Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
9,453
517
84
55
tố tụng vẫn chưa sát sao dẫn đến tình trạng chủ quan, duy ý chí, không tuân thủ
quy
định pháp luật.
Hiểu biết pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Đặc
biệt là những vùng rừng núi, xa xôi hẻo lánh. Đại bộ phận người dân không được
thường xuyên tiếp cận thông tin truyền thông, không được chính quyền tuyên
truyền phổ biến pháp luật nên thường chặt phá rừng tự phát nhưng không biết là
hành vi vi phạm pháp luật.
Trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng di dân tự phát của người dân, đặc biệt là
người dân tộc thiểu số, lối sống vẫn áp dụng các phong tục tập quán cũ. Một
trong
số đó là thói quen đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt thú rừng hoang dã đã và đang
hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh.
Chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập trong thực hiện chính
sách phân đất và cấp đất cho người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và sản
xuất.
Do yếu kém trong công tác quản lý, trong đó có sự bất cập về cơ chế, chính
sách. Do đó cùng với việc xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, phải đẩy mạnh hơn
nữa công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực rừng. Trong công tác xét xử các đối
tượng cần tuân thủ đúng quy định pháp luật, xử lý nghiêm minh các vụ phá rừng.
Kết luận chương 2
Chương 2 tổng hợp tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy hoại
rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ những cơ sở thực tiễn hiện nay của tỉnh như
các
số liệu, báo cáo, các bản án của các cơ quan chức năng trong quản lý, bảo vệ
rừng,
trong khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội hủy hoại rừng để làm rõ tình hình
thực tiễn
hiện nay của tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh cũng như tình hình thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính. Từ những cơ sở số
liệu cụ thể đó tác giả đã thống kê, tổng hợp và phân tích để làm rõ các vấn đề
thực
tiễn về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những hạn chế, bất
cập và
nguyên nhân của những hạn chế bất cập đó dưới góc độ lý luận và thực tiễn. Tác
giả
nghiên cứu và làm rõ tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội hủy
hoại
rừng trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ môi trường,
56
hạn chế thiên thai, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm hủy hoại rừng. Từ
việc làm sáng tỏ thực tiễn trên làm cơ sở để tác giả kiến nghị những giải pháp
nhằm
hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với tội
hủy hoại rừng mà tác giả đã nghiên cứu và trình bày ngay sau đây ở Chương 3.
57
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỘI HỦY HOẠI RỪNG
3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng trong Bộ
luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan
3.1.1. Hoàn thiện quy định về đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng
Việc quy định đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng tại Điều 243 BLHS
2015 mặc dù quy định cụ thể diện tích rừng bị thiệt hại đối với các loại rừng,
rừng
khoanh nuôi tái sinh, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, giá trị lâm
sản
bị thiệt hại và các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm bị thiệt hại theo mức
thiệt
hại do luật quy định. Tuy nhiên, Điều 243 BLHS 2015 hiện lại chưa có văn bản
dưới luật hướng dẫn thi hành cụ thể điều luật, giải thích điều luật, dẫn chiếu
điều
luật. Đồng thời, việc quy định các căn cứ pháp lý về nguồn gốc rừng giúp xác
định
rừng thuộc đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng hay đối tượng tác động của
tội
hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sảnthì chưa quy định cụ thể và rất dễ gây
nhầm
lẫn giữa hai tội. Do đó, khi áp dụng quy định về tội hủy hoại rừng, các cơ quan
tiến
hành tố tụng ở một số địa phương áp dụng chưa thống nhất các quy định về cấu
thành tội phạm hủy hoại rừng. Có địa phương cơ quan áp dụng pháp luật xem các
loại cây cỏ, cây bụi, cây dây leo, phong lan là đối tượng tác động của tội hủy
hoại
rừng và truy cứu TNHS, nhưng cũng có địa phương lại không xem các đối tượng
này là đối tượng của tội hủy hoại rừng và không truy cứu TNHS mà chỉ áp dụng xử
phạt hành chính. Hiện nay, việc lựa chọn cách giải quyết dựa trên ý chí chủ quan
của cơ quan áp dụng pháp luật, cụ thể là cơ quan điều tra, Kiểm lâm, UBND các
cấp, Viện Kiểm sát, Tòa Án và một số cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ
rừng. Cùng với đó thực tiễn áp dụng quy định về tội hủy hoại rừng trong một số
trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng lựa chọn luật áp dụng xử lý chưa đúng,
hoạt động định tội danh chưa đúng do xác định đối tượng tác động của tội hủy
hoại
rừng chưa có sự thống nhất giữa tội hủy hoại rừng với tội hủy hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản theo BLHS 2015. Nguyên nhân của việc không thống nhất là do
58
xuất phát từ quy định chưa rõ ràng, lý luận về đối tượng tác động của tội hủy
hoại
rừng còn nhiều điểm chưa rõ, chưa có văn bản thống nhất hướng dẫn về đối tượng
[11, tr.71-72]. Do đó, tác giả đã dựa trên tình hình thực tế địa phương và kết
quả
nghiên cứu kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội hủy
hoại rừng như sau:
Thứ nhất: Các cơ quan lập pháp cần có quy định rõ các loại cây cỏ, cây bụi,
dây leo, các loài phong lan là đối tượng tác động của tội hủy hoại rừng bằng
việc
sửa, đổi bổ sung Điều 243 hoặc quy định dẫn chiếu tới văn bản hướng dẫn thi hành
như thông tư, nghị định liên quan. Đưa các loại cây này vào bảng danh mục cụ thể
bằng văn bản để hướng dẫn thống nhất cho các địa phương áp dụng, tránh hiểu
nhầm quy định, áp dụng sai luật trong xử lý.
+ Trường hợp diện tích rừng bị thiệt hại bao gồm cả diện tích các loại cây cỏ,
cây bụi, dây leo, các loại phong lan thì việc xác định diện tích bị thiệt hại
hoặc giá
trị lâm sản bị thiệt hại bao gồm cả các loại cây cỏ, cây bụi, dây leo, các loại
phong
lan để làm căn cứ truy tố TNHS. Phải bổ sung quy định cụ thể bằng văn bản và cơ
quan có thẩm quyền thẩm định thiệt hại về giá trị lâm sản về diện tích của các
loại
cây cỏ, cây bụi, dây leo, phong lan phải thực hiện thẩm định khách quan, trung
thực
và đúng quy định pháp luật.
+ Trường hợp diện tích rừng bị thiệt hại chỉ có các loại cây cỏ, cây bụi, dây
leo, phong lan và hiện tại diện tích đất lâm nghiệp đã được cải tạo, trồng mới
lại
bằng các loại cây rừng khác thì chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi phát dọn
cây
rừng trái phép. Nhưng nếu trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà
còn
tiếp tục vi phạm thì mới truy cứu TNHS.
+ Trường hợp diện tích rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng không có cây lớn
mà chỉ có cây cỏ, cây bụi, dây leo, phong lan bị phá hủy thì phải truy cứu TNHS
vì
tính chất quan trọng của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng là bất khả xâm phạm và
có giá trị về môi trường rất lớn.
+ Đối với phong lan thì phải quy định rõ ràng chủng loài phong lan quý
hiếm, quy định số lượng, trọng lượng phong lan cụ thể để làm cơ sở xử phạt hành
chính hay truy cứu TNHS.
59
Thứ hai: Cần phải bổ sung thêm quy định nhằm xác định đối tượng tác động
thuộc loại tội nào trong BLHS, đưa quy định này vào trong Điều 243 BLHS 2015
như: “Nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này” để tạo
điều kiện thuận lợi trong xác định đối tượng tác động nhằm áp dụng chính xác
điều
luật về tội hủy hoại rừng để phân biệt rõ ràng giữa hai tội hủy hoại rừng và tội
hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tránh tình trạng áp dụng sai quy định pháp
luật
trong hoạt động định tội danh. Do đó, Điều 243 BLHS 2015 cần sớm có quy định
hướng dẫn đối tượng tác động giữa tội hủy hoại rừng và hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản, cần có văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể rừng nào thuộc tài sản
nhà nước, rừng nào thuộc sở hữu cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được nhà nước
giao,
quản lý để áp dụng điều luật chính xác trong định tội danh.
Trường hợp đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng
trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục
đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo
vệ, thì phải chịu TNHS.
Trường hợp đất thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, các nhân, hộ gia đình
nhưng được cơ quan nhà nước đầu tư kinh phí, cây giống, kĩ thuật,… thì khi thực
hiện hành vi hủy hoại rừng trái phép vẫn phải bị truy cứu TNHS
Trường hợp tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dùng đất thuộc quyền sử dụng đất
của mình để trồng trừng, trực tiếp đầu tư chi phí, phát triển kinh tế rừng. Khi
thực
hiện hành vi hủy hoại rừng trên mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sung
quanh thì không bị truy cứu TNHS. Hành vi hủy hoại nêu trên bị truy cứu TNSH về
tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. [47, tr. 67].
3.1.2. Hoàn thiện quy định về tình tiết định khung hình phạt của tội hủy hoại
rừng
Điều 243 BLHS 2015 đã khắc phục được hạn chế như: Khi xét xử tội hủy
hoại rừng và phải viện dẫn căn cứ vào định lượng quy định tại văn bản hướng dẫn
về định lượng, diện tích, giá trị lâm sản bị thiệt hại khi xây dựng các khung
hình
phạt cơ bản và khung hình phạt tăng nặng.
60
Thực tế, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có giá trị và có ý nghĩa về môi
trường lớn hơn rừng sản xuất và các loại rừng khác. Vì vậy, cần phải quy định
rừng
phòng hộ và rừng đặc dụngvào bảo vệ đặc biệt. Điều 243 BLHS 2015 quy định
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có định lượng để xác định khung hình phạt cao
hơn so với quy định Điều 189 BLHS 1999 sẽ dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng. Trong
đó, nguy hiểm nhất là khả năng bảo vệ môi trường, hạn chế thiên tai, điều hòa
khí
hậu, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Việc BLHS 2015 quy định các yếu tố định khung cơ bản đối với 02 loại rừng này là
chưa hợp lý. Vì vậy, tác giả kiến nghị cẩn sửa đổi, bổ sung Điều 243 BLHS 2015
theo hướng giảm dần về định lượng diện tích thiệt hại của rừng phòng hộ và rừng
đặc dụng trong quy định của khung hình phạt như sau:
Bảng 7. Đề nghị mức định lượng mới của rừng phòng hộ và rừng đặc
dụng
Loại
rừng
Định lượng theo BLHS 2015
Định lượng đề nghị sửađổi
Khoản 1
Khoản 2
Khản 3
Khoản 1
Khoản 2
Khản 3
Rừng
phòng
hộ
3.000 m2
đến dưới
7.000 m2
7.000 m2
đến dưới
10.000 m2
10.000
m2 trở
lên
2.000 m2
đến dưới
5.000 m2
5.000 m2
đến dưới
7.000 m2
7.000
m2 trở
lên
Rừng
đặc
dụng
1.000 m2
đến dưới
3.000 m2
3.000 m2
đến dưới
5.000 m2
5.000 m2
trở lên
1.000 m2
đến dưới
2.000 m2
2.000 m2
đến dưới
3.000 m2
3.000
m2 trở
lên
Riêng đối với rừng sản xuất tác giả kiến nghị giữ nguyên mức định lượng về
diện tích rừng bị phá hủy theo quy định Điều 243 BLHS 2015. Vì là loại rừng phục
vụ cho hoạt động sản xuất và có thể phục hồi nhanh.
3.1.3. Hoàn thiện quy định về hình phạt của tội hủy hoại rừng
Việc quy định hình phạt tại Điều 243 BLHS 2015 về tội hủy hoại rừng vẫn
còn tồn tại một số bất cập trong áp dụng và thi hành pháp luật như sau:
61
Thứ nhất: Hình phạt tiền vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung
chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm, cũng như thiệt hại gây ra của
hành vi hủy hoại rừng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người phạm tội khó
khăn về kinh tế thì hình phạt tiền đối với các đối tượng này là không hợp lý và
khó
có khả năng thi hành án. Vì vậy, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về hình
phạt
tiền đối với tội hủy hoại rừng trong trường hợp người phạm tội là người đồng bào
dân tộc có kinh tế khó khăn thì được xem xét miễn, giảm hình phạt tiền.
Thứ hai: Hình phạt tù có thời hạn quy định với mức dao động của khung
hình phạt khá lớn: (Khoản 1 thì từ 01 năm đến 5 năm, khoản 2 thì 3 năm đến 7
năm,
khoản 3 từ 7 năm đến 15 năm), nên việc quyết định hình phạt chưa thể thực hiện
khách quan mà thường dựa trên chủ quan duy ý chí của cơ quan xét xử và người
tiến hành tố tụng. Việc quy định hình phạt đối với tội hủy hoại rừng chưa thể
hiện
được mức tương xứng đối với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
hủy hoại rừng gây ra, cách xây dựng quy định của nhà lập pháp chưa phù hợp, biên
độ hình phạt lớn, cũng như khả năng dự liệu cho quy định hình phạt và mức hình
phạt chưa cao. Khi xây dựng BLHS 2015, nhà lập pháp còn theo tư duy của BLHS
1999, chưa xây dựng, so sánh hậu quả thiệt hại của hành vi hủy hoại rừng với mức
độ ảnh hưởng đến đời sống xã hội, ảnh hưởng đến môi trường như hiện nay. Điều
243 BLHS 2015 quy định về phạt và mức phạt có sự điều chỉnh rõ ràng hơn và tích
cực hơn so với quy định tại BLHS 1999. Tuy nhiên, xét về mặt toàn diện thì vẫn
còn hạn chế trong tình hình kinh tế, xã hội của Đất nước hiện nay. Cụ thể, là
nhà
làm luật vẫn giữu nguyên mức dao động của khung hình phạt giữa khoản 1 và
khoản 2 còn rất lớn, và giữa hai khoản này vẫn chưa rõ ràng về số năm phạt tù,
giữa
hai khoản có sự mâu thuẩn về mức hình phạt dẫn đến cơ quan tiến hành tố tụng rất
khó khăn trong việc xác định khoản hình phạt để áp dụng và thường xét xử theo tư
duy chủ quan. Trên cơ sở đó tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện
quy định về hình phạt đối với tội hủy hoại rừng như sau:
Thứ nhất: Về mức hình phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 243 BLHS cần
có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, phải có mức
phạt
62
tiền phù hợp để bản án có khả năng thi hành. Đặc biệt, đối với các đối tượng
phạm
tội hủy hoại rừng mà có kinh tế khó khăn không thể thi hành hình phạt tiền thì
có
thể quy định phạt bằng các biện pháp khác như lao động công ích, trồng rừng,
chăm
sóc rừng,…
Thứ hai: Việc quy định mức hình phạt tù giữa khoản 2 và khoản 3 Điều 243
BLHS 2015 có sự phân định rõ ràng. Tuy nhiên, quy định của khoản 1 là từ 01 năm
đến 05 năm và khoản 2 từ 03 năm đến 07 năm có sự chồng chéo, trùng lặp nhau
trong khoản thời gian 03 năm đến 05 năm. Từ thực tiễn tố tụng tại tỉnh Đắk Lắk,
những đối tượng thực hiện hành vi hủy hoại rừng thường đi cùng với rất nhiều
tình
tiết giảm nhẹ như: Nhận thức kém về pháp luật, là người dân tộc thiểu số, là lao
động duy nhất trong gia đình, sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn, gia đình có
hoàn cảnh khó khăn, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội, …
Như vậy, sẽ xảy ra những trường hợp đối tượng mặc dù phạm tội tại khoản 1 nhưng
lại bị xử lý nặng hơn đối tượng khác phạm tội ở khoản 2 mà có nhiều tình tiết
giảm
nhẹ. Việc áp dụng pháp luật để quyết định hình phạt ở các địa phương sẽ không có
sự thống nhất. Do đó, cần phải có sự phân định rõ ràng khung hình phạt, điều
chỉnh
mức hình phạt giữa khoản 1 và khoản 2 Điều 243 BLHS giống như quy định giữa
khoản 2 và khoản 3 [47, tr. 70]. Cụ thể các mức như sau là hợp lý và dễ dàng
trong
công tác áp dụng:
+ Khoản 1 từ 01 năm đến 03 năm;
+ Khoản 2 từ 03 năm đến 7 năm;
+ Khoản 3 từ 07 năm đến 15 năm;
3.1.4. Áp dụng án lệ làm nguồn của pháp luật
Đắk Lắk là tỉnh có tội phạm hủy hoại rừng thường xuyên diễn ra, nhiều vụ
phạm tội hủy hoại rừng có tính chất, mức độ và nội dung vụ án giống nhau. Vì
vậy,
để hệ thống pháp luật hoàn thiện, nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án trong xét
xử
các vụ án phạm tội hủy hoại rừng có nội dung, tính chất và mức độ giống nhau thì
tác giả kiến nghị nên lựa chọn các bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử để
chọn
làm nguồn của pháp luật, áp dụng án lệ vào trong xét xử các vụ án phạm tội hủy
63
hoại rừng có nội dung giống nhau. Từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng
cao
hiệu quả công tác xét xử của Tòa án.
3.1.5. Sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn giải thích quy định pháp luật
Hiện nay, việc pháp luật hình sự còn nhiều mâu thuẩn, chưa thống nhất trong
cách hiểu và thường nhầm lẫn, chồng chéo quy định. Từ đó, gây khó khăn trong
công tác xử lý, tạo kẻ hở cho tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. BLHS 2015 đã
có những sửa đổi, bổ sung tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế. Đặc biệt, là quy
định về tội hủy hoại rừng đã có sự tiến bộ và đem lại nhiều hiệu quả tích cực
trong
quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng. Nhưng đối với tỉnh Đắk Lắk là tỉnh đặc thù có
diện
tích rừng lớn, dân cư đa dạng phức tạp nên việc áp dụng quy định tội hủy hoại
rừng
theo Điều 243 BLHS 2015 vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Trong các tội phạm
môi trường không có tội phạm nào thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không áp
dụng hình phạt cao nhất là chung thân và tử hình đối với tội phạm hủy hoại rừng,
hình phạt chỉ dừng lại ở mức cao nhất là phạt tù có thời hạn. Vì vậy, tác giả
kiến
nghị nên bổ sung thêm hình phạt chung thân đối với hành vi phạm tội huỷ hoại
rừng
ở trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như gây chết người, gây thiên tai, làm tuyệt
chủng động thực vật. Mặc khác, đối với chủ thể là pháp nhân thương mại phạm tội
hủy hoại rừng là một chủ thể mới được luật hình sự quy định là tội phạm nên công
tác áp dụng pháp luật gặp khó khăn. Vì vậy, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn
cụ thể các vấn đề liên quan đến pháp nhân thương mại để việc áp dụng pháp luật
được thuận lợi, dễ dàng và đạt hiệu quả [11, tr. 76].
3.1.6. Hoàn thiện các quy định về tội phạm và hình phạt đối với chủ thể là
pháp nhân thương mại
Điều 243 BLHS 2015 lần đầu tiên quy định pháp nhân thương mại là chủ thể
của tội hủy hoại rừng nên hiện nay điều luật quy định về tội phạm và hình phạt
đối
với pháp nhân thương mại còn sơ sài và chưa có hướng dẫn áp dụng chi tiết, rõ
ràng. Vì vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn, mặc
khác địa bàn tỉnh Đắk Lắklà địa bàn đặc thù có diện tích rừng lớn, rừng được
giao
phần lớn cho các Công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng
64
phòng hộ, UBND các cấp, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình quản lý nên chủ thể
có chức năng và thẩm quyền quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh là rất đa
dạng. Vì vậy, BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS cần phải được sửa
đổi, bổ sung và hướng dẫn quy định về tội phạm và hình phạt đối với pháp nhân
thương mại. Cụ thể, là đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về hình phạt đối
với
pháp nhân thương mại phạm tội.
Bảng 8. Đề xuất mức phạt tiền mới đối với pháp nhân thương mại phạm
tội.
Khoản 5 Điều 243
Mức phạt hiện tại
Phức phạt kiến nghị sửa đổi
Điểm a
500.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng.
1.000.000.000 đồng đến
3.000.000.000 đồng.
Điểm b
2.000.000.000 đồng đến
5.000.000.000 đồng.
3.000.000.000 đồng đến
6.000.000.000 đồng.
Điểm c
5.000.000.000 đồng đến
7.000.000.000 đồng. Đình
chỉ hoạt động từ 06 tháng
đến 03 năm.
6.000.000.000 đồng đến
10.000.000.000 đồng. Đình
chỉ hoạt động từ 03 tháng đến
01 năm.
Điểm d và đ Điều 243 BLHS 2015 giữ nguyên không cần thay đổi. Tuy
nhiên phải ban hành văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết các điểm này hoặc hướng
dẫn dẫn chiếu đến văn bản pháp luật có liên quan.
3.1.7. Tăng cường hợp tác quốc tế và ký kết các điều ước quốc tế về bảo vệ
rừng
Hiện nay nước tham gia ký kết các điều ước quốc tế như: Công ước về bảo
vệ tầng ô zôn 1985; Công ước về chống sa mạc hóa của Liên Hiệp Quốc (UNCCD)
1992; Công ước về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc UNFCCC 1992; Công ước
về đa dạng sinh học CBD 1992,… Các điều ước quốc tế này là cơ sở pháp lý để
nước ta thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên rừng, làm
cơ xây dựng các quy định pháp luật phù hợp với quy định chung của thế giới.
Ngoài