Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long
4,411
23
110
21
thương mại nói riêng phải được điều chỉnh bằng pháp luật, phải đảm bảo bằng pháp
luật. Việc đầu tiên là hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra bằng cách đặt ra các
chế
định và chế tài tạo thành một "sân chơi" lành mạnh và công bằng. Khi tranh chấp
xảy ra phải có các thủ tục, biện pháp để giải quyết, nếu không giải quyết kịp
thời thì
hậu quả sẽ xảy ra và thiệt hại rất lớn. Điều đó không những làm thiệt hại, kìm
hãm
phát triển nền kinh tế mà còn gây nên một khuyết điểm lớn của môi trường kinh
doanh, các chủ thể sau tranh chấp có thể "quay lưng" lại với nhau, đố kỵ và
không
tin tưởng lẫn nhau. Một tâm lý yên tâm làm ăn kinh tế, mạnh dạn đầu tư sẽ góp
phần cải thiện nền kinh tế.
1.2.5. Các yếu tố tác động đến giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
bằng tòa án
Thứ nhất, quy định của pháp luật hiện hành việc giải quyết một vụ án kinh
doanh thương mại cụ thể hay bất cứ một vụ án nào khác tại Tòa án nhân dân thì về
mặt pháp luật đâu tiên phải tuân theo cũng như phù hợp với các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành như hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, luật
thương mại, luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng... mà chính yếu nhất là
Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015.
Thứ hai, năng lực của người tiến hành tố tụng, cụ thể là Thẩm phán, thư ký,
Hội thẩm, đầu tiên là người Thẩm phán - chủ trì phiên hòa giải cần phải có kiến
thức pháp luật, chuyên môn cao, am hiểu tường tận mọi vấn đề của vụ án, hiểu rõ
yêu cầu của người khởi kiện cũng như các kiến thức xã hội tổng quát để giải
quyết
các tranh chấp kinh doanh thương mại.
Thứ ba, tính chất phức tạp của vụ án: Nếu một vụ án có nhiều tình tiết phức
tạp nhiều người tham gia tố tụng thì tất nhiên thời gian giải quyết vụ án sẽ kéo
dài
và gặp nhiều khó khăn, Thẩm phán, thư ký sẽ tốn nhiều thời gian, công sức trí
tuệ
để lấy lời khai, thu thập chứng cứ cũng như triệu tập đương sự đến tòa án bởi vì
chỉ
cần thiếu lời khai, chứng cứ hay thiếu người tham gia tố tụng thì sẽ gây khó
khăn
trong quá trình xử án.
Thứ tư, sự hợp tác của đương sự
22
1.3. Pháp luật áp dụng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa
án
1.3.1. Pháp luật nội dung giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa
án
1.3.1.1. Về chủ thể giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại, các bên tham gia
(chủ yếu là các thương nhân - tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh)
khó tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ trong những quan
hệ cụ thể. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp trong kinh doanh
thương mại, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác (không
phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp trong kinh doanh
thương
mại, như: Tranh chấp giữa công ty và thành viên của công ty; giữa các thành viên
của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp
nhập,
hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty, hay tranh chấp
về
giao dịch giữa một bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên không nhằm mục đích sinh lợi đó
chọn áp dụng Luật Thương mại.
1.3.1.2. Về nội dung giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại
Nội dung của giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại về cơ bản
chính là giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ xã hội làm
phát
sinh tranh chấp. Đây chính là việc Tòa án giải quyết tranh chấp sẽ phải lựa chọn
áp
dụng luật nội dung mà trong đó có các quy định về quyền và nghĩa vụ để giải
quyết
quyền lợi của các bên một cách hài hòa, công bằng nhất.
Những nội dung được giải quyết trong tranh chấp kinh doanh thương mại theo
quy định tại Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 bao gồm:
Một là, việc giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức đều có mục
đích lợi nhuận phát sinh trong hoạt động thương mại mà có đăng ký kinh doanh;
23
Hai là, giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực về sở hữu trí tuệ, chuyển giao
công nghệ mà trong đó các bên tham gia đều có mục đích lợi nhuận;
Ba là, giải quyết tranh chấp trong nội bộ công ty hoặc giữa những người chưa
phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về vốn góp với công ty hoặc thành
viên công ty.
Theo đó, đối với mỗi loại hình tranh chấp, nội dung giải quyết các tranh chấp
này sẽ áp dụng luật chuyên ngành để xử lý và xác định vấn đề cần giải quyết
trong
tranh chấp đó. Ví dụ như đối với các tranh chấp trong hoạt động thương mại giữa
các bên có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận như mua bán hàng
hóa có thể áp dụng các luật nội dung điều chỉnh các hoạt động này bao gồm Mục 1
Chương XVI về hợp đồng mua bán tài sản Bộ luật dân sự năm 2015 và quy định
của Chương II về mua bán hàng hóa của Luật thương mại năm 2005. Cụ thể như
các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa; hình thức của hợp đồng mua bán hàng
hóa; đối tượng của hợp đồng; các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
mua bán hàng hóa.
Có thể thấy, pháp luật đã đề cao quyền tự định đoạt và thỏa thuận của các bên
trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được
nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa là bên bán phải chuyển
quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán như theo quy
định tại Điều 430 cũng như điều kiện của việc chuyển giao là tài sản bán thuộc
sở
hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán theo Điều 431 Bộ luật dân sự năm
2015.
Pháp luật cũng cho phép các bên khi tham gia giao kết có thể thực hiện hợp
đồng dưới nhiều hình thức khác nhau như bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể
chứ
không nhất thiết là phải thực hiện giao kết dưới hình thức văn bản, điều này đã
được
quy định cụ thể tại Điều 24 Luật thương mại năm 2005. Quy định như vậy tạo điều
kiện cho các bên trong quá trình tham gia vào giao kết hợp đồng có thể chủ động
lựa chọn hình thức phù hợp và thuận lợi nhất cho mình. Tuy nhiên, một trong
những
khó khăn mà Tòa án gặp phải trong quá trình giải quyết các tranh chấp trong
thương
mại lại xuất phát từ hình thức của hợp đồng. Các hợp đồng khi giao kết với hình
24
thức bằng lời nói hoặc bằng hành vi trong quá trình tiến hành giải quyết rất khó
để
chứng minh cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên do không có chứng cứ xác
thực bằng giấy tờ hoặc bằng văn bản. Việc tiến hành lập vi bằng đối với các hợp
đồng dưới hình thức này còn khá mới mẻ với các chủ thể, chính vì vậy chưa có
nhiều trường hợp lập vi bằng đối với hợp đồng thực hiện thông qua lời nói hoặc
hành vi trên thực tế.
Ngoài ra, pháp luật cũng đưa ra những quy định để dự liệu những trường hợp
mà các bên chưa có thỏa thuận về việc giao tài sản hoặc thanh toán tiền. Theo
đó,
đối với trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời
hạn
thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các
bên
không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên
mua
phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản theo quy định tại Điều 440 Bộ
luật
dân sự năm 2015.
Liên quan đến thời gian giao hàng, Luật Thương mại tại Điều 37 cũng quy
định rõ, bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong
hợp đồng. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định
thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời điểm
nào
trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Với cách quy định như
vậy,
pháp luật đã hoàn toàn để cho các bên tự thỏa thuận và thực hiện. Tuy nhiên, với
hoạt động diễn ra thường xuyên và sôi động như mua bán hàng hóa thì việc kiểm
soát sự thỏa thuận và thực hiện của các bên là vô cùng cần thiết, giúp hoạt động
này
diễn ra một cách thuận lợi và hạn chế rủi ro. Luật thương mại năm 2005 đã làm
được điều này, bằng cách vẫn tôn trọng thỏa thuận của các bên nhưng bên cạnh đó,
luật đã định hướng cho các bên trình tự thực hiện trong trường hợp các bên thỏa
thuận không rõ hoặc không có thỏa thuận, hạn chế tối đa việc xảy ra các tranh
chấp
trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về
thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi
giao kết hợp đồng và cần thông báo trước cho bên mua theo quy định tại khoản 3,
Điều 37 của Luật thương mại năm 2005
25
Ngoài ra, pháp luật dân sự cũng có quy định về việc lãi chậm trả đối với
trường hợp khi bên mua không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đủ nghĩa vụ trả
tiền. Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, việc trả lãi này được
xác
định theo sự thỏa thuận giữa các bên và không được vượt quá 20%/năm của khoản
tiền vay (đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất) hoặc bằng 50%
mức
lãi suất trên (đối với trường hợp các bên không có thỏa thuận về lãi suất).
Đối với các lĩnh vực vay tài sản, tài chính, ngân hàng, để giải quyết các vấn
đề về nội dung của các tranh chấp này có thể áp dụng pháp luật của Bộ luật dân
sự
năm 2015 về hợp đồng vay tài sản, được quy định tại Mục 4 của Bộ luật; Luật các
tổ chức tín dụng năm 2017 và các văn bản pháp luật khác có liên quan điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này. Vay tài sản phát sinh trong đời
sống dưới hai hình thức vay tài sản là vật hoặc vay tài sản là tiền.
Theo đó, đối với trường hợp vay tài sản là vật, thì khi đến hạn trả, bên vay
phải hoàn trả cho bên cho vay vật cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng trừ
trường hợp có thỏa thuận khác. Pháp luật cũng dự liệu đối với trường hợp nếu như
bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo giá trị của vật đã vay
tại thời
điểm trả nợ khi được bên cho vay đồng ý theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân
sự
năm 2015.
Đối với trường hợp vay tài sản là tiền thì khi đến hạn, bên vay phải trả đủ tiền
cho bên cho vay, ngoài ra nếu có thỏa thuận về lãi suất thì phải hoàn trả đầy đủ
lãi
theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng. Liên quan đến vấn đề này, pháp
luật dân sự và pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực cho vay của các Tổ chức tín
dụng
có những quy định chưa đồng nhất. Cụ thể là theo quy định tại khoản 1, Điều 468
của Bộ luật dân sự năm 2015 thì các bên được thỏa thuận về mức lãi suất nhưng
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trường hợp lãi suất theo thỏa
thuận vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.
Điều này có nghĩa là Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về mức trần lãi suất là
20%/năm.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 và
khoản 2, khoản 3 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (hiện tại là khoản 2
26
Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2017), trong điều kiện bình thường, lãi suất
trong
hoạt động ngân hàng sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, không có trần lãi
suất.
Chỉ trong điều kiện đặc biệt cần có sự can thiệp của Nhà nước, Ngân hàng nhà
nước
mới quy định cơ chế xác định lãi suất trong quan hệ giữa tổ chức tín dụng và
khách
hàng, cơ chế xác định lãi suất này có thể bao gồm trần lãi suất cho vay trong
quan
hệ cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Với những quy định chưa
thống nhất như vậy dễ gây đến hiểu lầm hoặc lúng túng cho các bên khi tham gia
vào quan hệ phát sinh từ các hoạt động trong lĩnh vực này [36]. Điều này không
những gây khó khăn cho khách hàng khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các tổ chức
tín dụng mà cả các cơ quan thực thi pháp luật trong việc lựa chọn luật áp dụng
theo
pháp luật tín dụng ngân hàng (không áp dụng trần lãi suất cho vay) hay theo pháp
luật dân sự (áp dụng trần lãi suất cho vay).
Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 3 chương III Công văn gửi các Tòa án
nhân dân, Tòa án quân sự và các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao về Giải đáp
một số vấn đề nghiệp vụ số 01/2017/GĐ-TANDTC ban hành ngày 07 tháng 4 năm
2017 của Tòa án nhân dân tối cao có quy định: “đối với hợp đồng vay mà một bên
là tổ chức tín dụng thì lãi suất của hợp đồng vay được thực hiện theo thỏa thuận
mà
không theo quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005.” Thiết nghĩ,
văn bản trên được ban hành khi Bộ luật dân sự năm 2015 đã có hiệu lực (từ ngày
01/01/2017), nhưng lại dẫn chiếu theo điều khoản của Bộ luật cũ đã hết hiệu lực,
điều này dễ dẫn đến sự lúng túng cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan cấp
dưới khi tiến hành các hoạt động trong thực tiễn. Hơn nữa, dưới hình thức là văn
bản giải đáp nghiệp vụ của Tòa án nhân dân tối cao với các cơ quan cấp dưới,
người
dân sẽ rất khó để tìm được văn bản có chứa nội dung mà họ cần tìm liên quan đến
quan hệ mà họ đang tham gia.
Chính vì vậy, theo ý kiến của tác giả, pháp luật cần có quy định cụ thể và rõ
ràng hơn về các đối tượng áp dụng mức trần lãi suất, những nội dung này phải
được
quy định trực tiếp tại các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của luật, Bộ
luật.
Có như vậy người dân có thể dễ dàng tìm hiểu và áp dụng đúng pháp luật với quan
hệ mà mình tham gia. Hơn nữa, điều này còn tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng,
27
thúc đẩy được sự phát triển của thị trường và tạo điều kiện cho thị trường tài
chính
hoạt động một cách minh bạch và bền vững,
Ngoài ra, trong trường hợp đến thời hạn mà bên vay không hoàn trả hoặc hoàn
trả không đầy đủ các khoản tiền đã vay và lãi phát sinh trên khoản tiền vay thì
bên
cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi đối với các khoản chậm trả đó, cụ thể là
lãi
phạt chậm trả nợ gốc và lãi phạt chậm trả nợ lãi. Bộ luật dân sự năm 2015 tại
Điều
466, 468 quy định lãi suất chậm trả nợ gốc bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng
tương ứng với thời gian chậm trả. Còn lãi suất chậm trả đối với số tiền lãi được
trả
theo mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn (20%/năm của khoản tiền vay),
tức là không vượt quá 10%/năm. Các quy định về các mức lãi suất này còn nhiều
điểm bất hợp lý, chưa có sự đồng nhất và mối liên hệ với luật chuyên ngành cũng
như việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn, chính vì vậy, mặc dù mới được chỉnh
lý
và soạn thảo lại nhưng đây vẫn là một trong những phần còn nhiều hạn chế và bất
cập, chưa giải quyết được những vướng mắc phát sinh của Bộ luật dân sự năm
2015.
Có thể thấy rằng, đối với nhiều loại tranh chấp phát sinh trong rất nhiều lĩnh
vực đa dạng, nội dung tranh chấp cũng vô cùng phức tạp, đặc biệt là trong quá
trình
phát triển và hội nhập như hiện nay của đất nước, đòi hỏi Tòa án phải tăng cường
kỹ năng để giải quyết các tranh chấp một cách hợp lý, vừa phù hợp với quy định
của pháp luật, vừa tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương
mại
ở Việt Nam.
1.3.1.3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật điều chỉnh với tranh chấp kinh doanh
thương
mại
Khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, toà án có thẩm quyền áp
dụng pháp luật sẽ đóng vai trò là bên thứ ba, là cơ quan tài phán để giải quyết
tranh
chấp được yêu cầu. Trong quá trình giải quyết tranh chấp trên cơ sở áp dụng pháp
luật hiện hành, toà án có thẩm quyền sẽ nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng
quyền lực nhà nước để ra bản án hoặc quyết định có giá trị bắt buộc các bên
tranh
chấp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Bản án, quyết định của toà
án
được cơ quan thi hành án của Nhà nước bảo đảm thi hành.
28
Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án được tiến hành
theo thủ tục tố tụng toà án quy định trong pháp luật tố tụng dân sự. Một trong
những
điểm đặc thù khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án là phải
tuân
thủ những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Chương II BLTTDS năm 2015, từ
Điều 3 đến Điều 24 trong đó có nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12). Do đó, bên cạnh pháp luật về thủ
tục tố
tụng, pháp luật nội dung là nguồn luật quan trọng để toà án áp dụng khi xét xử
tranh
chấp đưa đến toà án nói chung và tranh chấp thương mại nói riêng. Dựa vào nội
dung các tranh chấp kinh doanh thương mại mà toà án có thẩm quyền giải quyết
theo quy định tại Điều 30 BLTTDS, có thể thấy, các văn bản pháp luật chủ yếu mà
toà án thường dùng làm căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp kinh doanh
thương mại thuộc thẩm quyền của mình là: Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Thương
mại năm 2005; Luật kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật chứng khoán năm
2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010); Luật Du lịch năm 2005; Luật Dược năm 2005;
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật Xây dựng năm 2014; Luật Doanh nghiệp năm
2014; Luật Đầu tư năm 2014; Luật Đầu tư công năm 2014; Luật Kinh doanh bảo
hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010).
Trong quá trình giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại, do có
nhiều Luật cùng điều chỉnh về một vấn đề vì vậy dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo
và thiếu tính nhất quán giữa các Luật điều chỉnh. Để giải quyết vấn đề này, pháp
luật đã đề ra nguyên tắc để áp dụng pháp luật trong những trường hợp này (Tạ
Đình
Tuyên, 2016). Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Áp dụng Bộ luật Dân sự:
Bộ luật dân sự là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự. Về nguyên tắc các
quan hệ dân sự chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, một số quan hệ
dân sự không chỉ chịu sự điều chỉnh của BLDS mà còn chịu sự điều chỉnh của các
luật chuyên ngành, văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể,
bộ
luật dân sự được áp dụng như sau:
- Các luật chuyên ngành điều chỉnh các quan hệ dân sự trong lĩnh vực cụ thể
không được trái với nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự. Trường hợp luật khác
có
29
liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng trái với quy định của Bộ luật
dân
sự thì phải áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự (Theo quy định tại Điều 4 Bộ
luật dân sự năm 2015)
- Các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại phải tuân theo Luật
thương mại; các hoạt động kinh doanh thương mại đặc thù được quy định trong các
luật chuyên ngành thì áp dụng quy định của luật đó; các hoạt động kinh doanh
thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật chuyên
ngành thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự (theo quy định tại Điều 4 Luật
thương mại năm 2005).
- Trong trường hợp các luật chuyên ngành có quy định khác nhau về cùng một
lĩnh vực thì áp dụng theo quy định của Luật có mối liên hệ gắn bó trực tiếp với
quan
hệ đó. Ví dụ: Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, tại khoản 2 Điều 10 có quy
định:
“Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về
thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức
tín
dụng…thì áp dụng theo quy định của Luật này”. Hay tại Luật đầu tư năm 2014,
khoản 2 Điều 4 quy định:“ Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và
luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật này...”
- Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật dân sự và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề
thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Thứ hai, Áp dụng tập quán
Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của
cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp
lại
nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một
vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. (Khoản 1
Điều 5 BLDS 2015)
- Điều kiện áp dụng tập quán:
+ Các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định
30
+ Tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015
Nguyên tắc này cũng được quy định tại Khoản 1 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 về nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có
điều
luật để áp dụng. Đồng thời, khoản 1 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng
quy định: Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện
dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Tòa án có trách nhiệm xác định
giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật Dân
sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị
áp
dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
Thứ ba, Áp dụng tương tự pháp luật
- Điều kiện áp dụng:
+ Quan hệ phát sinh thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự
+ Các bên không thỏa thuận, pháp luật không quy định và không có tập quán
điều chỉnh
+ Không trái nguyên tắc cơ bản của luật dân sự được quy định tại Điều 3
(Điều 6 BLDS 2015)
Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của
vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy
phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều
chỉnh quan hệ dân sự tương tự (Khoản 2 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)
Tóm lại, Việc áp dụng pháp luật tương tự phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Quan hệ đang tranh chấp thuộc lĩnh vực luật dân sự điều chỉnh;
- Trong pháp luật dân sự chưa có quy phạm trực tiếp điều chỉnh;
- Với các quy phạm và chế định hiện có không thể giải quyết được tranh chấp
đó;