Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
3,861
678
85
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ ANH VÂN
QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC
THEO MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Hà Nội, năm 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ ANH VÂN
QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC THEO MÔ
HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ TÂM
Hà Nội, năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trích dẫn trong luận văn dựa trên số liệu bảo đảm độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Anh Vân
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Quản trị đại học tại các trường đại học tư thục theo mô
hình công ty cổ phần ở việt nam hiện nay” đã được hoàn thành thể hiện kết
quả tổng hợp, cô đọng của hai năm học cao học ngành Luật Kinh tế tại Học
viện Khoa học Xã hội.
Tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn các thầy, cô là các giáo sư,
phó giáo sư, tiến sĩ đã tham gia giảng dạy lớp cao học khoá 2017 - 2018, đặc
biệt xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Tâm, Khoa Luật, Phó Trưởng Bộ môn Luật
Thương mại, Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình,
nghiêm túc, trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo tôi hoàn thành luận văn này. Bên
cạnh đó, kính xin cảm ơn những định hướng quan trọng của các thầy PGS.TS.
Bùi Nguyên Khánh, PGS.TS. Trần Đình Hảo ngay từ trong quá trình hình
thành tên đề tài và nội dung đề cương nghiên cứu.
Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong
Hội đồng chấm luận văn; cảm ơn Học viện khoa học xã hội đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Học viên
Lê Anh Vân
iii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
................................................................................................................................
1
Chương 1
...........................................................................................................................................
6
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TRONG CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VÀ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN .............. 6
1.1. Khái quát về quản trị đại học trong các trường đại học tư thục
...................................... 6
1.1.1. Đại học và trường đại học
...............................................................................................
6
1.1.2. Đại học và quản trị đại học
..............................................................................................
7
1.1.3. Các mô hình quản trị đại học
...........................................................................................
9
1.1.4. Trường đại học tư thục ở Việt Nam
................................................................................
11
1.2. Khái quát về mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam và
các nước 13
1.2.1. Khái niệm công ty cổ phần
.............................................................................................
13
1.2.2. Khái niệm quản trị công ty cổ phần
...............................................................................
14
1.2.3. Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam
................................... 14
1.2.4. Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật một số nước
............................... 15
1.3. Khái quát pháp luật về quản trị đại học và trường đại học tư thục
............................... 17
1.3.1. Pháp luật và thể chế quản trị đại học ở một số nước trên thế giới
................................ 17
1.3.2. Pháp luật và thể chế quản trị đại học ở Việt Nam trước và sau đổi mới
....................... 19
1.3.3. Lược sử pháp luật Việt Nam về trường đại học tư thục
................................................. 21
Tiểu kết chương 1
.......................................................................................................................
25
Chương 2
.........................................................................................................................................
26
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TRONG TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TƯ THỤC VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
................................................................. 26
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản trị đại học trong các trường đại học
tư thục 26
2.1.1. Có nhiều biến đổi trong trong quy định về cơ cấu tổ chức và quản trị đại
học đối với
trường đại học tư thục theo pháp luật Việt Nam từ trước đến nay
.......................................... 26
2.1.2. Nhà đầu tư là một cấp quản trị độc lập trong mô hình quản trị đại học đối
với các
trường đại học tư thục
..............................................................................................................
27
2.1.3. Mô hình quản trị đại học trong các trường đại học tư thục có sự khác biệt
trong các
trường hợp trường được sở hữu bởi một hay nhiều nhà đầu tư
............................................... 29
2.1.4. Hội đồng trường trong mô hình quản trị trường đại học tư thục có sự tương
đồng so với
hội đồng quản trị của công ty cổ phần
.....................................................................................
33
iv
2.1.5. Về địa vị pháp lý, hiệu trưởng không mặc định là người đại diện theo pháp
luật của
trường đại học tư thục
..............................................................................................................
36
2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị đại học trong các trường đại học
tư thục ở
Việt Nam hiện nay
......................................................................................................................
37
2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và sự tác động đến việc thi hành pháp luật về
quản trị đại học
trong các trường đại học tư thục ở Việt Nam hiện nay
............................................................ 37
2.2.2. Thực tiễn quản trị đại học và quản trị đại học trong trường đại học tư
thục theo mô
hình công ty cổ phần ở Việt Nam
.............................................................................................
40
2.2.3. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị đại học trong trường
đại học tư thục
theo mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
................................................................. 50
Tiểu kết chương 2
.......................................................................................................................
56
Chương 3
.........................................................................................................................................
58
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ
THỤC THEO MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
....................................................................... 58
3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học trong trường đại học
tư thục theo mô
hình công ty cổ phần ở Việt Nam
.................................................................................................
58
3.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học trong trường đại học tư
thục theo mô
hình công ty cổ phần ở Việt Nam
.................................................................................................
60
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học trong trường đại học tư
thục theo mô
hình công ty cổ phần ở Việt Nam
.................................................................................................
62
Tiểu kết chương 3
.......................................................................................................................
69
KẾT LUẬN
.....................................................................................................................................
71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
......................................................................................
74
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTCP: Công ty cổ phần
BGDĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
DN: Doanh nghiệp
GDĐH: Giáo dục đại học
LDN: Luật Doanh nghiệp
NĐ: Nghị định
QTĐH: Quản trị đại học
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TTCP: Thủ tướng Chính phủ
vi
MỤC LỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần cổ đông sở hữu Trường Đại học Thái Bình Dương
Bảng 2.2. Lịch sử lộ trình tăng vốn điều lệ và chia tài sản tích lũy cho cổ đông
thông
qua phát hành thêm cổ phiếu thưởng tại Trường Đai học Hoa Sen
Bảng 2.3. Sự phát triển số lượng các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam
vii
MỤC LỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình quản trị đại học Việt Nam trước đổi mới mang đặc thù rõ nét
của
mô hình quản trị đại học dựa vào nhà nước
Hình 1.2. Mô hình quản trị đại học Việt Nam sau đổi mới, dưới áp lực của tự chủ
tài
chính trong điều kiện cắt giảm ngân sách, chuyển dần từ dựa vào nhà nước
sang dựa vào thị trường
Hình 1.3. Mô hình quản trị công ty cổ phần có hoặc không có ban kiểm soát theo
Luật doanh nghiệp 2005 và 2014
Hình 1.4. Mô hình quản trị trường đại học tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt
động
2005 hầu như tương thích với hình mẫu từ mô hình quản trị công ty cổ
phần theo Luật Doanh nghiệp 2005
Hình 2.1. Mô hình quản trị công ty TNHH một thành viên
Hình 2.2. Mô hình quản trị trường đại học tư thục thuộc sở hữu duy nhất bởi một
nhà
đầu tư và thuộc đồng sở hữu bởi nhiều nhà đầu tư
Hình 2.3. So với hội đồng thành viên của công ty TNHH từ hai thành viên trở lên
thì
hội đồng trường chưa phải là một cấp quản trị cao nhất
Hình 2.4. So với hội đồng quản trị của công ty cổ phần thì hội đồng trường có sự
tương đồng về thẩm quyền quản trị cũng như về cơ cấu thành viên
Hình 2.5. Trường Đai học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhất quán quản trị theo
mô hình công ty cổ phần từ thời kỳ dân lập cho đến thời kỳ tư thục
Hình 2.6. Trích lược cơ cấu quản trị đại học của trường Đai học Hoa Sen được vận
hành theo mô hình công ty cổ phần một cách rõ nét
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị đại học là vận mệnh của một trường đại học, là một trong những
mảnh ghép quan trọng trong bất cứ hệ thống giáo dục đại học nào [17]. Đổi mới
công tác này luôn mang đến những ảnh hưởng quan trọng đối với việc nâng cao
chất lượng đào tạo. Cùng với đó, tự chủ đại học là điều kiện cần thiết để thực
hiện
các phương pháp quản trị đại học tiên tiến, các cơ sở giáo dục đại học hết sức
mong
muốn được tăng thêm quyền tự chủ, đặc biệt trong các cơ cấu quản trị đại học, bộ
máy, nhân sự, tuyển sinh, trang thiết bị, cơ sở vật chất.
Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, các trường đại học tư thục Việt
Nam đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước nói chung,
ngành giáo dục và đào tạo nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống đại học tư thục Việt
Nam
còn nhiều tồn tại và hạn chế cả về quy mô và chất lượng. Do đó, để góp phần thực
hiện tầm nhìn phát triển giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2030 trong bối cảnh
cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và cạnh tranh giáo dục đại học ngày càng quyết
liệt thì hệ thống các trường đại học tư thục Việt Nam cần phải được đổi mới một
cách căn bản, toàn diện, trong đó có vấn đề quản trị đại học. Luận văn này tìm
hiểu
từ khía cạnh pháp lý của chủ đề “Quản trị đại học tại các trường đại học tư thục
theo
mô hình công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay” trên cơ sở kế thừa các công trình
nghiên cứu đã có trước đây.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phạm Thị Thanh Hải và các cộng sự có nghiên cứu về “Quản trị đại học -
Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, đăng trên tạp chí khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, trong đó có cho rằng những nghiên cứu về quản trị đại học ở
Việt