Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
1,960
327
124
65
phận cán bộ, đảng viên, Nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm
quan trọng của việc thực hiện QCDC ở cơ sở.
Thứ tư, còn có cán bộ lãnh đạo ở một số đơn vị chưa quan tâm nhiều
đến việc thực hiện QCDC, chưa tích cực trong chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực
hiện. Các phường xây dựng QCDC còn sử dụng QCDC của quận để áp dụng
rập khuôn cho cơ sở mình. Việc xây dựng, rà soát bổ sung quy chế, quy ước ở
một số phường còn chung chung, dập khuôn theo điều lệ, quy chế mẫu.
Thứ năm, sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các hoạt
động cộng đồng dân cư còn ít. Bên cạnh đó, việc huy động Nhân dân đóng
góp để bảo đảm duy trì hoạt động cho các thiết chế phục vụ cho cộng đồng
dân cư khó khăn.
Thứ sáu, một số chính quyền phường vẫn còn hiện tượng “hành chính
hóa” một số công việc thuộc nội bộ cộng đồng dân cư, huy động đóng góp
của dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi... như: Quỹ Khuyến
học, Quỹ Vì người nghèo, ... các quỹ để xây dựng các công trình xã hội hóa.
* Những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên
Thứ nhất, do pháp luật thực hiện dân chủ cơ sở còn thiếu và bất cập.
Nhiều quy định lạc hậu, thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo. Hiện cũng đang
thiếu nhiều quy định trong điều chỉnh các quan hệ liên quan đến cơ chế phối
hợp thực hiện dân chủ cơ sở, trong khi nhiều quy định lại chưa cụ thể, khó áp
dụng. Điều đáng chú ý là vai trò, trách nhiệm của các thiết chế trong hệ thống
chính trị cơ sở đối với thực hiện dân chủ cơ sở chưa được định chế hóa một
cách cụ thể.
Thứ hai, do ở các phường còn nhiều việc cần tập trung nên trong quá
trình triển khai xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở cũng bị chi phối. Nhận
thức của một số ít cấp ủy Đảng, chính quyền về việc thực hiện QCDC ở cơ sở
còn chưa sâu, một bộ phận Nhân dân, cán bộ, công chức chưa ý thức đầy đủ
66
về QCDC ở cơ sở. Vì vậy một số thờ ơ, ít quan tâm trong việc xây dựng và
thực hiện; một số khác vì lợi ích cá nhân, lợi dụng dân chủ gây khó khăn cho
công tác quản lý của chính quyền địa phương.
Thứ ba, việc ban hành các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm
quyền còn chậm, gây lúng túng trong quá trình thực hiện và ảnh hưởng tới
tiến độ thực hiện ở cơ sở; chưa có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp vi
phạm quy chế, quy ước và chưa kịp thời động viên khen thưởng, biểu dương
những người tích cực nên làm hạn chế kết quả thực hiện.
Thứ tư, những vấn đề còn vướng mắc trong dân có lúc, có nơi giải
quyết chưa kịp thời, chưa tạo điều kiện để Nhân dân tham gia và phát huy
quyền làm chủ thực sự của mình. Sự phối hợp giữa chính quyền, MTTQ, các
đoàn thể có lúc, có việc chưa chặt chẽ trong việc tiếp dân và giải quyết những
ý kiến thắc mắc của người dân.
Thứ năm, do chạy theo thành tích nên một số lãnh đạo phường đã can
thiệp quá mức vào việc đóng góp các loại quỹ và kế hoạch sử dụng của các tổ
dân phố.
2.2.4. Kết quả thi hành các nội dung của Pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn quận Thanh Xuân
Thứ nhất, những nội dung công khai để Nhân dân biết
Chính quyền cơ sở đã phối hợp với MTTQ phường và các tổ chức
thành viên cơ bản thực hiện tốt nội dung này trên nguyên tắc bảo đảm dân
chủ, bảo đảm quyền của dân được biết trên một số lĩnh vực nhạy cảm như: Kế
hoạch vay vốn cho Nhân dân; kết quả bình xét hộ nghèo (97,33% người dân
được hỏi trả lời chính quyền có công khai); Các quy định của pháp luật về thủ
tục hành chính, đặc biệt là niêm yết công khai quy trình tiếp nhận và giải
quyết hồ sơ hành chính, triển khai dịch vụ công mức độ 3 (95,33% người dân
được hỏi trả lời chính quyền có công khai); Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ,
67
công chức (86% người dân được hỏi trả lời chính quyền có công khai); Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách hằng năm (80% người dân được
hỏi trả lời chính quyền có công khai) ... Qua triển khai, 11/11 phường đã thực
hiện nội dung công khai cho Nhân dân biết đa số công việc (quy định tại Điều
5 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007) kịp thời
về chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp
trên, về tình hình xây dựng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở phường
(trước kỳ họp HĐND phường)…
Về hình thức, phương thức thực hiện quyền dân chủ ở phường được
tiến hành qua các hình thức khác nhau, như: Tăng cường đối thoại trực tiếp;
Tổ chức họp với các đồng chí là đảng viên đang sinh hoạt tại phường và sinh
hoạt 2 chiều; Phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh phường; Sao in tài
liệu, văn bản gửi các chi bộ, tổ dân phố và phổ biến trong các hội nghị của
cấp uỷ Đảng, chính quyền, thông qua MTTQ và các đoàn thể; trên trang thông
tin điện tử của phường. UBND quận đã thí điểm xây dựng mô hình khu dân
cư điện tử tại chung cư cao tầng Hapulico (phường Thanh Xuân Trung) và
khu phố số 10 (phường Hạ Đình) để công khai thông tin bằng hình thức
Internet, trong tương lai sẽ mở rộng khắp địa bàn quận.
Thứ hai, những nội dung Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
Chính quyền các phường đã tiến hành theo một quy trình hợp lý:
UBND phường căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương tổ chức bàn
bạc, xin chủ trương của Thường vụ Đảng ủy: những công trình, dự án, về cơ
sở hạ tầng cần huy động mức đóng góp của Nhân dân, các loại quỹ. Sau khi
có sự nhất trí về chủ trương tiến hành lập thiết kế sơ bộ, dự toán mức đóng
góp và đưa ra bàn bạc, thảo luận trong Đảng ủy, MTTQ, các đoàn thể, các tổ
trưởng tổ dân phố; cuối cùng mới đưa ra để Nhân dân thảo luận và quyết định
dân chủ theo đúng nguyện vọng Nhân dân, trên nguyên tắc tự nguyện, không
68
áp đặt. Theo kết quả khảo sát, có 112/150 người được hỏi (chiếm 74,67%) cho
biết được hỏi ý kiến và quyết định “chủ trương, mức đóng góp xây dựng cơ
sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng”.
Các công việc thường được đưa ra để Nhân dân bàn và quyết định trực
tiếp là: Chỉnh trang đường ngõ, phố; Giải quyết vấn đề về sinh môi trường ở
địa bàn dân cư (quét, xóa biển quảng cáo rao vặt trái phép, thu gom rác thải);
Quyên góp tặng sổ tiết kiệm, thăm hỏi, đỡ đầu hàng trăm gia đình và đối
tượng chính sách, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Vì trẻ thơ, Quỹ Khuyến học…
Những hoạt động này đã góp phần giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh đường phố,
bài trừ mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội tại địa phương.
Thứ ba, những nội dung Nhân dân bàn, biểu quyết
Tính đến nay, 100% (511/511) tổ dân phố trên toàn quận đều đã xây
dựng và thực hiện 03 quy ước: Quy ước Xây dựng nếp sống văn minh; Quy
ước Giữ gìn vệ sinh, môi trường sạch đẹp, Quy ước Xây dựng tổ dân phố an
toàn thông qua Hội nghị Đại biểu Nhân dân. Sau khi các quy ước được phê
duyệt, các phường đã in ấn phát đến từng hộ dân để đưa vào thực hiện ở Tổ
dân phố theo quy định. Theo kết quả khảo sát, có 139/150 người dân được hỏi
(đạt 92,67%) trả lời đã “được hỏi ý kiến và quyết định” bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm Tổ trưởng tổ dân phố.
Thứ tư, những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến
Tại đa số các phường, trước khi trình thông qua dự thảo kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội; kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế; kế hoạch sử dụng
đất đai, dự án huy động các nguồn đóng góp của Nhân dân, chính quyền đã
niêm yết các dự thảo này tại trụ sở UBND hoặc đưa xuống tổ dân phố để
Nhân dân tham gia ý kiến. Hình thức ít được sử dụng nhất là hòm thư góp ý
thường đặt tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
(mặc dù có hòm thư nhưng rất ít người dân sử dụng).
69
Trong các kỳ họp của HĐND phường, chính quyền phường đã mời đại
diện các tổ chức chính trị - xã hội tham dự và người dân dự thính kỳ họp
HĐND. Tuy không thực hiện quyền biểu quyết, song việc các đại diện của tổ
chức đoàn thể và người dân tham dự, góp ý kiến vào các nghị quyết của
HĐND, các quyết định hành chính của UBND giúp cho HĐND, UBND ban
hành các nghị quyết, các quyết định phù hợp với thực tiễn và thể hiện được
nguyện vọng của người dân.
Thứ năm, những nội dung Nhân dân giám sát
11/11 phường của quận đã thành lập Ban TTND, Ban Giám sát đầu tư
của cộng đồng. Chính quyền các phường đã tạo điều kiện thuận lợi để Nhân
dân nói chung và Ban TTND, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng nói riêng
thực hiện đúng tinh thần của Pháp lệnh. Những nội dung thực hiện giám sát
tốt là: kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND phường, hoạt động của Đại
biểu HĐND, của cán bộ UBND phường; thu chi các loại quỹ, lệ phí, các
khoản đóng góp của dân và việc thực hiện các chế độ chính sách với những
người có công với nước, người hưởng chính sách bảo hiểm xã hội. Hoạt động
giám sát của Ban TTND, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng các phường liên
tục có nhiều đổi mới, đạt kết quả cao (ví dụ, năm 2016, đã giám sát 433 lượt,
phát hiện 71 vụ vi phạm, chủ yếu là lấn chiếm đất đai, xây dựng không phép,
sai phép, ô nhiễm môi trường, thi công các công trình trên địa bàn phường... ;
kiến nghị chính quyền giải quyết 68 vụ; Giám sát 92 công trình, phát hiện 26
lỗi vi phạm, đã phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị thi công giải quyết).
2.2.5. Đánh giá kết quả thi hành các nội dung của Pháp lệnh thực
hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn quận Thanh Xuân
* Ưu điểm
Thứ nhất, về trình độ hiểu biết và mức độ thực hiện nội dung Pháp luật
quy định về thực hiện dân chủ cơ sở của Nhân dân, có thể nhận thấy, việc thi
70
hành pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 đã đáp ứng
những nguyện vọng, yêu cầu bức xúc của Nhân dân ở các phường và được
được đại đa số Nhân dân trên địa bàn quận hưởng ứng. Người dân trên địa
bàn quận đã nhận thức đúng hơn về quyền, nghĩa vụ của mình. Kết quả khảo
sát cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực trong nhận thức của người dân về
vấn đề dân chủ.
Biểu đồ 2.4. Mức độ hiểu biết của người dân đối với Pháp lệnh
34/2007/PL-UBTVQH11
18.67
68
13.33
Hiểu biết sâu sắc
Hiểu biết cơ bản
Hiểu biết hạn chế
Kết quả khảo sát này cho thấy, nhận thức về dân chủ của người dân
trên địa bàn quận đã có sự thay đổi tích cực rõ rệt. Nhân dân được cung cấp
thông tin đầy đủ hơn, chủ động hơn trong việc tham gia vào quản lý Nhà
nước, tham gia vào quản lý các việc của cộng đồng dân cư, nên ý thức và
trách nhiệm của công dân ngày càng được nâng cao.
Nhân dân đã mạnh dạn hơn trong việc đóng góp ý kiến xây dựng về sự
lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ đạo, quản lý của chính quyền và tư cách, phẩm
chất của từng đảng viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở. Mặt khác, Nhân
dân cũng hiểu hơn về trách nhiệm, yêu cầu phải chấp hành pháp luật, thực
hiện nghĩa vụ và giữ nghiêm kỷ cương, phép nước trong đời sống xã hội. Tình
trạng khiếu kiện đông người trong dân giảm hẳn. Những nguy cơ tiềm ẩn làm
nảy sinh “điểm nóng chính trị - xã hội” giảm rất đáng kể, lòng tin của người
dân với các cấp ủy Đảng và chính quyền tăng lên. Kết quả khảo sát cũng cho
71
thấy những dấu hiệu tích cực trong nhận định của người dân về mức độ cần
thiết của việc Nhà nước ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn. Cụ thế, có 129/150 người được hỏi (chiếm 86%) nhận định cần thiết
ban hành Pháp lệnh; 21/150 người được hỏi (chiếm 54%) nhận định ít cần
thiết ban hành Pháp lệnh và không có người dân nào nhận định không cần
thiết ban hành Pháp lệnh.
Thứ hai, về tác động đối với đời sống địa phương, kết quả khảo sát đối
với 150 người dân tại 6/11 phường của quận bằng bảng hỏi xã hội học đã cho
thấy thực hiện Pháp lệnh là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển, đổi mới
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tất cả các tiêu chí đều nhận được
sự đánh giá chất lượng tăng lên từ người được hỏi (Biểu đồ 2.5). Điều này đã
cho thấy việc thi hành Pháp lệnh có tác dụng rất lớn đến đời sống của Nhân
dân trên địa bàn trong thời gian qua.
Trong lĩnh vực kinh tế, quá trình thực hiện Pháp lệnh đã tạo thêm nhiều
cơ hội cho người dân của quận phát huy tiềm năng sẵn có và khai thác lợi thế
ở ngay tại địa bàn phường để phát triển kinh doanh, dịch vụ, làm kinh tế
những lĩnh vực mà pháp luật không cấm từ đó tạo cơ sở phát triển kinh tế to
lớn cho quận nói chúng (đến năm 2015, có trên 8 000 doanh nghiệp ngoài
quốc doanh hoạt động – tăng 46,44% so với năm 2010; có trên 10 200 cơ sở
kinh doanh cá thể - tăng 77,82% so với năm 2010). Đồng thời, tập trung vận
động Nhân dân hăng hái thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của Nhân dân. Trong những năm qua, tỉ lệ hộ giàu ngày
càng tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm (giai đoạn 2010 – 2015, trung bình giảm 30%
hộ nghèo/năm); Nhân dân đóng góp hàng trăm tỷ đồng (tổng thu ngân sách
Nhà nước trên địa bàn quận bình quân giai đoạn 2010 – 2015 tăng 6,95% so
với kế hoạch Thành phố giao).
72
Biểu đồ 2.5. Xu hướng thay đổi của các hoạt động sau khi thực
hiện Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11
88
72
8
70
3.33
82.67
73.33
10
22
30.67
20
12.67
10
16.67
0
3.33
57.33
8.67
70.67
2
5.33
2
2.67
4
1.33
13.33
5.33
4.67
0 20 40 60 80 100
Cải thiện đời sống của nhân
dân
Vấn đề đoàn kết trong cán bộ,
nhân dân
Tình hình tham nhũng, tiêu
cực
Tính tích cực, tự giác của
người dân
Tình hình khiếu kiện
An ninh, trật tự xã hội
Lòng tin của người dân vào
Đảng, chính quyền
Không biết
Giảm đi
Không thay đổi
Tăng lên
Bên cạnh đó, thi hành Pháp lệnh đã góp phần phát huy nội lực từ cơ sở,
động viên sức người, sức của của Nhân dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng trên
địa bàn quận (giai đoạn 2010 – 2015: 343 công trình đã giải ngân 986 tỷ
đồng – tỉ lệ vốn xã hội hóa đạt 77%). Với sự bàn bạc, đóng góp của Nhân
dân, số lượng các công trình công cộng trên địa bàn quận đã tăng lên đáng kể,
tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình chiếu sáng, điện
sinh hoạt, cấp nước sinh hoạt, thoát nước, giao thông đô thị, … Theo tinh thần
Nhà nước và Nhân dân cùng làm, tính đến hết năm 2016, 08/11 phường có
nhà văn hóa và 105 nhà hội họp khu dân cư; tôn tạo, bảo tồn 06 di tích lịch sử,
văn hóa, cách mạng góp phần quan trọng vào công tác giáo dục truyền thống,
giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa.
73
Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”, “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, những quy
định trong xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa được triển khai sâu
rộng với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả, thu hút đông đảo cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia, nâng cao chất lượng đời
sống văn hóa, tạo môi trường văn hóa lành mạnh (Bình quân giai đoạn 2010 –
2015, số gia đình văn hóa đạt 86,18%, tổ dân phố văn hóa đạt 72,2 %).
QCDC, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được triển khai và tổ
chức thực hiện có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực tại các khu dân cư.
Thông qua việc xây dựng quy ước mang bản sắc riêng của cộng đồng,
nhiều nếp sống văn minh được ra đời, củng cố và phát huy. Một số phường
như Khương Trung, Hạ Đình, Nhân Chính, Nhân dân thông qua quỹ khuyến
học và tự đóng góp để thi đua giữa các dòng họ, động viên các cháu nghèo
vượt khó. Trong các nhà chung cư cao tầng, từ khi có quy chế, Nhân dân đã
tự nguyện góp công sức dọn đất rác lưu cữu trên sân thượng, hành lang đầu
hồi… Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ các phường vận động xây dựng quỹ
giúp hội viên nghèo vượt khó và giúp nhau làm kinh tế, chăm lo cải thiện đời
sống của hội viên dưới nhiều hình thức quay vòng vốn lên tới hàng trăm triệu
đồng góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
100% khu dân cư ở địa bàn đã tự bầu ra tổ bảo vệ được công an
phường tập huấn, Nhân dân trong khu dân cư đóng góp tự nguyện để duy trì
tổ bảo vệ này, ngăn chặn ma túy xâm nhập và ngăn chặn con em bị bọn xấu
lôi kéo. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Thông qua thi hành Pháp lệnh, công tác hòa giải ở cơ sở được chú
trọng, hoạt động hiệu quả, trong giai đoạn 2012 – 2016, đã tổ chức hòa giải
thành công 615 vụ việc (đạt tỉ lệ 85%) góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên
địa bàn, sự đồng thuận trong Nhân dân.
74
* Hạn chế
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật, một số nội dung liên quan đến:
Dự án đầu tư và quy hoạch sử dụng đất chi tiết (có tới 28% người dân được
hỏi trả lời chính quyền không công khai và 44,67% người dân được không
biết); Kết quả ủa cán bộ, công chức (có tới 40,67%
người dân được hỏi trả lời chính quyền không công khai và 9,33% người dân
được không biết)... được quy định cần phải công khai cho Nhân dân nhưng
trên thực tế thì mức độ công khai của những nội dung này còn chưa kịp thời,
hạn chế.
Thứ hai, một số hình thức công khai (được quy định theo pháp luật)
không nhận được sự đánh giá cao từ Nhân dân, ví dụ niêm yết công khai tại
UBND. Hình thức niêm yết công khai tại trụ sở UBND các phường chưa thực
sự có hiệu quả, đặc biệt đối với những nội dung có nhiều thông tin, tài liệu,
chỉ có 17/150 người được hỏi mong muốn hình thức công khai này. (đạt tỉ lệ
11,33%)
Thứ ba, Hiện nay có nhiều cuộc họp được tổ chức dẫn đến tốn kém thời
gian và thực chất nhiều cử tri hoặc đại diện thường xuyên vắng mặt vì lý do
công việc, … ảnh hưởng đến chất lượng cuộc họp cũng như tốn kém cho
chính quyền (có 33/150 người dân được hỏi (chiếm 22%) trả lời chỉ được
thông báo về “chủ trương, mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công
trình phúc lợi công cộng”). Ở một số nơi, số lượng cử tri là người cao tuổi
lớn hơn ½ tổng số cử tri dự họp nên thực tế khó khăn trong việc tổ chức và
chất lượng của các cuộc họp cử tri.
Thứ tư, mặc dù trên địa bàn quận còn sự xuất hiện một số làng nằm xen
kẽ với các khu đô thị nhưng hoạt động xây dựng hương ước, quy ước gần như
không được chính quyền và Nhân dân quan tâm vì cho rằng hương ước, quy
ước chỉ là hình thức, không hiệu quả trong một địa bàn đang đô thị hóa mạnh.