Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
6,638
479
91
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN HÀNG CẤM
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN HÀNG CẤM
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG THỊ MINH SƠN
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả.
Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Lan Phương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
..........................................................................................................
1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀTỘI
TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN HÀNG CẤM .................................................
7
1.1. Những vấn đề lý luận về tội tàng trữ, vận chuyển hành cấm .................
7
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm
...............................................................................................................
15
1.3. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm
......................................................................................................
20
Chương 2: THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN
HÀNG CẤM TẠI HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN ...................... 50
2.1. Các yếu tố có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật về tội tàng
trữ, vận chuyển hàng cấm trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ...... 50
2.2. Thực tiễn định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm trên
địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
........................................................ 52
2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
......................................... 55
2.4. Đánh giá việc thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tội tàng trữ,
vận chuyển hàng cấm trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ............ 58
2.5. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật về tội tàng
trữ, vận chuyển hàng cấm
............................................................................ 67
KẾT LUẬN
....................................................................................................
79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS
Bộ luật hình sự
BLTTHS
Bộ luật tố tụng hình sự
BLTTHSVN
KSV
TAND
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
Kiểm sát viên
Tòa án nhân dân
THQCT
Thực hành quyền công tố
TTHS
Tố tụng hình sự
VAHS
VKS
VKSND
Vụ án hình sự
Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê thụ lý điều tra VAHS về tội phạm tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An từ2014-2018
.................................53
Bảng 2.2. Thống kê số vụ án đã xét xử hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm
trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An từ năm 2014 -2018
............................. 54
Bảng 2.3. Thống kê mức án TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An xét xử trong giai
đoạn từ 2014 - 2018
...........................................................................................
56
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều nước trên thế
giới.
Đường lối của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao đời sống vật chất và
tinh
thần của nhân dân. Sự vận hành của nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế định
hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, đi
cùng với sự phát triển là những mặt trái của nó, đặc biệt là tình hình tội phạm
trong
vài năm gần đây có xu hướng phát triển mạnh, diễn biến ngày càng phức tạp và
mang tính thời sự cấp bách. Hoạt động kinh tế với nhiệm vụ chính là sản xuất
hàng
hóa, tạo điều kiện cho xã hội phát triển, kinh tế mang ý nghĩa quan trọng đối
với đất
nước nhưng hiện nay các loại tội phạm về kinh tế lại xuất hiện càng nhiều và
ngày
càng tinh vi, nguy hiểm. Do đặc thù của nền kinh tế thị trường, sức ép cạnh
tranh và
những sơ hở, yếu kém trong quản lý kinh tế nên nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm
kinh tế ngày càng có môi trường phát sinh, phát triển, trong đó tội tàng trữ,
vận
chuyển hàng cấm đang ngày càng tăng về số lượng với nhiều mặt hàng cấm nguy
hiểm, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, hơn hết là tác động tiêu cực tới con
người,
môi trường và xã hội, nó đã trở thành một vấn đề nhức nhối của xã hội. Công tác
đấu tranh phòng chống loại tội phạm này cần phải quyết liệt mạnh mẽ, để làm được
điều đó cần có sự đánh giá chính xác, chi tiết, đầy đủ về tội phạm này.
Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Như vậy, việc chống lại các
hoạt động kinh doanh bất hợp pháp đã được Nhà nước thể chế thành nguyên tắc
hiến định. Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và văn bản pháp luật nhằm
phòng chống các tội phạm kinh tế nói chung, tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
nói
riêng.
Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 17/6/1985 đã
được sửa đổi, bổ sung bốn lần vào năm 1989, 1990, 1992, 1997 có quy định về tội
2
buôn bán, tàng trữ hàng cấm trong chương “Các tội phạm kinh tế”. BLHS 1999 đã
đưa ra quy định điều chỉnh hành vi liên quan đến hàng cấm rải rác ở các chương
khác nhau quy định về các hành vi liên quan đến hàng cấm và một số hàng cấm cụ
thể khác như chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, vũ khí hoặc công cụ hỗ
trợ,
chất phóng xạ, chất cháy, chất độc. BLHS 2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số
điều BLHS 2015 (ban hành năm 2017) ngoài những nội dung cấu thành tội phạm
trong BLHS 1999, bộ luật còn có nhiều thay đổi về việc xây dựng cấu thành tội
phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nên cần thiết phải có cách hiểu thống
nhất
để áp dụng pháp luật đối với tội phạm này.
Bên cạnh các quy định của Luật hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm, còn có các quy định của các văn bản pháp luật thuộc Ngành và lĩnh vực
khác cũng điều chỉnh các quan hệ và hành vi liên quan đến hàng cấm. Trong thời
gian vừa qua, đang tồn tại những cách hiểu không thống nhất giữa Luật thương mại
và luật đầu tư giữa các ngành, các cơ quan và các địa phương khác nhau. Vì thế,
hoạt động xử lý đối với tội phạm này còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu
trước tình hình thực tế tại địa phương, làm ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật
tự và
sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế xã hội.
Đức Hòa, Long An là khu vực xuất hiện tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
từ lâu, chiếm tỷ lệ cao về tội phạm này trong tỉnh và có chiều hướng tăng về số
lượng, chủng loại hàng cấm, diễn biến phức tạp với sự mở rộng quy mô và tính
chất
nguy hiểm. Công tác đấu tranh tại địa bàn trở nên khó khăn khi đối tượng phạm
tội
có nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi đồng thời luôn tìm cách trốn tội và chống
trả
quyết liệt.
Chính vì vậy, vấn đề bức thiết là phải có hành lang pháp lý thống nhất, và có
những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội tàng
trữ, vận chuyển hàng cấm có hiệu quả. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Tội tàng
trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An” là một vấn đề cần thiết, góp phần quan trọng vào cuộc
đấu tranh chung của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với loại tội phạm này.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Những năm trước thời kỳ đổi mới hầu như chưa có công trình nào nghiên
cứu về pháp luật xử lý đối với tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm. Theo đường lối
đổi mới, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật, về cơ chế thực hiện
pháp luật nói chung, pháp luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nói
riêng đã có sự phát triển mạnh. Trong thời gian vừa qua, đã có một số công
trình,
bài viết nghiên cứu về tình hình tội phạm này. Có thể nói tới một số công trình
sau:
- Luận án tiến sĩ luật học: “Phòng ngừa tội phạm tàng trữ, vận chuyển hàng
cấm của lực lượng cảnh sát kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ” của Lê Trung
Kiên, 2015.
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm trong luật
hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh" của Nguyễn Thị
Huyền Trang, 2016 [45].
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm trong luật
hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Cao Bằng)” của Lục Thị Út,
2014 [52].
- Luận văn thạc sỹ luật học: “Điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An Giang của Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm
về TTQLKT&CV” của Nguyễn Nhật Trường, 2007 [47].
Bên cạnh đó, còn một số bài viết đăng trong các báo Pháp Luật, các tạp chí
TAND, VKSND, bài nghiên cứu trao đổi trên website của Bộ Tư Pháp, TAND tối
cao, VKSND tối cao. Ngoài ra, còn một số sách tham khảo, chuyên khảo có đề cập
nội dung rất nhỏ liên quan đến đề tài luận văn như: Bình luận khoa học Bộ luật
Hình sự 1999 (phần các tội phạm), của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện,
LS.ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS.
Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu mặc dù đã nghiên cứu sâu và đề cập
ở một số góc độ khác nhau nhưng mới dừng lại ở một phạm vi hẹp, chủ yếu tập cận
dưới góc độ tội phạm học, chưa đề cập một cách trực tiếp, toàn diện, có hệ thống
và
4
trên cơ sở đó đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình
sự về tội loại tội phạm này. Chính vì vậy, đề tài: “Tội tàng trữ, vận chuyển
hàng
cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An”
mang tính cấp thiết cả từ lý luận lẫn thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài: “Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An"thể hiện các quy
định của pháp luật về loại tội phạm này và qua đó đề xuất những giải pháp bảo
đảm
áp dụng đúng quy định của BLHS và nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án về
tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ làm rõ những vấn đề sau
đây:
+ Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận như bản chất kinh tế, pháp lý về
tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm;
+ Phân tích, làm sáng tỏ quy định của pháp luật về tội tàng trữ, vận chuyển
hàng cấm;
+ Làm rõ thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về tội tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
+ Đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng quy định này, qua đó
đưa ra một số kiến nghị, biện pháp góp phần tháo gỡ những hạn chế của pháp luật
hình sự về tội phạm này; đồng thời kiến nghị tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện
Bộ luật hình sự 2015, tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn, nâng cao hiệu quả
của công tác đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, pháp lý và thực
tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển hàng cấm ở Việt Nam