Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam
5,405
358
96
54
Bảng 2.3: Một số nghề nghiệp có tỷ lệ xảy ra TNLĐ chết người cao
NGHỀ NGHIỆP Tổng
số vụ
Số vụ
có
người
chết
Số
người
bị
nạn
Số
lao
động
nữ
Số
người
chết
Số
người bị
thương
nặng
Lao động giản đơn trong
khai thác mỏ, xây dựng,
công nghiệp …
767 82 803 180 93 89
Thợ khai thác mỏ, xây
dựng,
502 100 555 49 117 231
Thợ gia công kim loại,
cơ khí và các công việc
có liên quan
623 36 628 137 37 118
Thợ vận hành máy móc,
thiết bị sản xuất vật liệu
sản xuất
402 29 406 54 30 84
Thợ lắp ráp và vận hành
máy
621 31 681 188 31 65
Nguồn: Thông báo tình hình TNLĐ năm 2011của Bộ LĐTBXH
Đây là số liệu thống kê của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội. Trên thực tế, số vụ TNLĐ và số người bị tai nạn còn
cao hơn nhiều do nhiều vụ TNLĐ xảy ra chủ sử dụng lao động không khai
báo, TNLĐ xảy ra ở khu vực phi kết cấu hoặc nhiều đơn vị, cơ sở sản xuất
kinh doanh nhỏ không đăng ký kinh doanh.
Theo thống kê sơ bộ, mỗi năm ở Việt Nam có đến 6.000 vụ tai nạn lao
động, trong đó còn chưa kể đến những vụ tai nạn lao động xảy ra ở các doanh
nghiệp do cẩu thả trong sản xuất, thiết kế và xây dựng công trình...
55
TNLĐ xảy ra ngày càng nhiều ở đa số ngành nghề lao động. Những
ngành nghề để xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2011 vẫn là lao
động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ cơ
khí, thợ vận hành máy, thiết bị, 93 người chết chiếm tỷ lệ 16,2% trên tổng số
người chết vì TNLĐ. [2, tr.3]
TNLĐ cũng không xảy ra đồng đều giữa các khu vực trong phạm vi cả
nước, do các nhà máy, xí nghiệp, tổ sản xuất thường tập trung tại các thành
phố lớn.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu
trên thì năm 2011, 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người nhất
là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Sơn La và Thái Nguyên. Đồng Nai là địa phương
thống kê được số vụ TNLĐ nhiều nhất, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương
có số vụ TNLĐ chết người cao nhất cả nước, nhưng so với năm 2010 có chiều
hướng giảm cả về số vụ và số người chết. Trong khi đó, thành phố Hồ Chí
Minh lại là địa phương có số vụ TNLĐ chết người và số người thiệt mạng vì
TNLĐ nhiều nhất. Địa phương có nhiều người bị thương nặng vì TNLĐ là
Quảng Ninh, nơi thường xuyên xảy ra các vụ TNLĐ do khai thác mỏ, xây
dựng, công nghiệp.
Năm 2012, theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội, cả nước đã xảy ra 3.060 vụ tai nạn lao động làm 3.160 người bị
nạn. Trong số đó có 256 vụ tai nạn lao động có người tử vong khiến 279
người tử vong, 671 người bị thương nặng.
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương có số vụ tai nạn
và số người tử vong vì tai nạn lao động nhiều nhất. Cụ thể, Thành phố Hồ Chí
Minh xảy ra 420 vụ, với 428 người bị nạn làm 42 người tử vong và 98 người
56
bị thương. Hà Nội xảy ra 129 vụ, với 132 người bị nạn làm 20 người tử vong
và 58 người bị thương.
Bảng 2.4: 10 địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết
người nhất năm 2011
TT
Địa phương Số vụ Số vụ
chết
người
Số
người
bị nạn
Số
người
chết
Số người bị
thương
nặng
1 Tp. Hồ Chí Minh
1056 81 1080 82 90
2 Bình Dương 370 40 370 40 13
3 Hà Nội 123 34 124 35 76
4 Đồng Nai 1453 24 1461 25 134
5 Quảng Ninh 484 22 493 25 221
6 Hải Phòng 227 15 282 30 44
7 Đà Nẵng 68 15 88 15 37
8 Hà Tĩnh 38 15 49 15 33
9 Sơn La 21 14 30 22 8
10 Thái Nguyên 90 13 98 16 26
Nguồn: Thông báo tình hình TNLĐ năm 2011 của Bộ LĐTBXH
Như vậy, có thể thấy rằng TNLĐ là hiện tượng xảy ra thường xuyên,
phổ biến trong lao động ở tất cả các địa phương, tỉnh thành, đặc biệt là các
khu vực tập trung nhiều ngành nghề công nghiệp trong cả nước như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh,… Nguyên nhân phổ biến
nhất là do nhận thức của người sử dụng lao động cũng như người lao động
trong việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ. Bên cạnh đó, do tập trung
57
nhiều nhà máy, công xưởng nên việc thanh tra, kiểm tra công tác này cũng
gặp nhiều khó khăn.
b. Tình hình bệnh nghề nghiệp
BNN có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh. Tổng
số người mắc BNN đã qua giám định tính đến cuối năm 2011 là 27.246
trường hợp, trong đó bệnh bụi phổi silic là 20.274 ca (chiếm 74,4%), điếc
nghề nghiệp là 4.363 ca (chiếm 16%). Đáng chú ý là do số cơ sở khám sức
khoẻ ít và khả năng khám BNN của Việt Nam cũng rất hạn chế nên trên thực
tế số người mắc BNN có thể cao gấp hàng chục lần số báo cáo. Qua khám sức
khoẻ định kỳ hàng năm cho thấy, tỷ lệ người lao động có sức khoẻ yếu (loại
4) và rất yếu (loại 5) đứng ở mức cao, năm 2011 là 12,9%; Tỷ lệ nghỉ ốm
trong công nhân ở mức cao, năm 2011 là 18,6% tổng số người lao động của
các doanh nghiệp có báo cáo. [5, tr.9]. Cụ thể như sau:
- Công tác khám sức khoẻ định kỳ:
Trong năm 2011, có 4.480 cơ sở sản xuất tại các tỉnh/ngành (trên tổng
số 26.665 được quản lý) đã tiến hành khám sức khoẻ định kỳ cho người lao
động (chiếm 16,8% số doanh nghiệp có báo cáo). Tổng số người lao động
được khám sức khoẻ định kỳ là 766.217 người. Số người lao động có sức
khỏe yếu (loại 4,5) là 92.679 trường hợp, chiếm tỷ lệ 12,9%, tăng 4,5% so với
cùng kỳ năm 2010 (8,8%). [9, tr.2]
- Tình hình bệnh tật trong công nhân:
Theo báo cáo của các địa phương và ngành, tổng cộng có 586.805
trường hợp đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Trong đó các bệnh về đường
hô hấp chiếm 31,9% (tăng 5,4%), bệnh về đường tiêu hoá 11,4% (giảm
4,5%), bệnh về mắt 7,1% (giảm 5,9%), bệnh về cơ xương khớp 5,24% (giảm
0,14%). Các bệnh nguy hiểm như tim mạch chiếm 2,43%, lao phổi 0,13% và
ung thư 0,05%. Các bệnh khác chiếm tỷ lệ 36,6%. [9, tr.3]
58
- Tình hình bệnh nghề nghiệp:
Trong năm 2011, cũng chỉ có 20 tỉnh/ngành tiến hành khám 19 loại
BNN (tương đương số tỉnh và số BNN được khám so với cùng kỳ năm 2010)
cho trên 1800 cơ sở sản xuất có nguy cơ gây BNN. Tổng số công nhân được
khám là 60.598 (đạt khoảng 90% so với cùng kỳ năm 2010), trong đó có
3.557 người được chẩn đoán nghi ngờ mắc BNN (chiếm tỷ lệ 5,9%). Số công
nhân được đưa ra giám định BNN là 813 trường hợp (chiếm tỷ lệ 22,9%)
trong đó có 318 trường hợp được trợ cấp 1 lần. Tích luỹ số trường hợp mắc
BNN đến hết năm 2011 là 27.246 trường hợp.
Hiện nay, người lao động đang phải chịu nhiều sức ép: việc làm, môi
trường lao động có nhiều tác hại nghề nghiệp như bụi, tiếng ồn, rung chuyển,
hơi khí độc, phóng xạ và làm việc trong các điều kiện lao động đặc biệt như
leo cao, áp suất, các tư thế lao động bất lợi, trang thiết bị bảo hộ lao động
không đủ, chất lượng không bảo đảm... tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh
nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến lao động.
Tính đến nay, tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam đã lên
đến con số gần 30.000 người. Tỷ lệ này đang gia tăng theo từng năm. Phần
lớn do người lao động đã và đang phải chịu sức ép từ công việc, môi trường
lao động có nhiều tác tại như bụi, tiếng ồn, rung chuyển, hơi khí độc, phóng
xạ. Bộ Y tế mới đây đã đưa ra cảnh báo tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp mức
độ nghiêm trọng của bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng.
Trong tổng số 25 BNN được thống kê thì ở Việt Nam các bệnh được
phát hiện nhiều nhất là: bệnh bụi phổi, tính tới thời điểm tháng 12/2011 số
trường hợp bị mắc bệnh bụi phổi silic là 20.274 trường hợp. Sau bệnh bụi
phổi là các bệnh viêm phế quản, bệnh hen phế quản, bệnh nhiễm độc benzen,
bệnh nhiễm độc chì, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, …
59
BNN khó phát hiện hơn TNLĐ bởi BNN làm sức khoẻ của người lao
động suy giảm từ từ, ít để lại các vết thương thực tế (như cụt tay, chân, mù
mắt…). Đa phần BNN được phát hiện khi các đơn vị tiến hành kiểm tra sức
khoẻ định kỳ cho người lao động. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng tiến
hành việc kiểm tra này, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhỏ.
Tình hình BNN được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình bệnh nghề nghiệp
Đơn vị tính: người
TT Tên BNN
Số
khám
Chẩn
đoán
Giám
định
Trợ
cấp
Cộng
tích lũy
hết 2011
1 Bụi phổi silic 8.062 964 403 45 20.274
2 Bụi phổi Amiăng 577 0 0 0 3
3 Bụi phổi bông 1.675 4 4 0 278
4 Viêm phế quản nghề
nghiệp
3.411 33 1 1 103
5 Hen phế quản mạn tính 516 0 0 0 0
6 Nhiễm độc chì và các
hợp chất
1.327 72 0 0 321
7 Nhiễm độc benzene 4.311 0 0 0 2
8 Nhiễm độc thuỷ ngân 0 0 0 0 14
9 Nhiễm độc Mangan 0 0 0 0 0
10 Nhiễm độc TNT 0 0 0 0 391
11 Nhiễm độc Asen 0 0 0 0 0
12 Nhiễm độc Nicotine 0 0 0 0 259
60
13 Nhiễm độc hóa chất trừ
sâu
857 56 0 0 297
14 Nhiễm độc CO 50 0 0 0 0
15 Bệnh do quang tuyến X
và các chất phóng xạ
151 12 3 3 12
16 Điếc nghề nghiệp do
tiếng ồn
32.200 1.750
286 161 4.363
17 Rung chuyển nghề
nghiệp
65 0 0 0 20
18 Giảm áp nghề nghiệp 0 0 0 0 0
19 Sạm da nghề nghiệp 2.242 272 0 0 629
20 Nốt dầu 34 0 0 0 0
21 Viêm da móng 1.001 23 7 0 0
22 Loét da, loét vách ngăn
mũi, viêm da, chàm tiếp
xúc
2.385 150 0 0 0
23 Lao nghề nghiệp 21 6 6 5 58
24 Viêm gan virut nghề
nghiệp
1.125 103 103 103 216
25 Bệnh leptospira nghề
nghiệp
588 112 0 0 6
Tổng cộng 60.598 3.557
813 318 27.246
Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế
(Số liệu thống kê trên không bao gồm 03 BNN mới được đưa vào danh
mục BNN được bảo hiểm theo Thông tư số 42/2011/TT-BYT ngày
30/11/2011).
61
Trên thực tế, số người bị mắc BNN cao hơn nhiều so với con số thống
kê ở bảng số liệu trên. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, tỷ lệ
khám BNN trong công nhân tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ hiện cũng mới
chỉ đạt khoảng 8 -15%. Như vậy sẽ có rất nhiều người bị BNN mà không
được xác định và không được hưởng quyền lợi.
2.2.4. Đánh giá về các khiếm khuyết trong việc thực thi chế độ tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a. Cơ chế quản lý tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thiếu hiệu quả
Việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện ATVSLĐ chưa được quan tâm,
chú trọng đúng mức; đội ngũ cán bộ làm công tác BHLĐ còn ít, một số còn
thiếu tinh thần, trách nhiệm và hạn chế về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, quá
trình giải quyết vụ TNLĐ, BNN còn đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm cho
nhau.
Việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ thực hiện không tốt,
nhiều cơ sở, địa phương, ngành còn coi nhẹ việc khai báo, thống kê, bỏ qua
nhiều vụ TNLĐ không được điều tra, thậm chí còn cố tình che giấu.
Thành phần đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở chưa đảm bảo tính khách
quan, không có sự tham gia của đại diện cơ quan nhà nước. Do còn một số bất
cập nên việc tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chế độ TNLĐ
trong thời gian tới là cần thiết, nhằm góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc,
hoàn chỉnh, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
b. Công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh lao động chưa
được thực hiện tốt
Thứ nhất, một số văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ TNLĐ, BNN
còn chậm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động như: hướng dẫn cách
62
tính mức hưởng đối với trường hợp giám định lại, giám định tổng hợp mà
trước khi thực hiện Luật BHXH đã có mức hưởng cũ; hướng dẫn giám định
tổng hợp và cách tính hưởng chế độ đối với trường hợp bị TNLĐ nhiều lần, bị
nhiều BNN, vừa bị TNLĐ vừa bị BNN; hướng dẫn về chế độ trang cấp
phương tiện trợ giúp sinh hoạt.
Thứ hai, mặc dù đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành như đầu
tư trang thiết bị BHLĐ, mở các khóa đào tạo về ATVSLĐ, tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, nhưng tình
hình TNLĐ, BNN hiện nay vẫn gia tăng, hàng năm số người bị TNLĐ, BNN
vẫn còn ở mức cao.
63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong quá trình lao động sản xuất có thể xảy ra những rủi ro bất thường
ngoài ý muốn của con người. TNLĐ, BNN là loại rủi ro đặc trưng vì nó
thường gây ra thiệt hại lớn về sức khoẻ và tài sản của người lao động. Chế độ
bảo hiểm TNLĐ, BNN là một trong các chế độ thuộc hệ thống BHXH được
Nhà nước ta bảo đảm thực hiện, đó là một chế độ không thể thiếu và có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động và cả người sử dụng lao
động. Nó mang lại sự ổn định về mặt tài chính cho người lao động và gia đình
họ khi người lao động không may gặp phải những biến cố bất ngờ, gây
TNLĐ, BNN, từ đó góp phần làm bình ổn xã hội, tạo động lực cho sự phát
triển của xã hội.
Tình hình TNLĐ và BNN hiện nay ngày càng nghiêm trọng đang trở
thành mối lo ngại của người lao động, ngưởi sử dụng lao động và toàn xã hội.
Hệ thống pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN đang ngày càng được hoàn
thiện, để điều chỉnh kịp thời các quan hệ lao động phát sinh trong điều kiện
mới. Về cơ bản các quy định về chế độ TNLĐ, BNN đối với người lao động ở
nước ta đã đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội và điều kiện lao
động. Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật vẫn còn hạn chế, chưa phát
huy được vai trò điều chỉnh của pháp luật, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của
việc thực thi như hạn chế về đối tượng hưởng chế độ TNLĐ, BNN và mức trợ
cấp TNLĐ, BNN, quy định tỷ lệ hưởng trợ cấp của hai chế độ TNLĐ và BNN
như nhau là chưa phù hợp; cách xác định TNLĐ theo như quy định hiện nay
là chưa rõ ràng; chế độ TNLĐ, BNN chưa tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các
đơn vị sử dụng lao động; cơ chế giải quyết, xử phạt vi phạm liên quan đến
TNLĐ, BNN chưa thích đáng. Nguyên nhân là do công tác xây dựng pháp
luật về TNLĐ, BNN vẫn chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, việc tiếp thu