Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bìnhtrong điều kiện cải cách hành chính nhà nước
3,149
685
112
+ Hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND phải bảo đảm thường xuyên và
được dựa trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật cho phép như: Triệu
tập và
chủ toạ các kỳ họp HĐND đảm bảo có kết quả và đúng kỳ. Phối hợp với UBND dự
thảo nội dung, thời gian kỳ họp, đảm bảo để đại biểu thảo luận thống nhất các
nội dung,
chương trình tại kỳ họp. Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND phải tăng cường, đôn đốc
kiểm
tra việc thực hiện Nghị quyết HĐND. Tổ chức việc tiếp dân, đôn đốc kiểm tra việc
giải
quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Phải thực hiện trách nhiệm
thông
tin, báo cáo lên cấp trên. Đồng thời giữ mối liên hệ chặt chẽ với Mặt trật Tổ
quốc,
thông báo cho Mặt trận Tổ quốc biết những hoạt động của HĐND. Phó chủ tịch HĐND
phải giúp chủ tịch HĐND hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời thay mặt chủ tịch giải
quyết
các công việc được chủ tịch HĐND uỷ quyền khi đi vắng.
Nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND, đại biểu HĐND là người đại
diện cho ý chí, nguyện vọng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. Vì vậy
hoạt động
của đại biểu HĐND phải thể hiện có chất lượng ngay tại kỳ họp, tham gia thảo
luận, biểu
quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn. Thường xuyên liên hệ mật thiết với
cử tri,
nơi đã bầu ra mình. Chịu sự giám sát của cử tri, phải tiếp thu, phản ánh kịp
thời những tâm
tư nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân tới các kỳ họp HĐND. Gương mẫu chấp hành
và
tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật, đường lối quan điểm của Đảng, chính
sách pháp
luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND để quần chúng nhân dân tự giác thực hiện.
Vận
động nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước ở địa phương.
Nâng cao chất lượng hoạt động của UBND trong việc tổ chức điều hành: Các kỳ
họp của UBND phải đề ra được các biện pháp hữu hiệu trong việc tổ chức thực hiện
Nghị quyết HĐND, các quyết định đưa ra phải sát, đúng thực tế, không trái pháp
luật,
và phải đảm bảo đủ các điều kiện thực hiện được. Hoạt động của chủ tịch, phó chủ
tịch
UBND phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo luật định. Nâng
cao
vai trò trách nhiệm trong tổ chức điều hành; thường xuyên cải tiến lề lối làm
việc, có
phong cách làm việc dân chủ, có phẩm chất đạo đức, có năng lực, trình độ chuyên
môn,
quản lý nhà nước, quản lý kinh tế nhất định và am hiểu pháp lụât. Giải quyết kịp
thời
các kiến nghị, khiếu nại của công dân theo thẩm quyền và đúng pháp lụât. Thường
xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Kiên quyết đấu tranh
với các
hành vi hách dịch, cửa quyền, tham ô, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây thất thoát
tài sản
của Nhà nước, vi phạm lợi ích của nhân dân. Có năng lực điều hành chỉ đạo hoạt
động
của UBND trong quản lý nhà nước. Nâng cao chất lượng hoạt động của UBND, còn
phải nâng cao chất lượng hoạt động của các thành viên UBND. Trong hoạt động của
mình, các thành viên UBND phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cơ sở
nhiệm
vụ của UBND và đúng chức năng quyền hạn theo luật định. Vì vậy các thành viên
UBND phải có năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn phù hợp với công
việc
được đảm nhận.
- Các kỳ họp của HĐND và UBND hàng năm có liên quan đến tài chính, ngân
sách, các khoản đóng góp của nhân dân và các công trình xây dựng cơ bản ở địa
phương, thì phải được báo cáo công khai trước dân những công việc đã làm và tình
hình sử dụng, quản lý nguồn kinh phí đó. Hàng năm chính quyền cấp xã phải báo
cáo
tổng kết công tác và kiểm điểm phê bình trước nhân dân để nhân dân đánh giá nhận
xét.
chính quyền cấp xã phải thực sự lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp đúng
đắn
của nhân dân theo phạm vi chức năng quyền hạn của mình. Những ý kiến đóng góp
của
nhân dân phải được nghiên cứu, xem xét giải quyết kịp thời và trả lời cho nhân
dân rõ,
không được để cho nhân dân phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà sách nhiễu dân.
Đảm
bảo tôn trọng quyền và nghĩa vụ của công dân.
3.2.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của
chính quyền cấp xã
Thực tế cho thấy sau 3 năm triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và kết
quả bước đầu thực hiện Chỉ thị 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường công tác dân vận đã góp phần quan trọng vào sự đổi mới phương
thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, thay đổi phương thức điều hành và lề lối làm việc
của
chính quyền thể hiện dân chủ hóa và công khai hóa; cán bộ cơ sở sát dân hơn,
biết lắng
nghe ý kiến chính đáng của quần chúng nhân dân. Từng bước nhân dân đã nâng cao
nhận hức về quyền làm chủ, tích cực tham gia quản lý, giám sát hoạt động của
chính
quyền, góp phần khắc phục tình trạng suy thoái quan liêu tham nhũng.
Thành tựu rõ nét nhất của việc phát huy vai trò của nhân dân là việc quy định
dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những vấn đề quan trọng thiết thực gắn liền
với lợi
ích của mình. Nhân dân là người quyết định cuối cùng, các tổ chức tạo điều kiện
để
nhân dân thực hiện các quyền mà quy chế quy định. Trước đây việc triệu tập dân
đi họp
rất khó khăn và chỉ mang tính hình thức, nay dân hăng hái đi họp để bàn bạc và
quyết
định trực tiếp các vấn đề liên quan đến mình.
Vai trò của nhân dân không chỉ dừng lại ở việc bàn và quyết định, mà còn là lực
lượng to lớn trong việc làm cho những quyết định đúng đắn của mình, của tổ chức
đại
diện mình được hiện thực hóa một cách sinh động trong cuộc sống. Nhân dân đã
từng
bước bỏ dần thói quen ỷ lại vào nhà nước và các tổ chức đoàn thể, đã chủ động
hơn,
tích cực hơn trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ.
Hoạt động giám sát, kiểm tra của nhân dân dưới 2 hình thức trực tiếp và gián
tiếp trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ là kết quả tất yếu của quá trình
bàn bạc,
quyết định, góp ý và thực hiện của nhân dân trong xã. Vai trò giám sát của nhân
dân
không chỉ thể hiện ở chỗ trăm tai nghìn mắt của những người làm chủ mà quan
trọng
hơn là tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, năng lực của họ trong quá trình giám sát
kiểm tra
đó. Nhân dân đã thực hiện quyền giám sát, kiểm tra, báo cáo kiểm điểm của chủ
tịch
HĐND, chủ tịch UBND và các trưởng xóm, báo cáo kiểm điểm của các tổ đại biểu và
đại biểu HĐND xã, báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND và quyết định
của
UBND xã, báo cáo giải trình kiến nghị của nhân dân, các công trình cơ sở do nhân
dân
quyết định và đóng góp...Trong những việc mà nhân dân kiểm tra, giám sát thì
việc
giám sát việc thực hiện các chính sách ưu đãi, chăm sóc và giúp đỡ thương binh,
gia
đình liệt sĩ được chú ý nhiều nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, quá trình phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn nhiều nhược điểm
thiếu
sót, cần phải tiếp tục khắc phục. Đó là:
- Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của quy
chế nên chưa tích cực tham gia sinh hoạt, hội họp, bàn bạc quyết định những công
việc
thiết thực của địa phương, thực hiện các quyết định cấp trên.
- Dân chủ ở nhiều xã còn biểu hiện nặng tính hình thức. Lúc đầu nhân dân nhiệt
tình ủng hộ, nhưng do nhiều nguyên nhân nên khi triển khai quy chế đã biểu hiện
hình
thức phô trương, hô khẩu hiệu.
- Vẫn còn những phần tử lợi dụng dân chủ để kích động gây khó khăn trong việc
triển khai quy chế, nhưng chính quyền chưa có biện pháp kịp thời để giải thích
cho
nhân dân thấy rõ âm mưu và tác haị của những hành động phi pháp đó...
Để khắc phục được những tồn tại trên, nhằm nâng cao chất lượng dân chủ một
cách có hiệu quả, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực
hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận tập trung vào những nội dung sau:
- Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện việc cán bộ tự phê bình trước dân (từ trưởng xóm). Sơkết 6 tháng
đầu năm và tổng kết cuối năm, cán bộ làm bản tự kiểm điểm đưa xuống hội nghị
thôn
xóm, tổ dân phố để dân góp ý, nhận xét, đánh giá.
- Các chức danh trưởng xóm, thôn, tổ dân phố nhất thiết phải để dân bầu trực
tiếp. Nghiên cứu tổ chức thí điểm để dân bầu trực tiếp chức danh chủ tịch HĐND.
Cuối năm phát phiếu thăm dò tín nhiệm của nhân dân đối với các chức danh chủ
chốt,
các chức danh chuyên môn, đại biểu HĐND, trưởng xóm, tổ dân phố.
- Cần sớm ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản
xóm, tổ dân phố.
3.2.3. Đổi mới công tác cán bộ đối với chính quyền cấp xã
3.2.3.1. Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo: Đây là vấn đề cốt lõi của công tác đào
tạo bồi dưỡng, là nhân tố quyết định chất lượng cán bộ. Đổi mới và nâng cao chất
lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cần quán triệt phương châm lý luận
gắn
với thực tiễn, học đi đôi với hành, đảm bảo hiệu quả và thiết thực.
Chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp trang bị kiến thức nghiệp
vụ với việc nâng cao tố chất chính trị đạo đức, kiến thức pháp luật và kỹ năng
thực
hành cho cán bộ.
Để thực hiện yêu cầu đó phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo. Nội dung
chương trình đào tạo bồi dưỡng cần hướng vào đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh
đạo
quản lý gắn với cương vị và chức trách của cán bộ (chẳng hạn cán bộ chính quyền
cấp
xã ngoài chương trình lý luận chính trị, mỗi chức danh cần phải được bồi dưỡng
nghiệp
vụ cụ thể gắn với từng chức danh đó). Tức là đào tạo, bồi dưỡng một nhà chính
trị, một
nhà tổ chức thực tiễn vừa có kiến thức toàn diện am hiểu nhiều lĩnh vực, vừa có
kiến
thức nghiệp vụ lãnh đạo quản lý chuyên sâu theo từng lĩnh vực công tác mà mình
phụ
trách. Vì vậy chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng nên phân thành 3 khối
kiến
thức: kiến thức cơ bản và cơ sở, kiến thức thực tiễn, kiến thức nghiệp vụ và xử
lý tình
huống. Thời gian đào tạo nên phân làm 2 giai đoạn cơ bản: giai đoạn đầu học các
môn
cơ bản cơ sở đào tạo chung cho các loại đối tượng. Sau đó căn cứ vào quy hoạch
cán bộ
của các cơ sở cử người đi học và căn cứ vào năng lực sở trường của đối tượng học
mà
phân ra các lớp chuyên ngành.
Theo phân loại cán bộ trong Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII thì nên phân
thành 4 chuyên ngành: chuyên ngành công tác Đảng nhằm đào tạo bồi dưỡng kiến
thức
nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Đảng; chuyên ngành công tác quần chúng, nhằm
đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn thể; chuyên ngành quản lý kinh tế cho
cán bộ
thuộc lĩnh vực kinh tế; chuyên ngành quản lý nhà nước cho cán bộ chính quyền. Có
như
vậy chúng ta mới giải quyết được mối quan hệ giữa độ sâu và bề rộng của kiến
thức, mới
có điều kiện trang bị kiến thức nghiệp vụ thiết thực cho người học. Tăng cường
mở rộng
và đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Tập trung chủ yếu vào 2 loại hình cơ bản
là đào tạo
tập trung và đào tạo tại chức. Đối với số cán bộ trẻ, cán bộ trong diện quy
hoạch, dứt khoát
phải đào tạo tập trung. Số cán bộ lớn tuổi, cán bộ đương chức, trải qua công tác
lâu năm,
còn khả năng phát triển thì đào tạo tại chức.
Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo trong trường và đào tạo rèn luyện trong thực tế.
Phải coi trọng đào tạo trong thực tế là khâu bắt buộc trong chu trình đào tạo
cán bộ. Sau
khi được đào tạo ở trường, nhất thiết phải rèn luyện, thử thách trong thực tiễn
một thời
gian nhất định, không hình thức chiếu lệ, qua kết quả của việc làm thực tế mới
đưa vào
cương vị chính thức.
Các hình thức bồi dưỡng chỉ tập trung cho việc bổ túc kiến thức nghiệp vụ, bồi
dưỡng chuyên đề, Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Cần có
quy định trong một nhiệm kỳ, mỗi cán bộ phải có một thời gian thích hợp được bồi
dưỡng về nghiệp vụ, về đường lối chính sách và những thông tin mới để cho cán bộ
không bị lạc hậu về kiến thức, có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ
và
củng cố quan điểm chính trị tư tưởng của bản thân.
- Tổ chức lại hệ thống đào tạo: Phương hướng tổ chức lại hệ thống đào tạo là
phải xây dựng các cơ sở đào tạo thành những trung tâm khoa học lớn, có trang
thiết bị
hiện đại, có trình độ chuyên môn cao, là nơi đào tạo và cung cấp đủ nguồn nhân
lực có
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá
đất nước.
Để thực hiện được điều đó, cần tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo hiện có,
thu gọn đầu mối đào tạo của các ngành, các trường đoàn thể, không để người học
phải
học đi học lại nhiều vòng, chồng chéo, trùng lắp gây lãng phí sức người và của.
Cần tập trung mở rộng và nâng cấp trường chính trị tỉnh, trong đó nội dung
chương trình đối tượng được phân ra làm 2 cấp học: cao đẳng và trung cấp; 2 giai
đoạn
đào tạo và bốn chuyên ngành. Cùng với chức năng đào tạo, trường chính trị tỉnh
còn có
chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ cho các loại cán bộ công chức.
Thu gọn được đầu mối hệ thống đào tạo sẽ giảm biên chế trong bộ máy hành
chính, tập trung được sự quản lý về nội dung, bộ máy tổ chức, đội ngũ giảng viên
cũng
như việc điều hành, kiểm tra giám sát của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong đào tạo
cán
bộ, tập trung được kinh phí, cơ sở vật chất và có điều kiện đầu tư nâng cấp hiện
đại hoá
công tác đào tạo.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở
đào tạo theo hướng hiện đại hoá.
Cần tăng cường đủ số lượng giáo viên để đảm nhiệm công tác giảng dạy. Xây
dựng đội ngũ giáo viên giỏi của các môn học. Có chính sách thu hút số sinh viên
giỏi ở
các trường đại học, các cán bộ đang công tác thực tiễn vào làm giảng dạy ở hệ
thống
trường đào tạo cán bộ. Chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện, trước hết là
chất
lượng chính trị (trình độ, bản lĩnh, lập trường chính trị) của đội ngũ giáo viên
ở các
trường chính trị tỉnh, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng của các ngành. Tiến hành
tiêu
chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, phấn đấu đến năm 2005 có 70% cán bộ giảng dạy ở
các trường đào tạo cán bộ có bằng thạc sĩ trở lên. Cần có chính sách đãi ngộ đối
với
đội ngũ giáo viên các trường đào tạo cán bộ. Tăng cường đầu tư kinh phí, nâng
cấp
các cơ sở đào tạo, tiến tới hiện đại hoá các phương tiện kỹ thuật dạy học; coi
đầu tư
cho đào tạo cán bộ là đầu tư cho "cái gốc" của tương lai.
3.2.3.2. Đổi mới chế độ tuyển chọn, sử dụng cán bộ
- Phải xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ: Tuyển chọn cán bộ là khâu quan
trọng để thu hút phát hiện người có tài, có đức, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu
chức trách
của công việc đặt ra. Việc tuyển chọn chính xác hay không tuỳ thuộc vào nhiều
yếu tố
như dân chủ xã hội, cơ chế cạnh tranh nhân tài, các chính sách thu hút nhân
tài... Ngay
từ xa xưa ông cha ta đã chú trọng đến việc tuyển chọn người hiền tài bằng nhiều
hình thức
khác nhau.
Việc phát hiện, lựa chọn người tài tuỳ thuộc vào việc xây dựng các quy trình,
quy chế tuyển chọn cán bộ.
Quy chế tuyển chọn cán bộ cần quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có
đức thực sự, không câu nệ vào bằng cấp, cơ cấu, quá trình cống hiến, thành phần
xuất
thân... mọi người đều bình đẳng trong việc lựa chọn vào cương vị lãnh đạo. Mọi
người
đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất tài năng của mình; ai có tài,
có
đức phải được trọng dụng. Khắc phục tư tưởng "sống lâu lên lão làng". Việc tuyển
chọn
cán bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, khắc phục tình trạng ô dù, bè
phái,
cục bộ, kéo bè kéo cánh hoặc đưa họ hàng thân thích vào bộ máy. Xây dựng quy chế
tuyển chọn cán bộ cũng cần quán triệt quan điểm dựa vào quần chúng để lựa chọn
nhân
tài. Bất kỳ một vị trí nào, đều được giới thiệu công khai, rộng rãi, yêu cầu
tiêu chuẩn
điều kiện cần thiết để mọi người có thể tham gia ứng cử, thi tuyển một cách dân
chủ.
Người tham gia ứng cử hoặc được đề cử có đề án công tác, có mục tiêu chương
trình hành
động cụ thể. Cần kết hợp thi tuyển, sát hạch năng lực với việc đánh giá các phẩm
chất
chính trị đạo đức thông qua thăm dò tín nhiệm và sự lựa chọn dân chủ của quần
chúng, của
tổ chức Đảng.
Thực hiện quy chế tuyển chọn cán bộ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Một mặt
đảm bảo sự trong sáng về chính trị, làm cho quần chúng được biết, được lựa chọn,
được
kiểm tra giám sát cán bộ, thực hiện được dân chủ trong công tác cán bộ. Mặt khác
khắc
phục được tình trạng cán bộ chỉ lo chạy chọt vào chức nọ chức kia mà không tự lo
học
tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt của mình. Và cũng khắc phục được tình
trạng
cán bộ chỉ lo đối phó, chịu trách nhiệm trước cấp trên mà không quan tâm chịu
trách
nhiệm trước quần chúng và cấp dưới.
Cùng với việc thực hiện chế độ thi tuyển cần kết hợp với các hình thức khác
như: khuyến khích cán bộ có thành tích xuất sắc; đồng thời thực hiện nghiêm chế
độ
thưởng, phạt đối với cán bộ có thành tích hoặc bị khuyết điểm làm cho đội ngũ
cán bộ
luôn được sàng lọc, được bổ sung.
- Thực hiện tốt quy trình quy chế bầu cử, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ: Vấn đề
bổ nhiệm công chức ở cấp xã đến nay chưa thực hiện. Đó là điều bất cập vì rất vô
lý là
chính quyền 4 cấp mà cấp xã lại không nằm trong ngạch bậc công chức. Hiện nay
các
chức danh trong UBND hình thành theo cơ chế bầu. Các chức danh tài chính, văn
phòng, địa chính, tư pháp được hưởng quy chế giống công chức, còn lại các chức
danh
khác đều hoạt động mang tính hoàn toàn nghiệp dư, có thể thay thế bất kỳ lúc
nào.
Chính điều này tạo tâm lý không ổn định, trong hoạt động công tác của họ, tư
tưởng
"chụp giật, tranh thủ quyền lực" để thu vén cá nhân trong quá trình công tác xảy
ra,
không chú tâm tu dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho thực hiện nhiệm
vụ được giao ở từng cương vị công tác, dẫn đến tình trạng làm việc được chăng
hay
chớ, thiếu trách nhiệm. Tình hình trên tất yếu ảnh hưởng đến kết quả công việc
chung
của UBND. Vì vậy nên nghiên cứu chuyển một số chức danh sang chế độ công chức
(nếu chưa thực hiện chuyển được toàn bộ). Chẳng hạn như phụ trách địa chính, phụ
trách tư pháp hộ tịch. Những người này phải được đào tạo chuyên môn, được bổ
nhiệm
xếp vào một ngạch bậc của công chức và được giao việc ổn định, lâu dài.
Việc bầu cử bổ nhiệm và sử dụng cán bộ phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát
huy trí tuệ tập thể. Bầu cử, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ phải đúng lúc, đúng tầm,
đúng
việc, đúng tiêu chuẩn, hợp với năng lực và sở trường, đúng với chuyên môn đã
được
đào tạo. Giao việc cho cán bộ phải giao đúng lúc cán bộ đang độ chín, đang đi
lên,
không nên để lúc cán bộ đã chững lại hoặc có chiều hướng đi xuống mới đề bạt.
Không
nên để một người giữ chức vụ lãnh đạo quản lý chủ chốt kéo dài quá 2 nhiệm kỳ ở
một
địa phương, cơ sở. Đồng thời cũng không nên để một người đảm đương quá nhiều
chức
vụ, công việc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nhiệm vụ chủ yếu.
Tuy nhiên, để không lãng phí nhân tài, có trường hợp mà cán bộ thực sự xuất
sắc, được tín nhiệm của tuyệt đại đa số quần chúng, được cơ quan cấp trên ủng
hộ, thì
có thể được tái cử lần thứ 3.
Trong việc bổ nhiệm cán bộ, giảm bớt chế độ uỷ nhiệm, tăng cường chế độ bổ
nhiệm trực tiếp, vì nó làm tăng tính trách nhiệm của chủ thể bổ nhiệm trong việc
quản
lý, theo dõi và xử lý đối với cán bộ được đề bạt, đối với cán bộ được bổ nhiệm.
Cần quy định trong mỗi nhiệm kỳ, trong thời hạn được bổ nhiệm, cán bộ phải
được lấy phiếu tín nhiệm và đánh giá kết quả công việc theo định kỳ và tiêu chí
cụ thể.
Nếu số cán bộ nào không đủ tín nhiệm của 2/3 quần chúng cấp dưới hoặc trong địa
phương mình xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực lớn thì buộc phải từ chức, không nhất
thiết
phải hết nhiệm kỳ hoặc hết thời hạn bổ nhiệm.
Bổ nhiệm và sử dụng cán bộ cần gắn chặt với công tác đào tạo bồi dưỡng và quy
hoạch cán bộ. Chỉ bổ nhiệm cán bộ trong diện quy hoạch, đã được đào tạo bồi
dưỡng, đủ tiêu
chuẩn theo quy định của vị trí chức danh đó và phù hợp với chuyên môn đào tạo.
Không bổ
nhiệm cán bộ chưa được đào tạo; hạn chế bổ nhiệm cán bộ ngoài diện quy hoạch, bổ
nhiệm
cán bộ không đúng chuyên môn được đào tạo hoặc quan niệm đã là cấp uỷ, thường vụ
thì việc
gì cũng làm được và có thể phân công bất kỳ vị trí nào. Cần nghiên cứu quy trình
bầu cử, phải
thực hiện quy trình "dân bầu, Đảng chọn" trong tuyển chọn cán bộ. Khắc phục tình
trạng cơ
cấu hình thức trong bộ máy cán bộ, không vì cơ cấu mà bổ nhiệm cả những người
thiếu tiêu
chuẩn. Việc bố trí cán bộ phải nhằm mục đích cuối cùng là hiệu quả hoạt động của
bộ máy,
hiệu quả hoạt động của từng người chứ không phải để thực hiện chính sách cán bộ
bằng cơ
cấu và thông qua cơ cấu.
3.2.3.3. Đổi mới chính sách đối với cán bộ
Chính sách là sản phẩm của con người, nhằm tác động vào một khâu hay một
quá trình để vận động cùng chiều với quy luật phát triển khách quan của xã hội,
nhằm
đạt tới những mục tiêu đã định. Chính sách đúng hướng, có lợi nhất góp phần thúc
đẩy
sự phát triển. Chính sách sai sẽ là vật cản gây ách tắc trong quá trình vận hành
kinh tế -
xã hội, làm giảm tốc độ phát triển hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Đổi mới chính
sách
đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, mục tiêu trước mắt là tháo gỡ những bất
cập, những
tồn đọng về chế độ chính sách đối với cán bộ theo các quy định hiện hành. Mục
tiêu lâu
dài là tiến hành để đổi mới toàn diện đối với cấp cơ sở, trong đó tập trung vào
việc đổi
mới chính sách cán bộ xã, phường, thị trấn vào những năm tiếp theo. Đây là những
vấn
đề mà Đảng cộng sản và Nhà nước ta luôn quan tâm. Bởi chính giải quyết cơ bản
được
các vấn đề của cấp cơ sở sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi chủ trương, chính
sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với từng người dân, làm cho dân hiểu, dân tin
và
thực sự đi vào cuộc sống. Đồng thời chính quyền cấp xã sẽ là những nhịp cầu nối
vững
chắc giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Nhiệm vụ trước mắt cần sớm ban hành thông tư, hướng dẫn bổ sung thi hành
Nghị định 09/1998/NĐ-CP nhằm giải quyết dứt điểm thoả đáng những tồn đọng, vướng
mắc về chế độ chính sách, nhất là chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ xã,
phường,
thị trấn theo những quy định hiện hành tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày
23/1/1998
của Chính phủ mà tại Thông tư liên tịch số 99/1998/TT-LT TCCB CP-BLĐTB và xã
hội ngày 19/5/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định 09/1998/NĐ-CP chưa đầy đủ và cụ
thể.
Cải cách chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn về lâu dài cần
tập
trung vào một số vấn đề sau đây:
Xác định lại biên chế cán bộ xã, phường cho phù hợp, giảm đến mức tối đa bộ
máy lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, các xã, phường có điều kiện địa lý dân cư tính
chất khác