Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
3,897
678
85
2
Nam hiện nay tập trung nhiều vào vấn đề tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường
đại học [24], đã khẳng định quyền tự chủ của trường đại học là một xu thế chung
của các trường đại học trên thế giới, khái niệm cơ bản của trách nhiệm xã hội
của
trường đại học, là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị đại
học
tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo.
Bùi Thùy Loan, thông qua nghiên cứu công bố trên Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, đã “phác thảo bức tranh tự chủ đại học hiện nay”, trong đó cho rằng tự chủ
đại học là sự độc lập tương đối của trường đại học đối với sự kiểm soát của cơ
quan
quản lý nhà nước [2].
Về môi trường chính sách cho phát triển đại học tư thục ở Việt Nam trong
thời gian qua, tác giả Đặng Thị Minh, đã nghiên cứu về “Chính sách phát triển
trường đại học tư thục ở Việt Nam” trong luận án tiến sĩ của mình tại Học viện
Hành chính Quốc gia [8].
Liên quan đến mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam, tác
giả Hoàng Công Minh đã công bố những kết quả nghiên cứu về “tổ chức quản lý
công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam” trong luận văn thạc sĩ tại Trường Đại
học
Luật, Đại học Huế [10].
Nghiên cứu trực tiếp đến chủ đề quản trị đại học, các tác giả Nguyễn Đông
Phong và Nguyễn Hữu Huy Nhựt [19, tr.63-67] đã phác thảo một số lý thuyết về
quản trị đại học, cũng như thực tế quản trị đại học ở Việt Nam, liên quan đến
vấn đề
tự chủ, hội đồng trường, đặc thù quản trị đại học trong các trường khối kinh tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần làm rõ những vấn đề lý luận,
thực tiễn làm cơ sở khoa học để hoàn thiện pháp luật về Quản trị đại học tại các
trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam trong thời gian
tới.
Từ thực tiễn quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công
ty cổ
phần, cần xác định rõ những thành công, hạn chế, bất cập và những nguyên nhân
của những bất cập trong quản trị đại học. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
3
nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học tại các trường đại học tư thục
theo mô
hình công ty cổ phần.
Nhằm đạt được nội dung trên, đề tài có các nhiệm vụ sau đây: (1) Phân tích
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về Quản trị đại học tại các trường đại học tư
thục
theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng pháp
luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị đại học tại các trường đại học
tư thục
theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam; (3) Xác định các phương hướng và đề
xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học tại các trường đại
học
tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về pháp Việt Nam về quản trị đại
học tư thục theo mô hình công ty cổ phần dưới góc độ lý luận và thực tiễn.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài có giới hạn về mặt nội dung, không gian, và
thời gian, cụ thể như sau:
(i) Về nội dung, đề tài nghiên cứu các lý luận liên quan đến pháp luật Việt
Nam về quản trị đại học trong các “trường đại học tư thục”, không kể “trường đại
học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận”, và cũng chưa xét đến “đại học tư
thục”;
nghĩa là, đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi các “trường đại học tư thục
độc
lập”, chưa xét đến “trường đại học tư thục trực thuộc đại học tư thục”.
(ii) Về không gian, đề tài nghiên cứu từ thực tiễn một số trường đại học tư
thục có chọn lọc ở Việt Nam để làm điển cứu. Dữ liệu thứ cấp được thu thập trên
phạm vi cả nước, dữ liệu sơ cấp được thu thập tại một số trường đại học tư thục
cụ
thể như là những trường hợp nghiên cứu điển hình, đại diện cho các khu vực miền
Bắc, miền Trung và miền Nam.
(iii) Về thời gian, đề tài nghiên cứu về pháp luật Việt Nam về quản trị đại
học tư thục trong giai đoạn hình thành các trường ngoài công lập từ sau đổi mới,
cho đến thời kỳ Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 có hiệu lực.
4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận nói chung, đề tài đã được nghiên cứu trên các nguyên
lý của phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê-Nin.
Về phương pháp cụ thể, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh để
làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật về quản trị đại học tư thục đã sử dụng
chủ
yếu trong chương 1; phương pháp bình luận, phương pháp phân tích luật viết và
phương pháp khảo sát để làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị đại học
tư thục và thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị đại học trong các trường đại
học
tư thục ở Việt Nam đã sử dụng chủ yếu trong chương 2; và phương pháp quy nạp
tổng hợp để rút ra được định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị
đại
học tư thục và nâng cao hiệu quả thi hành đã sử dụng chủ yếu trong chương 3.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận của luận văn thể hiện qua việc khái quát hóa và hệ thống hóa
các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về quản trị đại học tại các trường đại
học tư
thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay, từ đó xây dựng cơ sở khoa
học cho việc nâng cao hiệu quả và hoàn thiện pháp luật quản trị đại học trong
các
trường đại học tư thục.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn thể hiện ở chỗ kết quả nghiên cứu có thể được
sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc hoàn
thiện pháp luật về quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình
công
ty cổ phần ở Việt Nam, đồng thời có thể được sử dụng làm học liệu cho việc
nghiên
cứu và học tập về pháp luật giáo dục đại học và quản trị đại học ở các cơ sở đào
tạo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung đề tài được kết cấu gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về quản trị đại học trong các
trường đại học tư thục và mô hình quản trị công ty cổ phần.
5
Chương 2: Thực trạng pháp luật việt nam về quản trị đại học trong trường
đại học tư thục và thực tiễn thi hành.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học trong trường đại học tư
thục theo mô hình công ty cổ phần.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VÀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái quát về quản trị đại học trong các trường đại học tư thục
1.1.1. Đại học và trường đại học
Ở Việt Nam, đại học và trường đại học là hai khái niệm khác nhau. Trong
văn bản “Giới thiệu luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học”
phát hành ngày 11 tháng 12 năm 2018, BGDĐT nhận định “luật đã quy định rõ hệ
thống cơ sở giáo dục đại học gồm đại học và trường đại học, tiện cận với thông
lệ
quốc tế, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam, khắc phục một số vấn đề bất cập nhưng
vẫn đảm bảo ổn định hệ thống để phát triển”. Cụ thể, luật này quy định “trường
đại
học” là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ
chức bao gồm các hội đồng; hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng; các khoa, phòng
chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo
khác;
các trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh
doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học (Khoản
2,
điều 4 và điều 14, Luật Giáo dục đại học 2018). Trong khi đó, “đại học” là cũng
cơ
sở giáo dục đại học đào tạo được luật định nghĩa và cơ cấu là tương tự như
“trường
đại học”; điểm khác biệt cơ bản là “đại học” thì bao gồm các “trường đại học”
thành
viên trong cơ cấu của mình (Khoản 3, điều 4 và điều 15, Luật GDĐH 2018).
Cho đến hiện nay, khi Luật GDĐH 2018 đã có hiệu lực, vẫn còn những ý
kiến không đồng thuận về mô hình đại học hai cấp này. Trước đó, tại kỳ họp thứ
6,
quốc hội khóa XIV, đại biểu quốc hội Nguyễn Tuấn Anh (Long An) cho rằng “mô
hình đại học hai cấp như đại học quốc gia, đại học vùng chỉ tồn tại và có ở Việt
Nam, không có ở nơi nào trên thế giới” [12, tr.1]. Thực tế, hiện nay Việt Nam có
năm đại học từ trước khi Luật GDĐH 2018 có hiệu lực, bao gồm Đại học Quốc gia
7
Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và ba đại học vùng là Đại học
Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng. Như vậy, có thể nói Luật GDĐH
2018 đã luật hóa một hình thức đại học đã tồn tại trên thực tế. Trước những ý
kiến
băn khoăn về mô hình tổ chức của đại học quốc gia, đại học vùng, trong đó có
quan
điểm nên bỏ loại hình “đại học trong đại học” này, người đại diện của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội cho rằng “việc thành lập các đại học quốc gia, đại học vùng
được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết của Đảng. Trên thế giới, mô hình này
không phải là mới và cũng đang là xu hướng phát triển nhằm hình thành các hệ
thống đại học liên ngành, tạo sức mạnh tổng hợp để giải quyết những nhiệm vụ,
yêu
cầu mới về phát triển khoa học và công nghệ và cạnh tranh thế giới” [13,
tr.1-2].
Như vậy, lịch sử đã để lại cho thực tiễn của Luật GDĐH 2018 có sẵn năm đại học
để điều chỉnh; và cũng gắn liền với bối cảnh lịch sử đó, tất cả đều là các đại
học
công lập.
Ở loại hình tư thục, cho đến thời điểm này Việt Nam chưa có “đại học tư
thục”. Nhưng xét trên “trường đại học tư thục” thì cả nước có gần 60 trường,
ngoài
ra hiện còn một vài trường đang trong quá trình chuyển đổi từ loại hình dân lập
sang tư thục. Các trường đại học tư thục đã góp phần hoàn thiện hệ thống giáo
dục
đại học Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc nói chung, sự phát triển của giáo dục và đào tạo nước nhà nói riêng. Khi
vận dụng theo luật mới, đại học có thể do nhiều trường gộp lại như thực tiễn đã
diễn
ra, cũng có thể một trường đại học tái tổ chức các khoa thành các trường và nâng
cấp lên, ở cả hai khu vực trường công và tư. Các cơ sở lý luận và thực tiễn đó
cũng
giải thích tại sao đề tài này giới hạn nghiên cứu trong phạm vi “trường đại học
tư
thục”, mà chưa xét đến “đại học tư thục”, cũng có nghĩa là chưa xét đến “trường
đại
học tư thục” trực thuộc một “đại học tư thục”.
1.1.2. Đại học và quản trị đại học
Từ “đại học” trong cụm từ “quản trị đại học” cũng là một khái niệm có nhiều
cách hiểu khác nhau tùy theo mỗi quốc gia và thời đại. Về nguồn gốc, đại học là
8
một định chế giáo dục cao phát triển tri thức của châu Âu Kitô giáo Trung cổ,
một
hiện tượng rất đặc thù không một nền văn minh nào khác có, đánh dấu sự thức tỉnh
tinh thần của một nền văn minh mới của thế giới sau đêm dài một nghìn năm vắng
bóng học thuật, và tiếp nối truyền thống tri thức Hy Lạp cổ đại. Đại học,
universitas, vốn là sự tập hợp tự nguyện của những thầy và trò để cùng nhau phát
triển tri thức cao, hoạt động độc lập và có tính tự chủ đáng kể. Nếu như từ
nhiều
thập niên trước đây trên thế giới, mô hình đại học nghiên cứu theo kiểu đại học
Humboltd được coi là hình mẫu lý tưởng của khái niệm “đại học”, thì ngày nay,
trường đại học đã có nhiều biến chuyển thành những thực thể đa dạng hơn [27,
tr.1-
3]. Nhiều trường đại học đã thay đổi về mục tiêu và phương thức hoạt động: không
chỉ nhằm vào đào tạo cho một thiểu số tinh hoa, mà còn hướng đến huấn luyện kỹ
năng cho số đông; không còn giới hạn trong một khuôn viên, một quốc gia, mà
thậm chí vươn ra toàn cầu; không chỉ có phòng học, giảng đường, thư viện, mà còn
có những lớp học tập trực tuyến. Và áp lực hơn, trường đại học đã không còn là
nguồn độc nhất hay là nguồn chủ yếu tạo ra tri thức và truyền đạt tri thức như
ngày
trước nữa.
Đại học dần ít được nhà nước hay các nguồn quỹ bao cấp như trước đây, mà
ngày càng phải hướng đến sự huy động tài chính từ các nguồn khác. Đại học vừa
mang tính hàng hóa công và vừa mang tính lợi ích tư, và khi tính chất dịch vụ
của
đại học ngày càng được thể hiện rõ nét thì ý nghĩa lợi ích tư của giáo dục đại
học
ngày càng chiếm ưu thế. Vì lẽ đó, khái niệm “đại học vì lợi nhuận”, hầu như
không
tồn tại trong cả lịch sử ngàn năm phát triển giáo dục đại học ở phương Tây, gần
đây
bắt đầu được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là là ở các nước Đông Á.
Đại học là một định chế rất đặc thù, nên quản trị đại học cũng đặc thù như
thế. Quản trị đại học là vấn đề lớn và trải rộng, bao hàm nhiều hoạt động như
quản
trị hệ thống, quản trị chiến lược, quản trị hoạt động đào tạo, quản trị khoa học
và
công nghệ, quản trị nhân sự và nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản trị cơ
sở vật
chất… Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu từ quản trị đại học truyền thống cho
đến
các phương pháp quản trị đại học hiện đại, có những nghiên cứu chú trọng đến
hiệu
9
quả, chất lượng hoạt động quản trị, cũng như có những nghiên cứu quan tâm đến
con người và các cấp độ quản trị khác nhau trong trường đại học.
Nguyễn Đông Phong & Nguyễn Hữu Huy Nhựt cho rằng quản trị đại học là
quá trình xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống nhằm quản lý và kiểm soát
toàn
bộ hoạt động của một trường đại học. Nhà quản trị đại học chịu trách nhiệm trước
nhà trường, cộng đồng và người học về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi
phí quản lý thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính
hiệu
lực và hiệu quả [19, tr.63-67]. Theo Phạm Thị Thanh Hải và các cộng sự, quản trị
đại học đề cập đến sự hợp pháp về quyền quyết định trong các trường đại học giữa
các cấu trúc quản trị và cấu trúc tổ chức. Mục đích của quản trị đại học là làm
rõ các
lợi ích chung và nhận ra các mục tiêu của chúng trong khi xác định các giới hạn
của
thẩm quyền trong lý luận và thực tiễn [24, tr.33-44].
1.1.3. Các mô hình quản trị đại học
Trong báo cáo về xu hướng toàn cầu trong quản trị đại học, Ngân hàng thế
giới cho rằng có bốn mô hình chính trong quản trị học hiện nay trên thế giới, đó
là:
nhà nước kiểm soát (state control); bán tự trị (semi-autonomous); bán độc lập
(semi-independent); và độc lập (independent). Mô hình quản trị đại học được phân
loại theo nhiều tiêu chí khác. Dựa trên lý thuyết hệ thống [15], Burton Clark đã
đưa
ra bảng phân loại gồm ba mô hình quản trị đại học: (i) quản trị dựa vào giới
khoa
học hàn lâm, (ii) quản trị dựa vào nhà nước và (iii) quản trị dựa vào thị
trường.
Mô hình quản trị đại học dựa vào giới khoa học dựa trên quan điểm về tự do
học thuật trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. Ví dụ kinh điển là
trường Đại học Berlin thành lập năm 1810 theo sáng kiến của giáo sư Wilhelm Von
Humboldt với mục tiêu tự thân là đào tạo và nghiên cứu khoa học mà không bị can
thiệp bởi mục tiêu nào khác từ nhà nước hay thị trường. Giới khoa học hàn lâm
toàn
quyền quản trị đại học mà vẫn được nhận tài trợ ngân sách nhà nước, không bị
điều
tiết bởi nhà nước.
10
Trong khi đó, mô hình quản trị đại học dựa vào nhà nước và biến thể của nó
là quản trị kiểu nhà nước quản lý toàn diện, có thể được tìm thấy ở Pháp, Nga,
Thổ
Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và một số nước. Trước đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam
được quản lý theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Do đó, giáo dục đại học
Việt
Nam cũng được quản trị theo mô hình dựa vào nhà nước, vai trò của giới khoa học
hàn lâm không đáng kể và giới hạn trong phạm vi nhiệm vụ của người thừa hành
các mệnh lệnh hành chính nhà nước từ trên xuống. Các cơ quan quản lý nhà nước
trực tiếp phối ngân sách nhà nước và các nguồn lực, đồng thời tổ chức, điều hành
và
giám sát toàn bộ các hoạt động giáo dục đại học, biến các trường đại học trở
thành
các cơ quan phụ thuộc không khác gì các khoa, các bộ môn, gọi là các đơn vị trực
thuộc các bộ chủ quản.
Hình 1.1. Quản trị đại học Việt Nam trước đổi mới mang đặc thù rõ nét của
mô hình quản trị đại học dựa vào nhà nước.
(Nguồn: Lê Ngọc Hùng [15])
Còn lại là mô hình quản trị đại học dựa vào thị trường, hay còn gọi là mô
hình quản trị tập đoàn, dễ dàng tìm thấy ở Hoa Kỳ, Canada, Australia... Nguyên
tắc
của mô hình này là “thị trường tối đa, nhà nước tối thiểu”, đề cao hiệu quả tối
ưu
của “bàn tay vô hình”, tức là quy luật kinh tế thị trường, đối với giáo dục đại
học.
Do đó, mô hình này cũng thường bị phê phán về nguy cơ thương mại hóa, dễ biến
11
bằng cấp đại học thành món hàng, biến sinh viên thành khách hàng và biến giảng
viên thành nhân viên bán hàng; ngay ở Hoa Kỳ, cũng luôn có những kêu gọi hãy
cảnh giác với các biểu hiện của quản trị đại học kiểu tập đoàn nếu muốn bảo vệ
lợi
ích của người học, giảng viên trong trường đại học. Trên thế giới, mô hình này
đã
từng được được khuyến khích áp dụng trong các trường đại học công lập nào kém
hiệu quả và nhất là trong điều kiện cắt giảm ngân sách nhà nước; và hiện nay,
điều
này lại đang được diễn ra một cách sống động ở Việt Nam hiện nay.
Hình 1.2. Mô hình quản trị đại học Việt Nam sau đổi mới, dưới áp lực của tự
chủ tài chính trong điều kiện cắt giảm ngân sách, chuyển dần từ dựa vào nhà
nước sang dựa vào thị trường.
(Nguồn: Lê Ngọc Hùng [15]).
1.1.4. Trường đại học tư thục ở Việt Nam
Nếu tính cả lịch sử giáo dục đại học miền Nam Việt Nam trước năm 1975,
dãy đất hình chữ “S” đã có những trường đại học tư thục được thành lập từ những
1950 và 1960. Sớm nhất là Viện Đại học Đà Lạt được thành lập ngày 8/8/1957, một
phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công
giáo, bao gồm 4 phân khoa: Chính trị kinh doanh, khoa học sư phạm, thần học và