Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

6,706
479
91
35
tại Điều 191 BLHS năm 2015.
Tùy theo trường hợp cthể, nếu người phạm tội thực hiện hành vi nào thì
định tội theo hành vi đó. Nếu người phạm tội thực hiện cả hai hành vi thì định tội
theo hai hành vi mà họ thực hiện. Ví dụ: Một người chỉ thực hiện hành vi tàng trữ
hàng cấm thì chỉ định tội “tàng trữ hàng cấm”, không định tội “tàng trữ,
vận chuyển hàng cấm”. Một người thực hiện hành vi tàng trữ và hành vi vận chuyển
thì định tội “tàng trữ, vận chuyển hàng cấm”. Trường hợp này, Toà án chỉ áp
dụng một mức hình phạt.
Người phạm tội thực hiện nhiều hành vi khác nhau đối với nhiều đối tượng
phạm tội khác nhau thì việc định tội có phức tạp hơn. Ví dụ: Một người tàng trữ 20
kilôgam pháo mua bán 2000 bao thuốc 555 ngoại, thì người này phải bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: tội “tàng trữ hàng cấm” và tội “buôn bán hàng
cấm” Toà án quyết định hình phạt riêng đối với từng tội và áp dụng Điều 55 Bộ luật
hình sự để tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội.
Các hành vi này bị coi là tội phạm khi hàng cấm được quy định tại điểm a, b,
c, d, đ hoặc dưới mức quy định tại các khoản trên nhưng đã bị xử phạt hành chính
về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 88, 189, 190, 192, 193, 194, 195,
196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được
xoá án tích mà còn vi phạm. Các nhà lập pháp định lượng hàng cấm số lượng,
giá trị hoặc thu lợi bất chính cụ thể để xây dựng CTTP được quy định tại Điều 191
BLHS. Nhà làm luật quy định hàng cấm có số lượng, giá trị, thu lợi bất chính cụ thể
đã khắc phục những thiếu sót trước đây của Điều 155 BLHS 1999. Trước đây, để áp
dụng thống nhất pháp luật, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng
dẫn cho Toà án các cấp khi áp dụng các tình tiết: “hàng phạm pháp có giá trị, hàng
phạm pháp có số lượng lớn” trong một số trường hợp được quy ra bằng một số thóc,
gạo; đối với một số hàng hoá khác lại được xác định trọng lượng như: kilôgam, tạ,
tấn...[19]. Tuy nhiên, việc các hướng dẫn này chỉ một thời gian ngắn đã bị lạc hậu
do thị trường giá cả luôn luôn bị thay đổi, mặt khác xét về lý luận, đã đồng nhất hai
khái niệm giá trị với số lượng. BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã khắc
35 tại Điều 191 BLHS năm 2015. Tùy theo trường hợp cụ thể, nếu người phạm tội thực hiện hành vi nào thì định tội theo hành vi đó. Nếu người phạm tội thực hiện cả hai hành vi thì định tội theo hai hành vi mà họ thực hiện. Ví dụ: Một người chỉ thực hiện hành vi tàng trữ hàng cấm thì chỉ định tội là “tàng trữ hàng cấm”, mà không định tội là “tàng trữ, vận chuyển hàng cấm”. Một người thực hiện hành vi tàng trữ và hành vi vận chuyển thì định tội là “tàng trữ, vận chuyển hàng cấm”. Trường hợp này, Toà án chỉ áp dụng một mức hình phạt. Người phạm tội thực hiện nhiều hành vi khác nhau đối với nhiều đối tượng phạm tội khác nhau thì việc định tội có phức tạp hơn. Ví dụ: Một người tàng trữ 20 kilôgam pháo và mua bán 2000 bao thuốc lá 555 ngoại, thì người này phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: tội “tàng trữ hàng cấm” và tội “buôn bán hàng cấm” Toà án quyết định hình phạt riêng đối với từng tội và áp dụng Điều 55 Bộ luật hình sự để tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Các hành vi này bị coi là tội phạm khi hàng cấm được quy định tại điểm a, b, c, d, đ hoặc dưới mức quy định tại các khoản trên nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 88, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Các nhà lập pháp định lượng hàng cấm có số lượng, giá trị hoặc thu lợi bất chính cụ thể để xây dựng CTTP được quy định tại Điều 191 BLHS. Nhà làm luật quy định hàng cấm có số lượng, giá trị, thu lợi bất chính cụ thể đã khắc phục những thiếu sót trước đây của Điều 155 BLHS 1999. Trước đây, để áp dụng thống nhất pháp luật, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cho Toà án các cấp khi áp dụng các tình tiết: “hàng phạm pháp có giá trị, hàng phạm pháp có số lượng lớn” trong một số trường hợp được quy ra bằng một số thóc, gạo; đối với một số hàng hoá khác lại được xác định trọng lượng như: kilôgam, tạ, tấn...[19]. Tuy nhiên, việc các hướng dẫn này chỉ một thời gian ngắn đã bị lạc hậu do thị trường giá cả luôn luôn bị thay đổi, mặt khác xét về lý luận, đã đồng nhất hai khái niệm giá trị với số lượng. BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã khắc
36
phục được hạn chế này của BLHS 1999, quy định cụ thể một số loại hàng cấm phổ
biến, giá trị vật phạm pháp, số lượng, thu lợi bất chính tạo điều kiện cho việc áp
dụng pháp luật được minh bạch, ràng, thống nhất bằng cách cụ thể hóa từ các
hướng dẫn, thông tư, nghị định vào Điều luật như các quy định, có sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Ví dụ: quy định hàng cấm có số lượng
lớnđược hướng dẫn tại Khoản 2.3 Điều 2 Thông liên tịch 06/2008/TTLT/BCA-
VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành
visản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ thuốc
pháocủa Bộ Công an - VKSND tối cao - TAND tối cao: “Người nào mua bán, vận
chuyển, tàng trữ trái phép hàng cấm có số lượng từ 10 kg đến dưới 50 kg (được coi
là số lượng lớn) hoặc dưới số lượng đó, nhưng đã bị xử phạt hành chính, hoặc gây
hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 tương ứng
của Điều 153, Điều 154 hoặc Điều 155 BLHS” thì BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017 quy định người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 06 kg đến dưới 40
kg thì đã đủ yếu tố CTTP quy định tại khoản 1 Điều 191. Bên cạnh đó, với hàng
hóa cấm kinh doanh thuốc ngoại nhập lậu thì tại điểm a khoản 2 Điều 7 của
Thông liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC
ngày 07/6/2012 hướng dẫn xử vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu, sản phẩm
thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu có quy định: “Số lượng từ 1.500 bao đến
dưới 4.500 bao được coi là số lượng lớn”thì quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 191
BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cụ thể hóa với số lượng từ 1500 bao đến
dưới 3.000 bao, số lượng thuốc điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và số lượng từ 4.500 bao trở lên thì phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 191 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017
Đối với tình tiết: “thu lợi bất chính lớn”quy định tại Điều 155 BLHS năm
1999thì pháp luật hình sự không có một quy định cụ thể nào về yếu tố “thu lợi bất
chính lớn” của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ng cấm. Tuy nhiên,
pháp luật hình sự cũng quy định một số trường hợp coi là thu lợi bất chính lớn cho
36 phục được hạn chế này của BLHS 1999, quy định cụ thể một số loại hàng cấm phổ biến, giá trị vật phạm pháp, số lượng, thu lợi bất chính tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật được minh bạch, rõ ràng, thống nhất bằng cách cụ thể hóa từ các hướng dẫn, thông tư, nghị định vào Điều luật như các quy định, có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Ví dụ: quy định hàng cấm có số lượng lớnđược hướng dẫn tại Khoản 2.3 Điều 2 Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT/BCA- VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành visản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháocủa Bộ Công an - VKSND tối cao - TAND tối cao: “Người nào mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép hàng cấm có số lượng từ 10 kg đến dưới 50 kg (được coi là số lượng lớn) hoặc dưới số lượng đó, nhưng đã bị xử phạt hành chính, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 tương ứng của Điều 153, Điều 154 hoặc Điều 155 BLHS” thì BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ từ 06 kg đến dưới 40 kg thì đã đủ yếu tố CTTP quy định tại khoản 1 Điều 191. Bên cạnh đó, với hàng hóa cấm kinh doanh là thuốc lá ngoại nhập lậu thì tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 07/6/2012 hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu có quy định: “Số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao được coi là số lượng lớn”thì quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 191 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 cụ thể hóa với số lượng từ 1500 bao đến dưới 3.000 bao, số lượng thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và số lượng từ 4.500 bao trở lên thì phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 191 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 Đối với tình tiết: “thu lợi bất chính lớn”quy định tại Điều 155 BLHS năm 1999thì pháp luật hình sự không có một quy định cụ thể nào về yếu tố “thu lợi bất chính lớn” của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Tuy nhiên, pháp luật hình sự cũng quy định một số trường hợp coi là thu lợi bất chính lớn cho
37
các tội danh cụ thể khác. Đó là:
Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 hướng dẫn
áp dụng quy định tại Điều 248 và 249 của Bộ luật hình sự của Hội Đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao có hướng dẫn về yếu tố “thu lợi bất chính” khi xác định tội
“tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” như sau:
“3. “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau:
a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi
bất chính lớn.
b) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi
bất chính rất lớn.
c) Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên thu lợi bất chính đặc biệt
lớn.”
Bên cạnh đó khoản 7, 8, 9 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-
BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 hướng dẫn áp
dụngquy định của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khácphạm tội mà có và tội rửa tiền do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp -
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - VKSND tối cao - TAND tối cao ban hành
hướng dẫn việc xác định các tội phạm về chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm
tội mà có và tội rửa tiền như sau:
“7. “Thu lợi bất chính lớn” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 250 Bộ luật
hình sự là thu lợi bất chính từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.
8. “Thu lợi bất chính rất lớn” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 250 Bộ luật
hình sự là thu lợi bất chính từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng.
9. “Thu lợi bất chính đặc biệt lớn” quy định tại điểm b khoản 4 Điều 250 Bộ
luật hình sự là thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên.”
Như vậy, để xác định yếu tố “thu lợi bất chính lớn” thể thực hiện theo
những hướng dẫn tại quy định trên. Theo đó, thu lợi bất chính từ 10 triệu trở lên
được coi là thu lợi bất chính lớn.
Đối với các loại hàng cấm khác BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) vẫn
37 các tội danh cụ thể khác. Đó là: Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 248 và 249 của Bộ luật hình sự của Hội Đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có hướng dẫn về yếu tố “thu lợi bất chính” khi xác định tội “tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” như sau: “3. “Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” được xác định như sau: a) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng là thu lợi bất chính lớn. b) Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng là thu lợi bất chính rất lớn. c) Thu lợi bất chính từ 90.000.000 đồng trở lên là thu lợi bất chính đặc biệt lớn.” Bên cạnh đó khoản 7, 8, 9 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA- BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC ngày 30/11/2011 hướng dẫn áp dụngquy định của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khácphạm tội mà có và tội rửa tiền do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - VKSND tối cao - TAND tối cao ban hành có hướng dẫn việc xác định các tội phạm về chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có và tội rửa tiền như sau: “7. “Thu lợi bất chính lớn” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng. 8. “Thu lợi bất chính rất lớn” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng. 9. “Thu lợi bất chính đặc biệt lớn” quy định tại điểm b khoản 4 Điều 250 Bộ luật hình sự là thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên.” Như vậy, để xác định yếu tố “thu lợi bất chính lớn” có thể thực hiện theo những hướng dẫn tại quy định trên. Theo đó, thu lợi bất chính từ 10 triệu trở lên được coi là thu lợi bất chính lớn. Đối với các loại hàng cấm khác BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) vẫn
38
chưa quy định và hướng dẫn cụ thể về yếu tố này khi xây dựng là yếu tố định lượng
trong CTTP của Điều 155.
BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã khắc phục những thiếu sót
đối với quy định “thu lợi bất chính lớn” của Điều 155 BLHS 1999 bằng việc cụ thể
số tiền thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng từ hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh,
cấm lưu hành, cấm sử dụng thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng từ hàng hóa
chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, dấu hiệu "nhân thân xấu" cũng là yếu tố CTTP được quy định
tại Điều 191 BLHS m 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nhân thân dấu hiệu
liên quan chặt chẽ đến yếu tố chủ thể, nhưng trong điều luật này, dấu hiệu nhân thân
đóng vai trò dấu hiệu định tội. Cụ thể, nếu người hành vi tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi trên hoặc các điều đã
được liệt trong CTTP hoặc đã bị kết án về một trong các tội đó, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm thì sẽ CTTP không cần xác định định lượng của hàng
cấm hay định lượng lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi này. Việc quy định như vậy
xuất phát từ bản chất, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi nằm chính con
người thực hiện hành vi. Họ thuộc đối tượng tái vi phạm hành chính hoặc tái phạm
hình sự, là những người có tiền án, tiền sự về các hành vi này nên thái độ của Nhà
nước đối với họ là nghiêm khắc hơn. Ví dụ như bị cáo Nguyễn Thị Thu Hà trong vụ
án sau, do Hà đã bị xử phạt vi phạm hành chính 15.000.000 đồng về hành vi: “Tàng
trữ thuốc lá điếu nhập lậu” tại quyết định xử phạt hành chính số 32/QĐ-XPHC ngày
18/12/2017. Ngày 26/9/2018 phát hiện Nguyễn Thị Thu tiếp tục tàng trữ trong
nhà Hà ở khu phố 2, thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa 610 gói thuốc lá điếu gồm:
190 bao thuốc điếu hiệu Hero; 40 bao thuốc điếu hiệu 555; 100 bao thuốc
điếu hiệu Esse; 260 bao thuốc điếu hiệu Jet; 20 bao thuốc điếu hiệu Capri.
Nguyễn Thu khai nhận tàng trữ các loại thuốc trên của một thanh niên tên
Hùng (không rõ lai lịch) để chờ người của Hùng đến lấy. Bản án số 52/2018/HSST
ngày 18/12/2018 của Toà án nhân dân huyện Đức Hòa đã xét xử bị cáo Hà về tội
“Tàng trữ hàng cấm” và tuyên xử bị cáo 06 tháng tù. Sau khi bị cáo kháng cáo, Bản
38 chưa quy định và hướng dẫn cụ thể về yếu tố này khi xây dựng là yếu tố định lượng trong CTTP của Điều 155. BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã khắc phục những thiếu sót đối với quy định “thu lợi bất chính lớn” của Điều 155 BLHS 1999 bằng việc cụ thể số tiền thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng từ hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng và thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng từ hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dấu hiệu "nhân thân xấu" cũng là yếu tố CTTP được quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nhân thân là dấu hiệu liên quan chặt chẽ đến yếu tố chủ thể, nhưng trong điều luật này, dấu hiệu nhân thân đóng vai trò dấu hiệu định tội. Cụ thể, nếu người có hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi trên hoặc các điều đã được liệt kê trong CTTP hoặc đã bị kết án về một trong các tội đó, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ CTTP mà không cần xác định định lượng của hàng cấm hay định lượng lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi này. Việc quy định như vậy xuất phát từ bản chất, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi nằm ở chính con người thực hiện hành vi. Họ thuộc đối tượng tái vi phạm hành chính hoặc tái phạm hình sự, là những người có tiền án, tiền sự về các hành vi này nên thái độ của Nhà nước đối với họ là nghiêm khắc hơn. Ví dụ như bị cáo Nguyễn Thị Thu Hà trong vụ án sau, do Hà đã bị xử phạt vi phạm hành chính 15.000.000 đồng về hành vi: “Tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu” tại quyết định xử phạt hành chính số 32/QĐ-XPHC ngày 18/12/2017. Ngày 26/9/2018 phát hiện Nguyễn Thị Thu Hà tiếp tục tàng trữ trong nhà Hà ở khu phố 2, thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa 610 gói thuốc lá điếu gồm: 190 bao thuốc lá điếu hiệu Hero; 40 bao thuốc lá điếu hiệu 555; 100 bao thuốc lá điếu hiệu Esse; 260 bao thuốc lá điếu hiệu Jet; 20 bao thuốc lá điếu hiệu Capri. Nguyễn Thu Hà khai nhận tàng trữ các loại thuốc lá trên của một thanh niên tên Hùng (không rõ lai lịch) để chờ người của Hùng đến lấy. Bản án số 52/2018/HSST ngày 18/12/2018 của Toà án nhân dân huyện Đức Hòa đã xét xử bị cáo Hà về tội “Tàng trữ hàng cấm” và tuyên xử bị cáo 06 tháng tù. Sau khi bị cáo kháng cáo, Bản
39
án phúc thẩm số 430/2019/HSPT ngày 14/2/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Long
An đã xét xử phúc thẩm áp dụng Điều 65 BLHS tuyên xử bị cáo Nguyễn Thị
Thu Hà 06 tháng nhưng cho hưởng án treo. Trong vụ án này, số lượng thuốc
điếu nhập lậu thu giữ của Hà chưa đủ số lượng 1.500 bao nên không thoả mãn yếu
tố: “thuốc điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao” như dấu hiệu trong
CTTP của điểm b Khoản 1 Điều 191 BLHS. Tuy nhiên, do nhân thân của Hà có 01
tiền sự về hành vi “tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu” nên Hà bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội: “Tàng trữ hàng cấm”.
Thứ hai: hậu quả của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Hậu quả của hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm gây ra là những thiệt hại
vật chất phi vật chất cho hội như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự
của con người, những thiệt hại về tài sản cho hội và những thiệt hại khác về
chính trị, kinh tế, văn hoá, hội...[27]. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm tội
phạm được BLHS quy định có cấu thành hình thức nên hậu quả của tội phạm không
phải dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tội phạm được coi hoàn
thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi tàng trữ hàng
cấm, vận chuyển hàng cấm đủ lượng theo mô tả của CTTP.
Luật hình sự không quy định dấu hiệu hậu quả dấu hiệu bắt buộc của tội
tàng trữ, vận chuyển hàng cấm không có nghĩa là không có hậu quả xảy ra. Thực tế
cho thấy, hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm gây ra những thiệt hại nghiêm
trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất trong nước, đồng thời gây ra những
tác hại khó lường, ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe của con người, đến trật
tự quản kinh tế trị an hội. Hậu quả tuy không ý nghĩa quyết định trong
việc định tội song việc xác định hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tàng
trữ, vận chuyển hàng cấm ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét TNHS
cân nhắc quyết định hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội tương ứng
với mức độ hậu quả mà hành vi của họ gây nên.
Những dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan như thời gian, địa điểm, phương
pháp, công cụ, thủ đoạn phạm tội...không đóng vai trò định tội chỉ có vai trò
39 án phúc thẩm số 430/2019/HSPT ngày 14/2/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Long An đã xét xử phúc thẩm và áp dụng Điều 65 BLHS tuyên xử bị cáo Nguyễn Thị Thu Hà 06 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Trong vụ án này, số lượng thuốc lá điếu nhập lậu thu giữ của Hà chưa đủ số lượng 1.500 bao nên không thoả mãn yếu tố: “thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao” như dấu hiệu trong CTTP của điểm b Khoản 1 Điều 191 BLHS. Tuy nhiên, do nhân thân của Hà có 01 tiền sự về hành vi “tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu” nên Hà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội: “Tàng trữ hàng cấm”. Thứ hai: hậu quả của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Hậu quả của hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...[27]. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là tội phạm được BLHS quy định có cấu thành hình thức nên hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi tàng trữ hàng cấm, vận chuyển hàng cấm đủ lượng theo mô tả của CTTP. Luật hình sự không quy định dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm không có nghĩa là không có hậu quả xảy ra. Thực tế cho thấy, hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất trong nước, đồng thời gây ra những tác hại khó lường, ảnh hưởng xấu đến tính mạng, sức khỏe của con người, đến trật tự quản lý kinh tế và trị an xã hội. Hậu quả tuy không có ý nghĩa quyết định trong việc định tội song việc xác định hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét TNHS và cân nhắc quyết định hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội tương ứng với mức độ hậu quả mà hành vi của họ gây nên. Những dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan như thời gian, địa điểm, phương pháp, công cụ, thủ đoạn phạm tội...không đóng vai trò định tội mà chỉ có vai trò là
40
tình tiết định khung hay tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS.
1.3.3. Về mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, trạng thái
tâm lý của chủ thể đối với hành vi phạm tội và hậu quả phạm tội, bao gồm các dấu
hiệu lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội”.Chính vì vậy, khi xem xét mặt chủ
quan của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, chúng ta cũng cần làm rõ ba dấu hiệu:
lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội.
Một là, dấu hiệu lỗi của người phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Cũng như các tội phạm khác, lỗi dấu hiệu không thể thiếu được trong
CTTP. Không dấu hiệu lỗi thì không tội phạm. Lỗi trong luật hình sự được
hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả phạm tội bao
gồm quá trình lý trí và ý trí của chủ thể phạm tội. Người thực hiện hành vi gây thiệt
hại bị coi là có lỗi nếu khi thực hiện nhận thức được hoặc có đủ điều kiện để nhận
thức được tính gây thiệt hại của hành vi [57, tr.131] đủ điều kiện lựa chọn,
thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội [14, tr.122].
Trong luật hình sự Việt Nam, điều luật về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
không nêu cụ thể hình thức lỗi của tội phạm. Tuy nhiên, về mặt luận cũng như
trong thực tiễn xét xử đều thừa nhận lỗi của tội phạm này là lỗi cố ý. Dấu hiệu hành
vi trong mặt khách quan của tội phạm trong mô tả của CTTP cũng giúp phản ánh lỗi
cố ý trực tiếp của người phạm tội. Có thể nhận định lỗi cố ý trực tiếp là dấu hiệu bắt
buộc trong CTTP của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Về mặt trí của chủ thể
nhận thức hàng hoá Nhà nước cấm tàng trữ, vận chuyển mà vẫn thực hiện các
hành vi này đối với hàng cấm đủ định lượng trong CTTP hoặc nhân thân đã bị xử
phạt về các hành vi xâm phạm trật tự quản kinh tế mà tiếp tục thực hiện hành vi
tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Với nhận thức đó, họ cũng sẽ thấy được tính nguy
hiểm của các hành vi trên. Trong trường hợp, chủ thể chủ động tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm để thu lợi nhuận cao, hoặc đã bị xử về các hành vi mô tả trong CTTP
của điều luật mà tiếp tục vi phạm càng thể hiện rõ sự nhận thức về mặt pháp lý này
của người phạm tội, và trường hợp này mức độ lỗi của người phạm tội sẽ xem xét
40 tình tiết định khung hay tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. 1.3.3. Về mặt chủ quan “Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi phạm tội và hậu quả phạm tội, bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội”.Chính vì vậy, khi xem xét mặt chủ quan của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, chúng ta cũng cần làm rõ ba dấu hiệu: lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội. Một là, dấu hiệu lỗi của người phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Cũng như các tội phạm khác, lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được trong CTTP. Không có dấu hiệu lỗi thì không có tội phạm. Lỗi trong luật hình sự được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả phạm tội bao gồm quá trình lý trí và ý trí của chủ thể phạm tội. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại bị coi là có lỗi nếu khi thực hiện nhận thức được hoặc có đủ điều kiện để nhận thức được tính gây thiệt hại của hành vi [57, tr.131]và có đủ điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội [14, tr.122]. Trong luật hình sự Việt Nam, điều luật về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm không nêu cụ thể hình thức lỗi của tội phạm. Tuy nhiên, về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn xét xử đều thừa nhận lỗi của tội phạm này là lỗi cố ý. Dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm trong mô tả của CTTP cũng giúp phản ánh lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội. Có thể nhận định lỗi cố ý trực tiếp là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Về mặt lý trí của chủ thể nhận thức hàng hoá mà Nhà nước cấm tàng trữ, vận chuyển mà vẫn thực hiện các hành vi này đối với hàng cấm đủ định lượng trong CTTP hoặc nhân thân đã bị xử phạt về các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà tiếp tục thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Với nhận thức đó, họ cũng sẽ thấy được tính nguy hiểm của các hành vi trên. Trong trường hợp, chủ thể chủ động tàng trữ, vận chuyển hàng cấm để thu lợi nhuận cao, hoặc đã bị xử lý về các hành vi mô tả trong CTTP của điều luật mà tiếp tục vi phạm càng thể hiện rõ sự nhận thức về mặt pháp lý này của người phạm tội, và trường hợp này mức độ lỗi của người phạm tội sẽ xem xét
41
nặng hơn. Trong vụ án cụ thể thể đánh giá các đối tượng Phạm Thanh Lâm
Văn Thắng vận chuyển hàng cấm mặc biết không được Nhà nước cho
phép nhưng vẫn vận chuyển số lượng lớn các sản phẩm đĩa hình có nội dung không
lành mạnh thể hiện lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hàng vi phạm tội. Việc đánh giá mức
độ lỗi là cơ sở quan trọng trong việc quyết định hình phạt với người phạm tội. Đây
dấu hiệu quan trọng hàng đầu khi đánh giá mặt chủ quan của tội tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm.
Hai là, động cơ và mục đích phạm tội
Động cơ và mục đích phạm tội tuy cũng là dấu hiệu trong mặt chủ quan của
tội phạm nhưng không phải luôn luôn ý nghĩa quyết định tính chất nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm. “Động phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người
phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý”. Khác với động cơ phạm tội, mục đích
phạm tội là: “kết qutrong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt
được khi thực hiện hành vi phạm tội”. Trong tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm,
mặc dù động cơ và mục đích phạm tội không được nhắc cụ thể trong quy định của
Điều 191 BLHS năm 2015 nhưng rất dễ để nhận biết, động cơ phạm tội này chủ yếu
vì tư lợi, vì lợi nhuận, thu nhập cao, thu lợi bất chính từ các hoạt động tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm. Người phạm tội nào khi thực hiện hành vi phạm tội cũng đều
hướng đến một mục đích nhất định, thường nhằm mục đích lợi nhuận. Vì lợi nhuận,
họ có nhiều thủ đoạn khác nhau để thực hiện hành vi phạm tội, từ đơn giản đến tinh
vi, xảo quyệt.
1.3.4. Về chủ thể của tội phạm
“Chủ thể của tội phạm chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội được quy
định trong luật hình sự. Theo truyền thống chủ thể của tội phạm chỉ có thể
nhân” BLHS 1999 cũng thể hiện nguyên tắc chủ thể theo quan điểm truyền thống.
Tuy nhiên, hiện nay quan điểm này đã thay đổi trong BLHS 2015 BLHS 2015
sửa đổi, bổ sung năm 2017. Có nhiều quan điểm khác nhau về các điều kiện chủ thể
của tội phạm. Về cơ bản, các quan điểm đều đặt ra vấn đề năng lực trách nhiệm
hình sự đối với chủ thể tội phạm [50, tr.152]. Theo tả CTTP trong Điều 191
41 nặng hơn. Trong vụ án cụ thể có thể đánh giá các đối tượng Phạm Thanh Lâm và Vũ Văn Thắng vận chuyển hàng cấm mặc dù biết rõ không được Nhà nước cho phép nhưng vẫn vận chuyển số lượng lớn các sản phẩm đĩa hình có nội dung không lành mạnh thể hiện lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hàng vi phạm tội. Việc đánh giá mức độ lỗi là cơ sở quan trọng trong việc quyết định hình phạt với người phạm tội. Đây là dấu hiệu quan trọng hàng đầu khi đánh giá mặt chủ quan của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Hai là, động cơ và mục đích phạm tội Động cơ và mục đích phạm tội tuy cũng là dấu hiệu trong mặt chủ quan của tội phạm nhưng không phải luôn luôn có ý nghĩa quyết định tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. “Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý”. Khác với động cơ phạm tội, mục đích phạm tội là: “kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội”. Trong tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, mặc dù động cơ và mục đích phạm tội không được nhắc cụ thể trong quy định của Điều 191 BLHS năm 2015 nhưng rất dễ để nhận biết, động cơ phạm tội này chủ yếu vì tư lợi, vì lợi nhuận, thu nhập cao, thu lợi bất chính từ các hoạt động tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Người phạm tội nào khi thực hiện hành vi phạm tội cũng đều hướng đến một mục đích nhất định, thường nhằm mục đích lợi nhuận. Vì lợi nhuận, họ có nhiều thủ đoạn khác nhau để thực hiện hành vi phạm tội, từ đơn giản đến tinh vi, xảo quyệt. 1.3.4. Về chủ thể của tội phạm “Chủ thể của tội phạm là chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong luật hình sự. Theo truyền thống chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân” BLHS 1999 cũng thể hiện nguyên tắc chủ thể theo quan điểm truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay quan điểm này đã thay đổi trong BLHS 2015 và BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Có nhiều quan điểm khác nhau về các điều kiện chủ thể của tội phạm. Về cơ bản, các quan điểm đều đặt ra vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự đối với chủ thể tội phạm [50, tr.152]. Theo mô tả CTTP trong Điều 191
42
BLHS 2015, chủ thể của tội này đáp ứng các điều kiện về chủ thể tội phạm nói
chung.
Pháp luật hình sự Việt Nam truyền thống chỉ thừa nhận duy nhất cá nhân
chủ thể của tội phạm. Trong một số trường hợp cụ thể pháp luật còn quy định dấu
hiệu đặc biệt của cá nhân gọi là chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm chỉ đòi hỏi là cá nhân bình thường, không đòi hỏi phải là chủ thể
đặc biệt. nhân này phải năng lực TNHS đủ tuổi chịu TNHS. “Trong đó,
đặc điểm có năng lực trách nhiệm hình sự là điều cần thiết để cho chủ thể có lỗi khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho hội và đặc điểm đủ tuổi chịu TNHS vừa thể
hiện chính sách hình sự của Nhà nước cũng là điều kiện cần thiết cho việc hình
thành năng lực TNHS [14, tr.55].
Theo quy định tại Điều 12 BLHS 1999 thì tuổi chịu TNHS đối với mọi tội
phạm là là từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1); người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng dưới 16
tuổi thì phải chịu TNHS đối với các tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng quy định cụ thể tại một số điều luật. Việc xác định một hành vi
phạm tội thuộc loại nào thì căn cứ vào mức hình phạt mà pháp luật quy định đối với
từng loại hành vi quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS. Đối chiếu giữa Điều 191,
Điều 12 và khoản 3 Điều 8 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận
chuyển, hàng cấm. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại khoản 1 của
điều luật chỉ là tội phạm nghiêm trọng nên người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu
TNHS trong trường hợp phạm tội này.
Ví dụ đối tượng Nguyễn Văn A (15 tuổi) bị cơ quan chức năng bắt quả tang
A vận chuyển 13.500 bao thuốc lá nhập lậu. A khai vận chuyển số thuốc lá trên để
nhận tiền công từ người phụ nữ tên Lan. Do A chưa đủ 16 tuổi hành vi vận
chuyển số lượng lớn thuốc lá lậu nhưng không thuộc tội phạm quy định tại Khoản 2
Điều 12 BLHS người dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nên A không
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Như vậy, quy định mới của BLHS 2015,
sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã hạn chế một số loại tội phạm mà người từ đủ 14 đến
42 BLHS 2015, chủ thể của tội này đáp ứng các điều kiện về chủ thể tội phạm nói chung. Pháp luật hình sự Việt Nam truyền thống chỉ thừa nhận duy nhất cá nhân là chủ thể của tội phạm. Trong một số trường hợp cụ thể pháp luật còn quy định dấu hiệu đặc biệt của cá nhân và gọi là chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm chỉ đòi hỏi là cá nhân bình thường, không đòi hỏi phải là chủ thể đặc biệt. Cá nhân này phải có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. “Trong đó, đặc điểm có năng lực trách nhiệm hình sự là điều cần thiết để cho chủ thể có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và đặc điểm đủ tuổi chịu TNHS vừa thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước và cũng là điều kiện cần thiết cho việc hình thành năng lực TNHS [14, tr.55]. Theo quy định tại Điều 12 BLHS 1999 thì tuổi chịu TNHS đối với mọi tội phạm là là từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1); người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng dưới 16 tuổi thì phải chịu TNHS đối với các tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định cụ thể tại một số điều luật. Việc xác định một hành vi phạm tội thuộc loại nào thì căn cứ vào mức hình phạt mà pháp luật quy định đối với từng loại hành vi quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS. Đối chiếu giữa Điều 191, Điều 12 và khoản 3 Điều 8 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, hàng cấm. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại khoản 1 của điều luật chỉ là tội phạm nghiêm trọng nên người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu TNHS trong trường hợp phạm tội này. Ví dụ đối tượng Nguyễn Văn A (15 tuổi) bị cơ quan chức năng bắt quả tang A vận chuyển 13.500 bao thuốc lá nhập lậu. A khai vận chuyển số thuốc lá trên để nhận tiền công từ người phụ nữ tên Lan. Do A chưa đủ 16 tuổi và có hành vi vận chuyển số lượng lớn thuốc lá lậu nhưng không thuộc tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 12 BLHS mà người dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nên A không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Như vậy, quy định mới của BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã hạn chế một số loại tội phạm mà người từ đủ 14 đến
43
dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó có quy định về tội tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm mà theo quy định của BLHS 1999 thì người từ đủ 14 đến ới 16
tuổi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
155 BLHS 1999 về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Pháp luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định thế nào là năng lực
trách nhiệm hình sự chỉ quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự (điều 12) và
các trường hợp không năng lực trách nhiệm hình sự (điều 21) đối với nhân.
Với quy định y, luật hình sự Việt Nam mặc nhiên thừa nhận các chủ thể đạt độ
tuổi chịu TNHS nói chung là năng lực TNHS. Từ đó, có thể hiểu một cách đơn
giản người năng lực TNHS người đạt độ tuổi chịu TNHS không thuộc
trường hợp không có năng lực TNHS quy định tại Điều 21 BLHS.
Như vậy, bên cạnh yếu tố về độ tuổi, chủ thể là cá nhân của tội tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm là người thực hiện hành vi thoả mãn cấu thành quy định tại Điều
191 BLHS và không thuộc một trong các trường hợp sau:
- Thực hiện hành vi phạm tội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Nếu người phạm tội thuộc trường hợp này thì không truy cứu TNHS áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
- Thực hiện hành vi phạm tội trong khi có năng lực TNHS nhưng đã lâm
vào tình trạng trên trước khi bị kết án. Nếu người phạm tội tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm trong trường hợp này thì được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, sau
khi khỏi bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, trước đây BLHS Việt Nam 1999 không quy định TNHS của pháp
nhân. Mặc dù, những trường hợp người tàng trữ, vận hàng cấm đại diện cho
pháp nhân, tổ chức hoặc thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên nhằm đem lại lợi ích
cho tổ chức. Nhưng BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã khắc phục được
thiếu sót này và đưa pháp nhân vào chủ thể của tội phạm này.
So sánh quy định về chủ thể trong luật hình sự nói chung, về tội tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm nói riêng một số nước trên thế giới với quy định về chủ thể của
43 dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó có quy định về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm mà theo quy định của BLHS 1999 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 155 BLHS 1999 về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Pháp luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự (điều 12) và các trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự (điều 21) đối với cá nhân. Với quy định này, luật hình sự Việt Nam mặc nhiên thừa nhận các chủ thể đạt độ tuổi chịu TNHS nói chung là có năng lực TNHS. Từ đó, có thể hiểu một cách đơn giản người có năng lực TNHS là người đạt độ tuổi chịu TNHS và không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS quy định tại Điều 21 BLHS. Như vậy, bên cạnh yếu tố về độ tuổi, chủ thể là cá nhân của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là người thực hiện hành vi thoả mãn cấu thành quy định tại Điều 191 BLHS và không thuộc một trong các trường hợp sau: - Thực hiện hành vi phạm tội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Nếu người phạm tội thuộc trường hợp này thì không truy cứu TNHS mà áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. - Thực hiện hành vi phạm tội trong khi có năng lực TNHS nhưng đã lâm vào tình trạng trên trước khi bị kết án. Nếu người phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm trong trường hợp này thì được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, sau khi khỏi bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, trước đây BLHS Việt Nam 1999 không quy định TNHS của pháp nhân. Mặc dù, có những trường hợp người tàng trữ, vận hàng cấm đại diện cho pháp nhân, tổ chức hoặc thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên nhằm đem lại lợi ích cho tổ chức. Nhưng BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã khắc phục được thiếu sót này và đưa pháp nhân vào chủ thể của tội phạm này. So sánh quy định về chủ thể trong luật hình sự nói chung, về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nói riêng một số nước trên thế giới với quy định về chủ thể của
44
tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam thể thấy sự giống nhau khi xác định
dấu hiệu của cá nhân phạm tội phải đủ hai yếu tố có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu
TNHS. Tuy nhiên, BLHS Việt Nam chỉ mới đưa quy định chủ thể của tội phạm
pháp nhân trong thời gian gần đây. Việc quy định TNHS đối với tổ chức nói chung,
pháp nhân nói riêng phù hợp với xu thế chung của hoạt động lập pháp hính sự
trên thế giới, cũng như đảm bảo công bằng xử triệt để các hành vi tàng trữ,
vận chuyển hàng cấm trong thực tế.
Tại Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định một tổ chức được công
nhận pháp nhân khi đủ các điều kiện: Được thành lập theo quy định của Bộ
luật này, luật khác liên quan; cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ
luật dân sự 2015; tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của minh; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách
độc lập.
Xét về điều kiện để xác định chủ thể pháp nhân phải chịu TNHS về tội
tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được quy định tại Điều 75 BLHS năm 2015, sửa đổi
bổ sung năm 2017. Theo đó, pháp nhân thương mại bao gồm các doanh nghiệp
các tổ chức kinh tế khác, có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được
chia cho các thành viên; Việc thành lập, hoạt động chấm dứt pháp nhân thương
mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định
khác của pháp luật liên quan. Theo quy định của BLHS, pháp nhân thương mại ch
phải chịu TNHS thực hiện hành vi phạm tội nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân,
hành vi phạm tội được sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân và đảm
bảo thởi hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, việc pháp nhân thương mại
chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ TNHS của cá nhân.
Qua việc nghiên cứu và phân tích bốn yếu tố cấu thành tội phạm của tội tàng
trữ, vận chuyển hàng cấm nhận thấy bốn yếu tố này là một thể thống nhất, có quan
hệ biện chứng với nhau, cho phép người nghiên cứu nhận thức sâu sắc tính nguy
hiểm cho hội của hành vi phạm tội này. Đồng thời, các dấu hiệu cũng căn cứ
quan trọng để phân biệt giữa tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm với các tội phạm cụ
44 tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam có thể thấy sự giống nhau khi xác định dấu hiệu của cá nhân phạm tội phải đủ hai yếu tố có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. Tuy nhiên, BLHS Việt Nam chỉ mới đưa quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân trong thời gian gần đây. Việc quy định TNHS đối với tổ chức nói chung, pháp nhân nói riêng là phù hợp với xu thế chung của hoạt động lập pháp hính sự trên thế giới, cũng như đảm bảo công bằng và xử lý triệt để các hành vi tàng trữ, vận chuyển hàng cấm trong thực tế. Tại Khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật dân sự 2015; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của minh; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Xét về điều kiện để xác định chủ thể là pháp nhân phải chịu TNHS về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được quy định tại Điều 75 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, pháp nhân thương mại bao gồm các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên; Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật liên quan. Theo quy định của BLHS, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu TNHS thực hiện hành vi phạm tội nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân, hành vi phạm tội được sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân và đảm bảo thởi hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ TNHS của cá nhân. Qua việc nghiên cứu và phân tích bốn yếu tố cấu thành tội phạm của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nhận thấy bốn yếu tố này là một thể thống nhất, có quan hệ biện chứng với nhau, cho phép người nghiên cứu nhận thức sâu sắc tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội này. Đồng thời, các dấu hiệu cũng là căn cứ quan trọng để phân biệt giữa tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm với các tội phạm cụ