giúp nó hoàn toàn có thể tách khỏi các áp lực của bên ngoài và thị trường để
theo đuổi các mục đích vô vị lợi. Những đặc thù lịch sử và lợi thế riêng có đó
khiến
cho mô hình quản trị đại học của các trường này hoàn toàn không phải dễ để học
hỏi và áp dụng cho những nơi khác được.
1.3.2. Pháp luật và thể chế quản trị đại học ở Việt Nam trước và sau đổi mới
Pháp luật và thể chế quản trị đại học của Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt trước
vào sau thời kì dổi mới năm 1986. Trước đổi mới, Việt Nam thực hiện theo cơ chế
tập trung hành chính mệnh lệnh tập trung quan liêu bao cấp, nên quản trị đại học
được thực hiện theo mô hình quản trị từ trên xuống, với sự chỉ đạo của nhà nước
từ
trên xuống dưới các trường đại học. Đây cũng chính là một dạng của mô hình quản
trị đại học dựa vào nhà nước, nhưng có đặc trưng là quyền lực nhà nước tuyệt đối
hơn hẳn và bị hành chính hóa rõ rệt, vì tất cả các trường đại học thời kỳ này
đều là
trường công lập trực thuộc những bộ ngành. Nghĩa là tam giác phối hợp quyền lực
quản trị đại học theo kiểu Clark hoàn toàn bị lệch về phía nhà nước và hầu như
vắng
bóng nhân tố thị trường. Hệ quả là cả hệ thống các trường trở thành “một trường
đại
học khổng lồ” với BGDĐT đứng đầu bộ máy quản trị trường đại học đó.
Luật Giáo dục lần đầu tiên được ban hành năm 1998 đã có quy định rõ về
“xã hội hóa sự nghiệp giáo dục” trong đó nhà nước, nhà trường đóng vai trò chủ
đạo
và gia đình, xã hội tham gia. Sau đổi mới, Chính phủ dù có tăng đầu tư cho giáo
dục
đại học nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu bùng nổ của giáo dục đại học. Trong
Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của TTCP về Quy hoạch mạng
20
lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020, dự kiến đến năm 2020 có
224 trường đại học, nhưng đến cuối năm 2015 cả nước đã có tới 234 trường. Áp lực
thực tiễn cho thấy mô hình tập trung hóa không còn phù hợp với hệ thống giáo dục
đại học Việt Nam thời kỳ này, ngoài ra những hạn chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
trong việc quản lý toàn bộ hệ thống và gánh nặng ngân sách cho toàn bộ hệ thống.
Đây là cơ sở để nhà nước thúc đẩy chính sách phát triển loại hình đại học tư
thục.
Hình 1.4. Mô hình quản trị trường đại học tư thục theo Quy chế tổ chức và
hoạt động 2005 hầu như tương thích với hình mẫu từ mô hình quản trị công ty
cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005
(Nguồn: Tác giả mô phỏng theo Quy chế 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005)
Đến năm 2005, pháp luật về quản trị đại học tư thục Việt Nam mới thực sự
định hình rõ ràng và có hồi đáp từ thực tiễn xã hội giáo dục đại học thông qua
Quy
chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục được ban hành tại Quyết định
số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/1/2005 của TTCP. Trong đó, khu vực đại học ngoài
công lập chỉ còn lại duy nhất một loại hình đó là loại hình trường đại học tư
thục.
Một phần cũng nhờ sự thống nhất đó, hàng lang pháp lý của trường đại học ngoài
công lập trở nên đơn giản hơn. Điều 14 của Quy chế này quy định “Cơ cấu tổ chức
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị
Mô hình quản trị trường ĐH tư thục theo
Quy chế Tổ chức Hoạt động 2005
Mô hình quản trị công ty cổ phần theo
Luật Doanh nghiệp 2005
Ban kiểm
soát
Ban kiểm
soát
Giám đốc/
Tổng Giám đốc
Hiệu trưởng
21
của trường đại học tư thục bao gồm Hội đồng quản trị; Hiệu trưởng và các Phó
Hiệu
trưởng; Ban Kiểm soát và các Hội đồng, phòng, ban, khoa và bộ môn…”
Quy chế tổ chức và hoạt động 14/2005/QĐ-TTg chịu ảnh hưởng khá nhiều
bởi quan điểm quản trị trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần khi
có
Điều 15 quy định về Đại hội đồng cổ đông gồm các cổ đông có vốn góp có quyền
biểu quyết; Có Điều 16 quy định về Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của
trường và là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của trường, chịu trách nhiệm
tổ
chức thực hiện các quyết nghị của Đại hội đồng cổ đông; Có Điều 18 quy định về
Ban Kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, trong đó
có
ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế toán. Như được mô tả trong hình 1.4,
mô hình quản trị trường đại học tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt động các
trường đại học tư thục năm 2005 khá giống mô hình quản trị công ty cổ phần theo
LDN 2005 từ tên gọi cho đến nội hàm các cấp quản trị. Sự tương đồng này được
duy trì cho đến Luật Giáo dục đại học 2012, Điều lệ trường đại học 2014; rồi mới
bắt đầu có những sự khác biệt về tên gọi trong Luật Giáo dục đại học 2018, nhưng
về cơ bản vẫn tương đồng về nội hàm (sẽ được phân tích sâu thêm ở mục 2.1.)
1.3.3. Lược sử pháp luật Việt Nam về trường đại học tư thục
1.3.3.1. Tổng quan pháp luật Việt Nam về trường đại học tư thục và quản trị
đại học trong trường đại học tư thục
Tính sau 1975, chỉ từ khi đổi mới, việc phát triển các trường đại học tư thục
mới có những điều kiện ra đời khi gắn với chủ trương xã hội hóa giáo dục của
Đảng
và Nhà nước. Năm 1988, Quyết định số 1687/KH-TV ngày 15/12/1988 của Bộ Đại
học cho phép thí điểm triển khai mô hình đại học ngoài công lập với trường đại
học
dân lập đầu tiên có tên gọi là Trung tâm Đại học Dân lập Thăng Long.
Năm 1993, Quyết định số 240/1993/QĐ-TTg về Quy chế đại học tư thục
được TTCP ban hành quy định hình thức sở hữu là tư nhân đối với trường đại học
tư thục dựa vào cổ phần của các chủ đầu tư. Mô hình quản trị đại học cũng dựa
vào
nhà đầu tư với quy định 2/3 thành viên Hội đồng quản trị là đại diện cho nhà đầu
tư,