Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam

5,337
358
96
44
Tuy nhiên, quy định này chỉ thực hiện được một ngành nghề, còn
các ngành nghề khác, người sử dụng lao động trực tiếp bồi thường cho người
lao động khi xảy ra TNLĐ, BNN.
Việc quy định các đơn vị sử dụng lao động phải trực tiếp bồi thường
cho người lao động bị TNLĐ, BNN mặc cũng tác dụng răn đe, kích
thích người sử dụng lao động quan tâm tới công tác ATVSLĐ, nhưng có hạn
chế là các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau
trong việc giải quyết bồi thường TNLĐ, BNN, khó khăn của đơn vị nào t
đơn vị đó tự gánh chịu. vậy khi xảy ra TNLĐ, BNN doanh nghiệp sẽ rơi
vào tình trạng khó khăn về kinh tế, thậm chí phá sản. Điều đó không chỉ gây
thiệt hại cho người sử dụng lao động mà còn làm thiệt hại cho người lao động
và toàn xã hội.
h. chế giải quyết, xử phạt vi phạm liên quan đến TNLĐ chưa
thích đáng
(1) Hành vi vi phạm pháp luật về TNLĐ bị xử phạt được quy định chưa
đầy đủ, một số hành vi như: không đưa người lao động bị TNLĐ đi cấp cứu,
không tiến hành giám định thương tật hoặc cố tình giám định sai… không
được đưa vào những hành vi vi phạm về chế độ TNLĐ bị xử phạt hành
chính. Mức phạt tiền còn thấp, theo Nghị định số 47/2010/NĐ-CP quy định
xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động thì mức phạt tiền
cao nhất chỉ tới 20 triệu đồng, chưa đủ răn đe chung; hình thức xử phạt chưa
phong phú, nên bổ sung thêm một số hình thức mà có nó sẽ tạo được hiệu quả
cao trong việc hạn chế TNLĐ xảy ra như đưa thông tin doanh nghiệp sai
phạm lên phương tiện thông tin đại chúng.
(2) Chế độ TNLĐ, BNN chưa có quy định về thưởng, phạt đối với các
đơn vị sử dụng lao động.
44 Tuy nhiên, quy định này chỉ thực hiện được ở một ngành nghề, còn ở các ngành nghề khác, người sử dụng lao động trực tiếp bồi thường cho người lao động khi xảy ra TNLĐ, BNN. Việc quy định các đơn vị sử dụng lao động phải trực tiếp bồi thường cho người lao động bị TNLĐ, BNN mặc dù cũng có tác dụng răn đe, kích thích người sử dụng lao động quan tâm tới công tác ATVSLĐ, nhưng có hạn chế là các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết bồi thường TNLĐ, BNN, khó khăn của đơn vị nào thì đơn vị đó tự gánh chịu. Vì vậy khi xảy ra TNLĐ, BNN doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về kinh tế, thậm chí phá sản. Điều đó không chỉ gây thiệt hại cho người sử dụng lao động mà còn làm thiệt hại cho người lao động và toàn xã hội. h. Cơ chế giải quyết, xử phạt vi phạm liên quan đến TNLĐ chưa thích đáng (1) Hành vi vi phạm pháp luật về TNLĐ bị xử phạt được quy định chưa đầy đủ, một số hành vi như: không đưa người lao động bị TNLĐ đi cấp cứu, không tiến hành giám định thương tật hoặc cố tình giám định sai… không được đưa vào là những hành vi vi phạm về chế độ TNLĐ bị xử phạt hành chính. Mức phạt tiền còn thấp, theo Nghị định số 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động thì mức phạt tiền cao nhất chỉ tới 20 triệu đồng, chưa đủ răn đe chung; hình thức xử phạt chưa phong phú, nên bổ sung thêm một số hình thức mà có nó sẽ tạo được hiệu quả cao trong việc hạn chế TNLĐ xảy ra như đưa thông tin doanh nghiệp sai phạm lên phương tiện thông tin đại chúng. (2) Chế độ TNLĐ, BNN chưa có quy định về thưởng, phạt đối với các đơn vị sử dụng lao động.
45
Mặc dù, Luật BHXH có quy định về việc khen thưởng đối với các đơn
vị thực hiện tốt công tác BHLĐ, ATVSLĐ, phòng ngừa TNLĐ, BNN nhưng
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể như: đơn vị nào sẽ được khen thưởng, mức
khen thưởng bao nhiêu… Do đó, từ khi Luật hiệu lực, chưa đơn vị
nào được khen thưởng để động viên, khích lệ kịp thời. Ngoài tác dụng khuyến
khích các đơn vị, việc khen thưởng còn có vai trò kích thích các đơn vị khác
thực hiện tốt công tác ATVSLĐ.
Ngoài ra, hiện nay chưa chế phạt về BHXH đối với các đơn vị
thực hiện không tốt công tác ATVSLĐ, nên việc phòng ngừa TNLĐ, BNN ở
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị sản xuất có nguy
xảy ra TNLĐ, BNN cao như xây dựng, điện, khai thác được thực hiện
chưa thực sự hiệu quả.
2.2. Thực trạng việc thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp
2.2.1. Tình hình thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp
Triển khai quy định của Luật BHXH các văn bản hướng dẫn, đối
tượng tham gia BHXH ở cả 3 loại hình BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và
bảo hiểm thất nghiệp đều tăng. Con số thống cho thấy hàng năm, hàng
nghìn người hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN từ quỹ TNLĐ, BNN - quỹ thành
phần của quỹ BHXH bắt buộc.
Số người hưởng trợ cấp từ quỹ TNLĐ, BNN tăng đều qua các năm, kéo
theo đó là việc chi trả trợ cấp không ngừng tăng qua các năm. Số thu từ đóng
góp của người lao động và người sử dụng lao động cũng có chiều hướng gia
tăng. Quỹ TNLĐ, BNN qua các năm stăng lên đáng kể. Năm 2009
1.874,397 tđồng; Năm 2010 tăng lên 2.260,910 tỷ đồng năm 2011
2.446,540 tỷ đồng. Sự gia tăng này chứng tỏ Nhà nước ngày càng quan tâm
45 Mặc dù, Luật BHXH có quy định về việc khen thưởng đối với các đơn vị thực hiện tốt công tác BHLĐ, ATVSLĐ, phòng ngừa TNLĐ, BNN nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể như: đơn vị nào sẽ được khen thưởng, mức khen thưởng là bao nhiêu… Do đó, từ khi Luật có hiệu lực, chưa có đơn vị nào được khen thưởng để động viên, khích lệ kịp thời. Ngoài tác dụng khuyến khích các đơn vị, việc khen thưởng còn có vai trò kích thích các đơn vị khác thực hiện tốt công tác ATVSLĐ. Ngoài ra, hiện nay chưa có cơ chế phạt về BHXH đối với các đơn vị thực hiện không tốt công tác ATVSLĐ, nên việc phòng ngừa TNLĐ, BNN ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị sản xuất có nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN cao như xây dựng, điện, khai thác được thực hiện chưa thực sự hiệu quả. 2.2. Thực trạng việc thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2.2.1. Tình hình thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Triển khai quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn, đối tượng tham gia BHXH ở cả 3 loại hình BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp đều tăng. Con số thống kê cho thấy hàng năm, hàng nghìn người hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN từ quỹ TNLĐ, BNN - quỹ thành phần của quỹ BHXH bắt buộc. Số người hưởng trợ cấp từ quỹ TNLĐ, BNN tăng đều qua các năm, kéo theo đó là việc chi trả trợ cấp không ngừng tăng qua các năm. Số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động cũng có chiều hướng gia tăng. Quỹ TNLĐ, BNN qua các năm có sự tăng lên đáng kể. Năm 2009 là 1.874,397 tỷ đồng; Năm 2010 tăng lên 2.260,910 tỷ đồng và năm 2011 là 2.446,540 tỷ đồng. Sự gia tăng này chứng tỏ Nhà nước ngày càng quan tâm
46
hơn đến chế độ bảo hiểm cho người bị TNLĐ, BNN. Việc chi trả chế độ được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Chi trả bảo hiểm TNLĐ, BNN
Đơn vị tính: tỷ đồng
Quỹ TNLĐ- BNN
2007 2008 2009 2010 2011
Thu 1.187,749 1.540,5 1.867.754
2.180,14 2.446,540
Chi 106,246 144,9 180,517 227,63 302,171
Tỷ lệ (%) chi/ thu 8,9% 9,4% 9,7% 10,44% 12,4%
Nguồn: Vụ Bảo hiểm xã hội - Bộ LĐTBXH
Số lượng lao động hưởng trợ cấp một lần nổi trội hơn trợ cấp hàng
tháng. Tuy nhiên xét một cách toàn diện có thể thấy, số người hưởng trợ cấp
hàng tháng chiếm hơn 41 % số người hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm TNLĐ,
BNN (năm 2011). Điều này cho thấy, mức độ thương tật do TNLĐ, BNN gây
ra ngày càng cao, số vụ TNLĐ và BNN xảy ra ngày càng nghiêm trọng.
Theo thông tin của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho đến nay,
Việt Nam 29.928 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đã được cấp sổ
bảo hiểm và được đền bù, trong đó hơn 75% là nhóm các bệnh bụi phổi (bụi
phổi silic, bụi phổi bông, bụi phổi amiang, talc…), khoảng 12% bệnh
nghề nghiệp do các yếu tố vật (điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nhiễm
xạ tia X), khoảng 5 – 7% là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (nicotine, TNT,
chì, benzen, hóa chất trừ sâu…). Các bệnh nghề nghiệp trong nhóm nghề
tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật (viêm gan nghề nghiệp, lao nghề nghiệp…)
được phát hiện và đền bù còn rất ít. Thực tế số người mắc bệnh nghề nghiệp
cao hơn rất nhiều, do đa phần các sở sản xuất không khám bệnh nghề
nghiệp và hơn nữa lực lượng bác chuyên ngành sức khỏe nghề nghiệp còn
quá mỏng so với nhu cầu thực tế của nước ta hiện nay.
46 hơn đến chế độ bảo hiểm cho người bị TNLĐ, BNN. Việc chi trả chế độ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Chi trả bảo hiểm TNLĐ, BNN Đơn vị tính: tỷ đồng Quỹ TNLĐ- BNN 2007 2008 2009 2010 2011 Thu 1.187,749 1.540,5 1.867.754 2.180,14 2.446,540 Chi 106,246 144,9 180,517 227,63 302,171 Tỷ lệ (%) chi/ thu 8,9% 9,4% 9,7% 10,44% 12,4% Nguồn: Vụ Bảo hiểm xã hội - Bộ LĐTBXH Số lượng lao động hưởng trợ cấp một lần nổi trội hơn trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên xét một cách toàn diện có thể thấy, số người hưởng trợ cấp hàng tháng chiếm hơn 41 % số người hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN (năm 2011). Điều này cho thấy, mức độ thương tật do TNLĐ, BNN gây ra ngày càng cao, số vụ TNLĐ và BNN xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Theo thông tin của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho đến nay, Việt Nam có 29.928 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đã được cấp sổ bảo hiểm và được đền bù, trong đó hơn 75% là nhóm các bệnh bụi phổi (bụi phổi – silic, bụi phổi bông, bụi phổi amiang, talc…), khoảng 12% là bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lý (điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nhiễm xạ tia X), khoảng 5 – 7% là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (nicotine, TNT, chì, benzen, hóa chất trừ sâu…). Các bệnh nghề nghiệp trong nhóm nghề có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật (viêm gan nghề nghiệp, lao nghề nghiệp…) được phát hiện và đền bù còn rất ít. Thực tế số người mắc bệnh nghề nghiệp cao hơn rất nhiều, do đa phần các cơ sở sản xuất không khám bệnh nghề nghiệp và hơn nữa lực lượng bác sĩ chuyên ngành sức khỏe nghề nghiệp còn quá mỏng so với nhu cầu thực tế của nước ta hiện nay.
47
Số liệu thống kê cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Thống kê số người hưởng trợ cấp từ Quỹ TNLĐ, BNN
Đơn vị tính: người
STT
Loại đối tượng 2007 2008 2009 2010 2011
1 Trợ cấp hàng tháng 2.039 2.312 2.431 2.390 2.730
2 TNLĐ một lần 2.446 3.021 3.050 3.132
3.870 3 Chết do TNLĐ 710 664 549 546
4 BNN một lần 361 371 378 458
Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế
Hiện nay BNN đang xu hướng gia tăng so với những năm trước.
Theo số liệu thống kế thì chỉ tính riêng trong năm 2011 quỹ bảo hiểm xã hội
đã chi trả cho 2730 trường hợp hưởng trợ cấp hàng tháng và 3870 trường hợp
hưởng trợ cấp một lần về TNLĐ, BNN với tổng số tiền trên 302 tỷ đồng.
Do tình hình TNLĐ, BNN tăng liên tục qua các năm mà số tiền chi tr
cho chế độ TNLĐ, BNN cũng gia tăng qua các năm. Có thể nói đây là những
số liệu thống kê chưa đầy đủ song có thể cho thấy thiệt hại to lớn do TNLĐ,
BNN gây ra cho xã hội và cho ngành BHXH nói riêng.
2.2.2 Tình hình thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động
Công tác BHLĐ, ATVSLĐ là một trong những chính sách kinh tế -
hội lớn của Đảng Nhà nước, nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động,
bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ người lao động. Như đã phân tích
chương I về mối quan hệ giữa công tác ATVSLĐ và TNLĐ, BNN, việc thực
hiện tốt các quy định về ATVSLĐ cơ sở quan trọng để hạn chế TNLĐ,
BNN xảy ra. Những năm vừa qua, cùng với những kết quả đạt được trong
việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động, lĩnh vực ATVSLĐ đã
47 Số liệu thống kê cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2: Thống kê số người hưởng trợ cấp từ Quỹ TNLĐ, BNN Đơn vị tính: người STT Loại đối tượng 2007 2008 2009 2010 2011 1 Trợ cấp hàng tháng 2.039 2.312 2.431 2.390 2.730 2 TNLĐ một lần 2.446 3.021 3.050 3.132 3.870 3 Chết do TNLĐ 710 664 549 546 4 BNN một lần 361 371 378 458 Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế Hiện nay BNN đang có xu hướng gia tăng so với những năm trước. Theo số liệu thống kế thì chỉ tính riêng trong năm 2011 quỹ bảo hiểm xã hội đã chi trả cho 2730 trường hợp hưởng trợ cấp hàng tháng và 3870 trường hợp hưởng trợ cấp một lần về TNLĐ, BNN với tổng số tiền trên 302 tỷ đồng. Do tình hình TNLĐ, BNN tăng liên tục qua các năm mà số tiền chi trả cho chế độ TNLĐ, BNN cũng gia tăng qua các năm. Có thể nói đây là những số liệu thống kê chưa đầy đủ song có thể cho thấy thiệt hại to lớn do TNLĐ, BNN gây ra cho xã hội và cho ngành BHXH nói riêng. 2.2.2 Tình hình thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động Công tác BHLĐ, ATVSLĐ là một trong những chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ người lao động. Như đã phân tích ở chương I về mối quan hệ giữa công tác ATVSLĐ và TNLĐ, BNN, việc thực hiện tốt các quy định về ATVSLĐ là cơ sở quan trọng để hạn chế TNLĐ, BNN xảy ra. Những năm vừa qua, cùng với những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động, lĩnh vực ATVSLĐ đã và
48
đang những chuyển biến tích cực cả về công tác quản ATVSLĐ cũng
như việc thực hiện các quy định ATVSLĐ của các đơn vị, cơ sở, cụ thể là:
Công tác ATVSLĐ ngày càng được coi trọng hơn. Nhận thức của
người sử dụng lao động người lao động về công tác ATVSLĐ đã từng
bước được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp coi công tác ATVSLĐ nđiều
kiện quan trọng để tồn tại, phát triển. Chính vậy, việc chấp hành các quy
định pháp luật về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao
động, giảm thấp nhất tác hại của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình
làm việc tới sức khỏe của người lao động nói riêng cộng đồng nói chung
đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện và thực hiện có hiệu quả.
Công tác quản nhà nước về ATVSLĐ ngày càng được củng cố, thể
hiện qua sự hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về ATVSLĐ, đặc biệt chú
ý đến các giải pháp giải quyết những vần đề mới phát sinh hoặc những tiêu
cực trong hoạt động của kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay như kéo dài
thời gian lao động quá mức.
Tuy nhiên, ở nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành nghề kinh
tế, các quy định về ATVSLĐ vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.
Môi trường lao động đa số khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vừa
nhỏ cũng như các làng nghề tại nước ta đang bị ô nhiễm với nhiều mức độ
khác nhau. Kết quả khảo sát 1.000 cơ sở sản xuất trên cả nước cho thấy có tới
66% cơ sở bị ô nhiễm nhiệt và 30% bị ô nhiễm tiếng ồn. Còn tại hơn 140 làng
nghề, do quy sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít nên việc cải tiến công nghệ, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất rất hạn chế. Đồng thời,
việc sử dụng nguyên, nhiên liệu sản xuất trong ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất,
chế biến thực phẩm… hiện nay cũng không đảm bảo an toàn, gây độc hại.
Với nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cơ sở sản xuất vừanhỏ,
việc trang bị phương tiện BHLĐ cho công nhân chỉ mang tính đối phó với các
48 đang có những chuyển biến tích cực cả về công tác quản lý ATVSLĐ cũng như việc thực hiện các quy định ATVSLĐ của các đơn vị, cơ sở, cụ thể là: Công tác ATVSLĐ ngày càng được coi trọng hơn. Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về công tác ATVSLĐ đã từng bước được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp coi công tác ATVSLĐ như điều kiện quan trọng để tồn tại, phát triển. Chính vì vậy, việc chấp hành các quy định pháp luật về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động, giảm thấp nhất tác hại của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình làm việc tới sức khỏe của người lao động nói riêng và cộng đồng nói chung đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện và thực hiện có hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ ngày càng được củng cố, thể hiện qua sự hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về ATVSLĐ, đặc biệt chú ý đến các giải pháp giải quyết những vần đề mới phát sinh hoặc những tiêu cực trong hoạt động của kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay như kéo dài thời gian lao động quá mức. Tuy nhiên, ở nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nhiều ngành nghề kinh tế, các quy định về ATVSLĐ vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Môi trường lao động ở đa số khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ cũng như các làng nghề tại nước ta đang bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau. Kết quả khảo sát 1.000 cơ sở sản xuất trên cả nước cho thấy có tới 66% cơ sở bị ô nhiễm nhiệt và 30% bị ô nhiễm tiếng ồn. Còn tại hơn 140 làng nghề, do quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít nên việc cải tiến công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất rất hạn chế. Đồng thời, việc sử dụng nguyên, nhiên liệu sản xuất trong ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, chế biến thực phẩm… hiện nay cũng không đảm bảo an toàn, gây độc hại. Với nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, việc trang bị phương tiện BHLĐ cho công nhân chỉ mang tính đối phó với các
49
cơ quan chức năng. Phổ biến nhất là trang bị không đủ về số lượng, đặc biệt là
sai chức năng, kém chất lượng, không phù hợp với công việc. Một tình trạng
chung hiện nay là các chủ doanh nghiệp do muốn thu hồi vốn nhanh nên đầu
tư xây dựng nhà xưởng không đạt tiêu chuẩn.
Không ít cơ sở không xin phép, không đăng ký mà vẫn đưa các thiết bị,
máy móc nguy hiểm vào hoạt động. Thậm chí bố trí lao động nữ làm việc tại
những khu vực đã bị cấm theo quy định của Nhà nước hoặc sử dụng các chất
bị cấm vào quá trình sản xuất.
Người lao động cũng chưa có ý thức cao trong việc tự bảo vệ sức khỏe
cho mình. Không mang khẩu trang, đeo găng tay, đội nón bảo hộ… là điều dễ
nhận thấy nhất, mặc dù những vật dụng này hầu hết đơn vị nào cũng trang bị
cho công nhân, dù chỉ để đối phó. Tại một số cơ sở sản xuất có điều kiện làm
việc rất ồn, công nhân muốn nói chuyện phải t rất lớn mới thể nghe
được, thế nhưng hầu hết người lao động đều không đeo thiết bị giảm âm mặc
dù công ty có cung cấp thiết bị này.
Tại các cơ sở thường xuyên giám sát môi trường lao động, các yếu tố
có chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép có xu hướng giảm, một số yếu tố nguy cơ
đã được cải thiện. Tổng số mẫu xét nghiệm kiểm tra môi trường trung bình 4
năm 2006-2010 là 300.000 mẫu/năm (tăng 42% so với 210.000 mẫu giai đoạn
2001-2005); trong đó số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép chiếm 13,3% (tỷ
lệ này giai đoạn 2001-2005 là 19,6%).
Việc giám sát môi trường được đẩy mạnh. Năm 2006 giám sát môi
trường lao động cho 1.200 cơ sở với 242.345 mẫu đo, năm 2007 cho 2.000
sở với 324.910 mẫu, 2010 cho 29.105 cơ sở với 376.746 mẫu. Tỷ lệ vượt quá
tiêu chuẩn cho phép đối với các yếu tố ồn, bụi, rung, ánh sáng khá cao. [5, tr.5]
Chất lượng trang thiết bị lao động là một trong số các yếu tố quan trọng
hàng đầu của công tác ATVSLĐ. Trang bị, sử dụng các phương tiện, dụng cụ
49 cơ quan chức năng. Phổ biến nhất là trang bị không đủ về số lượng, đặc biệt là sai chức năng, kém chất lượng, không phù hợp với công việc. Một tình trạng chung hiện nay là các chủ doanh nghiệp do muốn thu hồi vốn nhanh nên đầu tư xây dựng nhà xưởng không đạt tiêu chuẩn. Không ít cơ sở không xin phép, không đăng ký mà vẫn đưa các thiết bị, máy móc nguy hiểm vào hoạt động. Thậm chí bố trí lao động nữ làm việc tại những khu vực đã bị cấm theo quy định của Nhà nước hoặc sử dụng các chất bị cấm vào quá trình sản xuất. Người lao động cũng chưa có ý thức cao trong việc tự bảo vệ sức khỏe cho mình. Không mang khẩu trang, đeo găng tay, đội nón bảo hộ… là điều dễ nhận thấy nhất, mặc dù những vật dụng này hầu hết đơn vị nào cũng trang bị cho công nhân, dù chỉ để đối phó. Tại một số cơ sở sản xuất có điều kiện làm việc rất ồn, công nhân muốn nói chuyện phải hét rất lớn mới có thể nghe được, thế nhưng hầu hết người lao động đều không đeo thiết bị giảm âm mặc dù công ty có cung cấp thiết bị này. Tại các cơ sở thường xuyên giám sát môi trường lao động, các yếu tố có chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép có xu hướng giảm, một số yếu tố nguy cơ đã được cải thiện. Tổng số mẫu xét nghiệm kiểm tra môi trường trung bình 4 năm 2006-2010 là 300.000 mẫu/năm (tăng 42% so với 210.000 mẫu giai đoạn 2001-2005); trong đó số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép chiếm 13,3% (tỷ lệ này giai đoạn 2001-2005 là 19,6%). Việc giám sát môi trường được đẩy mạnh. Năm 2006 giám sát môi trường lao động cho 1.200 cơ sở với 242.345 mẫu đo, năm 2007 cho 2.000 cơ sở với 324.910 mẫu, 2010 cho 29.105 cơ sở với 376.746 mẫu. Tỷ lệ vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với các yếu tố ồn, bụi, rung, ánh sáng khá cao. [5, tr.5] Chất lượng trang thiết bị lao động là một trong số các yếu tố quan trọng hàng đầu của công tác ATVSLĐ. Trang bị, sử dụng các phương tiện, dụng cụ
50
BHLĐ đầy đủ sở quan trọng góp phần giảm thiểu tình trạng tai nạn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số
doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây
dựng… vẫn xem nhẹ việc này.
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập phát triển
các doanh nghiệp trong cả nước có những tiến bộ trong việc áp dụng khoa học
kỹ thuật và công nghệ, trong đó bao gồm cả các lĩnh vực BHLĐ, cải thiện
điều kiện môi trường lao động. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp
nhất khu vực doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh thể chưa quan tâm
đúng mức đến đầu tư cải thiện điều kiện lao động. Công tác BHLĐ trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được người sử dụng lao động coi trọng.
Kết quả điều tra, khảo sát trong 7 năm vừa qua (2005 – 2011) của Viện
nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ đối với 2.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ,
tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên toàn quốc với nhiều ngành sản xuất,
nhiều loại hình doanh nghiệp (quốc doanh, ngoài quốc doanh, liên doanh...)
cho thấy, trừ một số ít các cơ sở sản xuất có môi trường lao động ở mức hợp
vệ sinh (có giá trị các yếu tố gây ô nhiễm nhỏ hơn hoặc bằng tiêu chuẩn cho
phép) đa số đều bị ô nhiễm từ mức độ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm rất nhiều.
Công nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu công nghệ lạc hậu, chỉ có rất ít cơ
sở sản xuất thiết bị làm giảm bụi còn hầu như chưa thiết bị xử khí
thải độc hại. Các sở sản xuất thường phân tán, nhiều sở lại nằm trong
khu vực nội thành nên vấn đề ô nhiễm môi trường là đáng lo ngại.
Phân tích đơn cử tình hình ATVSLĐ Hải Dương - địa phương tập
trung nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất trong cả nước năm 2011
thể nhận thấy:
Thiếu thiết bị bảo hộ, không phối hợp với ngành chức ng để huấn
luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động cũng như người lao động đang
50 BHLĐ đầy đủ là cơ sở quan trọng góp phần giảm thiểu tình trạng tai nạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng… vẫn xem nhẹ việc này. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập và phát triển các doanh nghiệp trong cả nước có những tiến bộ trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, trong đó bao gồm cả các lĩnh vực BHLĐ, cải thiện điều kiện và môi trường lao động. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư cải thiện điều kiện lao động. Công tác BHLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được người sử dụng lao động coi trọng. Kết quả điều tra, khảo sát trong 7 năm vừa qua (2005 – 2011) của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ đối với 2.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên toàn quốc với nhiều ngành sản xuất, nhiều loại hình doanh nghiệp (quốc doanh, ngoài quốc doanh, liên doanh...) cho thấy, trừ một số ít các cơ sở sản xuất có môi trường lao động ở mức hợp vệ sinh (có giá trị các yếu tố gây ô nhiễm nhỏ hơn hoặc bằng tiêu chuẩn cho phép) đa số đều bị ô nhiễm từ mức độ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm rất nhiều. Công nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là công nghệ lạc hậu, chỉ có rất ít cơ sở sản xuất có thiết bị làm giảm bụi còn hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Các cơ sở sản xuất thường phân tán, nhiều cơ sở lại nằm trong khu vực nội thành nên vấn đề ô nhiễm môi trường là đáng lo ngại. Phân tích đơn cử tình hình ATVSLĐ ở Hải Dương - địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất trong cả nước năm 2011 có thể nhận thấy: Thiếu thiết bị bảo hộ, không phối hợp với ngành chức năng để huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động cũng như người lao động đang
51
khá phổ biến tại các doanh nghiệp dân doanh và các công trình xây dựng nhà
dân, nguyên nhân dẫn đến những vviệc đau lòng nêu trên. Thực tế cho
thấy, công tác huấn luyện ATVSLĐ cũng như việc chấp hành đầy đủ các quy
định về BHLĐ mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn.
Khảo sát ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh, hay các công trình xây dựng
nhà dân cho thấy, hầu hết người lao động không được trang bị BHLĐ, công
tác ATVSLĐ bị bỏ ngỏ để mặc những nguy hiểm đang rình rập có thể gây hại
đến tính mạng con người cũng như tài sản của doanh nghiệp bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, đến 80% số công nhân làm việc ở những đơn vị này là lao động
tự do, không được đào tạo chuyên môn, thiếu kiến thức về an toàn lao động.
Người sử dụng lao động và người lao động chỉ “hợp đồng miệng” làm
việc theo công trình hoặc ngày công để giảm các chi phí về đào tạo, trang bị
bảo hộ, bảo hiểm, nên khi xảy ra tai nạn, phần bồi thường của người sử dụng
lao động chỉ “tình cảm” chứ không theo bất cứ quy định nào đương
nhiên vụ việc cũng không được báo cáo với các cơ quan chức năng.
Việc giám sát về an toàn lao động cũng gần như bị “lãng quên”. Đối
với các công trình xây dựng nhân thì lực lượng thanh tra xây dựng cấp
phường, xã chỉ kiểm tra, xử lý những công trình xây dựng được cấp phép hay
chưa được cấp phép, xây dựng có đúng phép quy định và có bảo đảm an toàn
hành lang hay không… còn việc phá dỡ công trình cũ thì không có lực lượng
nào kiểm tra, tuyệt nhiên không sự kiểm tra, giám sát về công tác
ATVSLĐ. Với các doanh nghiệp dân doanh cũng vậy, việc giám sát, x
những vi phạm về ATVSLĐ chỉ đếm trên đầu ngón tay trong số hàng nghìn
doanh nghiệp đang hoạt động. Trước thực tế đó, lực lượng chuyên trách công
việc này lại quá mỏng, chỉ có vài người thuộc Sở Lao động - Thương binh và
hội tỉnh, mỗi huyện, thị xã, thành phố thì chỉ một đến hai cán b
chuyên trách, nên nh trạng mất ATVSLĐ diễn ra phbiến. Trong khi đó,
51 khá phổ biến tại các doanh nghiệp dân doanh và các công trình xây dựng nhà dân, là nguyên nhân dẫn đến những vụ việc đau lòng nêu trên. Thực tế cho thấy, công tác huấn luyện ATVSLĐ cũng như việc chấp hành đầy đủ các quy định về BHLĐ mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn. Khảo sát ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh, hay các công trình xây dựng nhà dân cho thấy, hầu hết người lao động không được trang bị BHLĐ, công tác ATVSLĐ bị bỏ ngỏ để mặc những nguy hiểm đang rình rập có thể gây hại đến tính mạng con người cũng như tài sản của doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Trong khi đó, đến 80% số công nhân làm việc ở những đơn vị này là lao động tự do, không được đào tạo chuyên môn, thiếu kiến thức về an toàn lao động. Người sử dụng lao động và người lao động chỉ “hợp đồng miệng” làm việc theo công trình hoặc ngày công để giảm các chi phí về đào tạo, trang bị bảo hộ, bảo hiểm, nên khi xảy ra tai nạn, phần bồi thường của người sử dụng lao động chỉ là vì “tình cảm” chứ không theo bất cứ quy định nào và đương nhiên vụ việc cũng không được báo cáo với các cơ quan chức năng. Việc giám sát về an toàn lao động cũng gần như bị “lãng quên”. Đối với các công trình xây dựng tư nhân thì lực lượng thanh tra xây dựng ở cấp phường, xã chỉ kiểm tra, xử lý những công trình xây dựng được cấp phép hay chưa được cấp phép, xây dựng có đúng phép quy định và có bảo đảm an toàn hành lang hay không… còn việc phá dỡ công trình cũ thì không có lực lượng nào kiểm tra, tuyệt nhiên không có sự kiểm tra, giám sát về công tác ATVSLĐ. Với các doanh nghiệp dân doanh cũng vậy, việc giám sát, xử lý những vi phạm về ATVSLĐ chỉ đếm trên đầu ngón tay trong số hàng nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Trước thực tế đó, lực lượng chuyên trách công việc này lại quá mỏng, chỉ có vài người thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, mỗi huyện, thị xã, thành phố thì chỉ có một đến hai cán bộ chuyên trách, nên tình trạng mất ATVSLĐ diễn ra phổ biến. Trong khi đó,
52
công tác thanh, kiểm tra của các lực lượng chức năng lại chưa được thực hiện
thường xuyên, việc xử lý vi phạm chưa cương quyết, nên chưa đủ sức răn đe.
2.2.3. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Việc thực hiện thiếu nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh lao
động là nguyên nhân chính gây TNLĐ, BNN. Do nhiều nguyên nhân từ phía
người sử dụng lao động và cả người lao động, cùng với cơ chế kiểm tra, giám
sát chưa sát sao của các cơ quan hữu quan mà TNLĐ, BNN xảy ra ngày càng
nhiều, tính chất ngày càng nghiêm trọng.
a. Tình hình tai nạn lao động
Hiện nay, số lượng các vụ TNLĐ xu hướng giảm, nhưng tlệ vụ
TNLĐ nghiêm trọng xảy ra vẫn ở mức cao. Theo Báo cáo tình hình tai nạn lao
động năm 2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong năm 2011 trên
toàn quốc đã xảy ra 5896 vụ TNLĐ làm 6154 người bị nạn, trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 504 vụ;
- Số người chết: 574 người;
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 90 vụ (giảm 14% so với năm
2010);
- Số người bị thương nặng: 1314 người (tăng 4,28 % so với năm 2010);
- Nạn nhân là lao động nữ: 1363 người (tăng 44,38% so với năm 2010) [2].
Những năm gần đây, tình hình TNLĐ đang có xu hướng giảm nhưng số
vụ TNLĐ nghiêm trọng lại gia tăng. Qua số liệu thống kê cơ bản về tình hình
TNLĐ năm 2011 so với năm 2010 cho thấy: Số vụ TNLĐ và số nạn nhân
được thống kê trong năm 2011 tăng, nhưng số vụ TNLĐ có người chết giảm
9,02% và số người chết vì TNLĐ giảm 4,49% so với năm 2010.
Tần suất TNLĐ chết người năm 2011 5,55/100.000 người lao động
giảm 2,42 so với năm 2010 (năm 2010 7,97/100.000 người lao động). Địa
52 công tác thanh, kiểm tra của các lực lượng chức năng lại chưa được thực hiện thường xuyên, việc xử lý vi phạm chưa cương quyết, nên chưa đủ sức răn đe. 2.2.3. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Việc thực hiện thiếu nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh lao động là nguyên nhân chính gây TNLĐ, BNN. Do nhiều nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động và cả người lao động, cùng với cơ chế kiểm tra, giám sát chưa sát sao của các cơ quan hữu quan mà TNLĐ, BNN xảy ra ngày càng nhiều, tính chất ngày càng nghiêm trọng. a. Tình hình tai nạn lao động Hiện nay, số lượng các vụ TNLĐ có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra vẫn ở mức cao. Theo Báo cáo tình hình tai nạn lao động năm 2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong năm 2011 trên toàn quốc đã xảy ra 5896 vụ TNLĐ làm 6154 người bị nạn, trong đó: - Số vụ TNLĐ chết người: 504 vụ; - Số người chết: 574 người; - Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 90 vụ (giảm 14% so với năm 2010); - Số người bị thương nặng: 1314 người (tăng 4,28 % so với năm 2010); - Nạn nhân là lao động nữ: 1363 người (tăng 44,38% so với năm 2010) [2]. Những năm gần đây, tình hình TNLĐ đang có xu hướng giảm nhưng số vụ TNLĐ nghiêm trọng lại gia tăng. Qua số liệu thống kê cơ bản về tình hình TNLĐ năm 2011 so với năm 2010 cho thấy: Số vụ TNLĐ và số nạn nhân được thống kê trong năm 2011 tăng, nhưng số vụ TNLĐ có người chết giảm 9,02% và số người chết vì TNLĐ giảm 4,49% so với năm 2010. Tần suất TNLĐ chết người năm 2011 là 5,55/100.000 người lao động giảm 2,42 so với năm 2010 (năm 2010 là 7,97/100.000 người lao động). Địa
53
phương không xảy ra TNLĐ chết người trong năm 2011 Nam Định, Bình
Phước, Giang, Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu 03 năm liền không để xảy ra
TNLĐ chết người). Trong số những vụ TNLĐ chết người, rơi ngã là nguyên
nhân phổ biến nhất. Năm 2011 151 người chết do rơi ngã, chiếm tlệ
26,3% trên tổng số người chết TNLĐ. Các yếu tố chấn thương khác gây
chết người như sau: điện giật có 77 người chết, chiếm tỷ lệ 13,41% trên tổng
số người chết TNLĐ; do vật rơi, vùi dập 73 người chết, chiếm tỷ l
12,71% trên tổng số người chết TNLĐ; mắc kẹt giữa vật thể 59 người
chết, chiếm tỷ lệ 10,27% trên tổng số người chết vì TNLĐ. [2, tr.3]
Những năm gần đây xảy ra rất nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng. Có thể kể
đến một số vụ TNLĐ gây hậu quả nghiêm trọng trong 02 năm trở lại đây như:
- Vụ TNLĐ do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An làm 18 người chết và 6 người bị thương ngày 01/4/2011. Giám đốc
công ty, chủ mỏ đá đã bị khởi tố về hành vi vi phạm quy định về ATVSLĐ,
gây hậu quả nghiêm trọng. [53]
- Vụ TNLĐ do cháy tại xưởng may tư nhân của Bùi Thị Hiên tại thôn
Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng làm 13 công
nhân bị thiệt mạng, 25 người bị thương nặng ngày 29/7/2011. [54]
- Vụ TNLĐ do chập điện hệ thống van xả cát tại nhà máy thủy điện
Suối sập I, Sơn La làm 08 công nhân thiệt mạng ngày 17/12/2011. [55]
- Vụ TNLĐ do bục nước lò than tại Phân xưởng khai thác 3, Xí nghiệp
than Uông Bí, Quảng Ninh làm 03 người chết, 06 người bị thương nặng ngày
23/7/2012. [56]
- Vụ TNLĐ do sập giàn tông xây dựng công trình tại huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên làm 03 người tử vong và hàng chục người bị thương
ngày 17/01/2013. [57]
53 phương không xảy ra TNLĐ chết người trong năm 2011 là Nam Định, Bình Phước, Hà Giang, Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu 03 năm liền không để xảy ra TNLĐ chết người). Trong số những vụ TNLĐ chết người, rơi ngã là nguyên nhân phổ biến nhất. Năm 2011 có 151 người chết do rơi ngã, chiếm tỷ lệ 26,3% trên tổng số người chết vì TNLĐ. Các yếu tố chấn thương khác gây chết người như sau: điện giật có 77 người chết, chiếm tỷ lệ 13,41% trên tổng số người chết vì TNLĐ; do vật rơi, vùi dập có 73 người chết, chiếm tỷ lệ 12,71% trên tổng số người chết vì TNLĐ; mắc kẹt giữa vật thể có 59 người chết, chiếm tỷ lệ 10,27% trên tổng số người chết vì TNLĐ. [2, tr.3] Những năm gần đây xảy ra rất nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng. Có thể kể đến một số vụ TNLĐ gây hậu quả nghiêm trọng trong 02 năm trở lại đây như: - Vụ TNLĐ do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người chết và 6 người bị thương ngày 01/4/2011. Giám đốc công ty, chủ mỏ đá đã bị khởi tố về hành vi vi phạm quy định về ATVSLĐ, gây hậu quả nghiêm trọng. [53] - Vụ TNLĐ do cháy tại xưởng may tư nhân của Bùi Thị Hiên tại thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng làm 13 công nhân bị thiệt mạng, 25 người bị thương nặng ngày 29/7/2011. [54] - Vụ TNLĐ do chập điện hệ thống van xả cát tại nhà máy thủy điện Suối sập I, Sơn La làm 08 công nhân thiệt mạng ngày 17/12/2011. [55] - Vụ TNLĐ do bục nước lò than tại Phân xưởng khai thác 3, Xí nghiệp than Uông Bí, Quảng Ninh làm 03 người chết, 06 người bị thương nặng ngày 23/7/2012. [56] - Vụ TNLĐ do sập giàn bê tông xây dựng công trình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên làm 03 người tử vong và hàng chục người bị thương ngày 17/01/2013. [57]