Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

6,665
479
91
15
lưu hành, chưa được phép sử dụng...trong người, trong nhà hoặc bất kỳ nơi nào
không phụ thuộc và thời gian cất giữ dài hay ngắn [6, tr.301].
Vận chuyển hàng cấm hành vi đưa những mặt hàng Nhà nước cấm kinh
doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử
dụng...dưới bất kỳ hình thức nào từ địa điểm này đến địa điểm khác không
nhằm mục đích bán [6, tr.301].
- Chủ thể của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm người từ đủ 16 tuổi trở
lên có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được thực
hiện với lỗi cố ý.
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm
1.2.1.Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành
Bộ luật hình sự năm 1985
Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm với tính chất hiện tượng tiêu cực của
xã hội đã gây những thiệt hại nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, khiến cho Nhà nước không kiểm soát được hàng hoá cấm kinh doanh, làm
cho thị trường hàng hoá rối loạn, cạnh tranh trên thị trường thiếu lành mạnh. Nhà
nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng
tiêu cực này.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nước ta đã quan tâm ban hành nhiều
văn bản liên quan đến đấu tranh chống lại tội buôn lậu và vận chuyển, tàng trữ, buôn
bán hàng cấm. Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên phải kể đến là Sắc lệnh số 50 ngày
9/10/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, quy định cấm xuất khẩu kho thóc, gạo, ngô,
đỗ hoặc các chế phẩm thuộc về ngũ cốc, nhằm góp phần đẩy lùi nạn đói năm 1945.
Tiếp đến ngày 21/8/1946 Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 160 về cấm nhập cảng xe
hơi, phụ tùng xe hơi, các máy móc và đồ vật bằng kim khí. Ngày 22/12/1952 Chính
phủ ban hành Nghị định số 225 quy định tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận
chuyển buôn bán trái phép, phạt tiền từ 1 đến 5 lần trị giá hàng hóa.
15 lưu hành, chưa được phép sử dụng...trong người, trong nhà hoặc ở bất kỳ nơi nào không phụ thuộc và thời gian cất giữ dài hay ngắn [6, tr.301]. Vận chuyển hàng cấm là hành vi đưa những mặt hàng Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng...dưới bất kỳ hình thức nào từ địa điểm này đến địa điểm khác mà không nhằm mục đích bán [6, tr.301]. - Chủ thể của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại. - Mặt chủ quan của tội phạm: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được thực hiện với lỗi cố ý. 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm 1.2.1.Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm với tính chất là hiện tượng tiêu cực của xã hội đã gây những thiệt hại nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khiến cho Nhà nước không kiểm soát được hàng hoá cấm kinh doanh, làm cho thị trường hàng hoá rối loạn, cạnh tranh trên thị trường thiếu lành mạnh. Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nước ta đã quan tâm ban hành nhiều văn bản liên quan đến đấu tranh chống lại tội buôn lậu và vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng cấm. Văn bản pháp luật hình sự đầu tiên phải kể đến là Sắc lệnh số 50 ngày 9/10/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, quy định cấm xuất khẩu kho thóc, gạo, ngô, đỗ hoặc các chế phẩm thuộc về ngũ cốc, nhằm góp phần đẩy lùi nạn đói năm 1945. Tiếp đến ngày 21/8/1946 Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 160 về cấm nhập cảng xe hơi, phụ tùng xe hơi, các máy móc và đồ vật bằng kim khí. Ngày 22/12/1952 Chính phủ ban hành Nghị định số 225 quy định tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển buôn bán trái phép, phạt tiền từ 1 đến 5 lần trị giá hàng hóa.
16
Sau giải phóng miền Bắc, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến vấn đề ngăn chặn
chống buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm. Ngày 03/7/1966, Thủ tướng Chính phủ
ra Chỉ thị số 118/TTg về tăng cường quản thị trường, đấu tranh chống đầu cơ,
buôn lậu trong tình hình mới. Khi đất nước được giải phóng thống nhất năm 1975,
ngày 30/6/1982, Nhà nước lần đầu tiên ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ,
buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (sau đây viết tắt pháp lệnh
30/6/1982). Khác với các văn bản trước đó, pháp lệnh ngày 30/6/1982 quy định tội
danh với dấu hiệu pháp đặc trưng của nó, lần đầu tiên chính thức ghi nhận tội
buôn lậu, tàng trữ hàng cấm trong pháp luật hình sự của Nhà nước tại Điều 3 Pháp
lệnh: “Người nào buôn lậu, tàng trữ vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, vật tư
kỹ thuật hoặc các loại hàng hoá khác Nhà nước cấm buôn bán, tàng trữ thì bị
phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền gấp ba lần giá hàng phạm pháp
[16]. Bên cạnh đó, Điều 4 Pháp lệnh quy định về tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển
trái phép hàng hoá qua biên giới trong đó hàng hoá được hiểu là mọi loại hàng hoá
trong đó có cả hàng cấm. Ở thời kỳ này, chưa tách riêng hành vi buôn lậu với hành
vi liên quan đến hàng cấm và được quan niệm là những tội phạm về kinh tế.
Như vậy, chế định xử lý đối với hàng cấm của Việt Nam giai đoạn từ sau
cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS 1985 còn mang tính sơ
khai, các quy định chủ yếu tập trung xử lý hành vi lưu thông với một số ít hàng hóa
đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc Nhà nước quản lý kinh tế và dần dần phục
hồi nền kinh tế sau chiến tranh để lại, bắt đầu xây dựng kinh tế.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm
1999
Trong bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân dần
được nâng cao nhưng kéo theo đó là tình hình tội phạm có xu hướng tăng nhanh và
diễn biến ngày càng phức tạp. Để đáp ứng tình hình mới và xây dựng hành lang
pháp lý để xử lý kịp thời tội phạm thời kỳ này, Nhà nước ta đã ban hành BLHS năm
1985 quy định cụ thể thống nhất về tội phạm và hình phạt, đáp ứng công cuộc đấu
tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
16 Sau giải phóng miền Bắc, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến vấn đề ngăn chặn chống buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm. Ngày 03/7/1966, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 118/TTg về tăng cường quản lý thị trường, đấu tranh chống đầu cơ, buôn lậu trong tình hình mới. Khi đất nước được giải phóng thống nhất năm 1975, ngày 30/6/1982, Nhà nước lần đầu tiên ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép (sau đây viết tắt là pháp lệnh 30/6/1982). Khác với các văn bản trước đó, pháp lệnh ngày 30/6/1982 quy định tội danh với dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nó, lần đầu tiên chính thức ghi nhận tội buôn lậu, tàng trữ hàng cấm trong pháp luật hình sự của Nhà nước tại Điều 3 Pháp lệnh: “Người nào buôn lậu, tàng trữ vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, vật tư kỹ thuật hoặc các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm buôn bán, tàng trữ thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền gấp ba lần giá hàng phạm pháp [16]. Bên cạnh đó, Điều 4 Pháp lệnh quy định về tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong đó hàng hoá được hiểu là mọi loại hàng hoá trong đó có cả hàng cấm. Ở thời kỳ này, chưa tách riêng hành vi buôn lậu với hành vi liên quan đến hàng cấm và được quan niệm là những tội phạm về kinh tế. Như vậy, chế định xử lý đối với hàng cấm của Việt Nam giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS 1985 còn mang tính sơ khai, các quy định chủ yếu tập trung xử lý hành vi lưu thông với một số ít hàng hóa đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc Nhà nước quản lý kinh tế và dần dần phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh để lại, bắt đầu xây dựng kinh tế. 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 Trong bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân dần được nâng cao nhưng kéo theo đó là tình hình tội phạm có xu hướng tăng nhanh và diễn biến ngày càng phức tạp. Để đáp ứng tình hình mới và xây dựng hành lang pháp lý để xử lý kịp thời tội phạm thời kỳ này, Nhà nước ta đã ban hành BLHS năm 1985 quy định cụ thể thống nhất về tội phạm và hình phạt, đáp ứng công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
17
nói riêng, trong đó tội buôn bán, tàng trữ hàng cấm. Sự ra đời của BLHS năm
1985 đã đánh dấu bước phát triển mới của hoạt động lập pháp hình sự nước ta.
BLHS 1985 đã quy định riêng biệt về tội buôn bán hàng cấm theo Điều 166 với tên
gọi: “Tội buôn bán hàng cấm” và được quy định như sau:
“1. Người nào buôn bán hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh, ngoại tệ
hoặc buôn bán kim khí quý, đá quý thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước,
tổ chức xã hội;
c) Hàng phạm pháp có số lượng lớn; thu lợi bất chính lớn;
d) Lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ mười
năm đến hai mươi năm”.
Trong thời gian này, Nhà nước cấm tư nhân và các quan, tổ chức kinh
doanh các mặt hàng như: thuốc phiện, hoạt chất thuốc phiện; vũ khí và một số quân
trang, quân dụng; hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa và các sản phẩm văn hóa
đồi trụy, phản động; thuốc điếu của nước ngoài, ngoại tệ (theo Quyết định số
193-HĐBT 23 ngày 23/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về kinh doanh thương mại
và du lịch ở thị trường trong nước; Chỉ thị số 278/CT ngày 03/8/1990 của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng vviệc cấm nhập khẩu lưu thông thuốc lá điếu của nước
ngoài trên thị trường trong nước; Chỉ thị số 330/CT-HĐBT ngày 13/9/1990 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường quản ngoại hối; Quyết định số
337/HĐBT ngày 25/10/1991 về một số biện pháp quản ngoại tệ trong thời gian
trước mắt). Tại Thông liên ngành số 11/TTLN ngày 20/11/1990 của TAND tối
cao (TANDTC) - VKSND tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ quy định: Lần đầu
nhập khẩu trái phép, buôn bán thuốc lá điếu nước ngoài với số lượng dưới 500 bao
17 nói riêng, trong đó có tội buôn bán, tàng trữ hàng cấm. Sự ra đời của BLHS năm 1985 đã đánh dấu bước phát triển mới của hoạt động lập pháp hình sự nước ta. BLHS 1985 đã quy định riêng biệt về tội buôn bán hàng cấm theo Điều 166 với tên gọi: “Tội buôn bán hàng cấm” và được quy định như sau: “1. Người nào buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, ngoại tệ hoặc buôn bán kim khí quý, đá quý thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; c) Hàng phạm pháp có số lượng lớn; thu lợi bất chính lớn; d) Lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm”. Trong thời gian này, Nhà nước cấm tư nhân và các cơ quan, tổ chức kinh doanh các mặt hàng như: thuốc phiện, hoạt chất thuốc phiện; vũ khí và một số quân trang, quân dụng; hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa và các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động; thuốc lá điếu của nước ngoài, ngoại tệ (theo Quyết định số 193-HĐBT 23 ngày 23/12/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về kinh doanh thương mại và du lịch ở thị trường trong nước; Chỉ thị số 278/CT ngày 03/8/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài trên thị trường trong nước; Chỉ thị số 330/CT-HĐBT ngày 13/9/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường quản lý ngoại hối; Quyết định số 337/HĐBT ngày 25/10/1991 về một số biện pháp quản lý ngoại tệ trong thời gian trước mắt). Tại Thông tư liên ngành số 11/TTLN ngày 20/11/1990 của TAND tối cao (TANDTC) - VKSND tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ quy định: Lần đầu nhập khẩu trái phép, buôn bán thuốc lá điếu nước ngoài với số lượng dưới 500 bao
18
thì chưa coi tội phạm nhưng phải bị xử hành chính. Trong trường hợp buôn
bán thuốc ngoại với số lượng từ 500 bao trở lên hoặc dưới 500 bao nhưng đã bị
xử phạt vi phạm hành chính còn vi phạm, tái phạm, thực hiện nhiều lần, có tổ
chức, có tính chất chuyên nghiệp hoặc chống lại người thi hành công vụ thì bị xử lý
hình sự. Nếu số lượng hàng hóa phạm pháp từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao thì coi
là phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp số lượng lớn. Nếu số lượng hàng
hóa phạm pháp từ 4.500 bao trở lên thì coi phạm tội trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng. Buôn bán ngoại tệ với số lượng có giá trị từ 3 triệu đồng Việt Nam
trở lên hoặc dưới 3 triệu đồng Việt Nam nhưng đã bị xử lý hành chính còn vi
phạm, tái phạm, thực hiện nhiều lần, có tổ chức, tính chất chuyên nghiệp thì bị
xử lý về tội buôn bán hàng cấm. BLHS năm 1985 với bốn lần sửa đổi, bổ sung các
năm 1989, 1991, 1992 và 1997 vẫn tiếp tục quy định tội buôn bán hàng cấm là tội
phạm kinh tế và được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị
đất nước.
Như vậy, kể từ khi BLHS 1985 được công bố và áp dụng đến trước khi ban
hành BLHS 1999 tội phạm về hàng cấm đã được quy định thành Điều luật riêng
biệt để đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm về kinh tế. Mặc dù, lần đầu tiên quy
định tội: “buôn bán hàng cấm”, chưa quy định về tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
nhưng nhận thức trong hoạt động lập pháp với tội phạm về hàng cấm đã nhiều
chuyển biến so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, kỹ thuật lập pháp khi mô tả cấu thành
tội phạm cơ bản của tội này còn chung chung, chưa xác định yếu tố định lượng dẫn
đến cách hiểu mọi hành vi buôn bán hàng cấm đều bị xử lý hình sự khiến cho việc
áp dụng pháp luật đối với tội phạm này còn dàn trải, tràn lan.
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự 2015.
Sau thời gian dài áp dụng trong thực tế, BLHS 1985 đã bộc lộ nhiều vấn đề
cần phải sửa đổi, bổ sung mới đáp ng được yêu cầu đổi mới liên tục về kinh tế,
văn hóa, hội. Cho tới kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X đã thông qua BLHS năm
1999, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2000, thay thế BLHS 1985. BLHS 1999 (sửa đổi,
18 thì chưa coi là tội phạm nhưng phải bị xử lý hành chính. Trong trường hợp buôn bán thuốc lá ngoại với số lượng từ 500 bao trở lên hoặc dưới 500 bao nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, tái phạm, thực hiện nhiều lần, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp hoặc chống lại người thi hành công vụ thì bị xử lý hình sự. Nếu số lượng hàng hóa phạm pháp từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao thì coi là phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng lớn. Nếu số lượng hàng hóa phạm pháp từ 4.500 bao trở lên thì coi là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Buôn bán ngoại tệ với số lượng có giá trị từ 3 triệu đồng Việt Nam trở lên hoặc dưới 3 triệu đồng Việt Nam nhưng đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, tái phạm, thực hiện nhiều lần, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp thì bị xử lý về tội buôn bán hàng cấm. BLHS năm 1985 với bốn lần sửa đổi, bổ sung các năm 1989, 1991, 1992 và 1997 vẫn tiếp tục quy định tội buôn bán hàng cấm là tội phạm kinh tế và được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị đất nước. Như vậy, kể từ khi BLHS 1985 được công bố và áp dụng đến trước khi ban hành BLHS 1999 tội phạm về hàng cấm đã được quy định thành Điều luật riêng biệt để đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm về kinh tế. Mặc dù, lần đầu tiên quy định tội: “buôn bán hàng cấm”, chưa quy định về tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nhưng nhận thức trong hoạt động lập pháp với tội phạm về hàng cấm đã có nhiều chuyển biến so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, kỹ thuật lập pháp khi mô tả cấu thành tội phạm cơ bản của tội này còn chung chung, chưa xác định yếu tố định lượng dẫn đến cách hiểu mọi hành vi buôn bán hàng cấm đều bị xử lý hình sự khiến cho việc áp dụng pháp luật đối với tội phạm này còn dàn trải, tràn lan. 1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 2015. Sau thời gian dài áp dụng trong thực tế, BLHS 1985 đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới liên tục về kinh tế, văn hóa, xã hội. Cho tới kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X đã thông qua BLHS năm 1999, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2000, thay thế BLHS 1985. BLHS 1999 (sửa đổi,
19
bổ sung ngày 19/6/2009) quy định cụ thể về nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự
quản kinh tế nói chung tại Chương XVI và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm nói riêng tại Điều 155 BLHS 1999 đã bổ sung 03 loại hành vi
phạm tội mới so với BLHS 1985 đó là hành vi sản xuất hàng cấm, hành vi tàng trữ
hàng cấm, hành vi vận chuyển hàng cấm bởi thực tế không chỉ có hành vi buôn bán
hàng cấm việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm cũng được coi là tội
phạm và cần quy định trong BLHS.
Ngoài ra, các hành vi liên quan đến chất ma túy được quy định thành chương
riêng, Chương XVIII "các tội phạm về ma túy" từ Điều 192 đến Điều 201, góp phần
tăng cường công tác đấu tranh phòng chống ma túy. Bên cạnh đó, Điều 155 của
BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) còn có một số điểm bổ sung sau:
- Quy định tình tiết: Có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157,
158, 159 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm [29, Đ.155] vừa là yếu tố định tội, vừa là dấu hiệu
làm ranh giới giữa hành vi phạm tội với hành vi vi phạm hành chính.
- Quy định tình tiết: "Nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193,
194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 238 của Bộ luật này" giới hạn việc áp dụng
điều 155 dấu hiệu để phân biệt tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn n
hàng cấm với một số tội phạm khác trong BLHS mà đối tượng phạm tội cũng là các
loại hàng hóa, vật dụng mà Nhà nước cấm tàng trữ, vận chuyển. Từ quy định này,
khái niệm hàng cấm là đối tượng tác động của Điều 155 BLHS 1999 đã thu hẹp
phạm vi so với khái niệm hàng cấm trong Điều 166 BLHS 1985.
- Quy định thêm một số tình tiết mới yếu tố định khung hình phạt như:
hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn; hàng phạm pháp
số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn. So với điều 166 của
BLHS 1985, Điều 155 BLHS 1999 bổ sung hình phạt tiền hình phạt chính; các
mức phạt tù quy định trong từng khung hình phạt tại Điều 155 BLHS 1999 đều nhẹ
hơn mức phạt quy định tại Điều 166 BLHS 1985. Hình phạt bổ sung cũng được quy
19 bổ sung ngày 19/6/2009) quy định cụ thể về nhóm các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung tại Chương XVI và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng tại Điều 155 BLHS 1999 đã bổ sung 03 loại hành vi phạm tội mới so với BLHS 1985 đó là hành vi sản xuất hàng cấm, hành vi tàng trữ hàng cấm, hành vi vận chuyển hàng cấm bởi thực tế không chỉ có hành vi buôn bán hàng cấm mà việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm cũng được coi là tội phạm và cần quy định trong BLHS. Ngoài ra, các hành vi liên quan đến chất ma túy được quy định thành chương riêng, Chương XVIII "các tội phạm về ma túy" từ Điều 192 đến Điều 201, góp phần tăng cường công tác đấu tranh phòng chống ma túy. Bên cạnh đó, Điều 155 của BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) còn có một số điểm bổ sung sau: - Quy định tình tiết: Có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm [29, Đ.155] vừa là yếu tố định tội, vừa là dấu hiệu làm ranh giới giữa hành vi phạm tội với hành vi vi phạm hành chính. - Quy định tình tiết: "Nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này" giới hạn việc áp dụng điều 155 và là dấu hiệu để phân biệt tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với một số tội phạm khác trong BLHS mà đối tượng phạm tội cũng là các loại hàng hóa, vật dụng mà Nhà nước cấm tàng trữ, vận chuyển. Từ quy định này, khái niệm hàng cấm là đối tượng tác động của Điều 155 BLHS 1999 đã thu hẹp phạm vi so với khái niệm hàng cấm trong Điều 166 BLHS 1985. - Quy định thêm một số tình tiết mới là yếu tố định khung hình phạt như: hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn; hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn. So với điều 166 của BLHS 1985, Điều 155 BLHS 1999 bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính; các mức phạt tù quy định trong từng khung hình phạt tại Điều 155 BLHS 1999 đều nhẹ hơn mức phạt quy định tại Điều 166 BLHS 1985. Hình phạt bổ sung cũng được quy
20
định ngay trong cùng điều luật.
Sau hơn mười năm thi hành, theo sự phát triển của kinh tế, hội, tình hình
tội phạm đã có nhiều thay đổi phức tạp với những phương thức và thủ đoạn tinh vi,
xảo quyệt hơn. BLHS 1999 dần bộc lộ bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm. Do đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thành lập ban
soạn thảo Bộ luật hình sự 2015, B pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành,Cơ quan, tchức soạn thảo, lấy ý kiến về Bộ luật hình sự 2015 và những
thay đổi, điều chỉnh trong quy định của pháp luật hình sự về tội tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm tại BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã tách nhóm hành vi
sản xuất, mua bán nhóm hành vi tàng trữ, vận chuyển thành 02 tội phạm được
quy định tại 02 điều luật khác nhau với sự phân chia mức hình phạt khác nhau đã
cho thấy sự quan tâm sát sao của cơ quan lập pháp về loại tội phạm này.
Như vậy, giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1999 đến nay, tội tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm đã dần được hoàn thiện với những nhận thức và kỹ thuật lập pháp
tiến bộ rõ rệt so với pháp luật hình sự các thời kỳ trước.
Tóm lại, nghiên cứu khái quát lịch sử các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam qua các giai đoạn trên về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm cho thấy sự
quan tâm của Nhà nước về chính sách hình sự đối với tội phạm này. Từ quy định
trong văn bản riêng lẻ đã được pháp điển hoá trong văn văn bản có hiệu lực pháp lý
cao là BLHS; từ việc chỉ quy định các hành vi bị trừng trị đến việc có tên tội danh,
khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng trong khung hình phạt. Các loại hàng
cấm, các hành vi phạm tội được thay đổi, bổ sung theo từng thời kỳ để phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
1.3. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm
Ngày 27/11/2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi)
với đa số phiếu tán thành. Đây là bộ luật có nhiều điểm mới được dư luận quan tâm,
ví dụ như việc bỏ hình phạt tử hình đối với bảy tội danh, quy định trách nhiệm hình
sự của pháp nhân. Bộ luật Hình sự năm 2015 gồm 3 Phần, 26 Chương, 426 Điều
20 định ngay trong cùng điều luật. Sau hơn mười năm thi hành, theo sự phát triển của kinh tế, xã hội, tình hình tội phạm đã có nhiều thay đổi phức tạp với những phương thức và thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn. BLHS 1999 dần bộc lộ bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Do đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thành lập ban soạn thảo Bộ luật hình sự 2015, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành,Cơ quan, tổ chức soạn thảo, lấy ý kiến về Bộ luật hình sự 2015 và những thay đổi, điều chỉnh trong quy định của pháp luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm tại BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã tách nhóm hành vi sản xuất, mua bán và nhóm hành vi tàng trữ, vận chuyển thành 02 tội phạm được quy định tại 02 điều luật khác nhau với sự phân chia mức hình phạt khác nhau đã cho thấy sự quan tâm sát sao của cơ quan lập pháp về loại tội phạm này. Như vậy, giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1999 đến nay, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm đã dần được hoàn thiện với những nhận thức và kỹ thuật lập pháp tiến bộ rõ rệt so với pháp luật hình sự các thời kỳ trước. Tóm lại, nghiên cứu khái quát lịch sử các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam qua các giai đoạn trên về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm cho thấy sự quan tâm của Nhà nước về chính sách hình sự đối với tội phạm này. Từ quy định trong văn bản riêng lẻ đã được pháp điển hoá trong văn văn bản có hiệu lực pháp lý cao là BLHS; từ việc chỉ quy định các hành vi bị trừng trị đến việc có tên tội danh, khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng trong khung hình phạt. Các loại hàng cấm, các hành vi phạm tội được thay đổi, bổ sung theo từng thời kỳ để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. 1.3. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm Ngày 27/11/2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi) với đa số phiếu tán thành. Đây là bộ luật có nhiều điểm mới được dư luận quan tâm, ví dụ như việc bỏ hình phạt tử hình đối với bảy tội danh, quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bộ luật Hình sự năm 2015 gồm 3 Phần, 26 Chương, 426 Điều
21
(thay Bộ Luật Hình sự 1999 gồm 2 Phần, 24 Chương, 344 Điều), trong đó
Chương XVIII quy định các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Chương này chia
làm 3 mục: Một là Mục các tội phạm sản xuất, kinh doanh, thương mại. Hai là Mục
các tội phạm thuế, tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Ba là Mục các tội
phạm khác xâm phạm trật tự quản kinh tế. Theo đó tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS 1999 được tách thành 02
tội danh độc lập tại BLHS 2015, đó là tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190)
tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191) nhằm đảm bảo phù hợp với tính
chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng
chống tội phạm, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được được phân biệt với tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS 1999.
BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã xếp tội tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm vào chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” và quy định tội
này tại Điều 191, tách bạch với nhóm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy
định tại Điều 190. Trên cở sở các vấn đề lý luận được nêu trên, luận văn tập trung
đề cập các vấn đề về dấu hiệu pháp cũng như hình phạt đối với người phạm tội
tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 về tội tàng
trữ, vận chuyển hàng cấm. Cụ thể là:
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp
sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246,
249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật y, thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm
sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng
trị giá từ 100.000.000 đồng đến ới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ
50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
21 (thay vì Bộ Luật Hình sự 1999 gồm 2 Phần, 24 Chương, 344 Điều), trong đó Chương XVIII quy định các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Chương này chia làm 3 mục: Một là Mục các tội phạm sản xuất, kinh doanh, thương mại. Hai là Mục các tội phạm thuế, tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Ba là Mục các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Theo đó tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS 1999 được tách thành 02 tội danh độc lập tại BLHS 2015, đó là tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190) và tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191) nhằm đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm được được phân biệt với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 155 BLHS 1999. BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã xếp tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm vào chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” và quy định tội này tại Điều 191, tách bạch với nhóm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190. Trên cở sở các vấn đề lý luận được nêu trên, luận văn tập trung đề cập các vấn đề về dấu hiệu pháp lý cũng như hình phạt đối với người phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 BLHS năm 2015 về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Cụ thể là: 1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít; b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao; c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
22
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt
Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính
từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này
hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196200 của Bộ
luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm
sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng
trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính t
200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam
trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ
300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
k) Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
l) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm
đến 10 năm:
22 đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít; e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao; g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng; k) Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu; l) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
23
a) Thuốc bảo vệ thực vật Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm
sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng
trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt
Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở
lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền
từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e,
g, h, i, k và l khoản 2 Điều y, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến
3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền
từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị
đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, thể Điều 190 191 của BLHS năm 2015 đã thay đổi toàn bộ
quy định về sản xuất, tàng trữ,vận chuyển, buôn bán hàng cấm so với Điều 155
BLHS năm 1999. Những thay đổi, bổ sung một cách căn bản, toàn diện, triệt để thể
23 a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên; b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên; c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Như vậy, có thể Điều 190 và 191 của BLHS năm 2015 đã thay đổi toàn bộ quy định về sản xuất, tàng trữ,vận chuyển, buôn bán hàng cấm so với Điều 155 BLHS năm 1999. Những thay đổi, bổ sung một cách căn bản, toàn diện, triệt để thể
24
hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập
kinh tế thế giới. Những điểm mới nổi bật là:
Thứ nhất, về việc quy định cả 4 hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm trong cùng một điều luật giờ đã tách thành 02 tội danh độc lập tại
BLHS 2015, một tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190) và hai tội tàng
trữ, vận chuyển ng cấm (Điều 191). Điều này nhằm phân biệt ràng mức độ,
tính chất khác nhau của hành vi phạm tội cũng như sự nguy hiểm cho hội riêng
biệt của chúng để tránh việc xét xử không công bằng đối với những hành vi đó.
Thứ hai, nhà làm luật cũng đã đi vào cụ thể chi tiết hơn mô tả hàng cấm
chưa được định nghĩa rõ ràng nhưng nếu như trước đây tại Điều 155 chỉ nêu
chung chung “Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá
Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi quy định...”thì hiện nay đã những chi tiết hơn về hàng
cấm là “hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa
được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam ”. Điều này hoàn
toàn đúng đắn hợp so với quy định trước đây về hàng cấm, khắc phục được
hạn chế về việc mô tả thế nào được coi là hàng cấm, đi vào chi tiết, cụ thể hơn loại
hàng hóa được coi là hàng cấm.
Thứ ba, về làm rõ giá trị hàng phạm pháp và số lợi thu bất chính, việc nêu cụ
thể về mức giá hàng phạm pháp giá trị mức thu lợi bất chính tại các khoản,
các điều thay cho việc chỉ quy định trước đây về “Hàng phạm pháp có số lượng rất
lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn”. Việc này đảm bảo cho việc xét xử một cách
chính xác và công bằng nhất đối với tội phạm này.
Thứ tư, về chế tài của tội phạm cũng quy định có sự thay đổi đáng kể so với
luật cũ, nếu như trước đây mức tối thiểu phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng
thì hiện nay mức tối thiểu phạt tiền nâng lên 100.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng đối tội sẩn xuất, buôn bán hàng cấm; tối thiểu phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Cuối cùng, lần đầu quy định xử lý hình sự tội này đối với pháp nhân thương
24 hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới. Những điểm mới nổi bật là: Thứ nhất, về việc quy định cả 4 hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong cùng một điều luật giờ đã tách thành 02 tội danh độc lập tại BLHS 2015, một là tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190) và hai là tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191). Điều này nhằm phân biệt rõ ràng mức độ, tính chất khác nhau của hành vi phạm tội cũng như sự nguy hiểm cho xã hội riêng biệt của chúng để tránh việc xét xử không công bằng đối với những hành vi đó. Thứ hai, nhà làm luật cũng đã đi vào cụ thể chi tiết hơn và mô tả hàng cấm dù chưa được định nghĩa rõ ràng nhưng nếu như trước đây tại Điều 155 chỉ nêu chung chung “Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định...”thì hiện nay đã có những chi tiết hơn về hàng cấm là “hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam ”. Điều này là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý so với quy định trước đây về hàng cấm, khắc phục được hạn chế về việc mô tả thế nào được coi là hàng cấm, đi vào chi tiết, cụ thể hơn loại hàng hóa được coi là hàng cấm. Thứ ba, về làm rõ giá trị hàng phạm pháp và số lợi thu bất chính, việc nêu cụ thể về mức giá hàng phạm pháp có giá trị và mức thu lợi bất chính tại các khoản, các điều thay cho việc chỉ quy định trước đây về “Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn”. Việc này đảm bảo cho việc xét xử một cách chính xác và công bằng nhất đối với tội phạm này. Thứ tư, về chế tài của tội phạm cũng quy định có sự thay đổi đáng kể so với luật cũ, nếu như trước đây mức tối thiểu phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng thì hiện nay mức tối thiểu phạt tiền nâng lên là 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối tội sẩn xuất, buôn bán hàng cấm; và tối thiểu phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Cuối cùng, lần đầu quy định xử lý hình sự tội này đối với pháp nhân thương