Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam

5,404
358
96
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG,
BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC THỰC THI Ở VIỆT NAM
TNLĐ, BNN hiện nay xảy ra rất phổ biến trong các ngành nghề lao
động tay chân, mà nguyên nhân trực tiếp là do điều kiện lao động, môi trường
làm việc và gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
thường hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ dẫn đến
việc thay đổi quan hệ pháp luật lao động, thậm chí chấm dứt quan hệ pháp
luật lao động nếu người bị TNLĐ, BNN chết hoặc không thể phục hồi khả
năng lao động đủ để bố tsắp xếp lại công việc phù hợp. cùng với tính
chất đặc trưng này mà chế độ TNLĐ, BNN có sự khác biệt so với các chế độ
BHXH khác.
2.1. Thực trạng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2.1.1. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp
1992, trong đó “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân và “Nhà nước
ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, … khuyến khích các hình thức
phát triển các hình thức BHXH đối với người lao động”. thể thấy, trong
văn bản pháp lý cao nhất, Nhà nước đã xác định và bảo vệ lợi ích của người
lao động một cách tối đa. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 về vấn
đề bảo vệ quyền lợi người lao động nói chung, người lao động bị TNLĐ,
BNN nói riêng, các nội dung về chế độ TNLĐ, BNN được quy định rất cụ thể
tại Luật Bảo hiểm hội 2006, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày
22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã
hội bắt buộc, Thông số 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định số
152/2006/NĐ-CP, Thông số 19/2008/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH và nhiều văn bản khác.
24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ VIỆC THỰC THI Ở VIỆT NAM TNLĐ, BNN hiện nay xảy ra rất phổ biến trong các ngành nghề lao động tay chân, mà nguyên nhân trực tiếp là do điều kiện lao động, môi trường làm việc và gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Nó thường là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ và dẫn đến việc thay đổi quan hệ pháp luật lao động, thậm chí chấm dứt quan hệ pháp luật lao động nếu người bị TNLĐ, BNN chết hoặc không thể phục hồi khả năng lao động đủ để bố trí sắp xếp lại công việc phù hợp. Và cùng với tính chất đặc trưng này mà chế độ TNLĐ, BNN có sự khác biệt so với các chế độ BHXH khác. 2.1. Thực trạng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2.1.1. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp 1992, trong đó “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân” và “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, … khuyến khích các hình thức phát triển các hình thức BHXH đối với người lao động”. Có thể thấy, trong văn bản pháp lý cao nhất, Nhà nước đã xác định và bảo vệ lợi ích của người lao động một cách tối đa. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 về vấn đề bảo vệ quyền lợi người lao động nói chung, người lao động bị TNLĐ, BNN nói riêng, các nội dung về chế độ TNLĐ, BNN được quy định rất cụ thể tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH và nhiều văn bản khác.
25
a. Đối tượng điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp
(1) Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp
Việc quy định những chủ thể nào thuộc đối tượng áp dụng chế độ
TNLĐ, BNN là rất quan trọng, bởi đây sở, tiền đề để tiến hành những
bước tiếp theo như xác định chủ thể bồi thường, xây dựng hồ sơ, thủ tục, giải
quyết khiếu nại tố cáo… vậy, trong các văn bản pháp của Việt Nam,
phần này được quy định khá chi tiết, cụ thể.
Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định đối tượng áp dụng chế độ TNLĐ,
BNN tại Điều 38, trong đó chế độ TNLĐ, BNN được áp dụng đối với người
lao động tham gia BHXH là công dân Việt Nam, trừ đối tượng người làm việc
có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cụ thể hóa quy định này, Điều 18 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày
22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã
hội bắt buộc đã liệt các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN
bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức;
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của
pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong
hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ
đủ 3 tháng trở lên;
- Người lao động công nhân quốc phòng, công nhân ng an làm
việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
25 a. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (1) Đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Việc quy định những chủ thể nào thuộc đối tượng áp dụng chế độ TNLĐ, BNN là rất quan trọng, bởi đây là cơ sở, tiền đề để tiến hành những bước tiếp theo như xác định chủ thể bồi thường, xây dựng hồ sơ, thủ tục, giải quyết khiếu nại tố cáo… Vì vậy, trong các văn bản pháp lý của Việt Nam, phần này được quy định khá chi tiết, cụ thể. Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định đối tượng áp dụng chế độ TNLĐ, BNN tại Điều 38, trong đó chế độ TNLĐ, BNN được áp dụng đối với người lao động tham gia BHXH là công dân Việt Nam, trừ đối tượng người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể hóa quy định này, Điều 18 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đã liệt kê các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN bao gồm: - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên; - Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
26
- Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc chưa nhận BHXH
một lần trước khi đi làm việc có thời hạn nước ngoài theo quy định của
pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng, với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình nước
ngoài.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định người lao động của những
quan, tổ chức trên đang trong thời gian học nghề, tập nghề cũng thuộc đối
tượng được áp dụng chế độ TNLĐ, BNN.
Nhìn chung, những quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng áp
dụng chế độ TNLĐ, BNN khá cụ thể, ràng. Hệ thống pháp luật về
TNLĐ, BNN còn thể hiện sự tiến bộ trong việc thừa nhận người lao động
trong thời gian học nghề, tập nghề mà bị TNLĐ, BNN cũng được hưởng chế
độ bồi thường, trợ cấp như những người lao động khác. Điều này là hợp lý,
việc người lao động học tập, đào tạo nghề là theo yêu cầu của người sử dụng
lao động và nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc, nên nếu vì điều này mà họ
bị TNLĐ thì đương nhiên cũng được hưởng chế độ như những người lao động
khác.
Tuy nhiên, cũng theo quy định này thì đối tượng người lao động làm
việc theo hợp đồng lao động nhưng chưa đủ 3 tháng, nếu rủi ro gặp TNLĐ
hoặc BNN thì không được hưởng chế độ TNLĐ, BNN. Đây một trong
những bất cập trong quy định của pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN việc
thực thi các quy định đó trên thực tế. Đối tượng lao động này chưa đủ thời
gian đóng BHXH để được hưởng chế độ theo luật định. Thiết nghĩ, để đảm
bảo toàn diện quyền lợi của người lao động, cần có quy định về trách nhiệm
của người sử dụng lao động đối với đối tượng lao động theo hợp đồng lao
động nhưng chưa đủ 3 tháng khi họ gặp TNLĐ, BNN. Nên chăng các doanh
26 - Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình ở nước ngoài. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định người lao động của những cơ quan, tổ chức trên đang trong thời gian học nghề, tập nghề cũng thuộc đối tượng được áp dụng chế độ TNLĐ, BNN. Nhìn chung, những quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng áp dụng chế độ TNLĐ, BNN là khá cụ thể, rõ ràng. Hệ thống pháp luật về TNLĐ, BNN còn thể hiện sự tiến bộ trong việc thừa nhận người lao động trong thời gian học nghề, tập nghề mà bị TNLĐ, BNN cũng được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp như những người lao động khác. Điều này là hợp lý, vì việc người lao động học tập, đào tạo nghề là theo yêu cầu của người sử dụng lao động và nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc, nên nếu vì điều này mà họ bị TNLĐ thì đương nhiên cũng được hưởng chế độ như những người lao động khác. Tuy nhiên, cũng theo quy định này thì đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động nhưng chưa đủ 3 tháng, nếu rủi ro gặp TNLĐ hoặc BNN thì không được hưởng chế độ TNLĐ, BNN. Đây là một trong những bất cập trong quy định của pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN và việc thực thi các quy định đó trên thực tế. Đối tượng lao động này chưa đủ thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ theo luật định. Thiết nghĩ, để đảm bảo toàn diện quyền lợi của người lao động, cần có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với đối tượng lao động theo hợp đồng lao động nhưng chưa đủ 3 tháng khi họ gặp TNLĐ, BNN. Nên chăng các doanh
27
nghiệp trích một phần kinh phí của mình để hỗ trợ cho người lao động khi gặp
rủi ro trong trường hợp này.
(2) Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động tham gia BHXH khi đáp ứng một trong các điều kiện
được quy định tại Điều 39, Điều 40 Luật Bảo hiểm hội 2006 Điều 19
Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì được hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN. Cụ
thể là:
- Bị TNLĐ và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Các trường hợp được bảo hiểm TNLĐ được quy định tại Điều 19 Nghị
định số 152/2006/NĐ-CP, bao gồm:
+ Bị tại nạn tại nơi làm việc và trong thời gian làm việc kể cả trong thời
gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.
+ Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện
công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
+ Bị tai nạn trên tuyến đường đi về từ nơi đến nơi làm việc
trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Trong khoảng thời gian hợp lý
là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở
về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi
về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.
Ngoài ra, theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT
thì trường hợp người lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt
Nam, trong khi thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động
giao như tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế mà
bị tai nạn thì cũng được coi là TNLĐ.
- Bị bệnh thuộc danh mục BNN được bảo hiểm do Bộ Y tế và Bộ Lao
động - Thương binh và hội quy định khi làm nghề, công việc nặng nhọc,
27 nghiệp trích một phần kinh phí của mình để hỗ trợ cho người lao động khi gặp rủi ro trong trường hợp này. (2) Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người lao động tham gia BHXH khi đáp ứng một trong các điều kiện được quy định tại Điều 39, Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và Điều 19 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì được hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN. Cụ thể là: - Bị TNLĐ và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Các trường hợp được bảo hiểm TNLĐ được quy định tại Điều 19 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, bao gồm: + Bị tại nạn tại nơi làm việc và trong thời gian làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc. + Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. + Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại. Ngoài ra, theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT thì trường hợp người lao động của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, trong khi thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao như tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế mà bị tai nạn thì cũng được coi là TNLĐ. - Bị bệnh thuộc danh mục BNN được bảo hiểm do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khi làm nghề, công việc nặng nhọc,
28
độc hại hoặc trực tiếp tiếp xúc với môi trường độc hại theo danh mục nhà
nước quy định và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Trường hợp người lao động bị bệnh thuộc danh mục BNN trong thời
gian làm việc trong điều kiện lao động bình thường hoặc không tiếp xúc với
các chất độc hại có liên quan tới bệnh đó thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và
nguồn gốc dẫn tới bệnh. Nếu trước đó người lao động đã từng làm việc trong
điều kiện nặng nhọc, độc hại bệnh của họ chính hậu quả của thời gian
làm việc đó thì cần lưu ý tới thời gian đảm bảo của BNN. Đó là khoảng thời
gian nhất định do Nhà nước quy định (tuỳ từng loại và thể bệnh) tính từ ngày
người lao động rời khỏi môi trường làm việc yếu tố độc hại có khả năng
gây ra BNN, trong khoảng thời gian đó, nếu người lao động bị bệnh (do
yếu tố độc hại trong môi trường lao độngtrước đó gây ra) sẽ được tính là BNN
được hưởng bảo hiểm xã hội theo chế độ bảo hiểm BNN. Nếu người lao
động bị bệnh khi thời gian đảm bảo đã hết thì chỉ được hưởng bảo hiểm theo
chế độ ốm đau. Như vậy, bệnh án, xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền,
biên bản xác nhận môi trường yếu tố độc hại gây BNN của cấp thẩm
quyền hay chứng nhận về thời gian bảo đảm BNN, biên bản giám định y
khoa… đều là những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ hưởng bảo hiểm của người
lao động ở chế độ này.
b. Mức hưởng và thời gian hưởng
Người sử dụng lao động người thuê lao động, quyền tổ chức
quản quá trình lao động của người lao động, vậy hquả tất yếu họ
phải chịu trách nhiệm về những rủi ro xảy ra trong quá trình lao động làm ảnh
hưởng tới sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động, đặc biệt trong
trường hợp người lao động bị TNLĐ, BNN. Ngoài việc phải đóng BHXH cho
người lao động, người sử dụng lao động còn phải trực tiếp chịu trách nhiệm
28 độc hại hoặc trực tiếp tiếp xúc với môi trường độc hại theo danh mục nhà nước quy định và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Trường hợp người lao động bị bệnh thuộc danh mục BNN trong thời gian làm việc trong điều kiện lao động bình thường hoặc không tiếp xúc với các chất độc hại có liên quan tới bệnh đó thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và nguồn gốc dẫn tới bệnh. Nếu trước đó người lao động đã từng làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và bệnh của họ chính là hậu quả của thời gian làm việc đó thì cần lưu ý tới thời gian đảm bảo của BNN. Đó là khoảng thời gian nhất định do Nhà nước quy định (tuỳ từng loại và thể bệnh) tính từ ngày người lao động rời khỏi môi trường làm việc có yếu tố độc hại có khả năng gây ra BNN, mà trong khoảng thời gian đó, nếu người lao động bị bệnh (do yếu tố độc hại trong môi trường lao độngtrước đó gây ra) sẽ được tính là BNN và được hưởng bảo hiểm xã hội theo chế độ bảo hiểm BNN. Nếu người lao động bị bệnh khi thời gian đảm bảo đã hết thì chỉ được hưởng bảo hiểm theo chế độ ốm đau. Như vậy, bệnh án, xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền, biên bản xác nhận môi trường có yếu tố độc hại gây BNN của cấp có thẩm quyền hay chứng nhận về thời gian bảo đảm BNN, biên bản giám định y khoa… đều là những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ hưởng bảo hiểm của người lao động ở chế độ này. b. Mức hưởng và thời gian hưởng Người sử dụng lao động là người thuê lao động, có quyền tổ chức và quản lý quá trình lao động của người lao động, vì vậy hệ quả tất yếu là họ phải chịu trách nhiệm về những rủi ro xảy ra trong quá trình lao động làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động, đặc biệt trong trường hợp người lao động bị TNLĐ, BNN. Ngoài việc phải đóng BHXH cho người lao động, người sử dụng lao động còn phải trực tiếp chịu trách nhiệm
29
về những vụ TNLĐ BNN xảy ra trong đơn vị mình, trước hết trách
nhiệm đối với người lao động, hoặc gia đình họ, tiếp sau trách nhiệm đối
với Nhà nước, xã hội.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 107 và Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao
động, người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm cứu, đưa người lao
động đi cấp cứu và thanh toán toàn bộ chi phí y tế, tiền lương cho người lao
động đến khi điều trị ổn định thương tật; bồi thường hoặc trợ cấp cho người
lao động (hoặc gia đình của người đã chết) không thấp hơn mức tối thiểu do
Nhà nước quy định; hoàn tất hồ cho người lao động hoặc gia đình của
người đã chết hưởng BHXH từ quỹ BHXH theo quy định của pháp luật hoặc
bồi thường cho người lao động nếu chưa tham gia BHXH; bố trí công việc
khác phù hợp với sức khoẻ và thực hiện đúng nghĩa vụ theo dõi, chăm sóc sức
khoẻ theo một chế độ riêng cho người lao động này (nếu họ còn tiếp tục làm
việc tại đơn vị).
Trách nhiệm của cơ quan BHXH phát sinh kể từ khi người lao động
điều trị ổn định thương tật ra viện. Các loại mức bảo hiểm TNLĐ, BNN
của người lao động từ quỹ BHXH tuỳ thuộc vào hiện trạng sức khoẻ, kết quả
giám định y khoa, thời gian tham gia BHXH của họ phải tính đủ các loại
chi phí thiết yếu nhằm bù đắp thiệt hại, tháo gỡ khó khăn và phục vụ cho cuộc
sống của người lao động bị TNLĐ, BNN. Cùng một lúc, người lao động
thể được hưởng đồng thời nhiều loại trợ cấp trong chế độ này và có thể được
hưởng chế độ bảo hiểm khác nếu đủ điều kiện.
Cụ thể, người lao động có thể được hưởng các loại trợ cấp với các mức
tương ứng như sau từ quỹ BHXH:
- Giám định y khoa: việc giới thiệu người lao động đi giám định tại
hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền và các chi phí có liên quan đều do
29 về những vụ TNLĐ và BNN xảy ra trong đơn vị mình, trước hết là trách nhiệm đối với người lao động, hoặc gia đình họ, tiếp sau là trách nhiệm đối với Nhà nước, xã hội. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 107 và Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm sơ cứu, đưa người lao động đi cấp cứu và thanh toán toàn bộ chi phí y tế, tiền lương cho người lao động đến khi điều trị ổn định thương tật; bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động (hoặc gia đình của người đã chết) không thấp hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định; hoàn tất hồ sơ cho người lao động hoặc gia đình của người đã chết hưởng BHXH từ quỹ BHXH theo quy định của pháp luật hoặc bồi thường cho người lao động nếu chưa tham gia BHXH; bố trí công việc khác phù hợp với sức khoẻ và thực hiện đúng nghĩa vụ theo dõi, chăm sóc sức khoẻ theo một chế độ riêng cho người lao động này (nếu họ còn tiếp tục làm việc tại đơn vị). Trách nhiệm của cơ quan BHXH phát sinh kể từ khi người lao động điều trị ổn định thương tật ra viện. Các loại và mức bảo hiểm TNLĐ, BNN của người lao động từ quỹ BHXH tuỳ thuộc vào hiện trạng sức khoẻ, kết quả giám định y khoa, thời gian tham gia BHXH của họ và phải tính đủ các loại chi phí thiết yếu nhằm bù đắp thiệt hại, tháo gỡ khó khăn và phục vụ cho cuộc sống của người lao động bị TNLĐ, BNN. Cùng một lúc, người lao động có thể được hưởng đồng thời nhiều loại trợ cấp trong chế độ này và có thể được hưởng chế độ bảo hiểm khác nếu đủ điều kiện. Cụ thể, người lao động có thể được hưởng các loại trợ cấp với các mức tương ứng như sau từ quỹ BHXH: - Giám định y khoa: việc giới thiệu người lao động đi giám định tại hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền và các chi phí có liên quan đều do
30
Bảo hiểm xã hội thực hiện. Giám định y khoa vừa là quyền lợi của người lao
động, vừa cơ sở để bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm
tiếp theo cho họ.
Theo Điều 41 Luật BHXH 2006, người lao động được giám định mức
suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn
định; sau khi vết thương, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định. Trường
hợp người lao động vừa bị TNLĐ vừa bị BNN, bị TNLĐ, BNN nhiều lần sẽ
được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động.
- Trợ cấp thương tật, bệnh tật (gọi chung là trợ cấp thương tật): đây
chế độ chính áp dụng đối với người lao động bị TNLĐ, BNN. Trợ cấp
thương tật thể được thực hiện một lần hoặc hàng tháng tuỳ thuộc mức độ
suy giảm khả năng lao động của người lao động. Mục đích của chế độ này
bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị giảm do giảm khả năng lao
động hoặc thay thế thu nhập do người lao động không thể tiếp tục làm việc.
Vì thế, các trường hợp trợ cấp thay thế tiền lương về nguyên tắc ít nhất phải
đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người hưởng bảo hiểm. Từ mục đích
này, Nhà nước quy định cụ thể các loại và mức trợ cấp thương tật cho người
lao động. Hiện nay, Nhà nước thực hiện trợ cấp một lần cho người lao động bị
suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%. Những người lao động bị suy
giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng
mức trợ cấp nhìn chung đảm bảo mức sống tối thiểu trở lên cho các đối tượng
này. Trợ cấp thương tật hiện nay cho người lao động gồm hai khoản: trợ cấp
theo lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định (phụ thuộc vào tlệ suy
giảm khả năng lao động) và trợ cấp theo lương làm căn cứ đóng BHXH của
người lao động (phụ thuộc vào thời gian tham gia BHXH của người lao động
đó). Cụ thể như sau:
30 Bảo hiểm xã hội thực hiện. Giám định y khoa vừa là quyền lợi của người lao động, vừa là cơ sở để bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm tiếp theo cho họ. Theo Điều 41 Luật BHXH 2006, người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định; sau khi vết thương, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định. Trường hợp người lao động vừa bị TNLĐ vừa bị BNN, bị TNLĐ, BNN nhiều lần sẽ được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động. - Trợ cấp thương tật, bệnh tật (gọi chung là trợ cấp thương tật): đây là chế độ chính áp dụng đối với người lao động bị TNLĐ, BNN. Trợ cấp thương tật có thể được thực hiện một lần hoặc hàng tháng tuỳ thuộc mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động. Mục đích của chế độ này là bù đắp một phần thu nhập của người lao động bị giảm do giảm khả năng lao động hoặc thay thế thu nhập do người lao động không thể tiếp tục làm việc. Vì thế, các trường hợp trợ cấp thay thế tiền lương về nguyên tắc ít nhất phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người hưởng bảo hiểm. Từ mục đích này, Nhà nước quy định cụ thể các loại và mức trợ cấp thương tật cho người lao động. Hiện nay, Nhà nước thực hiện trợ cấp một lần cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%. Những người lao động bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng và mức trợ cấp nhìn chung đảm bảo mức sống tối thiểu trở lên cho các đối tượng này. Trợ cấp thương tật hiện nay cho người lao động gồm hai khoản: trợ cấp theo lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định (phụ thuộc vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động) và trợ cấp theo lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động (phụ thuộc vào thời gian tham gia BHXH của người lao động đó). Cụ thể như sau:
31
Trợ cấp một lần:
Mức trợ cấp một lần được quy định tại Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội
2006 và được cụ thể hóa tại Điều 21 Nghị định số 152/NĐ-CP, theo đó, người
lao động bị TNLĐ, BNN sẽ được hưởng trợ cấp một lần căn cứ tỷ lệ thương
tật và số năm đóng BHXH. Mức trợ cấp áp dụng cho người lao động bị suy
giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% với mức hưởng được tính như sau:
Tính theo tỷ lệ thương tật: người lao động bị suy giảm 5% khả năng lao
động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm
1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
Tính theo số năm đóng BHXH: Người lao động còn được hưởng thêm
khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 1 năm trở xuống thì được
tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3
tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
để điều trị.
Trường hợp người lao động đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN hoặc
bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do TNLĐ, BNN thì thân nhân được trợ
cấp 1 lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài ra, thân nhân người lao
động tuỳ theo điều kiện về tuổi đời, thu nhập còn được hưởng tiền mai táng
bằng 10 tháng lương tối thiều chung và trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50%
mức lương tối thiểu chung (nếu thân nhân không còn người nuôi dưỡng thì
mức hưởng bằng 70% mức lương tối thiểu chung) hoặc trợ cấp tuất 1 lần nếu
không còn thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng.
Trợ cấp hàng tháng:
Mức trợ cấp một lần được quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội
2006 và được cụ thể hóa tại Điều 22 Nghị định số 152/NĐ-CP, theo đó, người
lao động bị TNLĐ, BNN sẽ được hưởng trợ cấp một lần căn cứ tỷ lệ thương
31 Trợ cấp một lần: Mức trợ cấp một lần được quy định tại Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và được cụ thể hóa tại Điều 21 Nghị định số 152/NĐ-CP, theo đó, người lao động bị TNLĐ, BNN sẽ được hưởng trợ cấp một lần căn cứ tỷ lệ thương tật và số năm đóng BHXH. Mức trợ cấp áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% với mức hưởng được tính như sau: Tính theo tỷ lệ thương tật: người lao động bị suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung. Tính theo số năm đóng BHXH: Người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Trường hợp người lao động đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do TNLĐ, BNN thì thân nhân được trợ cấp 1 lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài ra, thân nhân người lao động tuỳ theo điều kiện về tuổi đời, thu nhập còn được hưởng tiền mai táng bằng 10 tháng lương tối thiều chung và trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50% mức lương tối thiểu chung (nếu thân nhân không còn người nuôi dưỡng thì mức hưởng bằng 70% mức lương tối thiểu chung) hoặc trợ cấp tuất 1 lần nếu không còn thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng. Trợ cấp hàng tháng: Mức trợ cấp một lần được quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 và được cụ thể hóa tại Điều 22 Nghị định số 152/NĐ-CP, theo đó, người lao động bị TNLĐ, BNN sẽ được hưởng trợ cấp một lần căn cứ tỷ lệ thương
32
tật và số năm đóng BHXH. Mức trợ cấp áp dụng cho người bị suy giảm khả
năng lao động từ 31% trở lên, mức hưởng được tính như sau:
Tính theo tỷ lệ thương tật: người lao động bị suy giảm 31% khả năng
lao động thì được hưởng mức bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ
suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung.
Tính theo số năm đóng BHXH: Hàng tháng người lao động còn được
hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 1 năm trở
xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính
thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi
nghỉ việc để điều trị.
- Các chế độ khác kèm theo chế độ trợ cấp thương tật
Do sức khoẻ bị giảm sút hoặc bị tổn thương chức năng hoạt động của
các bộ phận thể… ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của người
lao động, vì vậy cùng với chế độ trợ cấp thương tật, người lao động còn được
đảm bảo các điều kiện khác để giải quyết các nhu cầu mới phát sinh. Các chế
độ này bao gồm: trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt khi người lao động
bị tổn thương hoạt động của chân, tay, răng; tai, mắt, cột sống; được trợ cấp
phục vụ hàng tháng trong trường hợp người lao động bị tàn phế, không tự
phục vụ được cho mình; được bảo hiểm y tế khi nghỉ việc; được giám định và
điều chỉnh lại mức trợ cấp thương tật khi bị tái phát (theo Điều 45, 46 Luật
BHXH 2006).
Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí (hàng
tháng hoặc một lần) thì đồng thời được hưởng cả hai chế độ (bảo hiểm TNLĐ,
BNN và bảo hiểm hưu trí).
- Trợ cấp cho gia đình của người lao động bị chết do tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp
32 tật và số năm đóng BHXH. Mức trợ cấp áp dụng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên, mức hưởng được tính như sau: Tính theo tỷ lệ thương tật: người lao động bị suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng mức bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. Tính theo số năm đóng BHXH: Hàng tháng người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. - Các chế độ khác kèm theo chế độ trợ cấp thương tật Do sức khoẻ bị giảm sút hoặc bị tổn thương chức năng hoạt động của các bộ phận cơ thể… ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của người lao động, vì vậy cùng với chế độ trợ cấp thương tật, người lao động còn được đảm bảo các điều kiện khác để giải quyết các nhu cầu mới phát sinh. Các chế độ này bao gồm: trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt khi người lao động bị tổn thương hoạt động của chân, tay, răng; tai, mắt, cột sống; được trợ cấp phục vụ hàng tháng trong trường hợp người lao động bị tàn phế, không tự phục vụ được cho mình; được bảo hiểm y tế khi nghỉ việc; được giám định và điều chỉnh lại mức trợ cấp thương tật khi bị tái phát (theo Điều 45, 46 Luật BHXH 2006). Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí (hàng tháng hoặc một lần) thì đồng thời được hưởng cả hai chế độ (bảo hiểm TNLĐ, BNN và bảo hiểm hưu trí). - Trợ cấp cho gia đình của người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
33
Khi người lao động bị chết, các chi phí hợp phát sinh từ việc chôn
cất người chết cần phải được bù đắp. Hơn nữa, nguồn thu nhập, nguồn sống
của gia đình họ sẽ bị thiếu hụt, gây ra khó khăn lớn cho đời sống chung của
gia đình, đặc biệt là đối với những người mà khi sống người lao động có trách
nhiệm nuôi dưỡng. Pháp luật về BHXH của Nhà nước ta thời kỳ nào cũng
quy định việc trợ cấp bảo hiểm cho gia đình của người lao động trong trường
hợp này. Khoản tiền này vừa ý nghĩa động viên tinh thần vừa bù đắp các
chi p phát sinh sự thiếu hụt nguồn nuôi dưỡng… cho thân nhân của
người lao động.
Hiện nay, Nhà nước quy định trường hợp người lao động bị chết do
TNLĐ, BNN (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu), thân nhân họ sẽ
được hưởng chế độ mai táng phí bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu (được quy
định tại Điều 63 Luật BHXH 2006). Cùng với các chế độ này, thân nhân của
người lao động đã chết sđược hưởng chế độ tiền tuất một lần hoặc hàng
tháng từ quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. Chế độ trợ cấp một lần sẽ
không áp dụng trong trường hợp người lao động chết sau thời gian điều trị lần
đầu, cho dù nguyên nhân do TNLĐ hoặc BNN. Chế độ tử tuất trong trường
hợp này có hay không sẽ tuỳ thuộc vào thời gian tham gia BHXH của người lao
động hoặc người lao động hoặc người lao động đó có đang hưởng trợ cấp hàng
tháng từ quỹ BHXH hay không.
- Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp
Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ hoặc bệnh
tật do BNN mà sức khoẻ còn yếu thì được nghĩ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trong một năm tính cả ngày
nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần, ngày đi về (nếu nghỉ tại sở tập trung). Số
ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do Ban chấp hành công đoàn cấp cơ
33 Khi người lao động bị chết, các chi phí hợp lý phát sinh từ việc chôn cất người chết cần phải được bù đắp. Hơn nữa, nguồn thu nhập, nguồn sống của gia đình họ sẽ bị thiếu hụt, gây ra khó khăn lớn cho đời sống chung của gia đình, đặc biệt là đối với những người mà khi sống người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng. Pháp luật về BHXH của Nhà nước ta thời kỳ nào cũng quy định việc trợ cấp bảo hiểm cho gia đình của người lao động trong trường hợp này. Khoản tiền này vừa có ý nghĩa động viên tinh thần vừa bù đắp các chi phí phát sinh và sự thiếu hụt nguồn nuôi dưỡng… cho thân nhân của người lao động. Hiện nay, Nhà nước quy định trường hợp người lao động bị chết do TNLĐ, BNN (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu), thân nhân họ sẽ được hưởng chế độ mai táng phí bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu (được quy định tại Điều 63 Luật BHXH 2006). Cùng với các chế độ này, thân nhân của người lao động đã chết sẽ được hưởng chế độ tiền tuất một lần hoặc hàng tháng từ quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. Chế độ trợ cấp một lần sẽ không áp dụng trong trường hợp người lao động chết sau thời gian điều trị lần đầu, cho dù nguyên nhân là do TNLĐ hoặc BNN. Chế độ tử tuất trong trường hợp này có hay không sẽ tuỳ thuộc vào thời gian tham gia BHXH của người lao động hoặc người lao động hoặc người lao động đó có đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ quỹ BHXH hay không. - Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ hoặc bệnh tật do BNN mà sức khoẻ còn yếu thì được nghĩ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần, ngày đi và về (nếu nghỉ tại cơ sở tập trung). Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do Ban chấp hành công đoàn cấp cơ