Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam
5,400
358
96
34
sở và người sử dụng lao động quyết định nhưng không được vượt quá mức tối
đa do Nhà nước quy định. Thời gian nghỉ dưỡng sức được xác định trên cơ sở
mức suy giảm khả năng lao động quy định tại Điều 24 Nghị định số
152/2006/NĐ-CP như sau:
+ Được nghỉ tối đa 10 ngày đối với người bị suy giảm khả năng lao
động với tỷ lệ từ 51% trở lên;
+ Được nghỉ tối đa 7 ngày đối với người bị suy giảm khả năng lao động
với tỷ lệ từ 31% đến 50%;
+ Được nghỉ 5 ngày đối với người bị suy giảm khả năng lao động với
tỷ lệ từ 15% đến 30%.
Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định mức hưởng dưỡng sức,
phục hồi sức khoẻ một ngày của người lao động bằng 25% mức lương tối
thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức tại nhà, bằng 40% mức lương tối thiểu chung
nếu nghỉ dưỡng sức tại cơ sở tập trung.
Đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị
bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng nêu trên, hàng tháng người lao động còn
được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.
Người lao động bị TNLĐ mà bị tổn thương các chức năng hoạt động
của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
theo niên hạn và căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
- Các quyền lợi khác:
Người lao động được hưởng trợ cấp tai nạn hàng tháng được hưởng các
quyền lợi sau:
+ Nếu người lao động không còn làm việc thì được hưởng Bảo hiểm y
tế do Quỹ BHXH đảm bảo;
35
+ Khi người lao động chết thì thân nhân được hưởng tiền mai táng và
trợ cấp tuất 1 lần hoặc hàng tháng theo quy định;
+ Nếu người lao động tiếp tục làm việc và tham gia đóng BHXH, ngoài
hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng theo quy định, khi đủ điều kiện hưởng chế
độ hưu trí thì được hưởng đồng thời cả lương hưu.
c. Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2006 tại Điều 114, hồ sơ
hưởng chế độ TNLĐ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Biên bản điều tra TNLĐ, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác
định là TNLĐ thì phải có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông.
- Giấy ra viện sau khi đã điều trị TNLĐ.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng
Giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ.
Hồ sơ hưởng chế độ BNN được quy định tại Điều 115 Luật BHXH
2006 cũng bao gồm các loại giấy tờ tương tự, cụ thể là:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác
định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao.
- Giấy ra viện sau khi điều trị BNN, trường hợp không điều trị tại bệnh
viện thì phải có giấy khám BNN.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng
Giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN.
36
Sau khi người lao động nộp đầy đủ hồ sơ cho tổ chức BHXH, trong
thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, tổ chức BHXH
có trách nhiệm giải quyết, nếu không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lỹ do.
Ngoài ra, Luật BHXH còn quy định chi tiết về hồ sơ giải quyết TNLĐ,
BNN tái phát; hồ sơ giải quyết TNLĐ, BNN của người lao động được giám
định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động; hồ sơ giải quyết tiền cấp mua
phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình.
d. Quỹ thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Hiện nay, chi phí thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN được lấy từ Quỹ
TNLĐ, BNN, là quỹ thành phần của Quỹ BHXH.
Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của các bên tham gia
bảo hiểm xã hội và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ
tập trung, được sử dụng để chi trả cho những người được bảo hiểm xã hội và
gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao
động hoặc bị mất việc làm hoặc bị chết. Quỹ BHXH được hình thành từ các
nguồn sau:
- Đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước.
Đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ.
- Phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ được tổ chức
bảo hiểm xã hội chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lợi.
- Phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ
về bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, quỹ còn có các nguồn thu hợp pháp khác được
pháp luật của mỗi nước quy định.
Từ 01/01/2012, tổng mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc của cả
người lao động và người sử dụng lao động là 24%, trong đó: người sử dụng
lao động đóng 1% vào quỹ TNLĐ, BNN.
37
Quỹ TNLĐ, BNN đảm nhận khoản chi chủ yếu là trả trợ cấp cho người
bị TNLĐ, BNN. Ngoài ra quỹ này còn dành một phần để chi cho việc khen
thưởng đối với người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác BHLĐ, phòng
ngừa TNLĐ, BNN.
Tiểu kết:
Có thể nói, pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN nước ta qua từng giai
đoạn đang phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Nhìn chung các quy định hiện
hành là tương đối đầy đủ, bảo đảm đáng kể quyền lợi của người lao động bị
TNLĐ, BNN.
Hệ thống các quy định về đối tượng và điều kiện hưởng, mức hưởng và
thời gian hưởng chế độ TNLĐ, BNN đã được cải thiện và có ý nghĩa to lớn,
tạo cơ sở pháp lý cho người lao động trong việc giải quyết quyền lợi khi xảy
ra rủi ro trong quá trình lao động, bảo đảm bù đắp một phần thu nhập cho bản
thân người lao động bị TNLĐ, BNN. Bên cạnh đó, việc quy định trợ cấp cho
thân nhân người lao động trong trường hợp người lao động chết do TNLĐ,
BNN cũng thể hiện rõ sự quan tâm và chính sách nhân đạo của Nhà nước.
Tuy nhiên, việc quy định song song về TNLĐ, BNN ở cả 2 văn bản luật là Bộ
luật Lao động và Luật BHXH cho thấy sự chưa tập trung, thống nhất trong
quy định của pháp luật. Một số quy định về TNLĐ, BNN không còn phù hợp
với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới, ví dụ: cơ chế
bồi thường, trợ cấp, mức trợ cấp, cơ chế xử phạt vi phạm liên quan đến
TNLĐ,… Để chế độ TNLĐ, BNN thực sự là công cụ pháp luật bảo vệ quyền
lợi của người lao động bị TNLĐ, BNN thì cần phải hoàn thiện hơn nữa các
quy định lỗi thời, không phù hợp trong thời gian tới.
2.1.2. Đánh giá về các hạn chế trong pháp luật về chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp
38
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các quan hệ xã hội thay đổi từng
ngày thì một số quy định của pháp luật tỏ ra lạc hậu và không còn phù hợp,
Các quy định về chế độ TNLĐ, BNN ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn
chế sau:
a. Đối tượng hưởng chế độ tai nạn lao động còn hạn chế
Đối tượng được hưởng chế độ TNLĐ còn hạn chế ở nhóm người lao
động làm việc cho người sử dụng lao động là cá nhân và người lao động ký
hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Theo quy định thì đây là hai nhóm đối tượng
thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 10/2003 hướng dẫn Bộ luật Lao
động và Luật BHXH 2006. Thông tư số 10/2003 chỉ quy định những người
lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mới thuộc phạm
vi điều chỉnh và áp dụng chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ, còn theo Luật
BHXH 2006 quy định thì chỉ những người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động không xác định thời hạn và có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, có
tham gia BHXH bắt buộc mới thuộc phạm vi áp dụng chế độ TNLĐ. Điều
này là thiếu công bằng, chưa đem lại sự thuận lợi cho người lao động trong
việc giải quyết chế độ.
b. Cách xác định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo như quy
định hiện nay là chưa rõ ràng
Đây là vấn đề gây bất cập nhất, có khả năng phát sinh tiêu cực trong
việc thực hiện chế độ trợ cấp này. Luật Bảo hiểm xã hội quy định tai nạn giao
thông được coi là TNLĐ khi tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường đi và
về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý và
bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Tuy nhiên hiện nay các trường
hợp tai nạn giao thông được coi là TNLĐ diễn ra hết sức phức tạp, khó quản
lý. Theo quy định các vụ tai nạn giao thông được coi là TNLĐ do cảnh sát
39
giao thông nơi xảy ra tai nạn điều tra, lập biên bản, tuy nhiên quá trình thực
hiện còn gặp vướng mắc, thời hạn điều tra thường chậm so với quy định, do
vậy người lao động gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục hưởng chế độ
TNLĐ.
Đối với các trường hợp tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn vùng sâu,
vùng xa, nguyên nhân do địa hình, thời tiết, do đâm vào súc vật, do tự ngã mà
không va chạm vào người hoặc phương tiện tham gia giao thông khác...
nhưng không có biên bản của cảnh sát giao thông thì giải quyết thế nào để
đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà vẫn đúng quy định của pháp luật
vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Vấn đề tai nạn giao thông mà người gây tai nạn vi
phạm Luật Giao thông đường bộ thì không được xem là TNLĐ vẫn chưa
được pháp điển hoá trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, trên thực tế vẫn xảy ra nhiều trường hợp người lao động
bị mắc một số bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp
hay môi trường lao động tác động tới sức khỏe người lao động nhưng lại
không được hưởng quyền lợi như đối với các trường hợp bị mắc BNN do
những bệnh này không có trong danh mục BNN đã được pháp luật quy định.
Đây cũng là một trong những bất cập trong quy định của pháp luật, nên chưa
bảo vệ được quyền lợi chính đánh của người lao động.
c. Việc quy định tỷ lệ đóng góp như nhau đối với mọi đơn vị sử dụng
lao động là không phù hợp.
Hiện nay mức phí đóng TNLĐ, BNN vẫn quy định chung cho tất cả các
ngành kinh tế (1% so với tổng quỹ tiền lương), không phân biệt ngành đó có
tỷ lệ TNLĐ, BNN cao hay thấp. Đây là vấn đề không hợp lý cần phải được
nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp, theo hướng phải xuất phát từ điều kiện lao
động và môi trường lao động để làm căn cứ xác lập mức đóng, mức hưởng
40
của chế độ TNLĐ, BNN. Những ngành nghề có môi trường lao động độc hại
hơn, điều kiện lao động kém hơn, nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN cao hơn thì
mức đóng góp vào Quỹ TNLĐ, BNN của người sử dụng lao động cao hơn và
ngược lại.
d. Cơ chế bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn
hạn chế
(1) Nguồn bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động chưa hợp lý.
Hiện nay, chế độ bồi thường TNLĐ do người sử dụng lao động tự trả
cho người lao động bị TNLĐ. Điều này sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho người lao
động khi người sử dụng lao động cố tình không trả hoặc trả chậm, trả thiếu.
Quỹ BHXH về trợ cấp TNLĐ, BNN cũng chưa khuyến khích được người sử
dụng lao động tham gia tự nguyện đóng góp khi chỉ có thu mà không có sự
đầu tư trở lại.
Cơ chế hiện hành bó buộc người sử dụng lao động, gây khó khăn cho
họ trong chi trả trợ cấp TNLĐ. Nhiều doanh nghiệp muốn mua BHXH để
giảm gánh nặng khi TNLĐ xảy ra, nhưng theo quy định hiện hành thì chỉ có
chi phí bồi thường TNLĐ là được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí
lưu thông của doanh nghiệp, còn chi phí để mua bảo hiểm TNLĐ lại không
được hạch toán.
Theo cơ chế bồi thường hiện nay thì người sử dụng lao động phải tự
xoay sở, không có sự hỗ trợ của Nhà nước, vì vậy có nhiều trường hợp người
lao động bị TNLĐ với mức độ thương tật như nhau nhưng ở các doanh
nghiệp khác nhau nên nhận được mức bồi thường khác nhau, có khi chênh
lệch đến 7, 8 lần.
Thời gian thực hiện thủ tục bồi thường kéo dài. Theo quy định để nhận
được bồi thường thì người bị TNLĐ phải có biên bản điều tra TNLĐ và giấy
xác nhận mức độ suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y
41
khoa, mà thời gian để hoàn thành việc điều tra vụ TNLĐ là từ 1 đến 40 ngày,
nhưng thực tế thì thường kéo dài hơn. Đối với một số trường hợp cần phải
giám định mức độ suy giảm khả năng lao động kéo dài thêm 1 đến 2 tháng
nữa mới có kết quả giám định, vì vậy nếu người lao động muốn có tiền bồi
thường sớm để khắc phục hậu quả do TNLĐ gây ra thì sẽ gặp khó khăn.
(2) Mức bồi thường, trợ cấp chưa đảm bảo bù đắp thiệt hại và ổn định
đời sống cho người lao động bị TNLĐ, BNN.
- Bồi thường từ người sử dụng lao động:
Theo quy định của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động chịu
trách nhiệm chi trả chi phí y tế và tiền lương trong thời gian sơ cứu, cấp cứu
đến khi điều trị ổn định thương tật và bồi thường hoặc trợ cấp theo mức độ
suy giảm khả năng lao động. Việc quy định như vậy sẽ gắn trách nhiệm vật
chất của người sử dụng lao động với tình trạng TNLĐ, BNN ở đơn vị đó, từ
đó đòi hỏi người sử dụng lao động phải quan tâm tới công tác ATVSLĐ. Với
các đơn vị có khả năng về tài chính thì quy định này sẽ giúp người lao động
nhanh chóng khắc phục rủi ro, động viên tinh thần kịp thời. Tuy nhiên đối với
các đơn vị việc trích lập quỹ dự phòng để khắc phục TNLĐ, BNN là khó khăn
bởi vì TNLĐ, BNN là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được. Hơn
nữa, với những đơn vị không có khả năng về tài chính hoặc để xảy ra TNLĐ,
BNN nhiều thì sẽ chậm hoặc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với
người lao động, thậm chí nhiều chủ sử dụng lao động còn trốn tránh trách
nhiệm bằng cách không khai báo TNLĐ, BNN, không ký hợp đồng lao động,
bỏ trốn hoặc thay đổi chủ doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quyền lợi của người
lao động. Trong khi đó chi phí y tế trong thời gian điều trị không được bảo
hiểm y tế thanh toán, điều đó sẽ gây khó khăn về kinh tế cho người lao động.
Mặt khác, việc điều trị TNLĐ, BNN giữa những người bị TNLĐ, BNN là
khác nhau, tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của từng đơn vị.
42
- Mức trợ cấp từ BHXH:
Mặc dù Luật BHXH ra đời đã quy định lại cách tính trợ cấp TNLĐ,
BNN cho người lao động, tuy nhiên mức trợ cấp còn thấp, chưa đảm bảo đời
sống. Hơn nữa, người lao động sau khi bị TNLĐ, BNN khó có thể tìm được
việc làm phù hợp để có thêm thu nhập, đặc biệt là với người có vết thương
thực thể, bị mất hoặc hỏng chức năng hoạt động của bộ phận nào đó trên cơ
thể. Mặc dù pháp luật lao động có khuyến khích người sử dụng lao động bố
trí việc làm phù hợp cho người lao động, nhưng thực tế không phải người sử
dụng lao động nào cũng muốn bố trí hoặc có thể bố trí việc làm phù hợp cho
người lao động sau TNLĐ, BNN.
e. Quy định tỷ lệ hưởng trợ cấp của hai chế độ tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp như nhau là chưa phù hợp
Theo Luật BHXH hiện hành, người lao động bị suy giảm khả năng lao
động từ 5% đến 30% được hưởng trợ cấp một lần, từ 31% trở lên được trợ cấp
hàng tháng, từ 81% trở lên thì ngoài hưởng trợ cấp hàng tháng, người bị
TNLĐ, BNN còn được hưởng chế độ người phục vụ. Quy định này đang có
những vấn đề bất hợp lý sau đây:
Luật BHXH quy định tỷ lệ hưởng của hai chế độ TNLĐ và BNN như
nhau là chưa phù hợp. Vì cùng một mức suy giảm khả năng lao động như
nhau, nhưng mức độ ảnh hưởng của việc suy giảm khả năng lao động đến
năng suất và hiệu quả công việc của người bị TNLĐ khác với người bị BNN,
dẫn đến thu nhập của họ cũng bị ảnh hưởng khác nhau. Còn đối với những
người bị BNN nặng, không còn khả năng lao động thì việc quy định cùng một
mức suy giảm khả năng lao động của người bị TNLĐ và người bị BNN được
hưởng cùng một tỷ lệ trợ cấp như nhau cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của người bị BNN. Theo các chuyên gia y tế, khi đã mắc BNN rồi sẽ
43
không còn cơ may để phục hồi mà phải chịu bệnh tật suốt đời và ngày càng có
nguy cơ nặng hơn. Mặt khác, TNLĐ thường xảy ra bất kỳ thời gian nào, bất
kỳ ngành nghề nào và bất kỳ ở đâu, nhưng BNN chỉ xảy ra ở một số ngành
nghề do môi trường độc hại hoặc do chính nghề nghiệp đó gây ra đối với
người lao động.
Mức hưởng chế độ TNLĐ, BNN theo quy định như hiện nay còn thấp
so với thiệt hại mà TNLĐ, BNN gây ra cho người lao động và giá cả thị
trường ngày càng cao, không đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao
động khi gặp khó khăn do TNLĐ, BNN gây ra.
g. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa tạo ra cơ chế
chia sẻ rủi ro giữa các đơn vị sử dụng lao động
Mặc dù mức bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động chưa cao so
với thiệt hại của người lao động, nhưng việc bồi thường TNLĐ, BNN là gánh
nặng lớn đối với các đơn vị sử dụng lao động và thường đẩy đơn vị vào tình
trạng khó khăn, nhất là các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ. Việc thực hiện trách
nhiệm bồi thường có thể làm doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ bị phá sản,
như khi xảy ra những vụ TNLĐ nghiêm trọng làm nhiều người chết, hoặc
người bị TNLĐ bị chấn thương nặng, phát sinh chi phí y tế lớn (như trường
hợp người lao động bị liệt cột sống và sống thực vật). Hơn nữa, không chỉ
phát sinh chi phí bồi thường cho người lao động, người sử dụng lao động
cũng cần nguồn tài chính phục hồi sản xuất, kinh doanh sau TNLĐ.
Để đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của người sử dụng
lao động trên cơ sở chia sẻ rủi ro giữa các đơn vị sử dụng lao động, Chính phủ
đã quy định việc tham gia bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao
động đối với người lao động trong các đơn vị xây dựng, lắp đặt (Nghị định số
07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003), bởi nguy cơ xảy ra TNLĐ nói chung và
TNLĐ chết người nói riêng ở ngành này là rất cao.