Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
2,013
327
124
55
Quận ủy về tiếp tục thực hiện số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về
xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; triển khai Nghị quyết Trung ương 4
(Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, tổ chức
quán triệt thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW “Về việc ban hành Quy chế
giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị -
xã hội” và Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ chính trị “Ban hành Quy định về
việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội và Nhân dân tham gia
góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” (năm 2013), Nghị quyết số 25-
NQ/TW về “Tăng cương và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
Dân vận trong tình hình mới”(năm 2013); Kết luận số 120-KL/TW ngày
07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu
quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 04-
CT/TU ngày 14/01/2016 của Thành ủy, Thông tri số 06-TTr/QU ngày
26/02/2016 của Quận ủy “Về tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu
quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”; phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá”; phong trào “Dân vận khéo”; thực hiện tốt
“Quy chế MTTQ Việt Nam giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cư”, xây
dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư, tổ dân phố, nếp sống trong việc cưới,
việc tang, lễ hội…., đặc biệt là công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Đại biểu
Quốc hội khóa XIII, XIV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 và
2016-2021 đảm bảo dân chủ, đúng luật, đúng tiến độ theo quy định. Bên cạnh
đó, các cấp ủy Đảng chỉ đạo chính quyền xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ
sở, tổ chức quán triệt thực hiện tốt các chủ trương, chính sách mới liên quan
đến việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Việc thực hiện QCDC trên
địa bàn quận Thanh Xuân luôn được duy trì và thực hiện có hiệu quả, tạo sự
đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.
* Hoạt động của BCĐ thực hiện QCDC
56
Các BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở được thành lập và kiện toàn, mô
hình tổ chức bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở
trên địa bàn quận được áp dụng theo mô hình BCĐ thực hiện QCDC ở các
cấp. BCĐ thực hiện QCDC quận và phường được thành lập và thường xuyên
kiện toàn, bổ sung khi có thay đổi cán bộ. BCĐ thực hiện QCDC quận đến
nay gồm 17 thành viên do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Quận ủy làm
Trưởng ban, thành viên BCĐ gồm đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành
thuộc quận. Từ khi thành lập đến nay, BCĐ thực hiện QCDC quận đã kiện
toàn 8 lần, bổ sung đủ thành viên. BCĐ thực hiện QCDC ở mỗi phường được
thành lập cùng với tổ công tác giúp việc. BCĐ thực hiện QCDC phường gồm
9-14 thành viên do Bí thư Đảng ủy phường là Trưởng BCĐ và Chủ tịch
UBND phường làm Phó ban thường trực và một Phó ban khác là Chủ tịch
MTTQ phường, các thành viên là đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và đại
diện công chức chuyên môn của phường. Ở các khu dân cư (tổ dân phố), các
tiểu ban thực hiện dân chủ ở các khu dân cư (tổ dân phố) do đồng chí Bí thư
chi bộ làm trưởng Tiểu ban, với các thành viên là Trưởng ban công tác
MTTQ, Tổ trưởng hoặc Tổ phó tổ dân phố, đại diện các đoàn thể chính trị -
xã hội ở khu dân cư (tổ dân phố).
Về chế độ làm việc, BCĐ thực hiện QCDC quận và các phường đã xây
dựng quy chế làm việc của BCĐ, phân công trách nhiệm từng thành viên
BCĐ, gắn với lĩnh vực công tác và theo dõi các cơ sở; hàng năm xây dựng
chương trình, kế hoạch công tác; xây dựng chuyên đề và thực hiện theo chỉ
đạo và hướng dẫn của BCĐ thực hiện QCDC Thành phố. Thông thường, các
BCĐ họp duy trì và thực hiện đều đặn hàng quý để đánh giá kết quả thực hiện
quý, 6 tháng, năm đồng thời tiến hành sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện,
đề ra nhiệm vụ, các giải pháp tiếp tục thực hiện thời gian tiếp theo và có thể
có các cuộc họp chuyên đề về các nội dung của QCDC. BCĐ thực hiện
57
QCDC của 11 phường đã tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh số
34/2007/PL-UBTVQH11 trên địa bàn giai đoạn 2007 – 2012. Hàng năm,
BCĐ thực hiện QCDC quận có kế hoạch kiểm tra và phối hợp với BCĐ thực
hiện QCDC Thành phố tiến hành kiểm tra việc thực hiện QCDC ở các
phường. Trang thiết bị và phương tiện làm việc do cơ quan nơi làm việc của
các thành viên BCĐ đáp ứng (sử dụng phương tiện, điều kiện hiện có tại cơ
quan đơn vị mà không có sự trang bị thêm để thực hiện nhiệm của BCĐ. Khi
chỉ đạo triển khai, BCĐ các cấp sử dụng con dấu của UBND). Hằng năm,
BCĐ thực hiện QCDC quận và các phường tổ chức hội nghị, thông qua hệ
thống truyền thanh, phát tờ rơi để quán triệt, tuyên truyền phổ biến nội dung
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tới người dân.
Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình tổ chức hoạt động kiểm tra công tác thực
hiện pháp luật về dân chủ cơ sở của BCĐ Quận, giai đoạn 2012 – 2016
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Số phường kiểm tra tại địa bàn
03
05
06
09
09
Số phường được kiểm tra qua báo cáo
08
06
05
02
02
Nguồn: Quận ủy Thanh Xuân
* Tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở của chính quyền
UBND quận đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chỉnh sửa, bổ sung
các Quy chế, Quy ước dân chủ cho phù hợp với chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước và phù hợp với thực tế của địa phương và sự phân cấp
trong quản lý; xây dựng dự thảo Quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh
vực đảm nhiệm. UBND quận chỉ đạo UBND các phường tổ chức hội nghị lấy
ý kiến của đại diện cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã
hội, bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố vào dự thảo Quy chế và lấy ý kiến các
đồng chí lãnh đạo UBND quận. Sau khi tiếp thu ý kiến, các cơ quan chuyên
58
môn hoàn chỉnh, trình UBND quận ký ban hành QCDC kèm theo các văn
bản, cụ thể như: Quyết định số 2685/2013/QĐ-UBND, ngày 27/8/2013 của
UBND quận Thanh Xuân ban hành “QCDC trong giải phóng mặt bằng trên
địa bàn quận Thanh Xuân”; Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND, ngày
30/8/2013 của UBND quận Thanh Xuân ban hành “Quy chế thực hiện dân
chủ trong thực hiện chính sách thuế đối với các hộ cá thể kinh doanh trên địa
bàn quận Thanh Xuân”; Quyết định số 4466/QĐ-UBND, ngày 27/8/2014 về
ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ trong công tác quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn quận Thanh Xuân”.
Ngoài việc ban hành các QCDC trong các lĩnh vực tương tự của quận
thực hiện trong phạm vi mỗi phường, UBND các phường đã cụ thể hóa các
văn bản luật của Trung Ương thành các văn bản phù hợp với địa phương về
xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở như: QCDC về công tác tài chính ngân
sách ở phường; QCDC về việc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản công trên địa
bàn phường; Quy chế tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại
phường; Quy ước dân chủ về hoạt động của ban TTND phường; Quy ước xây
dựng tổ dân phố văn minh – an toàn – sạch đẹp …
Chính quyền các cấp quan tâm nhất định đến các điều kiện cơ sở vật
chất, kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn. Về cơ bản, kinh phí dành cho hoạt động triển khai Pháp lệnh
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn không được bố trí ngân sách riêng
mà tính vào hoạt động chung của UBND. Mặc dù khá hạn hẹp, một số thiết
chế như TTND, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã được hỗ trợ phụ cấp.
* Hoạt động của MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong
việc tổ chức, hướng dẫn, phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở
Về hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về
dân chủ cơ sở, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp đã thực hiện
59
tốt việc tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong cán bộ, hội viên, đoàn viên
và các tầng lớp Nhân dân, đồng thời gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của Mặt
trận, đoàn thể từ quận tới cơ sở, vận động Nhân dân thực hiện QCDC gắn với
các phong trào thi đua như: “Dân vận khéo”…, các cuộc vận động trong thực
hiện nhiệm vụ chính trị của cơ sở. Trong giai đoạn 2007 - 2016, MTTQ và
các đoàn thể chính trị-xã hội tổ chức tuyên truyền về các nội dung có liên
quan đến Pháp luật về dân chủ cơ sở với 21 buổi, với 1.408 người tham dự,
phát tờ rơi, tờ gấp: 3.094 tờ. Trong quá trình thực hiện, MTTQ và các đoàn
thể chính trị - xã hội các cấp đã tập trung một số nội dung hoạt động như:
công tác vận động quần chúng Nhân dân phát huy quyền làm chủ trong công
tác giải phóng mặt bằng, quản lý trật tự xây dựng đô thị, giám sát đầu tư xây
dựng công cộng và tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; Hội
nghị Đại biểu Nhân dân được tổ chức đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ,
góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, nay là cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Hướng dẫn Nhân dân
tham gia những vấn đề dân bàn và quyết định; Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
các chức danh chủ chốt do HĐND phường bầu. Ngoài ra, MTTQ và các đoàn
thể chính trị - xã hội các cấp triển khai sâu rộng quy định trong lễ hội, cưới,
tang văn minh tiến bộ trên địa bàn, được đông đảo Nhân dân đồng tình,
hưởng ứng.
Về hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở, ban
Thường trực Ủy ban MTTQ quận và các phường chủ động xây dựng và thực
hiện: Kế hoạch hoạt động giám sát, góp ý và phản biện xã hội; Kế hoạch công
tác TTND, giám sát đầu tư của cộng đồng. Nhằm thực hiện Quy chế “MTTQ
Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư”, từ năm 2006
60
– 2013, MTTQ quận đã thực hiện tại 03 phường (Thanh Xuân Bắc, Khương
Mai, Nhân Chính) làm điểm đặt 06 hòm thư giám sát tại các khu dân cư. Sau
khi tổng kết chương trình thí điểm, hiện nay, hòm thư giám sát đã được đặt tại
trụ sở 11/11 UBND phường. MTTQ quận đã tổ chức giám sát độc lập và phối
hợp với HĐND, các đoàn thể chính trị - xã hội (giai đoạn 2012 – 2016 thực
hiện 783 cuộc giám sát), tập trung vào các nội dung: Công tác giải quyết các
kiến nghị cử tri; Việc thu chi các loại quỹ do Nhân dân đóng góp tại 11
phường; Đóng góp ý kiến vào văn bản do HĐND và UBND ban hành; Công
tác thực thi pháp luật của các cơ quan nội chính; Việc thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách của UBND; Công tác Quản lý trật tự lòng
đường, vỉa hè, trật tự văn minh đô thị; Việc chấp hành pháp luật trong tiếp
công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của UBND các phường và
một số phòng ban chuyên môn của UBND quận; Công tác cải cách hành
chính; Công tác tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, thủ tục hành chính của Quận
và 11 phường. Thông qua hoạt động giám sát, MTTQ và các đoàn thể chính
trị-xã hội đã phát hiện là: 226 vụ (giai đoạn 2007 – 2016), tỉ lệ giải quyết là
100%. Các kiến nghị đều được xem xét, trả lời cụ thể. Một số nội dung giám
sát đối với cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn đã được Thường trực MTTQ
quận và phường báo cáo cấp uỷ, chính quyền để phối hợp giải quyết những
hạn chế còn tồn đọng.
Trong nhiều năm, ban Thường trực Ủy ban MTTQ quận đã tổ chức hội
nghị phản biện xã hội về: kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và các
giải pháp, biện pháp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của
UBND quận; Ban Thường trực MTTQ 11 phường đã tổ chức hội nghị phản
biện xã hội về: biện pháp, giải pháp xây dựng tuyến phố văn minh đô thị;
công tác xóa biển quảng cao rao vặt và vệ sinh môi trường; kết quả thực hiện
nhiệm vụ kinh tế - xã hội; tổ chức Hội nghị tọa đàm chuyên đề “Nâng cao
61
chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và
các tổ chức chính trị - xã hội”...
Về hoạt động phối hợp với các cấp chính quyền trong việc thực hiện
Pháp luật về dân chủ cơ sở, ngay từ đầu các năm, MTTQ và các tổ chức
chính trị - xã hội từ quận tới phường đã xây dựng kế hoạch, chương trình phối
hợp công tác với HĐND, UBND, các phòng, ban, ngành của quận, phường,
xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa MTTQ với các đoàn thể chính trị -
xã hội quận trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị năm. MTTQ từ cấp quận
đến phường chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai, tổ chức thực
hiện nghiêm túc, hoàn thành tốt các nội dung MTTQ tham gia công tác bầu cử
theo quy định, góp phần tạo nên kết quả và sự thành công của 02 cuộc bầu cử
Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011
– 2016 và 2016 - 2021 trên địa bàn quận.
2.2.3. Đánh giá kết quả quá trình quán triệt, triển khai pháp luật về
dân chủ cơ sở trên địa bàn quận Thanh Xuân
* Những ưu điểm
Thứ nhất, về chuyển biến trong hoạt động của cấp ủy Đảng, MTTQ và
các tổ chức thành viên
Quận ủy Thanh Xuân đã lãnh đạo, chỉ đạo, nghiêm túc tổ chức thực
hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các Nghị định của Chính
phủ, sự lãnh đạo của cấp trên về xây dựng và tổ chức thực hiện QCDC ở cơ
sở; thống nhất về nhận thức, nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, đoàn thể Nhân dân từ Quận đến phường trong việc thực
hiện QCDC ở cơ sở.
Trong công tác chỉ đạo, luôn đảm bảo thống nhất từ quận đến phường;
chỉ đạo toàn diện có trọng tâm, trọng điểm từng khu vực, đi đôi với chỉ đạo
sâu theo chuyên đề; tăng cường kiểm tra, đôn đốc cơ sở gắn với sơ, tổng kết,
62
rút kinh nghiệm kịp thời, đề ra các giải pháp tiếp tục thực hiện trong thời gian
tới.
Các quy chế, quy ước đã được xây dựng và thực hiện đủ về số lượng,
đảm bảo về nội dung, quy trình. Thực hiện QCDC gắn với thực hiện nhiệm vụ
chính trị của đơn vị và cơ sở đã phát huy hiệu quả trong thực tế cuộc sống,
nâng cao một bước về nhận thức, ý thức trách nhiệm và quyền làm chủ của
Nhân dân; góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội -
an ninh - quốc phòng.
Thông qua việc thực hiện QCDC, vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng
ngày càng được khẳng định; các cấp, các ngành và Nhân dân càng thấy rõ
việc thực hiện QCDC chính là điều kiện phát huy nội lực, huy động mọi
nguồn lực trong Nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng
và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.
MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã phát huy cao vai trò giám
sát hoạt động của cán bộ, công chức làm việc, sinh sống trên địa bàn; đồng
thời đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, động viên các tầng lớp
Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước; tiếp tục thực hiện việc
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tích cực tham gia
thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Thứ hai, về hiệu quả trong hoạt động của UBND, HĐND các cấp
Công tác tiếp dân, giải quyết những kiến nghị của Nhân dân được tiến
hành thường xuyên, nghiêm túc và đã trở thành nền nếp tại UBND các
phường. Đến nay, 100% phường trên địa bàn quận được cài đặt phần mềm
quản lý hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cung ứng dịch vụ công
mức độ 3. Thông qua theo dõi kết quả tiếp nhận và xử lý hồ sơ của UBND
các phường trên cổng thông tin điện tử, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng và sớm
giai đoạn 2012 – 2016 là 98,3%, năm 2015 xếp thứ 2 Thành phố về thực hiện
63
chính quyền điện tử. Có thể nhận thấy, phương thức làm việc của chính quyền
các phường đã chuyển sang dân chủ hóa, công khai hóa, phục vụ Nhân dân.
Bảng 2.3. Số liệu thống kê công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị của Nhân dân tại các phƣờng giai đoạn 2012 – 2016
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Số đơn tiếp nhận
242
233
207
88
99
Số đơn đã giải quyết
190
186
199
82
85
Nguồn: Quận ủy Thanh Xuân
Thứ ba, về nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức
Thực hiện QCDC là một phương thức để Nhân dân tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị; mở rộng dân chủ,
tăng cường đối thoại giữa lãnh đạo Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể
chính trị - xã hội với cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Tạo
điều kiện thuận lợi đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý điều hành của
chính quyền, giúp các cấp uỷ Đảng từ quận đến cơ sở lựa chọn, phát hiện, bố
trí cán bộ vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt và quản lý, rèn luyện phẩm chất đạo
đức, nâng cao năng lực công tác và vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ.
Trong quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đã giúp cho cán
bộ, công chức tại các phường nhận thức sâu sắc hơn về dân chủ cơ sở và ý
nghĩa của nó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ cuối năm
2015, 100% chính quyền các phường đã tổ chức hội nghị đối thoại (02
lần/năm) để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của Nhân dân.
Xây dựng và thực hiện QCDC đã tạo ra cầu nối quan trọng giữa Đảng
với dân, làm chuyển biến nhận thức và xây dựng phong cách làm việc của cán
bộ, công chức gần dân, sát dân, tôn trọng dân, trách nhiệm với công việc, ý
thức phục vụ Nhân dân tốt hơn. Qua khảo sát phiếu điều tra đối với các nhóm
64
đối tượng có liên quan đã chứng minh: Có 122/150 người được hỏi (chiếm
81,33%) cho rằng năng lực làm việc của cán bộ, công chức tăng lên; Có
125/150 người được hỏi (chiếm 83,33%) cho rằng trách nhiệm của cán bộ,
công chức đối với công việc tăng lên; Có 137/150 người được hỏi (chiếm
91,33%) cho rằng sự tôn trọng, lắng nghe Nhân dân của cán bộ tăng lên.
* Những hạn chế
Thứ nhất, thành viên của BCĐ thực hiện QCDC quận và các phường
(đặc biệt là cán bộ lãnh đạo) tham gia vào rất nhiều các BCĐ thực hiện các
nhiệm vụ khác nhau nên việc dành thời gian cho hoạt động của BCĐ thực
hiện QCDC còn hạn chế: Trưởng BCĐ là cán bộ cấp ủy, Phó BCĐ là cán bộ
chính quyền hoặc MTTQ. Việc tham gia các BCĐ chỉ là trách nhiệm mà
không có chế độ lương, phụ cấp hay trang thiết bị hoạt động cũng ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động. Hơn nữa, một số BCĐ thực hiện QCDC ở phường có
thời điểm chưa tập trung cao trong chỉ đạo, chưa thường xuyên đôn đốc, kiểm
tra, đánh giá, xét thi đua khen thưởng, phát hiện mô hình làm tốt để nhân rộng
kịp thời. Tính chủ động trong công tác tham mưu, trách nhiệm của các thành
viên BCĐ được phân công nhiệm vụ còn hạn chế. Mặt khác, cán bộ của các
BCĐ liên tục có những biến động nên hiệu quả hoạt động phối hợp lại càng
thêm khó khăn.
Thứ hai, gắn QCDC với thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội có việc còn
lúng túng. Một số nơi chưa thực hiện công khai về công tác tài chính, sử dụng
tài sản công, việc xây dựng quy ước chưa được triển khai đến người dân một
cách đầy đủ…. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số cơ sở chưa dứt
điểm, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai - trật tự xây dựng và giải phóng
mặt bằng còn chậm, chưa dứt điểm, gây bức xúc trong Nhân dân.
Thứ ba, hình thức tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà
nước về phát huy dân chủ cơ sở còn đơn điệu, chạy theo phong trào. Một bộ