Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bìnhtrong điều kiện cải cách hành chính nhà nước
3,160
685
112
đó giảm thiếu đáng kể khối lượng công việc các cơ quan hành chính sự nghiệp đang
làm để tập trung vào thực hiện các chức năng đích thực của quản lý nhà nước.
+ Thực hiện cải cách tổ chức của Chính phủ.
+ Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương.
+ Cải tiến phương thức quản lý lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp,
xác định rõ nguyên tắc làm việc và qui chế phối hợp trong cơ chế vận hành bộ máy
hành chính.
+ Nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động và sự chỉ đạo
điều hành hệ thống hành chính nhà nước.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức:
+ Quản lý cán bộ công chức
+ Cải cách tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ
+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ công chức.
- Cải cách tài chính công:
+ Phát triển hệ thống quản lý tài chính để ngân sách Nhà nước trở thành một công
cụ quan trọng trong hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Đổi mới, hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách bảo đảm
tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và chỉ đạo của ngân sách Trung
ương.
+ Đảm bảo thực quyền quyết định ngân sách của HĐND các cấp, phân cấp thêm
nhiệm vụ chi và tăng nguồn thu cho địa phương để địa phương chủ động xử lý các
công
việc ở địa phương.
+ Đảm bảo quyền quyết định của các Bộ, Sở, ban ngành về phân bổ ngân sách
cho các đơn vị trực thuộc.
+ Sửa đổi các quy định về phí, lệ phí theo hướng dẫn rõ 2 loại là phí bắt buộc
do cơ
quan Nhà nước thực hiện khi cung cấp dịch vụ công và phí tự nguyện.
+ Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính đối với khu vực sự nghiệp công.
+ Tiếp tục thực hiện hoặc nghiên cứu xây dựng và thí điểm một số chế độ tài
chính như cho thuê đất để xây dựng nhà trường, bệnh viện.
+ Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công.
+ Đổi mới công tác kiểm toán đối với cơ quan hành chính sự nghiệp theo hướng
nâng cao trách nhiệm sử dụng có hiệu quả kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
Từ đặc điểm, nội dung cải cách hành chính nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng
cải cách hành chính đóng vai trò quan trọng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của
chính
quyền cấp xã, cải cách hành chính làm cho bộ máy chính quyền cấp xã hoạt động có
hiệu quả, đời sống kinh tế xã hội ở địa phương phát triển, dân chủ được mở rộng
và
phát huy, trật tự xã hội được ổn định, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân
và sự
lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, là yêu cầu hết sức quan trọng
trong
toàn bộ công cuộc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta.
Đặc biệt cải cách hành chính làm giảm phiền hà cho dân, thể hiện bản chất nhà
nước của dân, do dân, vì dân; đồng thời còn tạo ra sự phân công phân nhiệm một
cách
rõ rệt, tạo phản ứng mau lẹ khi có các điều kiện chín muồi trong từng lĩnh vực
tương
ứng, giúp cho việc điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức trên cơ sở một hệ thống pháp
luật đồng
bộ khoa học, phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, nhằm
lập lại
trật tự kỷ cương xã hội.
1.3.2. Yêu cầu khách quan của việc đổi mới tổ chức, hoạt động chính quyền
cấp xã trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước
Nắm vững những đặc điểm và nội dung của cải cách hành chính nêu trên, đổi
mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phải đảm bảo yêu cầu sau đây:
1.3.2.1. Yêu cầu mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước
Cấp cơ sở là một trong 4 hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước ta. Việc hoàn thiện
tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã là công việc hết sức khó khăn, phức
tạp,
phải bảo đảm tính Đảng, tính khoa học, tính hệ thống, tính dân tộc và kế thừa
những
thành tựu xây dựng chính quyền cấp xã trong những năm qua, phải bảo đảm ổn định
tình hình chính trị để thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
Chính quyền cấp xã vừa là người đại diện quyền lực nhà nước ở địa phương,
đồng thời là người đại diện cho nhân dân địa phương trong hệ thống quyền lực.
Tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã phải quán triệt
những quan điểm và mục tiêu cải cách nền hành chính nhà nước trong Nghị quyết
Hội
nghị Trung ương 8 khoá VII. Cụ thể là:
- Phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, mọi chủ trương Nghị quyết
của Đảng bộ về lãnh đạo kinh tế - xã hội ở địa phương, phải được thể chế hoá
thành kế
hoạch, biện pháp thực hiện và quản lý của chính quyền, Đảng bộ. Phải kiểm tra,
kiểm
soát hoạt động của chính quyền và bố trí cán bộ chủ chốt, giới thiệu đảng viên
có đủ
tiêu chuẩn tham gia chính quyền theo pháp luật qui định thông qua bầu cử, không
tách
Đảng và chính quyền một cách máy móc.
- Xây dựng chính quyền trong sạch, thực sự có năng lực, hiệu lực và hiệu quả để
thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất, phải bảo đảm tính hệ thống của cơ quan
hành chính nhà nước thông suốt từ Trung ương đến cơ sở.
- Xây dựng chính quyền cấp xã vững mạnh phải nhằm đạt được sự kết hợp hài
hoà tính quyền lực của nhà nước với tính cộng đồng dân cư đã được hình thành
trong
lịch sử.
- Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hoạt động năng động, có hiệu quả, đào tạo rèn luyện
được đội ngũ cán bộ có tài năng và phẩm chất, làm cho nền hành chính quốc gia
ngày
càng được đổi mới, thực sự là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để thực hiện những mục tiêu trên, phải đảm bảo 2 yêu cầu lớn:
- Phải dân chủ hoá đất nước thông qua việc xây dựng một hệ thống tổ chức nhà
nước của dân, do dân, vì dân; xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phải luật hoá mọi hoạt động của đời sống xã hội và hoạt động của chính quyền;
giáo dục mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; thực hiện tốt
nguyên
tắc Pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ nghiêm kỷ cương của đất nước, hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền Việt Nam.
Hai yêu cầu trên luôn có quan hệ biện chứng trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước ta. Nếu dân chủ mà không có Pháp lụât sẽ dẫn đến dân chủ cực đoan,
vô
chính phủ; ngược lại nếu có pháp luật mà không dân chủ sẽ dẫn đến sự độc tài
khác với
bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy thực hiện dân chủ hoá và pháp
luật hoá
giúp ta xây dựng chính quyền cấp xã đúng hướng, vừa đẩy nhanh sự tiến bộ của
cuộc sống,
vừa thực hiện mục tiêu lý tưởng của Bác Hồ đã chọn là con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội.
1.3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện chính quyền cấp xã hiện nay nhằm khắc phục
những bất cập của chính quyền cấp xã và đáp ứng công cuộc cải cách hành chính
nói riêng và sự nghiệp đổi mới nói chung
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo kiện toàn và củng cố cấp
cơ sở nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng. Song từ khi chuyển đổi sang nền
kinh
tế thị trường, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã chậm đổi mới, công
tác cán
bộ và chế độ chính sách đối với cán bộ cấp xã chậm được chú ý đúng mức, luôn
thay
đổi, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính
quyền
cấp xã và hiệu lực quản lý nhà nước ở cơ sở. Có thể nói, tổ chức và hoạt động
của
chính quyền cấp xã thể hiện: năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của cán bộ
cấp xã
vừa không đáp ứng được yêu cầu công cuộc đổi mới, vừa không đáp ứng được đòi hỏi
mong đợi của nhân dân; tổ chức bộ máy cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ và hoạt động
chồng chéo và nhất là sự suy thoái về đạo đức, phẩm chất, tệ tham nhũng lãng
phí, quan
liêu, cửa quyền, ức hiếp, sách nhiễu nhân dân của không ít cán bộ cấp xã. Qua
triển
khai Qui chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và qua kiểm tra của 6 đoàn
công
tác liên ngành của Chính phủ năm 2000 cho thấy không chỉ có ở Thái Bình, mà ở
nhiều
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có không ít chính quyền cấp xã không
trong
sạch, chưa thực sự là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Một số nơi chính
quyền đối lập với
nhân dân, nhân dân mất lòng tin đối với cán bộ cấp xã.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII chỉ rõ: Phải tập trung sức kiện toàn
chính quyền cấp xã. Trong thông báo số 304/TB-TW ngày 22/6/2000, Bộ chính trị đã
giao cho Ban tổ chức cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với một số ban của Đảng
sớm
tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện về cơ sở. Trong chương trình xây dựng
pháp
luật năm 2001 của Quốc hội cũng đề ra nhiệm vụ phải hoàn thiện pháp luật về
chính
quyền địa phương, trong đó có chính quyền cấp xã. Như vậy vấn đề hoàn thiện tổ
chức
và hoạt động của chính quyền cấp xã hiện nay là mục tiêu của hoàn thiện Nhà nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng đòi hỏi của
thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là nhiệm vụ cần thiết để giữ
vững
và phát huy bản chất cách mạng của nhà nước ta, để chính quyền cấp xã thực sự là
của
dân, do dân và vì dân; thực sự trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, hiệu lực.
1.3.2.3. Yêu cầu hội nhập quốc tế
Những biến đổi to lớn và sâu sắc của thế kỷ XXI với xu thế toàn cầu hoá hội
nhập kinh tế thế giới, những yêu cầu của nền kinh tế tri thức đã và đang đặt
Việt Nam
trước nhiều cơ hội và thử thách, đặc biệt đối với việc thực hiện các yêu cầu của
AFTA,
của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và của WTO. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam
lần thứ IX đã xác định mục tiêu tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
đến năm
2010 là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực
kinh
tế, quốc phòng an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế, thị trường định hướng
xã hội
chủ nghĩa được hình thành về cơ bản. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được
nâng
cao [28, tr.24].
Toàn cầu hoá phát triển làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia ngày càng
tăng - sự liên kết kinh tế trên phạm vi khu vực cũng như toàn cầu diễn ra nhanh
chóng ở
nhiều cấp độ khác nhau, từ song phương, đa phương, tam giác, tứ giác, từ tiểu
khu vực đến
toàn khu vực, toàn châu lục. Hội nhập quốc tế không chỉ phù hợp với xu thế của
thời đại, mà
còn đáp ứng nhu cầu nội tại và lợi ích của dân tộc trong công cuộc đẩy mạnh công
nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những tác động theo chiều thuận,
còn nảy
sinh những vấn đề phức tạp về an ninh, về môi trường... Vì thế phải tiếp tục cải
cách bộ máy
nhà nước, nhất là cải cách nền hành chính trong đó có chính quyền cấp xã để chủ
động khai
thác mặt thuận lợi, hạn chế và vượt qua được những thách thức. Có như vậy Nhà
nước mới
có khả năng kiểm soát được toàn bộ nền kinh tế, dẫn dắt các thành phần kinh tế
đi theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã nói riêng, cải cách hành
chính nói chung cần phải được thực hiện dựa trên điều kiện lịch sử và các yếu tố
văn
hoá truyền thống, đặc điểm thực tế của đất nước. Đồng thời cần phải dựa trên xu
hướng
chung của thời đại toàn cầu hoá hội nhập quốc tế. Bởi vì, toàn cầu hoá, hội nhập
kinh tế
quốc tế là một tất yếu khách quan đòi hỏi có những thay đổi sâu sắc trong vai
trò và
phương thức hoạt động của bộ máy hành chính để đáp ứng với những thay đổi và
thách
thức to lớn.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra, đất nước phải giải
quyết nhiều vấn đề, đó là đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, xây dựng được
những điều kiện cần thiết để có thể tận dụng được mọi cơ hội của hội nhập và
toàn cầu
hoá cho việc phát triển kinh tế; xây dựng một hệ thống hành chính hoạt động có
hiệu
quả, trong đó chính quyền cấp xã là mắt khâu quan trọng tạo ra điều kiện thuận
lợi cho
phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng
một nhà
nước thật sự là của dân, do dân và vì dân.
Chương 2
Thực trạng tổ chức, hoạt động
của chính quyền cấp xã ở Thái Bình
2.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế xã hội ở Thái Bình
2.1.1. Về địa lý
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc lưu vực sông Hồng, nằm ở toạ độ từ 20
0
17' đến
20
0
44' vĩ bắc và 106
0
06' đến 106
0
39' kinh đông. Diện tích tự nhiên 1.537 km
2
[18,
tr.1].
Thái Bình có vị trí Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải
Phòng; phía Tây và Nam giáp tỉnh Hà Nam, Nam Định; phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
Đất đai Thái Bình được bao bọc bằng các con sông lớn và biển cả. Phía Tây Bắc là
sông Luộc; phía Đông Bắc là sông Hoá; phía Tây Nam là sông Hồng. Bờ biển Thái
Bình dài 54km với 3 cửa sông lớn đổ ra biển là: cửa sông Thái Bình, cửa sông Trà
Lý
và cửa Ba Lạt của sông Hồng [56, tr.14].
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng duy nhất không có rừng núi, đất đai phì nhiêu,
hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện. Quốc lộ 10 đi qua tỉnh nối liền hai
thành phố
lớn là Hải Phòng và Nam Định; đường 39 nối Thái Bình với các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ
và Hà Nội với các tỉnh phía Bắc [56, tr.15].
Nằm trong quá trình cải tạo hàng chục vạn năm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đất
đai Thái Bình được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của 2 con sông lớn là
sông
Hồng và sông Thái Bình cùng với công cuộc quai đê lấn biển khẩn hoang của nhiều
thế
hệ cư dân.
Do đặc điểm trên, nền kinh tế Thái Bình chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Bên
cạnh đó, bờ biển dài 54 km là lợi thế trong việc phát triển đánh bắt cá, nuôi
trồng thuỷ
sản. Ngoài ra, Thái Bình còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như
dệt vải,
tơ lụa (Hưng Hà, Đông Hưng), dệt chiếu (Hưng Hà, Quỳnh Phụ), đúc đồng (Quỳnh
phụ), rèn sắt (Thái Thụy), chạm bạc (Kiến Xương). Song Thái Bình bao bọc bởi các
con sông lớn và biển cả, vì vậy có khó khăn cho việc mở rộng giao lưu phát triển
kinh tế
với các tỉnh.
2.1.2. Về dân cư lãnh thổ
Thật sự mảnh đất Thái Bình đã có niên đại hình thành muộn nhất cũng là từ sau
khi người Việt cổ xây dựng thành công Nhà nước đầu tiên của mình - Nhà nước Văn
Lang với triều đại vua Hùng từng đã được lịch sử ghi nhận. Các "lạc dân" nguồn
gốc từ
những miền đất cổ trung du Bắc Bộ chính là lớp cư dân đầu tiên đặt chân đến Thái
Bình trong quá trình thiên di khai phá "lạc điền", tạo ra một dòng thác chuyển
về vùng
đồng bằng duyên hải. Tiếp theo trải qua hàng nghìn năm thời Bắc thuộc đến tận
khi đất
nước dành quyền tự chủ, Nhà nước phong kiến Đại Việt được xây dựng củng cố, chú
trọng ban hành các chính sách khẩn hoang khuyến nông, nhiều luồng cư dân với
những
nguyên nhân biến cố và nguồn gốc khác nhau vẫn tiếp tục tìm về tạo ra sự quần cư
ngày càng có xu thế đông đúc trên mảnh đất còn nhiều hoang hoá, nhưng luôn luôn
hứa
hẹn một cuộc sống trù mật ổn định. Thành phần nguồn gốc các luồng cư dân đã được
phản ánh đa dạng qua nhiều gia phả các dòng họ lớn hiện còn trong tỉnh. Có dòng
họ từ
miền trung du Bắc bộ như Phú Thọ, Sơn Tây, Bắc Ninh... về. Có dòng họ ở các vùng
lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định... sang. Lại có rất nhiều
dòng họ từ mãi Thanh Hoá, Nghệ An đến.
Tuy hình thành sớm song sự phát triển và ổn định của làng xã Thái Bình chỉ có
thể bắt đầu từ thời kỳ Lý Trần (thế kỷ XI - XV) trở về sau. Lúc này Nhà nước
phong
kiến Trung ương tập quyền có điều kiện tập trung xây dựng củng cố về mọi mặt.
Trong
đó đặc biệt đã chú trọng ban hành nhiều chủ trương chính sách khẩn hoang, khuyến
nông, mở mang điền trang thái ấp. Thực tế qua các tài liệu dư địa chí còn lưu
lại cho
thấy tổng số làng xã trên địa phận Thái Bình từ thế kỷ XI - XII trở đi ít có sự
biến động
chênh lệch về số lượng. Cuối thời Trần, Thái Bình có khoảng 564 xã, phường,
thôn,
trang, sở. Đầu thời Nguyễn có 616 xã, thôn, trang, phường, ấp. Cuối thế kỷ XIX,
thực
dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ, Thái Bình có 627 xã, thôn. Ngày 21/3/1890 thực hiện
chính sách chia để trị, thực dân Pháp cắt nhỏ các địa bàn và thành lập Thái Bình
thành
tỉnh riêng biệt gồm 802 làng xã với số đinh là 161.927 người. Cho đến trước cách
mạng
tháng 8/1945 Thái Bình có 820 làng xã (số liệu năm 1943), dân số khoảng
1.036.000
người, số đinh là 284.484 người [56, tr.23].
Sau cách mạng tháng 8/1945 toàn tỉnh Thái Bình có 12 huyện, 1 thị xã với 829
xã...
Số lượng huyện thị không thay đổi cho đến sau hoà bình lập lại (1954).
Năm 1969 trước yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng quốc phòng, Hội đồng
Chính phủ ra quyết định số 93/CP ngày 17/6/1969 về việc hợp nhất và điều chỉnh
địa
giới các huyện ở Thái Bình. Từ đây Thái Bình có 7 huyện và thị xã. Ngoài sự thay
đổi
chút ít về địa giới một số huyện, thị do sự mở rộng địa giới thị xã, cắt một số
xã ở
huyện Kiến Xương về huyện Tiền Hải, còn hầu hết số lượng và phạm vi quản lý của
các huyện vẫn không thay đổi.
- Hiện Thái Bình có 1 thị xã, 7 huyện với tổng số 285 xã, phường, thị trấn là
một
tỉnh đất chật người đông, mật độ dân số cao, năm 1989 bình quân 1 km
2
có tới 1.062
người, đến năm 1999 lên tới 1.161 người [18, tr.2].
Đáng chú ý là dân số Thái Bình phân bổ chủ yếu là khu vực nông thôn, ở khu
vực thành thị rất thấp, tốc độ phát triển chậm. Năm 1989 dân số khu vực nông
thôn
chiếm 94,62%, trong khi khu vực thành thị chỉ chiếm 5,38%. Đến năm 1999, khu vực
nông thôn chiếm 94,22%, khu vực thành thị 5,78% [18, tr.2]. Như vậy, trong vòng
10
năm sau (1989-1999), tỷ trọng dân số khu vực thành thị chỉ tăng được 0,4%, tốc
độ quá
chậm. Đặc điểm đó thể hiện rõ Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thuần túy.
- Quy mô dân số của một số xã, phường tăng lên nhưng quy mô dân số của hộ
gia đình giảm xuống. Bình quân dân số trên 1 xã, phường năm 1989 là 5.768 người,
đến năm 1999 lên tới 6.265 người, trong đó 76 xã, phường có 3.000 dân cư trở
lên,
chiếm 26,6% số xã, phường trong tỉnh, 93 xã, phường có 7.000 dân trở lên chiếm
32,6%. Phân bổ dân số giữa các xã không đều (nêu loại trừ 6 phường của thị xã)
chỉ
tính 272 xã thì quy mô dân số giữa xã cao nhất và xã thấp nhất chênh lệch nhau
quá xa,
xã cao nhất có gần 14.000 người (xã Phú Sơn, huyện Hưng Hà), xã thấp nhất chỉ có
gần
3.000 người (xã Đông Phong, huyện Đông Hưng), xã Vũ Sơn, Quyết Tiến, huyện Kiến
Xương [18, tr.2].
Về cơ cấu dân số được thể hiện (xem phụ lục số 1).
Hơn 100 năm qua không tách, không nhập và luôn có đặc điểm nổi bật là một
tỉnh thuần tuý đồng bằng. Do vậy tạo thuận lợi cho việc quản lý nhà nước trên
các lĩnh
vực hoạt động ở địa phương, song với điều kiện đất chật, người đông có khó khăn
cho
việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương.
2.1.3. Đặc điểm truyền thống
Với đặc điểm hình thành đất đai, từ sớm Thái Bình miền đất hạ lưu sông Hồng
đã luôn luôn chứa đựng trong mình cả 2 yếu tố song hành: thuận lợi và khó khăn.
Đó là
sự hứa hẹn to lớn về cuộc sống định cư mở mang trước vùng đất vốn là sản phẩm
bồi tụ
màu mỡ của thiên nhiên. Song đó cũng là miền đất hoang sơ với muôn vàn nguy hiểm
rình rập thử thách như dông bão, lụt lội, nắng hạn, đầm lầy lau lách, thú dữ...
Song với
truyền thống chinh phục thiên nhiên, cần cù lao động sáng tạo trong sản xuất của
người
dân Thái Bình đã được đền đáp xứng đáng. Từ một vùng hẻo lánh hoang sơ ngập mặn,
Thái Bình đã được bàn tay kiên trì dũng cảm của nhiều thế hệ cư dân biến cải
thành miền
đất đầy sức sống với bạt ngàn đồng lúa, bãi dâu, làng xóm trù phú, dân đông vật
thịnh và
sớm đóng góp một vai trò vị trí quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước
hết
sức hào hùng của dân tộc.
Không chỉ có truyền thống lao động sản xuất, Thái Bình còn chứa đựng cả một
đời sống sinh hoạt văn hoá truyền thống vừa mang những nét đặc trưng văn hoá
tiêu
biểu của cư dân đồng bằng sông Hồng, vừa có sắc thái riêng do tác động sâu sắc
của
đặc điểm tình hình đất đai dân cư...
Từ ngày có Đảng đến nay, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh luôn nêu cao
truyền thống cách mạng vẻ vang, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ đổi mới, phát huy truyền thống gương mẫu đi
đầu, Thái Bình có nhiều bước đột phá quan trọng. Theo chương trình đại hội VI,
cả
nước có 4 chương trình kinh tế - xã hội, thì từ đặc điểm của mình, Thái Bình có
thêm chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình. Tiếp theo cả nước có 5 chương
trình thì Thái Bình lại đi đầu bằng 1 chương trình xây dựng nông thôn mới với
các
nội dụng: Điện - Đường - Trường - Trạm, thông tin nước sạch. Chỉ trong 5 năm