Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bìnhtrong điều kiện cải cách hành chính nhà nước
3,162
685
112
phẩm đấu thầu đất đai công ích của UBND xã, hàng vụ UBND xã phải xây dựng
phương án thu, có thông báo cho hộ gia đình đối chiếu. Khi thu phải có đủ hoá
đơn,
chứng từ cho hộ gia đình. Kết thúc vụ thanh toán đối khớp từng khoản giữa gia
đình và
UBND xã theo sổ thanh toán có chữ ký của gia đình.
- Các khoản quỹ nộp hợp tác xã nông nghiệp, thuỷ lợi phí, dịch vụ của hợp tác
xã, ban chủ nhiệm xây dựng phương án thu có thông báo các khoản thu gửi đến hộ
gia
đình để đối chiếu. Khi thu phải có đủ chứng từ cho hộ gia đình, cuối vụ phải
thanh toán
đối khớp từng khoản thu, những khoản hoàn thành và những khoản nợ ghi trên sổ
thanh
toán có chữ ký của hộ gia đình.
Như vậy về mặt tài chính đối với hộ gia đình phải trực tiếp với UBND xã và hợp
tác xã nông nghiệp. Các tổ chức thu và thanh toán với hộ gia đình hàng vụ đảm
bảo
nguyên tắc tài chính và thực sự dân chủ công khai. Do đó sẽ chống được phụ thu
lạm
bổ để tham ô của cán bộ xóm và cán bộ chuyên môn của xã.
3.2.10. Xây dựng quy chế hoạt động một cách dân chủ và đưa hoạt động vào
quy chế, thông qua quy chế tạo thành nề nếp trong toàn bộ hoạt động của chính
quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã cần có những quy chế sau:
- Quy chế hoạt động của HĐND: Ngoài những quy định chung về hoạt động của
HĐND theo luật định cần quy định chi tiết những vấn đề mà chủ tịch HĐND, phó chủ
tịch HĐND phải giám sát được hoạt động của UBND và báo cáo sự giám sát đó trước
HĐND và cử tri trong toàn xã, phường, thị trấn đặc biệt là giám sát về tài
chính, xây
dựng cơ bản, ban hành các văn bản có đúng luật hay không.
- Quy chế làm việc của UBND: Xác định chức năng, nhiệm vụ của HĐND, chức
năng nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch, phó chủ tịch UBND, chức năng nhiệm vụ
của từng uỷ viên UBND.
- Quy chế tổ chức tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu kiện, đề nghị của nhân dân
để vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đề cao trách nhiệm chính
quyền cấp xã đối với dân. Chống quan liêu, thiếu trách nhiệm của cán bộ chính
quyền.
- Xây dựng quy chế quản lý điều hành ngành.
- Quy chế quản lý tài chính: Căn cứ vào luật ngân sách, căn cứ vào yêu cầu
chống tham ô lãng phí, cửa quyền, đảm bảo chế độ dân chủ công khai, đảm bảo các
chế độ
nguyên tắc kế toán tài chính để xây dựng quy chế quản lý tài chính được chặt
chẽ, không tạo
ra những kẽ hở để cá nhân lợi dụng. Từ đó quy chế quy định cụ thể vấn đề thu -
chi ngân
sách xã, vấn đề huy động đóng góp của dân cho xây dựng cơ bản, vấn đề quản lý
các quỹ do
dân đóng góp để xây dựng kiến thiết thôn, xóm. Vấn đề quan hệ tài chính với hộ
gia đình,
thực hiện chế độ quản lý thống nhất một chủ tài khoản là chủ tịch UBND xã.
- Quy chế quản lý điều hành lực lượng an ninh, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ
của an ninh cơ động xã, của an ninh xóm, quy định sự chỉ đạo điều hành của
trưởng
công an xã đối với an ninh cơ động, an ninh xóm và cơ chế thưởng, phạt đối với
lực
lượng an ninh để nâng cao trách nhiệm bảo vệ sản xuất, giữ gìn trị an của lực
lượng an
ninh cơ sở.
- Quy chế quản lý xây dựng cơ bản theo huyện xây dựng nhưng cần đưa thêm
vào vấn đề quản lý các công trình cơ sở tự xây dựng.
- Quy chế quản lý bảo vệ mặt bằng đất đai các công trình giao thông thuỷ lợi.
- Quy chế thực hiện nếp sống văn hoá trong việc tang, việc cưới, lễ hội, nơi
sinh
hoạt làm việc công cộng.
- Quy chế quản lý điện truyền thanh.
- Quy chế giữ gìn vệ sinh môi trường.
Các quy chế trên nhất thiết phải được lấy ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân
các xóm. Đồng thời nhân dân cũng cử đại diện của mình giám sát việc thực hiện
các
quy chế của hệ thống chính trị. Quy chế hàng năm cần được xem xét, bổ sung hoàn
thiện cho phù hợp với các chính sách pháp luật mới của Đảng, nhà nước ban hành.
kết luận
Sau 15 năm đổi mới, đất nước ta đã gặp phải nhiều khó khăn và thử thách
nghiêm trọng. Chủ nghĩa xã hội đang lâm vào thoái trào; nền kinh tế trong nước
nghèo
nàn, chậm phát triển, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn ra sức
chống phá
cách mạng nước ta bằng chiến lược diễn biến hoà bình. Nhưng với đường lối cải
cách
mở cửa đúng hướng và có những bước đi thích hợp trong những năm qua, đã đưa nền
kinh tế nước ta vượt qua khỏi khủng hoảng, chính trị được ổn định, quốc phòng an
ninh
được giữ vững, lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày
càng
được củng cố vững chắc hơn. Cùng với việc đổi mới kinh tế, Đảng ta chủ trương
đổi
mới hệ thống chính trị, cải cách nền hành chính quốc gia, từng bước xây dựng và
hoàn
thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và
vì
dân. Trong công cuộc đổi mới đó, Đảng ta rất coi trọng quyền dân chủ nhân dân,
dân
chủ hoá mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện nền dân chủ thực sự chỉ
có cách
là xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, và chính quyền cấp xã vững mạnh, làm
cho chính
quyền càng gần gũi với quần chúng, phục vụ cho lợi ích của quần chúng, được quần
chúng tin
yêu, đồng thời phát huy được sự sáng tạo của quần chúng, thu hút ngày càng đông
đảo quần
chúng tham gia xây dựng chính quyền.
Quan điểm chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về chính quyền cấp xã
thể hiện ở các văn kiện Hội nghị Trung ương 8 khoá VII, Hội nghị Trung ương 3
khoá
VIII, Hiến pháp năm 1992, các quyết định của nhà nước những năm qua. Và gần đây
nhất là trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, thể hiện sự đổi
mới lớn
trong việc nhận thức về vị trí vai trò của cấp xã. Từ nhận thức đó, Đảng và nhà
nước
luôn quan tâm đến cấp xã, từng bước quan tâm giải quyết, đảm bảo quyền lợi chính
đáng của đội ngũ cán bộ cấp xã để cán bộ cấp xã có điều kiện hoàn thành nhiệm
vụ.
Đảng coi công tác đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu. chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là trung
tâm
của hệ thống chính trị cấp cơ sở, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước. Trải qua
những
bước phát triển trong các giai đoạn lịch sử đã có những thay đổi tương ứng. Bước
sang
giai đoạn phát triển mới, bộ máy chính quyền cấp xã cần được hoàn thiện để quản
lý
toàn diện các mặt đời sống cơ sở, thúc đẩy phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá
- hiện
đại hoá đất nước và động lực phát triển các vùng nông thôn.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã về nguyên tắc phải xuất
phát từ yêu cầu chung của cải cách bộ máy nhà nước, đồng thời phải tính đến
những nét
đặc trưng riêng của cơ sở, tạo ra một cơ chế thích hợp cho hoạt động quản lý các
quá
trình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn ở tỉnh.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã là quá trình liên tục thích
ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội và phải được thực hiện trên cơ sở những
căn cứ
pháp lý vững chắc.
Ngoài những kiến giải cụ thể về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã nêu
trên,
xuất phát từ thực tiễn của quá trình đổi mới đã và đang diễn ra ở cơ sở, luận
văn có một số kiến
nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, góp
phần xây
dựng nền hành chính quốc gia thông suốt:
1- Nghiên cứu việc sửa đổi một số điều qui định của Hiến pháp năm 1992 về tổ
chức đơn vị hành chính cấp cơ sở, về tổ chức HĐND và UBND của cấp này phù hợp
với xu hướng phát triển và hoà nhập quốc tế.
2- Sớm nghiên cứu sửa đổi những bất cập nhằm hoàn thiện các lụât, Pháp lệnh,
các văn bản pháp quyền về tổ chức HĐND và UBND, về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của chính quyền cấp xã cho phù hợp với từng loại đơn vị hành chính của cấp
này.
3- Nghiên cứu để có thể ban hành một Pháp lệnh hoặc một Nghị định quy định về
cán bộ xã, phường, thị trấn vào cuối năm 2001 hoặc đầu năm 2002, nhằm thực hiện
Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX về tập trung xây dựng hệ thống chính
trị cấp cơ
sở; tạo cơ sở pháp lý cụ thể hướng tới mục tiêu kiện toàn tổ chức, cán bộ của hệ
thống chính
trị cấp cơ sở theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, đồng thời là căn cứ thực
hiện cải tiến về
cơ chế chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở, góp phần tạo sự công bằng và có sự
ổn định,
tháo gỡ những bất cập về chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
4- Phải tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của HĐND,
nên thành lập thường trực HĐND ở cơ sở; lập thêm 2 tiểu ban của HĐND: tiểu ban
tư
vấn, giáo dục pháp luật và tiểu ban kiểm tra, giám sát. Bởi lẽ cùng với đà phát
triển
kinh tế - xã hội của đất nước, các văn bản luật và văn bản pháp quy của nhà nước
ta
được ban hành ngày càng nhiều, vì vậy cần có chương trình hành động cụ thể phổ
biến
và giáo dục pháp luật để dân biết dân hiểu, dân tin, sống và làm việc theo pháp
luật.
Mặt khác, sức mạnh thực tế của kiểm tra, kiểm soát vốn là của nhân dân, được coi
như
là chiếc chìa khóa để thực thi dân chủ. ở cấp xã vấn đề này liên quan thiết thân
tới
quyền lợi của người dân: quyền bầu và bãi miễn, quyền đãi ngộ hay chấm dứt sự
đãi
ngộ người đại diện cho mình vào gánh vác việc chính quyền.
5 - Đẩy mạnh công việc cải cách nền hành chính nhà nước nhằm mục tiêu xây
dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, năng động, hoạt động
thông
suốt, có hiệu lực, hiệu quả, hướng vào phục vụ dân, bảo vệ lợi ích của dân, huy
động
sức dân một cách hợp lý và chịu sự giám sát của dân. Theo hướng đó thì UBND xã
cần
được tăng thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận (công nhận) cho dân mà không
cần phải qua công chứng nhà nước (chẳng hạn giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà
đất, chứng nhận thừa kế tài sản, chứng nhận văn bằng văn hóa cấp 1, 2, 3...).
6- Điều quan trọng hàng đầu hiện nay là phải thu hút nhân dân tham gia quản lý
nhà nước, nhất là kiểm kê, kiểm soát công việc của nhà nước. Trong điều kiện
hiện nay,
việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát do các cơ quan nhà nước
thực
hiện theo thẩm quyền là cần thiết, nhưng cần phối hợp chăt chẽ với thanh tra,
kiểm tra,
giám sát của dân.
Danh mục Tài liệu tham khảo
1. Đào An (1994), "Mấy nét về đổi mới tổ chức bộ máy quản lý và cải cách hành
chính", Tạp chí quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, (8), tr. 9.
2. Nguyễn Dương An (1999), Thư từ quê lúa Thái Bình, Nxb Tài chính, Hà Nội.
3. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (1993), Sổ tay công tác chính quyền, Hà Nội.
4. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (1995), Về tổ chức và hoạt động của HĐND và
UBND các cấp, Phương thức hoạt động của người đại biểu HĐND, Hà Nội.
5. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (2000), Thống kê chất lượng đại biểu HĐND cấp
xã (nhiệm kỳ 1999-2001), Hà Nội.
6. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (2000), Khuyến nghị về chính sách đối với cán bộ
xã, phường, thị trấn, Hà Nội.
7. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (1991), Kỷ yếu hội thảo khoa học về chính quyền
cấp cơ sở, tổ chức tại Bắc Thái, tháng 9/1991.
8. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (1998), Báo cáo của Ban tổ chức cán bộ Chính
phủ, tháng 10/1998.
9. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (2001), Công văn số 151 ngày 8/5/2001 của Ban
tổ chức cán bộ Chính phủ về việc góp ý đề án kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở.
10. Ban chấp hành Trung ương (1998), Thông báo số 111-TB/TW ngày 4/3/1998 về ý
kiến kết luận của Bộ Chính trị về tình hình tỉnh Thái Bình.
11. Chính phủ (1995), Quyết định 97/QĐ-UB ngày 15/10/1995 về củng cố tổ chức
bộ máy làm việc của cấp xã, phường, thị trấn.
12. Chính phủ (1993), Nghị định 46/CP ngày 23/6/1993 của Chính phủ về chế độ
sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
13. Chính phủ (1994), Nghị định 174/CP ngày 29/9/1994 của Chính phủ về quy định
cơ cấu thành viên UBND.
14. Chính phủ (1995), Nghị định 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ
sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
15. Chính phủ (2001), Chiến lược cải cách hành chính 2001-2010, Dự thảo lần 2
ngày 16/2/2001.
16. Chủ tịch nước (1945), Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 về tổ chức chính quyền
nhân dân ở nông thôn, Công báo 1945, (số 10).
17. Chủ tịch nước (1945), Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 về tổ chức chính quyền
nhân
dân tại các thành phố, thị xã, Công báo 1945, (số 16).
18. Cục Thống kê Thái Bình (2000), Báo cáo xu hướng biến động dân số và tác
động của nó đến sự phát triển của Thái Bình.
19. Phạm Thế Duyệt (1997), Báo cáo tình hình Thái Bình, ngày 26/12/1997, Hà Nội.
20. Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc (1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lý
nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội.
21. Nguyễn Đăng Dung (1988), HĐND trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước,
Nxb Pháp lý, Hà Nội.
22. Nguyễn Tiến Đoàn (1993), Đổi mới hệ thống tổ chức chính quyền địa phương,
Kỷ yếu Hội thảo đề tài KX 05, 08 về phương thức tổ chức hoạt động quản lý của
bộ máy nhà nước, tập 1, Nxb KH-KT, Hà Nội.
23. Bùi Xuân Đức (1991), "Về vấn đề tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta
hiện nay", Tạp chí nhà nước và pháp luật, (số 3), tr.14.
24. Đảng Đoàn Quốc hội (2001), Tờ trình Bộ Chính trị về những vấn đề cần nghiên
cứu bổ sung sửa đổi bổ sung một số điều Hiến pháp năm 1992 về tổ chức bộ
máy nhà nước.
25. Đại học luật Hà Nội (2000), Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb
CTQG, Hà Nội.
26. Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình luật nhà nước, Nxb CTQG, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương
khóa VII, Nxb CTQG, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3, BCH Trung ương
khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
31. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1996), Đại hội VIII những tìm tòi và đổi mới,
Thông tin chuyên đề tài liệu phục vụ lãnh đạo và nghiên cứu.
32. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1997), Giáo trình Nhà nước và pháp luật, Nxb
CTQG, Hà Nội.
33. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1998), Điểm nóng Thái Bình - Những bài học kinh
nghiệm và những vấn đề lý luận, Tài liệu nghiên cứu nội bộ.
34. Học viện Hành chính quốc gia (1994), Giáo trình về quản lý đô thị, Nxb CTQG,
Hà Nội.
35. Hội đồng Nhà nước (1990), Báo cáo tổng kết tình hình tổ chức và hoạt động
của
HĐND các cấp từ 1985-1989 do HĐNN thực hiện tại Hội nghị HĐND toàn
quốc lần thứ 3 ngày 4/4/1990.
36. Học viện Hành chính quốc gia (2000), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước,
tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Học viện Hành chính quốc gia (1994), Nâng cao quyền lực, năng lực hiệu lực
quản lý nhà nước, nâng cao hiệu lực pháp luật, Nxb Lao động, Hà Nội.
38. Học viện Hành chính quốc gia (2000), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành
chính ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
39. Hội đồng Bộ trưởng (1981), Quyết định số 112/HĐBT ngày 15/10/1981 của
HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy chính quyền cấp phường.
40. Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình (2001), Nghị quyết số 18/2001 ngày
11/1/2001 của HĐND tỉnh khóa XIII kỳ họp thứ 4 về nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh năm 2001.
41. Lê ất Lợi (1994), "Đổi mới công tác quản lý của chính quyền các cấp", Tạp
chí
Quản lý nhà nước, (số 9), tr.15.
42. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb CTQG, tập 6, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb CTQG, tập 5, Hà Nội.
44. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Mạnh (2001), 55 năm xây dựng nhà nước của dân,
do dân, vì dân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội.
45. Quốc hội (1994), Luật bầu cử đại biểu HĐND (sửa đổi), UBND tỉnh Thái Bình,
8/1994.
46. Quốc hội (1989), Luật tổ chức HĐND và UBND thông qua 30/6/1989, UBND
tỉnh Thái Bình, 8/1994.
47. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992, UBND tỉnh Thái Bình.
48. Quốc hội (1994), Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi), Nxb CTQG, Hà Nội.
49. Bùi Tiến Quý (2000), Một số vấn đề tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội.
50. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (chủ biên) (2001), Cộng đồng làng xã Việt
Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
51. Hồ Văn Thông (1991), Kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, tập 2,
Nxb Tư tưởng văn hóa, Hà Nội.
52. Trần Công Tuynh (1993), "Mấy vấn đề cần suy nghĩ để đổi mới tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương", Thông tin công tác tổ chức nhà nước, (số 3),
tr.10.
53. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước,
Nxb CTQG, Hà Nội.
54. Tỉnh ủy Thái Bình (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình
lần
thứ XV, tháng 4/1996.
55. Tỉnh ủy Thái Bình (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình
lần
thứ XVI, tháng 1/2001.
56. Tỉnh ủy Thái Bình (1999), Lịch sử Đảng bộ Thái Bình 1927-1954, Nxb CTQG,
Hà Nội.
57. Tỉnh ủy Thái Bình (1998), Nghị quyết 06 của BCH Đảng bộ tỉnh về những chủ
trương, giải pháp ổn định tình hình trong tỉnh, Thái Bình tháng 1/1998.
58. Tỉnh ủy Thái Bình (1995), Báo cáo số 65/BC-TW ngày 11/12/1995, về sơ kết
thực hiện Nghị quyết BCHTW lần thứ 4 (khóa VII), nghị quyết 06 của BCH
Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế nông thôn đến năm 2000.
59. Tỉnh ủy Thái Bình (1999), Thông báo ngày 22/2/1993 về kết quả sau 1 năm thực
hiện nghị quyết 06 của BCH Đảng bộ tỉnh về những chủ trương, giải pháp ổn
định tình hình trong tỉnh.
60. Tỉnh ủy Thái Bình (1997), Thông báo số 20/TB-TU ngày 16/10/1997, Kiểm
điểm của Tỉnh ủy về sự lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo của
nhân dân để ổn định tình hình trong thời gian qua.
61. Tỉnh ủy Thái Bình (1986), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Thái
Bình.
62. Tỉnh ủy Thái Bình (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm
kỳ (khóa XIV), Thái Bình.
63. Tổ Công tác Bộ Chính trị tại Thái Bình (25/12/1997), Báo cáo tình hình tài
chính và công nợ của tỉnh Thái Bình, Hà Nội.
64. Thường trực HĐND tỉnh Thái Bình (2000), Báo cáo số 137-BC/HĐ tổng hợp ý
kiến cử tri, Thái Bình ngày 22 tháng 12 năm 2000.
65. Thường trực HĐND tỉnh Thái Bình (2000), Báo cáo số 140 BC/HĐ về giải quyết
ý kiến cử tri và đại biểu HĐND tỉnh nêu ra tại kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh khóa 13,
Thái Bình ngày 4 tháng 12 năm 2000.
66. Thường trực HĐND, UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thái Bình (1997), Quy
chế số 239, QCPH ngày 22/5/1997 về quan hệ phối hợp hoạt động giữa
UBMTTQVN tỉnh với Thường trực HĐNT và UBND tỉnh Thái Bình, Thái Bình.
67. UBTVQH (1996), Quy chế hoạt động của HĐND các cấp, Nxb CTQG, Hà Nội.
68. UBND tỉnh Thái Bình (1998), Quyết định số 607/1998/QĐ-UB bố trí cán bộ và
chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
69. ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Thái Bình (2000), Báo cáo số 88-BC/KTTU ngày
15/8/2000 tổng kết công tác kiểm tra nhiệm kỳ Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh
Thái Bình.
70. ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2000), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
năm
2000 và những nhiệm vụ trọng tâm năm 2001.
71. ủy ban kiểm tra Trung ương (1997), Công văn số 192 CV/KTTW ngày
19/9/1997, Hà Nội.
72. ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (1993), Quyết định 652/QĐ-UB ngày
17/11/1993 của UBND tỉnh Ban hành quy định về việc giao đất nông nghiệp cho
hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông
nghiệp, Thái Bình.
73. ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (1997), Chỉ thị số 13/CT-UB ngày 23/7/1997
của UBND tỉnh về việc chấn chỉnh hoạt động của thanh tra xã và Ban thanh tra
nhân dân xã, phường, thị trấn, Thái Bình.
74. ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2000), Chỉ thị số 08/2000/CT-UB ngày
10/3/2000 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác tiếp và giải quyết khiếu
nại tố cáo của công dân, Thái Bình.
75. ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (1996), Quyết định 228/QĐ-UB ngày 6/6/1996
của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quản lý và sử dụng đất đai, Thái
Bình.
76. ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (1997), Quyết định 242/QĐ-UB ngày 5/6/1997
của UBND tỉnh ban hành quy định về tổ chức xóm và chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn của trưởng xóm.
77. ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (1998), Quyết định 551/QĐ-UB ngày 5/10/1998
của UBND tỉnh Thái Bình về việc sửa đổi mức phụ cấp sinh hoạt phí hàng tháng
của Bí thư chi bộ và trưởng xóm ở xã, thị trấn.
78. ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (1998), Quyết định 552/QĐ-UB ngày 5/10/1998
của UBND tỉnh Thái Bình về việc sửa đổi mức phụ cấp sinh hoạt phí hàng tháng
của Tổ trưởng dân phố thuộc thị xã Thái bình.
79. Vụ địa phương I Ban Tổ chức Trung ương (2/9/1997), Một số ý kiến ban đầu
xung quanh những sự kiện ở Thái Bình, Hà Nội.
80. Văn phòng HĐND và UBND tỉnh - Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình (12/2000), Hệ
thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh Thái Bình, tập
1, Thái Bình.
81. Văn phòng HĐND và UBND tỉnh - Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình (8/2001), Hệ
thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh Thái Bình, tập
2, Thái Bình.