Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
6,707
479
91
55
nhưng là cả sự nỗ lực của Tòa án huyện Đức Hòa, tỉnh Long An trong việc giải
quyết án về hàng cấm, bởi trong tổng số án đã thụ lý đều đã được giải quyết
nhanh
chóng, đúng thời hạn luật định, không có vụ án nào phải trả hồ sơ cho Viện kiểm
sát để điều tra bổ sung, chất lượng công tác xét xử đối với loại tội phạm này cơ
bản
đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, không có án bị hủy. Đặc biệt trong
hoạt
động xét xử án, Tòa án huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã lựa chọn những vụ án điển
hình, có tính chất đặc biệt nghiêm trọng để xét xử lưu động trong giai đoạn từ
năm
2014 đến năm 2018 xét xử lưu động 07 vụ án.
2.3.Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là việc xác
định loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi pháp luật cho phép để
áp
dụng đối với người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép
những
mặt hàng Nhà nước cấm kinh doanh với, số lượng, trọng lượng hoặc giá trị, thu
lợi
bất chính. Quyết định hình phạt đối với tội tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
thực
chất là hoạt động áp dụng pháp luật trên cơ sở của quá trình định tội danh trước
đó.
Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân
nhấc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân
người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự [30,
Đ.50].
Theo quy định này, thì khi quyết định hình phạt Hội đồng xét xử căn cứ vào tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm
tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Thứ nhất, theo quy
định của BLHS bao gồm cả phần chung và điều luật quy định hình phạt đối với tội
phạm cụ thể trong phần các tội phạm của BLHS. Quá trình áp dụng pháp luật hình
sự phải xác định từ khâu định tội danh, định khung hình phạt, quyết định hình
phạt
và lựa chọn biện pháp hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Đặc biệt, phải
tuân
thủ mức hình phạt đối với tội phạm được quy định trong điều luật, bởi vì Toà án
chỉ
có thể quyết định hình phạt mà Điều luật đã quy định cho tội đã vi phạm.Thứ hai,
cần phải đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi có thể dựa
56
vào các yếu tố như: tính chất của hành vi khách quan, quan hệ xã hội bị xâm
phạm,
trong đó việc xác định tính chất của phương pháp, thủ đoạn, phương tiện, công
cụ,
đặc biệt là mức độ hậu quả gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại, tội phạm thực
hiện
đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Ngoài ra, việc xác định tính chất, mức độ
lỗi,
cũng như động cơ, mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đó
như thế nào. Đồng thời, cần phải lưu ý đến hoàn cảnh chính trị - xã hội nơi hành
vi
phạm tội xảy ra.Thứ ba, về nhân thân người phạm tội như: tiền án, tiền sự, lần
phạm
tội này là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, có tính chất chuyên nghiệp hay
không,
thái độ khai báo như thế nào, có biện pháp khắc phục hậu quả hay không, có tham
gia cứu giúp người bi nạn hay không, … Ngoài ra, còn có thể lưu ý đến đối tượng
phạm tội là phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, trẻ em,
người già trên 70 tuổi, có đang mắc bệnh hiểm nghèo không… Thứ tư, là xem xét
đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cụ thể như thế nào, vai
trò của
người phạm tội trong đồng phạm trong vụ án [24].
Bảng 2.3. Thống kê mức án TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An xét xử
trong giai đoạn từ 2014 - 2018
Năm
Phân tích mức án đã xét xử với các bị cáo
Khô
ng
có
tội
Miễn
TNHS
hoặc
Miễn
HP
Đưa vào
trường giáo
dưỡng hoặc
giáo dục tại
xã phường
Trục
xuất
Cảnh
cáo
Phạt
tiền
Cải
tạo
không
giam
giữ
Cho
hưởng
án
treo
Tù từ
3 năm
trở
xuống
Tù
trên
3
năm
đến duới
7
năm
Tù từ
trên 7
năm
đến
15
năm
2014
0
0
0
0
0
0
0
7
14
9
3
2015
0
0
0
0
0
0
0
11
12
6
2
2016
0
0
0
0
0
0
0
9
11
5
2
2017
0
0
0
0
0
0
0
4
11
3
2
2018
0
0
0
0
0
0
0
6
6
2
1
Tổng
số
0
0
0
0
0
0
0
37
54
25
10
Nguồn:TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
57
Phân tích số bị cáo đã xét xử thì không có bị cáo nào bị áp dụng hình phạt
đưa vào trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã phường, trục xuất hoặc cảnh cáo,
không có phạt tiền hay cải tạo không giam giữ mà các bị cáo bị áp dụng từ án
treo
cho tới hình phạt tù có thời hạn. Cụ thể số bị cáo cho hưởng án treo là 37 bị
cáo, có
54 bị cáo có mức án tù từ 3 năm trở xuống và kế đến là xử phạt tù từ 3 năm đến 7
năm với 25 bị cáo, mức án cao nhất của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán
hàng cấm là hình phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm gồm 10 bị cáo, ngoài hình phạt
chính có bị cáo còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền. Như vậy có
thể
thấy hình phạt áp dụng nhiều nhất cho tội phạm hàng cấm tại huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An là tù từ 3 năm trở xuống với 54 bị cáo và tù từ 7 đến 15 năm là mức phạt
được áp dụng ít nhất với 10 bị cáo. Điều đó chứng tỏ tính răn đe mạnh mẽ về việc
xét xử áp dụng hình phạt chính là chủ yếu đối với tội phạm này thay vì chỉ áp
dụng
biện pháp xử phạt hành chính, tịch thu tang vật hay phạt tiền sẽ không đảm bảo
sự
công bằng và sự trừng phạt thích đáng. Đây cũng là những chế tài mạnh tay đối
với
loại tội phạm này của TAND tỉnh Long An trong những năm vừa qua, đảm bảo sự
nghiêm minh của pháp luật, trừng trị đúng người đúng tội, tác động tích cực tới
nhận thức, sự răn đe, cảnh cáo với những ai đã phạm tội hoặc có ý định phạm tội
đều phải nghiêm khắc nhìn lại.
Xem xét các bản án đã xét xử thì các hành vi phạm tội điển hình là vận
chuyển chiếm lượng án nhiều hơn hành vi tàng trữ. Về loại hàng cấm bị phát hiện
thu giữ trên địa bàn tỉnh phổ biến và chủ yếu nhất là các loại thuốc lá điếu
nhập lậu
có nguồn gốc xuất xứ từ Campuchia và các loại hàng hóa khác như pháo nổ đối
tượng mua ở khu vực các cửa khẩu rồi vận chuyển vào Việt Nam tiêu thụ trong dịp
tết Nguyên đán và lễ hội hàng năm. Có thể tham khảo một số ví dụ sau đây:
Vụ án thứ nhất đối với bị cáo Trần Hoàng Đăng: Vào khoảng 9 giờ 30 phút
ngày 22/01/2015 tại Ấp 1, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Trần
Hoàng Đăng có hành vi điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 62L - 8160 vận chuyển
trái phép 17 kg pháo nổ với mục đích đem về Thành phố Hồ Chí Minh để sử dụng
vào dịp Tết Nguyên Đán, thì bị Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An bắt và thu
58
giữ vật chứng. VKSNDhuyện Đức Hòa đã truy tố, Trần Hoàng Đăng, về tội “Vận
chuyển hàng cấm” theo khoản 1 Điều 155 BLHS. Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm
sát giữ nguyên quyết định truy tố, đề nghị xét xử phạt Trần Hoàng Đăng từ 09
tháng
tù đến 12 tháng tù. TAND huyện Đức Hòa đã xử phạt Trần Hoàng Đăng, phạm tội
“Vận chuyển trái phép hàng cấm” áp dụng khoản 1 Điều 155, điểm p khoản 1,
khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Trần Hoàng Đăng 09 tháng tù.
Vụ án thứ hai đối với bị cáo Nguyễn Thành Vũ. Vào tháng 7 năm 2016,
Nguyễn Thành Vũ thuê xe ô tô biển kiểm soát 62N-5124 chở khách đến cửa khẩu
Tho Mo, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An để đánh bạc tại Campuchia. Tối ngày
12/7/2016 sau khi đưa khách đến cửa khẩu Tho Mo,Vũ ở lại xe ô tô đợi tại khu vực
chợ. Tại đây Vũ đã nhận chở thuê 5 bao nylong chứa thuốc lá cho 2 đối tượng
không rõ lai lịch. Vũ đã cất giấu 50 cây thuốc lá Hero, 150 cây thuốc lá 555 và
60
cây thuốc lá Jet ở băng ghế sau. Sau khi cất xong số thuốc lá thì Vũ đón khách
và
điều khiển xe ô tô đi về, đến khoảng 21 giờ ngày 12/7/2016 khi tới thị trấn Hậu
Nghĩa, huyện Đức Hòa thì bị lực lượng công an dừng xe để kiểm tra thu giữ được
toàn bộ số thuốc lá ngoại nêu trên. Theo chứng thư giám định về tên hàng và xuất
xứ của Hội đồng giám định tài sản huyện Đức Hòa kết luận: 50 cây thuốc lá Hero,
150 cây thuốc lá 555 và 60 cây thuốc lá Jet, tổng số 2600 bao có xuất xứ nước
ngoài.
VKSND huyện Đức Hòa đã truy tố bị cáo Nguyễn Thành Vũ về tội “Vận chuyển
hàng cấm” theo khoản 1 Điều 155 BLHS và đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo từ
15 tháng tù đến 18 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 30-36 tháng.
TAND huyện Đức Hòa đã tuyên bố Nguyễn Thành Vũ phạm tội “Vận chuyển hàng
cấm” áp dụng khoản 1 Điều 155 BLHS, điểm p khoản 1, 2 Điều 46, khoản 1, 2 Điều
60 BLHS, xử phạt Nguyễn Thành Vũ 15 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử
thách 30 tháng.
2.4. Đánh giá việc thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tội tàng
trữ, vận chuyển hàng cấm trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
2.4.1. Những kết quả đạt được
Công tác đấu tranh phòng chống hàng cấm của các cơ quan chức năng trên
59
địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần làm hạn chế tình
hình
của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Trong những năm trở
lại
đây, các cơ quan chức năng đã khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết phấn đấu để thực
hiện có hiệu quả chức năng của mình góp phần làm hạn chế tình hình tội phạm.
Trong công tác điều tra, truy tố tội phạm tàng trữ, vận chuyển hàng cấm luôn đảm
bảo tính khách quan, minh bạch và đúng trình tự thu thập chứng cứ, định tội
danh,
hạn chế trường hợp trả điều tra bổ sung và đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử
đúng
thời hạn, không để án tồn quá hạn, vi phạm quy đinh về thời hạn trong tố tụng
hình
sự.
Ngay từ khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, lực lượng cán bộ điều tra
đã nhanh chóng thụ lý tin báo và thực hiện tốt các quy trình tố tụng, giải quyết
vụ
việc, củng cố hồ sơ, thu thập chứng cứ, hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án kịp
thời.
Khi nhận được hồ sơ vụ án, các KSV đã trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, đánh giá
chứng cứ xác định tội phạm, tính chất hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng
giảm
nhẹ TNHS ... để kết luận tính có căn cứ, hợp pháp của khởi tố vụ án, khởi tố bị
can;
đồng thời kiểm sát điều tra xuyên suốt quá trình thực hiện các hoạt động từ giai
đoạn điều tra, truy tố và đến khi xét xử sơ thẩm các vụ án tàng trữ, vận chuyển
hàng
cấm nhằm đảm bảo việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy
ra oan, sai và kịp thời phát hiện vi phạm tố tụng hình sự (nếu có), để đưa ra
văn bản
trình bày kiến nghị, kháng nghị khắc phục vi phạm.
Đối với các vụ án tàng trữ, vận chuyển hàng cấm phần lớn là do bắt quả tang
đối tượng cùng tang vật nên chứng cứ rõ ràng, tuy nhiên, cần đảm bảo việc lập
các
văn bản bắt người phạm tội quả tang đúng quy định của BLTTHS, tránh việc vi
phạm nghiêm trọng quy định của luật dẫn đến đến chứng cứ không được công nhận.
Tuy nhiên, thực tiễn trên địa bàn huyện Đức Hòa chưa để xảy ra trường hợp vi
phạm nghiêm trọng tố tụng ảnh hưởng đến bản chất, nội dung vụ án, phần lớn các
bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội phù hợp với tang vật thu giữ tại hiện
trường
cũng như lời khai người làm chứng.
Đặc biệt việc xét xử các VAHS nói chung, tội tàng trữ, vận chuyển hàng
60
cấm nói riêng là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm.Thực tiễn áp dụng hình phạt nghiêm khắc không áp dụng
hình phạt tiền mà chỉ áp dụng hình phạt tù hoặc phạt tù cho hưởng án treo chứng
tỏ
tính răn đe mạnh mẽ về việc xét xử áp dụng hình phạt chính là chủ yếu đối với
tội
phạm này là đảm bảo sự công bằng và sự trừng phạt thích đáng. Đây cũng là những
chế tài mạnh tay đối với loại tội phạm này mà TAND cấp sơ thẩm huyện Đức Hòa
đã áp dụng trong những năm vừa qua, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật,
trừng trị đúng người đúng tội, tác động tích cực tới nhận thức, sự răn đe, cảnh
cáo
với những ai đã phạm tội hoặc có ý định phạm tội đều phải nghiêm khắc nhìn lại.
2.4.2. Những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân
2.4.2.1. Những hạn chế, vướng mắc
Thứ nhất, công tác điều tra vẫn còn án án tồn đọng lại, năm 2014 và năm
2015 có 1 án, năm 2016 tăng thêm lên 2 án cũ còn lại. Công tác điều tra theo các
chuyên án còn chua mang tính chủ động và trọng điểm. Còn xảy ra tình trạng một
số cán bộ trong lực lượng chống hàng cấm tiếp tay cho tội phạm hoặc do trình độ
nghiệp vụ yếu kém không xử lý tốt các thông tin cũng như tiến hành các thủ tục
tố
tụng không chặt chẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố tội phạm. Công
tác tuần tra chủ yếu mang tính hành chính, việc bắt giữ đối tượng chủ yếu nhằm
tịch
thu hàng hóa mà không chú trọng tới việc điều tra mở rộng vụ án nên xử lý chưa
triệt để.
Thứ hai, Điều 155 Bộ luật hình sự được áp dụng từ năm 2014 đến trước ngày
01/01/2018 quy định một nhóm tội chứ không phải là một tội danh. Cần phân biệt
đây là bốn tội danh độc lập được nhóm lại trong một điều luật. Cụ thể: tội sản
xuất
hàng cấm, tội vận chuyển hàng cấm, tội tàng trữ hàng cấm, tội buôn bán hàng cấm.
Bốn tội danh trên được nhóm lại và được quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự
với
tên gọi “tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm”. Khi xác định
tội
danh theo Điều luật này phải phân biệt nhu sau:
- Trường hợp người nào chỉ thực hiện một trong bốn hành vi sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
tội
61
danh tương ứng với hành vi đó.
- Trường hợp người nào vừa có hành vi tàng trữ một loại hàng cấm này, vừa
có hành vi buôn bán một loại hàng cấm khác với số lượng lớn thì người đó phải
chịu trách nhiệm hình sự về hai tội tàng trữ hàng cấm và buôn bán hàng cấm. Tòa
án sẽ tiến hành tổng hợp hình phạt đối với hai tội này theo quy định chung.
- Trường hợp người nào có một hoặc các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán một loại hàng cấm thì bị xử lý về một tội với tên tội danh bao
gồm các hành vi đó.
Thực tiễn xét xử cho thấy vẫn còn nhiều bản án nhầm lẫn cách gọi tên tội
danh, dẫn đến xác định tội danh không đúng với hành vi thực hiện tội phạm. Một
số
bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm chưa thống nhất cách xác định tên tội danh. Cụ
thể:
Ngày 4/4/2014 Công an thị xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa bắt quả tang tại
nhà Lê Thành Dương đang tàng trữ 4.800 bao thuốc lá điếu. Quá trình điều tra
Dương khai nhận do cần tiền tiêu xài nên Dương đã dùng nhà của mình làm nơi
tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu cho Nguyễn Văn Ái. Mỗi ngày Ái thuê người vận
chuyển thuốc lá đến nhà Dương cất giấu, cứ mỗi chuyến xe chở đến cất giấu, Ái
đưa cho Dương 50.000đ, sau đó Ái thuê xe ô tô để vận chuyển thuốc lá đi nơi khác
tiêu thụ. Tổng số tiền Dương nhận được của Ái là 500.000đ thì bị phát hiện bắt
quả
tang. Tại bản án sơ thẩm số 22/2014/HSST ngày 22/12/2014 của Tòa án nhân huyện
Đức Hòa đã áp dụng khoản 02 Điều 155 Bộ luật hình sự tuyên bố bị cáo Lê Thành
Dương phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Qua bản án
trên nhận thấy, Tòa án cấp sơ thẩm ghi luôn tên Điều 155 để xác định tội danh
đối
với Lê Thành Dương là không chính xác. Hành vi của Dương là tàng trữ hàng cấm,
do đó tội danh của Dương cũng chỉ được xác định là tội tàng trữ hàng cấm là đầy
đủ.
Thứ ba, đối tượng tác động của tội phạm quy định trong điều luật hiện nay
còn chung chung và phụ thuộc vào văn bản dưới luật rất nhiều, các văn bản đó do
Chính phủ hoặc bộ chuyên ngành quy định. Ví dụ: Danh mục hàng hóa cấm kinh
doanh được quy định tại Phần A phụ lục I (Ban hành kèm theoNghị định số
62
59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2005 của Chính phủ) có tất cả 18 loại hàng hóa thuộc
loại hàng cấm. Đến Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 đã bổ sung Danh
mục hàng hóa cấm kinh doanh thêm thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành
phẩm nhập lậu khác. Qua đó có thể thấy có thể loại hàng hóa này ở thời điểm này
là
hàng cấm nhưng ở thời điểm khác có thể được phép kinh doanh hay ngược lại. Điều
này là vấn đề bất cập trong thực tiễn áp dụng, xử lý tội phạm, nếu cơ quan tiến
hành
tố tụng không cập nhật kịp thời các văn bản mới sẽ dẫn tới việc bỏ lọt tội phạm,
xét
xử không chính xác gây án oan sai. Có giai đoạn các cơ quan tiến hành tố tụng
gặp
khó khăn khi xử lý hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng cấm đối với hàng hóa là
thuốc
lá ngoại nhập lậu do có sự mâu thuẫn giữa các Luật hiện hành do không xem thuốc
lá điếu là hàng cấm.
Thứ tư, quy định về định lượng và giá trị hàng cấm quy định tại Điều 155
BLHS 1999 còn mang tính chất khái quát chưa có hướng dẫn cụ thể cũng gây khó
khăn cho các nhà làm luật trong việc xử lý tội phạm, hoặc nếu có thì các văn bản
còn mâu thuẫn và chưa tìm được sự thống nhất, gây khó khăn cho quá trình xét xử.
Điều 191 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có quy định cụ thể về hàng
cấm có số lượng và thu lợi bất chính để xác định các hành vi đó có CTTP được quy
định tại Điều 191 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ví dụ về hàng cấm là
thuốc lá điếu nhập lậu, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số
124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng. Theo đó, hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có
số lượng 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải áp
dụng
quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính chuyển ngay hồ sơ vụ vi
phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ
thể
tại khoản 22 Điều 1 như sau: Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu
nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ
việc
63
phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, tại thời điểm chưa có quy định hướng dẫn bổ sung hoặc thay thế
Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA- BTP-BYT- TANDTC-VKSNDTC
ngày 07/12/2012 của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Toà án
nhân dân tối cao, VKSND tối cao hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu
nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu gây khó khăn trong
xác định định lượng để xử lý hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển thuốc lá
điếu
nhập lậu. Bởi theo Thông tư này thì:
Đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ sản phẩm thuốc lá nhập lậu,
việc xác định số lượng làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, lại có quy
định
từ 1500 bao trở lên như sau:
a) Số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao được coi là số lượng lớn;
b) Số lượng từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao được coi là có số lượng rất lớn;
c) Số lượng từ 13.500 bao trở lên được coi là có số lượng đặc biệt lớn.
Hơn nữa, song song với quy định của Nghị định số 124/2015/NĐ-CP, Bộ
luật hình sự năm 2015 (chưa sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hành vi tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 191, theo đó để xử lý hình sự về
hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thì hàng cấm phải thỏa mãn những điều kiện
sau: “hàng cấm trị giá từ 100.000.000 đồng”; “thu lợi bất chính từ 50.000.000
đồng” hoặc duới mức định lượng nêu trên nhung “đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189,
190,
192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong
các
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm ”.
So sánh quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (chưa sửa đổi, bổ sung năm
2017) và quy định định lượng chuyển xử lý hình sự của Nghị định số 124/2015/NĐ-
CP, thực tế sẽ gặp khó khăn trong trường hợp xử lý hành vi vận chuyển, buôn bán
hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 gói trở lên (đảm bảo theo
Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) nhưng không đảm bảo giá trị 100.000.000 đồng,
64
hoặc thu lợi bất chính không đủ 50.000.000 đồng theo quy định tại 191 BLHS năm
2015. Như vậy, hầu hết các trường hợp chuyển xử lý hình sự đối với hành vi vận
chuyển, buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 gói nhưng
không đảm bảo giá trị theo quy định của Bộ luật hình sự thì không thể xử lý hình
sự
được, phải chuyển lại xử lý theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính. Rõ ràng, quy
định trên của Nghị định 124/2015/NĐ- CP đã không đáp ứng được tác dụng như
mong muốn trong quá trình đấu tranh, phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật và
tội phạm, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác áp dụng
pháp luật.
Do đó, trước những khó khăn nêu trên, BLHS năm 2015 đã được hoãn thời
hạn thi hành và sửa đổi, bổ sung năm 2017, theo đó, hành vi tàng trữ, vận chuyển
thuốc lá điếu nhập lậu đã được quy định vụ thể về định lượng để truy cứu TNHS,
giải quyết những khó khăn trong thời gian trước.
Thứ năm, văn bản quy định về cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp với
Tòa án còn thiếu, chưa có và nếu có cũng còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Vì
vậy,
nhiều cơ quan, tổ chức chưa phối hợp với Tòa án, thậm chí chưa làm hết trách
nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu,chứng cứ
làm cho thời gian xét xử vụ án kéo dài và vẫn có những án tồn đọng lâu năm.
Thứ sáu, về số lượng án hàng cấm số vụ xử lý về hình sự chiếm tỷ lệ nhỏ,
dưới 3% so với tổng số án hình sự của cả huyện. Chất lượng các vụ án hàng cấm
còn thấp như việc thu thập tài liệu hồ sơ vụ án còn sơ sài, không mở rộng điều
tra
để xử lý tận gốc, chủ yếu xử lý các đối tượng vận chuyển còn chủ hàng chuyên
nghiệp nguy hiểm lại không bị phát hiện
Thứ bảy, việc xét xử hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm trước khi BLHS
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực thì các hành vi sản xuất, tàng trữ,
vận
chuyển, buôn bán hàng cấm còn quy định chung mà không có sự phân biệt rõ ràng
về đặc tính, công dụng, khả năng gây nguy hại hay tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội. Chúng được quy định gộp chung trong cùng một điều luật với
cùng một chế tài xử phạt là chưa hợp lý, thiếu sự công bằng.