Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
9,374
517
84
25
xâm hại đến rừng; Sắc lệnh số 142/SL 21/12/1949, quy định về việc lập biên bản
các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng,…
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt
làm 2 miền, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn chìm trong khói lửa
của chiến tranh. Pháp luật thời kỳ này được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm,
bởi nó là công cụ sắc bén không thể thiếu của chính quyền cách mạng. Do đó, Nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có nhiều văn bản liên quan
trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng như:Hiếnpháp 1959 của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà; Nghị định số 221- CP ngày 29/01/1961 và Nghị định số 220/CP ngày
28/12/1961 của Chính phủ, quy định về quản lý của nhà nước đối với công tác
phòng cháy chữa cháy; Pháp lệnh số 17/LCT ngày 05/4/1963 quy định về phòng
cháy chữa cháy; Pháp lệnh (Không số) ngày 6/9/1972 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội quy định việc bảo vệ rừng; Nghị định số 155/CP ngày 03/10/1973 của Hội đồng
Chính phủ về việc thi hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng.
- Giai đoạn từ năm 1975 đến trước năm 1985:
Giai đoạn này đất nước được thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
nên nhiệm vụ trọng tâm của nước ta. Thời kỳ này chủ yếu tập trung cho việc xây
dựng đất nước và củng cố chính quyền cách mạng. Vì vậy, pháp luật thời kỳ này
vẫn duy trì các quy định của pháp luật trước đây [47, tr. 34-35].
- Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1985 đến khi ban hành BLHS 1999
Đến năm 1985, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển nhất định, nhu cầu của
xã hội về sử dụng tài nguyên rừng đã tăng lên đáng kể, dẫn đến việc khai thác
rừng
tràn lan không kiểm soát được, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đất
Nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và nền kinh tế. Nhận
thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương biện pháp để quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng. Cụ thể, là quy định Điều181 BLHS năm 1985 quy
định “Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng” [47, tr. 35-36].
- Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1999 đến khi ban hành BLHS 2015
Đến năm 1999, kinh tế Đất nước phát triển tích cực, sự nghiệp công nghiệp
26
hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, nhu cầu sử dụng đất rừng, tài nguyên rừng vào
sản xuất, phát triển kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt tăng cao. Điều
này
kéo theo tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ngày càng diễn biến
phức tạp. Giai đoạn này nhà nước quyết tâm bảo vệ tài nguyên rừng bằng nhiều
biện pháp, trong đó pháp luật hình sự được đặc biệt chú trọng. Chính vì lẽ đó mà
trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999, Nhà nước đã có sự quan tâm sửa đổi,
bổ sung các điều luật liên quan trong lĩnh vực tài nguyên rừng. Từ chỗ chỉ có 1
điều
trong BLHS 1985 thì đến BLHS 1999 quy định tăng lên 6 điều luật, cụ thể: “Tội vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”; “ Tội vi phạm quy định về quản
lý
rừng”: “Tội hủy hoại rừng”; “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang
dã quý hiếm”; “Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên
nhiên”: “Tội vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy”. Đến năm 2009
BLHS 1999 được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn [47, tr. 36-
39].
- Giai đoạn BLHS 2015 có hiệu lực thi hành đến nay
Hiện nay tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 BLHS 2015 gồm 5
khoản, điều luật và các khoản mục được thiết kế khoa học theo mức độ vi phạm
tăng dần từ thấp đến cao từ khoản 1 đến khoản 3, khoản 4 quy định về hình phạt
bổ
sung, khoản 5 quy định về pháp nhân thương mại phạm tội nên rất đầy đủ, rõ ràng
hơn quy định trước đây. Tuy nhiên, quy luật của xã hội là luôn vận động và không
ngừng phát triển. Điều này đặt ra những quan hệ xã hội mới phát sinh, đặc biệt
là
quan hệ xã hội liên quan đến tội hủy hoại rừng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn
đòi hỏi pháp luật phải không ngừng sửa đổi, bổ sung đáp ứng nhu cầu thực tiễn
hiện
nay. BLHS 2015 từ lúc có hiệu lực thi hành cho đến nay đã đem lại hiệu hiệu quả
đáng kể trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm
xâm phạm môi trường, trong đó có tội hủy hoại rừng. Tuy nhiên, bên cạnh những
hiệu quả tích cực mang lại thì quy định pháp luật vẫn còn những khó khăn, vướng
mắc cần phải được nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện
nay.
27
1.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác
1.3.1. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội vi phạm quy định về quản lý rừng
Điểm giống nhau:
- Cả hai tội đều có đối tượng tác động của hành vi phạm tội là rừng và đều để
lại hậu quả xấu cho tài nguyên rừng, môi trường.
- Cả hai tội đều có mặt chủ quan được thể hiện qua lỗi cố ý (cố ý trực tiếp
hoặc cố ý gián tiếp). Động cơ và mục đích của người phạm tội không phải là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
- Cả hai tội đều có khung hình phạt cao nhất là tù có thời hạn, không áp dụng
hình phạt chung thân hoặc tử hình đối với hai tội này. Về hình phạt cả hai tội
đều có
quy định hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Điểm khác nhau:
- Thứ nhất: về quy định thì tội hủy hoại rừng quy định tại Điều 243 chương
XIX các tội phạm về môi trường còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng quy định
tại Điều 233 chương XVIII các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
- Thứ hai: Khách thể của tội hủy hoại rừng là hành vi xâm phạm các quy định
của Nhà Nước về khai thác và bảo vệ rừng, xâm hại đến sự ổn định bền vững của
môi trường sinh thái. Đối tượng tác động trực tiếp là rừng tự nhiên hoặc rừng
trồng
trên đất lâm nghiệp gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặt dụng. Còn khách
thể của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là hành vi xâm phạm đến chế độ quản
lý rừng của nhà nước. Điều này thể hiện sự khác nhau giữa một tội là hành vi hủy
hoại rừng (đốt, phá, và hành vi khác) và hành vi xâm phạm quản lý rừng của Nhà
Nước về chế độ giao rừng, cho thuê rừng; Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép;
Khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép gây thiệt hại đến kinh tế.
- Thứ ba: Mặt khách quan của tội hủy hoại rừng được thể hiện cụ thể quan các
hành vi đốt, phá rừng trái phép và hành vi khác hủy hoại rừng. Còn khách quan
của
tội vi phạm quy định về quản lý rừng là hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ,
quyền hạn thực hiện các hành vi như giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng trái
28
pháp luật; Chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; Khai thác, vận chuyển lâm
sản trái pháp luật.
- Thứ tư: Chủ thể tội hủy hoại rừng là bất kể người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có
năng lực trách nhiệm hình sự (kể cả chủ rừng trong trường hợp họ vi phạm các quy
định của pháp luật về bảo vệ rừng ngay trong khu vực do họ trồng hoặc được giao
quản lý hoặc pháp nhân thương mai đủ điều kiện. Còn đối với tội vi phạm quy định
về quản lý rừng thì chủ thể đòi hỏi phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt, nghĩa
là
chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý
rừng.
- Thứ năm: Về thiết kế của điều luật cũng có sự khác nhau giữa tội hủy hoại
rừng gồm 5 khoản còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng thì được thiết kế với
4
khoản.
- Thứ sáu: Về hình phạt giữa hai tội cũng có sự khác nhau. Tội hủy hoại rừng
có quy định hình phạt đối với pháp nhân thương mại còn tội vi phạm quy định về
quản lý rừng thì chỉ quy định chủ thể của tội là cá nhân chứ không có pháp nhân
thương mại. Tuy nhiên, mức hình phạt đối với cá nhân giữa hai tội cũng có sự
khác
nhau về hình phạt chính và hình phạt bổ sung, cụ thể:
+ Khoản 1: Tội hủy hoại rừng: “Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05
năm”; Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng: “Cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
+ Khoản 2: Tội hủy hoại rừng: “03 năm đến 07 năm tù”. Còn tội vi phạm các
quy định về quản lý rừng: “02 năm đến 07 năm tù”.
+ Khoản 3: Tội hủy hoại rừng: “07 năm đến 15 năm tù”. Còn tội vi phạm quy
định về quản lý rừng: “05 năm đến 12 năm tù”.
+ Khoản 4: Tội hủy hoại rưng: “người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu
đồng đến 100 triệu đồng”. Còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng: “người phạm
tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng”.
1.3.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản
29
Giữa tội hủy hoại rừng theo Điều 243 BLHS 2015 và Tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 BLHS 2015 có sự khác nhau về quy định, dấu
hiệu định tội và hình phạt. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy
định tại Điều 178 trong chương XVI các tội xâm phạm sở hữu cụ thể như sau: “hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử
dụng
hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản”. Thì so với tội hủy hoại rừng
có
những điểm giống và khác nhau như sau:
Điểm giống nhau:
- Cả hai tội đều có đối tượng tác động là hủy hoại tài sản. Cụ thể thì so với
tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì tội hủy hoại rừng cũng hủy hoại
tài
sản là rừng, rừng thuộc sở hữu chung của nhà nước, sở hữu của cơ quan, tổ chức,
các nhân, hộ gia đình.
- Cả hai tội về mặt hành vi đều là hành vi tiêu cực, để lại hậu quả xấu và
làm hủy hoại hoặc giảm giá trị của tài sản, làm hư hỏng tài sản.
- Đều có dấu hiệu phạm tội là “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi mà còn
vi phạm” thì đều bị truy cứu TNHS.
- Đều có quy định hình phạt tù có thời hạn và hình phạt tiền kèm theo.
Ngoài ra cả hai tội đều quy định phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Cả hai tội về mặt chủ quan đều phải là hành vi có lỗi cố ý và để lại hậu
quả, thiệt hại.
- Cả hai tội đều được nhà làm luật thiết kế với khoản quy định và khung
hình phạt từ mức cơ bản đến tăng nặng và quy định các tình tiết tăng nặng TNHS
như: Có tổ chức; đã bị kết án về tội này, chưa xóa án tích mà còn vi phạm,…
Điểm khác nhau:
Thứ nhất: Khách thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là
những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức
và nhà nước, tài sản là di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, hoặc có hành
vi làm
hư hỏng tài sản của các chủ thể trên (các tài sản thông thường theo quy định của
30
luật dân sự). Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều
178
BLHS 2015 ở chương XVI (các tội xâm phạm sở hữu). Còn khách thể của tội hủy
hoại rừng là hành vi xâm phạm các quy định của nhà nước về khai thác, bảo vệ
rừng
và phát triển rừng. Đối tượng tác động trực tiếp là rừng gồm rừng tự nhiên và
rừng
trồng, rừng là tài sản chung của nhà nước và cũng là tài sản riêng của cá nhân,
gia
đình, tổ chức trong một số trường hợp theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, tội
hủy
hoại rừng không quy định ở chương các tội phạm xâm phạm sở hữu mà được quy
định tại Điều 243 BLHS 2015 tại chương XIX (các tội phạm về môi trường).
Thứ hai: Chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là người từ
đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm quy định tại Điều 178 BLHS 2015
đối với khoản 1 và khoản 2. Đối với khoản 3 và khoản 4 thì chủ thể là người từ
đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS khi phạm tội vì tính chất, mức độ thiệt
hại
lớn. Còn chủ thể của tội hủy hoại rừng là bất kỳ người nào có năng lực TNHS, và
đạt độ tuổi theo quy định là đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS. Ngoài ra tội hủy
hoại rừng còn quy định thêm chủ thể phạm tội hủy hoại rừng là pháp nhân thương
mại được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật, còn tôi hủy
hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì không quy định TNHS đối với pháp nhân thương
mại.
Thứ ba: Mặt khách quan của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
được thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi như: phá, đập, đốt, cắt xén, nghiền
nát,
dùng chất nổ để công phá,…tài sản làm cho tài sản mất hoàn toàn giá trị sử dụng
hoặc làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản. Theo quy định khoản 1 Điều
178
BLHS 2015 thì tài sản bị hủy hoại có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu
đồng
hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d,
đ
khoản 1 điều này thì bị truy cứu TNHS. Đối với tội hủy hoại rừng thì mặt khách
quan là hành vi đốt, phá rừng trái phép và các hành vi khác hủy hoại rừng.
Thứ tư: Về hình phạt
+ Về hình phạt tù đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy
định mức phạt tù có thời hạn cao nhất đến 20 năm tù. Còn tội hủy hoại rừng quy
31
định mức phạt tù cao nhất đến 15 năm tù. Từ đấy cho thấy quy định về mức phạt tù
của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nặng hơn, nghiêm khắc hơn so với
tội hủy hoại rừng.
+ Về hình phạt tiền (có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung) thì tội
hủy hoại rừng có mức phạt tiền cao hơn hình phạt tiền đối với tội hủy hoại hoặc
cố
ý làm hư hỏng tài sản. Cụ thể:
+ Hình phạt tiền là hình phạt chính trong tội hủy hoại rừng từ 50 triệu đồng
đến 500 triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung từ 20 triệu đồng đến 50
triệu
đồng.
+ Còn đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì phạt tiền là hình
phạt chính từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bổ
sung
từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
+ Ngoài ra, tội hủy hoại rừng còn quy định hình phạt đối với chủ thể là pháp
nhân thương mại phạm tội còn tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng thì không có quy
định đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn giúp chúng ta khái quát được những vấn đề cơ bản về
lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng như: Khái niệm, các
dấu
hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản, ý nghĩa của quy định tội hủy hoại rừng trong
BLHS;
Hiểu rõ được quá trình hình thành và phát triển của tội hủy hoại rừng qua các
giai
đoạn lịch sử và từng BLHS đã ban hành; Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số
tội
khác như: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng, tội hủy hoại hoặc cố ý làm
hư
hỏng tài sản. Việc nghiên cứu và làm rõ các nội dung trên của tội hủy hoại rừng
giúp làm rõ các vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy hoại rừng trên địa
bàn
tỉnh Đắk Lắk. Giúp các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự về tội
hủy
hoại rừng hoạt động có hiệu quả. Qua đó, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan
trên
nhiều phương diện, lĩnh vực về tội phạm hủy hoại rừng. Việc làm rõ những nội
dung trong Chương 1 có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ để nghiên cứu hoạt động
32
lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như làm cơ sở lý luận để nghiên cứu các vấn
đề thực tiến ở chương 2.
33
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát chung về tình hình tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có diện tích lớn, địa hình chủ
yếu là đồi núi, nhiều thành phần dân tộc sinh sống, đời sống kinh tế còn nhiều
khó
khăn. Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước với nhiều chủng
loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị
khoa
học [49]. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên ưu đãi Đắk Lắk có diện tích rừng lớn
và
nhiều giá trị, nhiều rừng quốc gia như: Vườn quốc gia Yok Don, vườn quốc gia Chư
Yang Sin, khu bảo tồn Nam Kar, nhiều khu rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc rừng
sản xuất có diện tích lớn, chứa đựng nhiều giá trị tài nguyên thiên nhiên, đa
dạng
sinh học, nhiều cảnh quan rừng nguyên sinh đẹp, dân cư nhiều thành phần dân tộc
sinh sống, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa và hiểu biết
pháp
luật hạn chế, nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Trong đó, nạn đốt rừng làm nương
rẫy của người đồng bào dân tộc thiểu số và người di cư từ nơi khác tới địa
phương,
nạn săn bắt thú rừng, nạn phá rừng, khai thác rừng trái phép diễn ra ngày càng
nhiều
và gây hậu quả nghiêm trọng. Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk năm 2017
tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có hơn 720.000 ha. Trong
đó, diện tích đất có rừng hơn 526.000 ha, độ che phủ rừng đạt hơn 39,3% (tính cả
cây cao su). Rừng được giao cho 15 Công ty lâm nghiệp, 7 ban quản lý rừng đặc
dụng, 4 ban quản lý rừng phòng hộ, 69 doanh nghiệp có chức năng quản lý, tổ chức
sản xuất kinh doanh, khoanh nuôi bảo vệ rừng và một phần giao cho UBND cấp
huyện, cấp xã quản lý. Theo thống kê của Chi cục kiểm lâm tỉnh, trong năm 2017,
các lực lượng đã phát hiện, xử lý 1.189 vụ vi phạm, tịch thu 2.441,7 m3 gỗ và
717
phương tiện các loại, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 18,8 tỷ đồng. So với các
năm
2014, 2015 và 2016 số vụ vi phạm có xu hướng giảm, tuy số vụ giảm, nhưng những
34
vụ phá rừng với quy mô lớn và táo bạo vẫn diễn ra. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến nạn phá rừng là do chính quyền địa phương có rừng chưa thực hiện đầy đủ
trách nhiệm được giao trong quản lý bảo vệ rừng. Một số cán bộ, công chức trong
lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu trách nhiệm, thậm chí bao che, tiếp tay cho lâm
tặc
nên còn sơ hở để các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng thực hiện hành vi vi
phạm
[49].
Hiện trạng rừng và thực tiễn tình hình tội phạm hủy hoại rừng được thể hiện
qua các bảng số liệu sau đây:
Bảng 1. Diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018
(Đơn vị: ha)
Năm
Tổng (ha)
Rừng tự nhiên
(ha)
Rừng trồng
(ha)
Độ che
phủ (%)
2014
550.488
490.100
60.388
39,7%
2015
545.555
471.200
74.355
39,2%
2016
530.600
445.300
85.300
38,22%
2017
526.500
421.200
105.300
38,1%
2018
515.962
410.400
105.562
37,5%
Nguồn: Báo cáo số 550/BC-CCKLĐL ngày 31/12/2018 của Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Đắk Lắk về diện tích rừng của tỉnh từ 2014 đến 2018
Theo báo cáo này thì tổng diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến
năm 2018 liên tục giảm từ 550.488 (ha) giảm xuống còn 515.962 (ha). Tổng diện
tích rừng bị giảm là 34.526 (ha). Trong đó:
+ Diện tích rừng tự nhiên liên tục giảm từ 490.110 (ha) xuống còn 410.400
(ha), giảm 79.710 (ha) trong vòng 05 năm.
+ Diện tích rừng trồng có xu hướng tăng từ 60.388 (ha) lên 105.562 (ha),
tăng 45.174 (ha) trong vòng 05 năm. Cho thấy, công tác trồng rừng của tỉnh rất
tích
cực và đem lại hiệu quả.
+ Độ che phủ của rừng liên tục giảm qua các năm từ 39,7% năm 2014 xuống
còn 37,5% năm 2018 (giảm 2,2%) trong vòng 05 năm.