Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
9,455
517
84
65
ra để hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự về bảo vệ rừng, các nhà lập pháp cần
phải tiếp thu có chọn lọc những quy định pháp luật phù hợp, tích cực để pháp
điển
hóa BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3.1.8. Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và các cơ quan có liên
quan phải có sự thống nhất và phối hợp với nhau
Nghiên cứu từ thực tiễn khách quan, xây dựng pháp luật dựa trên nhu cầu
của xã hội, quy định pháp luật phải có tính phù hợp, tính áp dụng trong thực tế.
Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật hình sự về tội hủy hoại rừng
cần
phải có sự thống nhất, không chồng chéo trong quy định, cách hiểu, xây dựng quy
trình ban hành và kiểm soát thực hiện các VBQPPL đúng trình tự thủ tục luật
định,
ban hành VBQPPL phải có sự kiểm tra kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức
năng và nhân dân.
3.1.9. Chính quyền địa phương phải ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật và hướng dẫn thi hành
Đối với thi hành Điều 243 BLHS thì chính quyền địa phương phải ban hành
văn bản hướng dẫn thi hành điều luật. Cấp tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn xuống
cấp huyện, cấp huyện ban hành văn bản đến cấp xã, cấp xã ban hành văn bản đến
từng thôn, buôn và từng người dân được biết. Thống nhất trong hướng dẫn thi hành
pháp luật từ trung ương đến chính quyền địa phương trong văn bản ban hành và
cách hiểu quy định.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội hủy hoại
rừng
3.2.1. Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự
Công tác tổng kết là công tác vô cùng quan trọng để đánh giá được hiệu quả
hay không hiệu quả những công việc đã làm, đánh giá hiệu quả của BLHS. Việc tổ
chức các hội thảo nghiên cứu, các chuyên đề nghiên cứu có sự tham gia và tư vấn
của các nhà chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ hoạt động thực
tiễn,
người dân,… nhằm tổng kết, phân tích, làm rõ tình hình thực tiễn, những hạn chế
khó khăn và tìm ra những biện pháp khắc phục. Vì vậy, cần phải thực hiện công
tác
66
tổng kết đánh giá thường xuyên những công việc đã thực hiện để chủ động tìm ra
nguyên nhân và đề xuất giải pháp giải quyết. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh
tế
ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, vấn đề công nghiệp
hóa,
hiện đại hóa là nhu cầu tất yếu hiện nay dẫn đến nhiều hậu quả cho môi trường
đặc
biệt là tài nguyên rừng. Gây ra nhiều tồn tại, bất cập, hạn chế trong công tác
quản lý
nhà nước, quản lý xã hội. Bất cập, hạn chế trong hệ thống chính sách pháp luật
và
công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Bất cập, khó khăn trong công tác phòng
chống tội phạm hủy hoại rừng. Do đó, công tác tổng kết thực tiễn rất quan trọng,
mặc dù Điều 243 BLHS 2015 mới được áp dụng, thời gian thực tiễn chưa nhiều
nhưng công tác tổng kết thực tiễn đã tạo cơ sở để cho các nhà nghiên cứu, các cơ
quan chức năng đánh giá được tình hình từ đó làm rõ thực trạng, chỉ ra các
nguyên
nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định đối với
tội
hủy hoại rừng.
3.2.2. Nâng cao năng lực, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết pháp
luật của lực lượng áp dụng pháp luật
Pháp luật bao gồm hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, để pháp luật đi
vào thực tiễn và áp dụng đem lại hiệu quả thì trước tiên đội ngũ cán bộ, công
chức,
viên chức trong hoạt động tư pháp phải am hiểu pháp luật, có chuyên môn nghiệp
vụ, năng lực và đạo đức. Việc nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi suy cho cùng công tác cán bộ là yếu tố con
người – chủ thể trực tiếp áp dụng pháp luật. Nâng cao trình độ, năng lực, đạo
đức
của đội ngũ cán bộ thuộc cơ quan CA, VKSND, TAND, Kiểm Lâm, Bộ đội Biên
phòng, UBND các cấp trong công tác đấu tranh, phòng chống, xử lý vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành và
phối
hợp trong hoạt động của cơ quan chức năng có trách nhiệm bảo vệ rừng theo hướng
nhanh, gọn, hiệu quả, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cơ quan, lĩnh
vực
công tác, hạn chế sự chồng chéo về thẩm quyền, hạn chế mâu thuẩn trong công
tác,… Các cơ quan, cá nhân áp dụng pháp luật cần phải chú trọng đến giải pháp
67
nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính,
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tội hủy hoại rừng.
Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ công chức, viên chức áp dụng
pháp luật hình sự trong học tập, làm việc để nâng cao năng lực, trình độ và hiểu
biết
pháp luật đáp ứng nhu cầu công việc và thực tiễn công tác như: Thường xuyên cập
nhật VBQPPL, thường xuyên tổ chức tập huấn và tham gia hội thảo chuyên đề để
rút kinh nghiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Nâng cao công tác đào tạo,
chất
lượng đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ lý luận chính
trị,
ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là công tác áp dụng
pháp luật
Nâng cao năng lực tư duy, logic cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra,
truy tố, xét xử (hoạt động tố tụng). Thường xuyên mở các lớp đào tạo, các lớp
nghiệp vụ, các lớp tập huấn, hội thảo cho đội ngũ cán bộ làm công tác áp dụng
pháp
luật.
Bên cạnh nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ thực hiện công tác áp dụng pháp luật thì song song với đó cần phải chú trọng
giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức và lối sống lành mạnh
cho
đội ngũ cán bộ. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, quản lý công việc, hạn chế
sai
phạm, sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Kịp thời phát
hiện và
ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong quá trình áp dụng pháp luật. Biểu dương,
khích lệ những cá nhân, tập thể tốt, hoàn thành nhiệm vụ, tích cực trong công
tác
phòng chống tham nhũng, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về đảng, đạo đức
lối sống của cán bộ, công chức,…
Thực hiện tinh gọn biên chế và tổ chức khoa học trong bộ máy hoạt động của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng pháp luật. Những bộ phận nào làm việc
không hiệu quả thì nên giải thể hoặc bố trí công việc khác phù hợp đúng với
chuyên
môn nghiệp vụ. Từ đó hạn chế số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm việc
không hiệu quả mà vẫn hưởng lương, giảm quy mô bộ máy cồng kềnh hoạt động
không hiệu quả.
68
3.2.3. Tạo cơ chế độc lập trong hoạt động giữa các cơ quan
Hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan CA, VKSND, TAND, Kiểm
Lâm, Bộ đội Biên phòng, UBND và các lực lượng khác liên quan đến phát hiện, xử
lý hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi phạm tội hủy hoại rừng nói
riêng
thì các cán bộ, cơ quan có thẩm quyền được luật quy định có toàn quyền xem xét,
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án một cách độc lập, không phụ
thuộc
hoặc hạn chế quyền bởi các các nhân, cơ quan khác, không có sự chồng chéo về
thẩm quyền giữa các cơ quan, cá nhân, tổ chức, hoạt động thực thi công vụ không
bị
các cá nhân, cơ quan khác chi phối dẫn đến không khách quan, tiêu cực trong hoạt
động áp dụng pháp luật.Thi hành công vụ phải công khai,minh bạch, độc lập, đúng
quy trình, quy định.
3.2.4. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác áp dụng pháp
luật và có cơ chế đãi ngộ hợp lý đối với người thực hiện công tác áp dụng pháp
luật
Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo cho các cá nhân, cơ
quan chức năng có trách nhiệm bảo vệ rừng có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm
vụ. Bảo đảm kinh phí hoạt động của các cá nhân, cơ quan áp dụng pháp luật, có
chi
phí cho cán bộ làm việc, đi công tác, mua sắp trang thiết bị, phương tiện kĩ
thuật
phục vụ công tác áp dụng pháp luật, trang bị các vũ khí cần thiết cho các lực
nòng
cốt bảo vệ rừng như: Kiểm lâm, cán bộ bảo vệ rừng, bộ đội biên phòng, cảnh sát
điều tra.
Có chế độ chính sách, đãi ngộ hợp lý khích lệ tinh thần đối với đội ngũ cán
bộ làm công tác áp dụng pháp luật, xử lý tội phạm nói chung và tội phạm về hủy
hoại rừng nói riêng để động viên, khích lệ tinh thần làm việc và trách nhiệm đối
với
công việc của những cán bộ làm công tác đặc thù này.
3.2.5. Xây dựng quy định pháp luật cấm đốt lửa trong rừng, cấm hút thuốc
trong rừng, cấm sử dụng chất hóa học hủy diệt rừng
Đưa quy định về cấm đốt lửa trong rừng, cấm hút thuốc, dùng chất hóa học
hủy hoại rừng trong BLHS và xây dựng chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các
hành vi này. Đối với các hành vi nêu trên mà hậu quả thiệt hại chưa xảy ra nhưng
bị
69
phát hiện vẫn phải bị truy cứu TNHS để tạo ra tính răng đe, giáo dục phòng ngừa
chung. Đồng thời xây dựng và tăng cường lực lượng kiểm tra, giám sát và xử lý
khách quan, đúng quy định pháp luật.
3.2.6. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy địa
phương và liên kết đào tạo với trường Đại học phòng cháy chữa cháy để nâng cao
chuyên môn, nghiệp vụ
Xây dựng phương án, kế hoạch hợp tác làm việc giữa các lực lượng như
Kiểm lâm, cán bộ quản lý bảo vệ rừng, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, bộ đội biên
phòng và chính quyền địa phương trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng,
thường xuyên tổ chức phối hợp, diễn tập giữa các cơ quan với lực lượng cảnh sát
phòng cháy cữa cháy. Liên kết đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ với
trường Đại học cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
3.2.7. Chính quyền địa phương cần xây dựng chính sách phân đất, cấp đất
và cho thuê đất hợp lý
Phải ban hành chính sách phân đất, cấp đất và cho thuê đất hợp lý đối với
từng đối tượng sử dụng để đem lại hiệu quả. Đặc biệt đối với người đồng bào dân
tộc thiểu số không có đất để ở và sản xuất, đời sống kinh tế khó khăn thì phải
xây
dựng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho họ, có chính
sách phân đất, cấp đất hoặc cho thuê đất phù hợp, khuyến khích trồng rừng và
phát
triển kinh tế rừng cho người đồng bào dân tộc thiểu số sớm ổn định đời sống kinh
tế
không còn tình trạng lấn đất rừng, chặt phá rừng lấy đất làm nương rẫy.
3.2.8. Các biện pháp khác
- Xử lý nghiêm các vụ phá rừng để tạo tính răng đe tội phạm, đồng thời nâng
cao vai trò quản lý của nhà nước trong quản lý rừng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong toàn
dân; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước trong quản lý và bảo vệ rừng;
Tăng cường công tác quản lý của chính quyền địa phương và thực hiện quyền giám
sát rừng, giám sát hoạt động của cơ quan chức năng; Thực hiện tinh thần dân
biết,
70
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; Thực hiện nguyên tắc dân chủ trong cơ quan, tổ
chức và chính quyền địa phương.
- Tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân đặc biệt là
những vùng xa xôi hẻo lánh, vùng kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, các
trường học về quy định tội hủy hoại rừng. Từ đó nâng cao ý thức và hiểu biết về
quy định pháp luật góp phần giảm tội phạm hủy hoại rừng, bảo vệ và phát triển
rừng.
- Lồng ghép các chương trình văn hóa, thể thao, văn nghệ để phổ biến pháp
luật tại địa phương
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua báo chí, báo mạng, internet,
truyền hình, rađio, loa đài, phát thanh tại tất cả các vùng từ miền núi xa xôi
đến
thành thị.
- Thực hiện xét xử lưu động các vụ án điển hình ở địa phương để vừa lồng
ghép tuyên truyền phổ biến pháp luật, tạo sự hiểu biết pháp luật trong công
chúng
và tính răng đe và phòng ngừa tội phạm chung.
- Tăng cường khuyến khích người dân phát triển kinh tế rừng như giao đất
cho người dân trồng rừng, quản lý rừng và khai thác rừng đúng quy định pháp luật
sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp phát triển kinh tế và bảo vệ rừng.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng tại địa phương có
rừng như: Xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, lực lượng cơ động
chữa cháy rừng tại chỗ, bảo vệ rừng địa phương; Đầu tư xây dựng các trung
tâm,trường huấn luyện công tác hiện trường cho lực lượng chức năng ở các điểm
nóng, phức tạp, vùng sâu, vùng xa; Xây dựng và trang bị thiết bị hiện đại cho
các cơ
quan giám định, định giá tài sản là rừng và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên
môn,
trình độ phục vụ công tác định giá thiệt hại về rừng.
- Tăng cường tiếp thu ý kiến đóng góp của người dân, tiếp nhận tin tố giác
tội phạm và nhanh chóng xử lý kịp thời tin tố giác tội phạm để ngăn chặn kịp
thời
hành vi, hạn chế thiệt hại.
71
Kết luận chương 3
Dựa vào những lý luận khoa học và cơ sở thực tiễn áp dụng các quy định
pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk,tác giả đã
nghiên
cứu và đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật
hình
sự và pháp luật có liên quan về tội hủy hoại rừng, góp phần nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật hình sự, hạn chế tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk,
giúp các cơ quan tố tụng hoạt động đem lại hiệu quả hơn, góp phần bảo vệ và phát
triển rừng trên địa bàn tỉnh.
72
KẾT LUẬN
Rừng là một trong những tài nguyên quan trọng của nước ta. Vì vậy, tài
nguyên rừng cần phải được bảo vệ và phát triển đúng hướng để đem lại những giá
trị thiết thực. Vì những giá trị to lớn đó mà nhiều cá nhân, pháp nhân hủy hoại
rừng
tùy tiện dẫn đến tình trạng suy giảm nhanh về diện tích và giá trị rừng, gây ô
nhiễm
môi trường, thiên thai, biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường sống, làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên,… Vì vậy, tội hủy hoại rừng phải nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khoa học và quy định cụ thể, rõ ràng trong BLHS để có cơ sở hành
lang pháp lý bảo vệ và phát triển rừng.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình
sự Việt Nam, từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” tác giả đã kế thừa những nghiên cứu
trước
đây của các nhà nghiên cứu về tội hủy hoại rừng. Từ đó, phát triển nghiên cứu
trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung cơ bản
của tội hủy hoại rừng, thực trạng tội hủy hoại rừng trên địa bàn, thực trạng
công tác
xét xử của Tòa án, thực trạng quy định pháp luật hiện hành, phân tích làm rõ các
quy định về cấu thành tội phạm và các quy định về hình phạt, từ đó chỉ ra thực
trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Việc nghiên cứu luận văn cho thấy được
ý
nghĩa của việc sửa đổi, bổ sung của BLHS 2015 là hợp quy luật, đáp ứng được nhu
cầu thực tiễn, đem lại hiệu quả cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hủy
hoại rừng. Tuy nhiên, pháp luật hình sự hiện nay vẫn còn một số hạn chế như: có
sự
chồng chéo giữa các quy định và hiểu sai các quy định của pháp luật, chưa có văn
bản hướng dẫn thi hành. Chính vì vậy, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị và giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp, giúp hoàn thiện
hệ
thống pháp luật. Để đáp ứng tốt nhu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm hủy hoại
rừng hiện nay thì hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
đối với
tội hủy hoại rừng phải được thực hiện xuyên suốt và tuân thủ đúng quy trình tố
tụng, xây dựng hoàn thiện BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tăng cường
công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong toàn dân. Nâng cao hiệu quả công
73
tác của các cơ quan như: KL, CA, VKS, TA, UBND các cấp. Tiếp thu ý kiến nhân
dân và dựa vào cơ sở thực tiễn để làm căn cứ sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ
thông
pháp luật thì mới đem lại hiệu quả, xét xử đúng người đúng tội, tránh oan sai,
bỏ lọt
tội phạm.
Đây là công trình tác giả nghiên cứu dựa trên những kiến thức lý luận và
thực tiễn, các số liệu mà tác giả thu thập tại tỉnh Đắk Lắk. Tác giả đã cố gắng,
nhưng do vấn đề nghiên cứu phức tạp, khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa
học còn hạn chế, số liệu thu thập thực tế còn ít nên khó tránh khỏi những thiếu
sót.
Thông qua việc nghiên cứu luận văn này tác giả mong nhận được sự góp ý chân
thành của các nhà khoa học và những người quan tâm đến vấn đề này cùng chia sẻ
kinh nghiệm và phê bình những thiếu sót để tác giả rút kinh nghiệm và sửa đổi,
sớm
hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Biên, Đinh Thế Hưng, Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Thị Lan,
Phan Thanh Hà, Lê Quang Thành, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Ngọc Mai, Lê Thị
Hồng Xuân, Bùi Thị Hường, Lê Xuân Lục, Nguyễn Văn Thuyết, Lê Xuân Sang,
Bùi Văn Nguyên, Đinh Thị Sáu, Lê Quang Thưởng (2017) Bình luận khoa học bộ
luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Nxb chính trị Quốc gia sự thật, Hà
Nội.
2. Lê Cảm (2004) Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công An Nhân
dân, Hà Nội.
3. Chính phủ (2013) Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản,ban hành ngày
11/11/2013, Hà Nội.
4. Lê Văn Đệ (2004) Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình
sự Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
5. Phan Thị Bích Hiền (2014) Tìm hiểu về khái niệm “người có chức vụ” và
“lợi dụng chức vụ để phạm tội” trong Luật hình sự Việt Nam, trường Đại học Cảnh
sát Nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đinh Bích Hòa (2007) Dịch và giới thiệu Bộ luật Hình Sự của nước Cộng
Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Hòa (2008) Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an
Nhân dân, Hà Nội.
8. Bạch Xuân Hòa (2014) “Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật Hình sự
Việt Nam” Luận văn Thạc sĩ luật học, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Trần Xuân Hòa (2019) “Tòa án nhân dân huyện Buôn Đôn xét xử về các
vụ hủy hoại rừng xảy ra tại Tiểu khu 458- Vườn Quốc gia Yokdon”, Trang điện tử
Vườn quốc gia Yokdon, <https://yokdonnationalpark.vn/bai-viet/toa-an-nhan-dan-
huyen-buon-don-xet-xu-ve-cac-vu-huy-hoai-rung-xay-ra-tai-tieu-khu-458-v-on-
quoc-gia-yok-don>, (15/5/2019).
10. Học viện Tư pháp (2014) Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ án hình sự,
Nxb Lao động, Hà Nội.
11. Nguyễn Mạnh Long (2013) Hoạt động phòng ngừa tội phạm hủy hoại
rừng của lực lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, Luận văn thạc
sĩ
luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12. Vũ Long (2019) Tình hình hủy hoại rừng diễn biến phức tạp trên địa bàn
tỉnh Đắk lắk, Đắk Lắk.
13. Phạm Văn Lợi (2004) Tội phạm về môi trường, một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Văn Luyện, Phùng Thế Vắc, Lê Văn Thư, Nguyễn Mai Bộ, Phạm
Thanh Bình, Nguyễn Ngọc Hà, Phạm Thị Thu (2007) Bình luận khoa học BLHS
2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
15. Đoàn Tấn Minh (2010) Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội
danh đối với các tôi phạm trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.
16. Đào Bội Nhân (2017) Tội hủy hoại rừng theo Luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện
khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Nghiệp (2016) “ Đấu tranh phòng, chống tội hủy hoại rừng
trên địa bàn Tây Nguyên” luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà
Nội.
18. Lê Thị Minh Phương (2013) Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt
Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
19. Bùi Thế Phương (2015) “Tội hủy hoại rừng trong luật Hình sự Việt Nam”
luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh.
20. Đinh Văn Quế (2005) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự- Phần các tội
phạm, tập VIII, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Quốc hội (1985) Bộ luật hình sự 1985, Nxb Sự thật, Hà Nội.
22. Quốc hội (2009) Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Quốc hội (2017) Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, Nxb Chính
trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
24. Quốc hội (2013) Hiến pháp 2013, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội.
25. Quốc hội (2014) Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Quốc hội (2004) Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nxb chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
27. Quốc hội (2017) Luật lâm nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
28. Quốc hội (2012) Luật xử lý vi phạm hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
29. Quốc hội (2004) Nghị quyết số 41-NQ/TW của bộ chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ban hành
ngày 15/11/2004, Hà Nội.
30. Quốc hội (2017) Nghị quyết số 41/2017/QH 14 về việc thi hành Bộ luật
hình sự số 100/2015/QH 13 đã được sủa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
12/2017/QH 14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH
13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm
giữ,
tạm giam số 94/2015/QH13, ban hành ngày 20/06/2017, Hà nội.
31. TAND huyện Buôn Đôn (2015) Bản án sơ thẩm số 01/2015/HSST ngày
21/01/2015, Đắk Lắk.
32. TAND huyện Buôn Đôn (2015) Bản án sơ thẩm số 22/2015/HSST ngày
20/7/2015, Đắk Lắk.
33. TAND huyện Ea’ Hleo (2015) Bản án sơ thẩm số 01/2015/HSST ngày
21/02/2015, Đắk Lắk.
34. TAND huyện Ea’ Hleo (2018) Bản án sơ thẩm số 01/2018/HSST ngày
07/03/2018, Đắk Lắk.
35. TAND huyện Krông Bông (2017) Bản án sơ thẩm số
14/2017/HSSTngày10/07/2017, Đắk Lắk.
36. TAND huyện Lắk (2015) Bản án sơ thẩm số 10/2015/HSST ngày
10/6/2015, Đắk Lắk.
37. TAND tỉnh Đắk Lắk (2018) Bản án phúc thẩm số 174/2018/HSPT ngày
30/05/2018, Đắk Lắk.
38. TAND tỉnh Đắk Lắk (2017)Báo cáo số 10/2017/BCBPTP ngày 25/7/2017,
Đắk Lắk.
39. TAND tỉnh Đắk Lắk (2018) Báo cáo số 45/2018/BCBPTP ngày
22/12/2018, Đắk Lắk.
40. TAND tỉnh Nghệ An (2017) Bản án số 83/2017/HSPT về tội hủy hoại
rừng, ban hành ngày 16/06/2017, Nghệ An.
41. Trường đại học luật Hà Nội (2014) Giáo trình luật học so sánh, Nxb Công
an Nhân dân, Hà Nội.
42. Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013) Giáo trình luật hình
sự Việt Nam- phần các tội phạm, quyển 1-2, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh.
43. Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013) Giáo trình luật hình
sự Việt Nam- phần chung, Nxb Hồng Đức, Hội luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ
Chí Minh.
44. VKSND huyện Ea Hleo (2018) Cáo trạng số 19/QĐ –KSĐT Ban hành
ngày 20/01/2018, Ea’ Hleo, Đắk Lắk.
45. VKSND huyện Ea Hleo (2018) Cáo trạng số 23/QĐ –KSĐT Ban hành
ngày 23/03/2018, Ea Hleo, Đắk Lắk.
46. VKSND huyện Krông Bông (2017) Cáo trạng số 10/QĐ-KSĐT ban hành
ngày 20/06/2017, Krông Bông, Đắk Lăk.
47. Phùng Thế Văn, Trần Văn Luyện, Phạm Thanh Bình, Nguyễn Đức Mai,
Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Mai Bộ (2001) Bình luận khoa học BLHS 1999- Phần các
tội phạm, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
48. Hoàng Văn Vân (2015) Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam
(trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk), luận văn thạc sĩ luật học,
Học
viện khoa học xã hội, Hà Nội.
49. Viện ngôn ngữ học (2002) Từ điển Tiếng Việt, Nxb thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
50. Trần Quốc Việt (2018) Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã
hội, Hà
Nội.
51. Võ Khánh Vinh (2013) Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
52. Wikipedia, “Đăk Lắk”, Trang điện tử Bách Khoa toàn thư mở,
<https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%AFk_L%E1%BA%AFk>,(26/6
/2019).
53. Wikipedia, “Môi trường”, Trang điện tử Bách Khoa toàn thư mở,
<https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng>,
(26/6/2019).
54. Wikipedia, “Phá rừng”, Trang điện tử Bách Khoa toàn thư mở,
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1_r%E1%BB%ABng>,(26/6/2019).
55. Nguyễn Văn Xô (2008) Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội.