Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bìnhtrong điều kiện cải cách hành chính nhà nước
3,081
685
112
nhau thì số lượng biên chế khác nhau. Nghiên cứu chuyển một số chức danh cán bộ
chủ
chốt ở cơ sở xã, phường thành công chức nhà nước, được hưởng lương và mọi chính
sách chế độ khác như cán bộ công chức nhà nước hiện nay. Lương cơ bản của cán bộ
chủ chốt cơ sở tương đương với lương trưởng, phó phòng cấp huyện. Đối với cán bộ
chủ chốt do bầu cử, khi đảm đương chức vụ thì được hưởng chính sách tương đương
với cán bộ chính quyền, khi không còn giữ chức vụ thì thôi hưởng chính sách, như
vậy
sẽ làm tăng trách nhiệm của cán bộ trước dân. Có phụ cấp riêng cho cán bộ những
xã,
phường nơi có số dân quá đông, diện tích quá lớn hoặc những xã phường có đóng
góp
nhiều cho ngân sách Nhà nước, không cân bằng trong chính sách cán bộ cấp xã như
hiện nay. Do tính chất hoạt động, mức độ đóng góp công sức và vị trí vai trò
ngày càng
tăng của đội ngũ trưởng thôn, Nhà nước cần sửa đổi bổ sung quy định chế độ phụ
cấp
đối với cán bộ trưởng thôn, xóm. Kinh phí này được lấy trong nguồn ngân sách và
các
nguồn thu của địa phương.
3.2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quản lý cán bộ
Kiểm tra giám sát và quản lý cán bộ là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn
biến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp uỷ, lãnh đạo phát hiện vấn
đề nảy
sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động làm cho đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ
luôn
luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc quy định.
Thực tế cho thấy, một số cán bộ khi mới được bầu, được bổ nhiệm đều là những
người tốt, có đạo đức, trung thành tận tụy, liêm khiết, có uy tín. Song trong
quá trình
hoạt động, một phần do thiếu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, không được quản lý
tốt đã
dẫn đến thoái hoá biến chất, sa ngã.
Để giữ gìn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cần phải tăng cường công tác
quản lý, kiểm tra giám sát cán bộ theo phương châm:
- Mọi hoạt động của cán bộ đều phải được quản lý kiểm tra và giám sát chặt chẽ.
- Cấp uỷ và tổ chức Đảng phải trực tiếp tiến hành quản lý, kiểm tra cán bộ.
- Tăng cường việc kiểm tra giám sát của quần chúng đối với cán bộ, của cán bộ
cấp dưới đối với cán bộ cấp trên và ngược lại.
- Kiểm tra phải có kết luận cụ thể rõ ràng, phải đạt được mục đích là nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ.
Việc quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ phải chú trọng tính toàn diện, tính kịp
thời cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và kết quả hoạt động chuyên môn; về sinh
hoạt tư
tưởng; quản lý và kiểm tra chế độ tự học tập, rèn luyện của cán bộ. Kết hợp chế
độ
kiểm tra định kỳ thường xuyên với việc kiểm tra đột xuất. Đặc biệt là xây dựng
quy chế
bắt buộc mọi cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt phải chịu sự kiểm tra giám sát của
quần
chúng. Thực tế trong những năm qua, quần chúng có vai trò rất lớn trong việc
quản lý,
kiểm tra, giám sát cán bộ, nhiều vụ việc tiêu cực tham nhũng của cán bộ đều do
quần
chúng hoặc các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tố giác và đấu tranh. Cần
có quy
chế cụ thể để quần chúng tham gia vào hoạt động này.
Làm tốt việc kiểm tra giám sát sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại,
phân cấp quản lý, theo dõi giám sát bảo vệ cán bộ, đưa công tác này vào nền nếp.
3.2.4. Củng cố mặt trận và các đoàn thể quần chúng, tăng cường phối hợp
giữa chính quyền với các tổ chức này
Củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền cần phải gắn liền với việc
củng cố, kiện toàn mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở địa phương. Một
mặt,
xuất phát từ nguyên lý: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, xét về mặt lịch
sử, giai
cấp nào lãnh đạo được quần chúng nhân dân thì giai cấp đó sẽ thắng; xuất phát từ
truyền thống đại đoàn kết dân tộc và thực tế cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí
Minh
đã khẳng định một chân lý: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành
công
đại thành công. Trong thời kỳ đổi mới, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
đã có
vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc,
chăm lo lợi ích cho đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ vì đổi mới xã hội,
giáo dục
lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ
giữa
Đảng, Nhà nước với nhân dân. Tháng 6/1999 Quốc hội khóa X đã thông qua Luật mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, khẳng định vị trí, vai trò của mặt trận, một bộ phận cấu
thành
hệ thống chính trị của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, là cơ sở của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng,
tập hợp
khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp
thương,
phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
Cùng với mặt trận tổ quốc, vai trò của các đoàn thể cũng ngày càng được đề cao.
Để phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể, cần đa dạng hóa các hình
thức tổ
chức và hoạt động phù hợp với điều kiện, đặc điểm tâm lý các tầng lớp xã hội,
tôn
trọng tự nguyện, tự trang trải kinh phí, bình đẳng hiệp thương và hoạt động dưới
sự
lãnh đạo của Đảng, phù hợp với chức năng xã hội và vì lợi ích thiết thực của các
hội
viên.
Mặt khác, trong chế độ ta, quyền làm chủ của nhân dân không chỉ thông qua
Nhà nước bằng các cơ quan đại biểu của mình (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) mà
quyền làm chủ của nhân dân còn thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của
mình.
Vì vậy chính quyền cấp xã phải thực hiện tốt mối quan hệ này, thể hiện chính
quyền là
của dân, do dân và vì dân.
Các kỳ họp của HĐND nhất thiết phải mời Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và
người đứng đầu các đoàn thể nhân dân như thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến
binh...
đến dự. Những người này được phát biểu ý kiến đóng góp với HĐND, nhưng không
biểu
quyết. HĐND xã luôn giữ mối liên hệ và phối hợp công tác Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt
Nam, mỗi năm 2 lần thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở xã về tình
hình
hoạt động của HĐND, chuẩn bị chương trình đưa ra kỳ họp HĐND, Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc vận động nhân dân và các đoàn thể thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của HĐND.
Kỳ họp của UBND cấp xã khi bàn đến những vấn đề có liên quan đến Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể thì phải mời những người đứng đầu của các tổ chức này
đến
dự. UBND thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt ở xã cho Mặt trận Tổ quốc
và
các đoàn thể nhân dân trong xã tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng và
củng
cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật
của
Nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã, đại biểu HĐND và cán bộ,
thành viên của UBND. UBND cấp xã và các thành viên của UBND có trách nhiệm giải
quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
trong xã.
3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của cấp trên đối với
chính quyền cấp xã
Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng thực hiện sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Chính quyền cấp xã không chỉ thực hiện
tốt
Hiến pháp, Luật, các Chỉ thị, Nghị quyết của cơ quan Nhà nước cấp trên mà còn
phải
phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện các chủ trương Nghị quyết của cấp uỷ
Đảng.
Với HĐND, sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy quyền lực của HĐND, làm cho hoạt
động của HĐND thể hiện đầy đủ hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân theo Hiến pháp
và
pháp luật.
Để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền trong sự nghiệp đổi
mới hiện nay. Trước hết các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến địa phương phải thật
sự
đổi mới cả về nội dung và phương pháp lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố
quyết
định mọi sự thắng lợi của cách mạng. Vì vậy muốn đổi mới tổ chức và hoạt động
của
chính quyền cấp xã cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Văn kiện
Hội
nghị lần thứ 3, khoá VIII Đảng ta khẳng định: "Tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng
đối với Nhà nước nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước, đảm bảo
mọi quyền lực thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng xã hội
chủ nghĩa "[29, tr.59].
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thực chất là giải quyết
đúng đắn mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Vấn đề
đặt ra là làm thế nào để phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời vẫn
đề cao
phát huy được vai trò quản lý nhà nước của chính quyền. Đảng lãnh đạo là lãnh
đạo
bằng chủ trương, đường lối, Nghị quyết. Trên cơ sở đó chính quyền đề ra các biện
pháp
tổ chức thực hiện. Đảng lãnh đạo chính quyền thông qua công tác cán bộ, đào tạo
rèn
luyện cán bộ đảng viên để giới thiệu, ứng cử vào các cơ quan bộ máy chính quyền.
Đảng lãnh đạo chính quyền cần thông qua công tác kiểm tra sự hoạt động của chính
quyền. Đảng lãnh đạo chính quyền còn là việc bắt buộc các tổ chức Đảng, các đảng
viên phải tôn trọng thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước, Hiến pháp, pháp
luật,
các Quyết định của chính quyền và coi đây là kỷ luật của Đảng. Để tăng cường sự
lãnh
đạo của Đảng đối với chính quyền cấp xã, Đảng phải có Nghị quyết, chủ trương
đúng
đắn, phản ánh kịp thời đúng quy luật khách quan, đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp
với ý
chí nguyện vọng của nhân dân. Có như vậy thì chủ trương đường lối, Nghị quyết
của
Đảng mới có tính khả thi và đi vào cuộc sống, chính quyền mới có các biện pháp
tổ
chức chỉ đạo và đạt được kết quả cao, làm cho vai trò, uy tín của Đảng, năng lực
lãnh
đạo của chính quyền được nâng lên. Để lãnh đạo được chính quyền, vấn đề đặt ra
là
yêu cầu mọi đảng viên phải thực sự gương mẫu thực hiện các chính sách, pháp luật
của
Nhà nước, đồng thời phải vận động quần chúng nhân dân tham gia cùng chính quyền
trong việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Đảng phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của chính quyền, kịp thời phát hiện
và uốn nắn những lệch lạc trong quá trình quản lý nhà nước của chính quyền.
Cùng với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ dẫn trực tiếp của cơ
quan Nhà nước cấp trên có vai trò hết sức quan trọng. Theo quy định của pháp
luật hiện
hành thì chính quyền cấp xã phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chính
quyền
nhà nước cấp trên, trước hết là HĐND và UBND huyện. Vì vậy trong hoạt động của
HĐND và UBND cấp huyện phải bám sát cơ sở để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ
thuộc thẩm quyền cấp trên nhưng có liên quan đến quá trình tổ chức hoạt động của
cấp
cơ sở. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của chính quyền nhà nước cấp trên bằng
việc
thông qua các hoạt động tiếp xúc thực tế của HĐND và UBND huyện để nắm bắt kịp
thời, chính xác tình hình diễn ra ở cơ sở để có kế hoạch biện pháp chỉ đạo hướng
dẫn
chính quyền cấp xã thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng thẩm quyền theo luật định.
Cơ quan chức năng giúp chính quyền nhà nước cấp trên trong việc thường xuyên
theo dõi, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của chính quyền cấp xã trong quá
trình
quản lý nhà nước ở địa phương. Nhất là phòng tổ chức - lao động xã hội (cơ quan
tổ
chức chính quyền cấp huyện) phải có kế hoạch giúp UBND huyện trong việc phân
loại
cơ sở. Từ đó tập trung đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã phù hợp
với
giai đoạn hiện nay, nhằm từng bước xây dựng củng cố chính quyền cấp xã trong
sạch,
vững mạnh về mọi mặt theo quan điểm của Đảng đề ra.
3.2.6. Xây dựng xóm thôn tự quản là vấn đề cần thiết trong đổi mới tổ chức,
hoạt động của chính quyền cấp xã
Thôn xóm tự quản cần phải có quy mô dân số nhất định, vì nó còn liên quan đến
cơ sở vật chất và hệ thống tổ chức phù hợp cho một đơn vị dân cư tự quản. Trường
hợp
xã có các làng quá lớn trên 3000 dân trở lên thì có thể tách thành 2 xóm tự quản
nhưng
vẫn gắn với xây dựng làng văn hoá.
Để xây dựng thôn, xóm tự quản phải phân cấp hợp lý các nhiệm vụ chỉ đạo điều
hành sản xuất, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh,
xây
dựng nông thôn mới cho thôn xóm tự lo.
Các khoản đóng góp của nhân dân trong xóm nên nộp về UBND xã quản lý giữ
hộ, khi làm xã phải khảo sát thiết kế dự toán và xuất kinh phí cho xóm tổ chức
thực
hiện dưới sự giám sát của đại diện nhân dân trong xóm. Làm xong, xã phải cùng
xóm
nghiệm thu quyết toán theo đúng định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá với đầy đủ
chứng từ theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính và trưởng xóm báo cáo công khai
ngay
với nhân dân trong xóm. Các hoạt động thể thao văn hoá của xóm, họp nhân dân
trong
xóm, sinh hoạt đoàn thể của xóm nằm trong kế hoạch chi phải có giấy chi của
người
chủ trì được xóm phê duyệt, chủ tịch UBND mới cắt chi.
Cách quản lý trên đây đối với xóm và đoàn thể cơ sở xóm giúp chủ tịch UBND
xã nắm chắc và quản lý được các hoạt động của thôn xóm. Xóm không giữ tiền hoàn
toàn loại trừ được tiêu cực tham nhũng ở cơ sở xóm.
Từng bước xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng cho các hoạt động theo
mô hình tự quản của thôn, xóm. Thôn, xóm phải có quy hoạch xây dựng cơ sở vật
chất
riêng của mình để từng bước hoàn thiện lưới điện, hệ thống đường xá trong thôn,
xóm
đến tận hộ gia đình.
Phải có quy hoạch xây dựng khu trung tâm văn hoá bao gồm phòng nuôi dạy trẻ,
phòng học mẫu giáo, phòng làm câu lạc bộ nơi sinh hoạt họp hành của nhân dân và
các
đoàn thể nhân dân. Các điểm vui chơi cho trẻ em, sân chơi thể thao cho nhân dân.
Quy
mô xây dựng tuỳ thuộc vào điều kiện của từng xã và khả năng đóng góp của nhân
dân.
Các nhà văn hoá đều phải có bàn ghế, loa đài tăng âm để phục vụ tuyên truyền của
trưởng thôn, trưởng xóm, là nơi họp hành làm việc của thôn, xóm.
Ngoài ra phải định hướng cho nhân dân thôn, xóm trùng tu, tôn tạo các di sản
văn hoá của làng, nghĩa trang của thôn.
Quan tâm củng cố hệ thống chính trị và các tổ chức văn hoá xã hội của thôn,
xóm. Thôn, xóm tự quản có chi bộ Đảng lãnh đạo toàn diện tuyệt đối theo mô hình
tự
quản (được quy định bằng quy chế lãnh đạo của chi bộ). Trưởng xóm do các chủ hộ
gia
đình trực tiếp bỏ phiếu kín bầu ra. Mỗi xóm có từ 2 - 3 an ninh xóm, có thể kiêm
cả
thuỷ nông của thôn, xóm do trưởng xóm điều hành.
Về tổ chức văn hoá xã hội ở thôn tự quản có: Ban tư vấn làng văn hoá gồm có
đại diện chi bộ, trưởng thôn, đại diện cho các đoàn thể trong xóm, đại diện ban
khánh
tiết đình chùa, nhà thờ, trưởng các dòng họ trong thôn. Có các tổ văn nghệ, các
câu lạc
bộ, các đội thể thao do thanh thiếu niên, hội nông dân và cựu chiến binh lập ra
để phục
vụ cho việc hội làng và giao lưu văn hoá.
Các tổ chức xã hội ở thôn, xóm tự quản có tổ hoà giải của mặt trận, tổ gia đình
liệt sỹ, tổ thương binh, tổ hưu trí, chi hội chữ thập đỏ... Các tổ chức này làm
cho các
hoạt động ở thôn, xóm trở nên sôi nổi và còn tham gia giao lưu với các làng
trong xã,
trong huyện.
Việc xây dựng hương ước làng văn hoá do Ban tư vấn soạn thảo, nhân dân trong
thôn bàn bạc tham gia góp ý hoàn chỉnh, UBND xã thẩm định và phê duyệt. Hương
ước làng phải phù hợp với xây dựng mô hình thôn, xóm tự quản, gia đình văn hoá
và
không trái với các quy chế quản lý điều hành của chính quyền cấp xã, không trái
pháp
luật. Vì vậy trước khi ban hành, UBND xã phải thẩm định kỹ lưỡng để tránh tư
tưởng
cục bộ làng xóm làm sai chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và
Nhà
nước.
Xây dựng thôn xóm tự quản gắn với xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá là
điều kiện quan trọng để tạo ra quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân thôn, xóm
trên tất
cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội, trật tự trị an để xây dựng
cuộc sống mới
khu dân cư và xây dựng nông thôn mới văn minh, tiến bộ. Thông qua xây dựng thôn,
xóm tự quản mà củng cố được hệ thống chính trị cơ sở thôn, xóm trong sạch vững
mạnh, gắn bó mật thiết, gần gũi với cuộc sống mọi mặt của nhân dân. Chi bộ phải
lo
lãnh đạo nhân dân thôn, xóm mình thực hiện các nhiệm vụ theo mô hình xây dựng
thôn, xóm tự quản, sát với cuộc sống của nhân dân trong thôn, xóm mình.
Làm tốt việc xây dựng thôn, xóm tự quản thì cấp xã chỉ phải tập trung giải quyết
những vấn đề chung của toàn xã, và những vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của
xóm. Từ đó dẫn đến đổi mới hoạt động của các ngành, các đoàn thể của xã hướng
xuống thôn, xóm vừa giúp các tổ chức ở cơ sở thôn, xóm xây dựng phong trào của
chính mình ngay tại cơ sở.
3.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của chính quyền cấp xã
Thực tiễn những năm qua cho thấy rằng những sai phạm của chính quyền cấp xã
nếu không được kiểm tra, uốn nắn kịp thời sẽ tích đọng thành những vấn đề lớn
gây bất
bình trong nhân dân, có nơi trở thành phản ứng tập thể gay gắt, gây hậu qủa lớn.
Kiểm
tra, thanh tra hoạt động của chính quyền cấp xã phải được tiến hành thường
xuyên, kết
hợp kiểm tra, thanh tra của cấp trên với kiểm tra, thanh tra tại chỗ của nhân
dân, không
chờ có vụ việc xảy ra mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Kinh nghiệm thực tiễn
cho thấy
thực hiện tốt dân chủ ở xã, phường là hình thức kiểm tra có hiệu lực, hiệu quả
và kịp
thời đối với hoạt động của chính quyền cấp xã.
Trong tình hình hiện nay phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
hoạt động của chính quyền cấp xã. Những yếu kém, khuyết điểm, những khiếu kiện
của
nhân dân đối với chính quyền cấp xã nếu được kiểm soát ngay từ khi mới phát sinh
ở
cơ sở sẽ giúp cho công tác giải quyết đỡ phức tạp, khó khăn, kịp thời ngăn chặn
để
không dẫn đến tình trạng tích đọng lâu ngày bùng phát thành những điểm nóng
khiếu
kiện tập thể đông người kéo dài như ở Thái Bình trong thời gian vừa qua.
Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của chính
quyền cấp xã, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện và tỉnh phải
thực
hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân hàng tháng (dành thời gian trực tiếp tiếp dân),
mặt
khác phải thường xuyên xuống cơ sở để lắng nghe ý kiến của nhân dân, trực tiếp
quan
sát giải quyết ngay những vụ việc phát sinh ngay từ cơ sở, nhất là xử lý kịp
thời những
cán bộ chính quyền có sai phạm. Cần có những quy định để cơ quan thanh tra cấp
trên,
thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể xử lý nhanh chóng, kịp
thời đối
với những cán bộ có sai phạm rõ ràng, nhanh chóng thiết lập trật tự kỷ cương.
3.2.8. Xây dựng cơ sở vật chất của chính quyền cấp xã
Cùng với việc đổi mới tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cơ chế hoạt động,
phương pháp quản lý, vấn đề xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho bộ máy
chính quyền cấp xã hoạt động có chất lượng và hiệu quả là điều hết sức quan
trọng.
Sau gần 30 năm miền Nam hoàn toàn giải phóng, bộ máy nhà nước từ Trung
ương đến cơ sở được xây dựng thống nhất trong cả nước. Nhưng đến nay ở Thái Bình
nhiều nơi trụ sở UBND xã, phường, thị trấn còn quá sơ sài, phương tiện làm việc
thiếu
thốn, đơn sơ, thậm chí nơi tiếp dân cũng không được khang trang, sạch đẹp... Một
trong
những nguyên nhân cơ bản là do địa phương quá nghèo, thu không đủ chi, phải huy
động sự đóng góp của nhân dân. Nhưng mặt khác quan trọng hơn là thiếu sự quan
tâm
của Đảng và chính quyền cấp trên.
Cần phải thấy được, trụ sở chính quyền cấp xã không chỉ là nơi hội họp, làm
việc mà còn biểu hiện bộ mặt của chính quyền cấp xã, quyền lực của nhà nước.
Trước tình hình đó, đề nghị chính quyền cấp trên đặc biệt là cấp tỉnh nên hỗ trợ
đầu tư kinh phí xây dựng lại trụ sở xã ở những nơi kinh phí còn quá nghèo, không
xây
dựng được, đối với những nơi mà cơ quan Đảng, các bộ phận giúp việc UBND không ở
gần nhau thì nên cho xây dựng lại gọn về một chỗ, vừa tiện quan hệ với nhau, vừa
thuận tiện cho nhân dân khi cần liên hệ với chính quyền.
Bên cạnh việc xây dựng trụ sở, cần trang bị cho xã có đủ phương tiện tối thiểu
để hoạt động.
Hiện nay 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh có điện thoại, song các phương
tiện khác cần phải có như:
- Bàn ghế làm việc, tiếp dân, bàn ghế hội trường.
- Một bộ trang trí: cờ, ảnh, tượng Bác Hồ, khẩu hiệu.
- Máy vi tính.
- Tủ sách pháp lụât, tủ đựng hồ sơ và lưu trữ tài liệu.
Nói đến xây dựng chính quyền cấp xã, cải cách hành chính mà không chú ý đến
cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho chính quyền hoạt động thì cũng không thể nào
mang
lại kết quả như mong muốn.
3.2.9. Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã không thể tách rời việc
quản lý tốt hộ gia đình trong điều kiện của nền kinh tế thị trường
Nhà nước đã giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, xác
định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ hoạt động theo cơ chế thị trường. Vấn đề đặt ra
là phải
quản lý hộ gia đình trong cơ chế mới như thế nào để đi đúng đường lối chính sách
pháp
luật và phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân về mọi mặt. Để thực hiện
yêu
cầu trên phải thiết lập sự quản lý trực tiếp của UBND xã đối với gia đình trên 4
mặt là
hộ khẩu, đất đai, các quan hệ tài chính và chấp hành chính sách pháp luật.
- Về quản lý hộ khẩu: Phải quản lý khẩu một cách chính xác, đặc biệt về con
người, tuổi tác vì nó liên quan đến nghĩa vụ công dân, đến các chính sách xã hội
của
Đảng và nhà nước. Các giấy tờ khai sinh, chứng minh thư, sổ hộ khẩu phải chính
xác,
khớp nhau, chuyển đi, chuyển đến, chia tách hộ phải đủ thủ tục theo đúng pháp
luật quy
định.
- Về ruộng đất: Phải nắm chắc từng loại hạng đất đai gia đình đang sử dụng,
quản lý chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng hiện trạng đất đai. Tăng cường
kiểm tra
hộ gia đình sử dụng đúng mục đích, không tùy tiện thay đổi hiện trạng đất đai.
Sổ sách,
giấy tờ, bản đồ phải rõ ràng, cụ thể, ăn khớp nhau. Đất đai vừa là quyền lợi,
vừa là
nghĩa vụ sử dụng đất nên thường nảy sinh tranh chấp giữa các hộ gia đình, giữa
các cá
nhân với tập thể. Vì vậy phải thiết lập cơ sở pháp lý với hộ gia đình một cách
chặt chẽ.
- Các quan hệ tài chính đối với hộ gia đình:
Đối với các khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, các quỹ nộp
cho nhà nước, cấp trên, các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của xã theo
Nghị
quyết của HĐND, xây dựng kiết thiết xóm theo Nghị quyết của nhân dân xóm. Thu
sản